"Cứt" một giá trị văn hóa

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về chung về lý luận văn hoá học

Re: "Cứt" một giá trị văn hóa

Gửi bàigửi bởi shark » Thứ 5 27/03/08 13:42

thế hoá ra phân và cứt là hai thứ khác nhau à? lâu nay em cứ tưởng là một chứ, thậm chí người lớn rồi thầy cô cũng không dùng chữ cứt mà chỉ dùng chữ phân thôi , nên cứ nói phân là liên tưởng tới cứt rồi :mrgreen:
Hình đại diện của thành viên
shark
 
Bài viết: 13
Ngày tham gia: Thứ 4 26/03/08 11:29
Đến từ: city of the dead
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: "Cứt" một giá trị văn hóa

Gửi bàigửi bởi quananh » Thứ 6 10/04/09 13:12

Mới thoáng nghe qua danh từ ấy, chúng ta đều nghĩ rằng, ngoài chức năng mà người xưa dùng để "bón ruộng" (ngày xưa thôi, ngày nay thì ai dám)thì cứt chẳng làm được tích sự gì. Ấy vậy mà, từ khi biết con cá tra có thể ăn thứ ấy, thì người ta lại nghĩ ngay đến những giá trị (trước mắt là lợi ích kinh tế) của cứt.
Nhưng không chỉ người có người Việt Nam quan tâm đến các sản phẩm có được từ cứt, trên thế giới, ở một số nước, người ta cũng quan tâm lắm đến vấn đề này. Một ví dụ điển hình ở Hàn Quốc, người ta cho rằng, con heo được nuôi ở đảo Jeju là đạt chất lượng về độ ngon của thịt heo. Và đương nhiên, họ biết, thức ăn của loại heo ấy là gì. Xin thưa, heo Hàn Quốc và cá tra Việt Nam, có cùng nguồn thức ăn dồi dào. Đó cũng là văn hóa đấy, thịt heo Jeju, đó là văn hóa đấy ạ. Và cứt đã tạo nên một giá tị văn hóa.
[center]Hình ảnh[/center]
Học, học nữa, học mãi, hộc máu!!!!!!!
Hình đại diện của thành viên
quananh
 
Bài viết: 103
Ngày tham gia: Thứ 2 06/10/08 13:20
Đến từ: Giengel, Bayern, Deustchland
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: "Cứt" một giá trị văn hóa. Bàn về "Nếm phân đoán bệnh"

Gửi bàigửi bởi SUNNY » Thứ 2 13/04/09 12:12

Em thấy "cứt" có thêm 2 giá trị thực tế sau:

- Giúp đào thải, loại bỏ các chất cặn bã, độc tố trong cơ thể người

- "Cứt" làm cơ sở để tìm ra nhiều thứ bệnh (Thì vào bệnh viện vẫn phải xét nghiệm nước tiểu và phân phải không ạ? :D )

[center]Hình ảnh[/center]

Ngẫm thử về cái "nếm phân đoán bệnh!"

:oops: ... Ôi, nghĩ đến đã thấy ghê. Cứt là thứ hôi hám dơ bẩn nhất quả đất, nhìn đã sợ... huống gì đụng vào (Bố mẹ trẻ có khi còn nhăn nhó mỗi khi...rửa đít cho con nữa là). Nhưng trong lịch sử đã có rất nhiều "tấm gương"...ăn phân luôn í ạ. Em xin ví dụ:

[center]Hình ảnh[/center]

Ăn phân minh chứng cho "Lòng hiếu thảo" - Sưu Kim Lâu trong "Nhị thập tứ hiếu"

Kim Lâu người nước Tề, tính rất hiếu, được bổ làm thái-thú ở quận Bình-lăng, đến nhận chức chưa dược 10 hôm, bỗng tự nhiên thấy tâm thần bàng-hoàng, mồ hôi chảy ra như tắm, ông biết là ở nhà có việc chẳng lành, bèn từ chức về quê; khi về đến nhà thì cha bị ốm đã 2 ngày, ông thấy thầy thuốc nói rằng: "những người ốm mà phân đắng thì dễ chữa, không đáng lo ngại". Ông đã không ngại nếm thử phân của cha mình và thấy nó ...ngọt chứ không đắng! Ông lấy làm lo-ngại, cứ đêm đêm 3 lần đốt hương hướng về sao Bắc-đẩu mà khấn, xin chết thay cho cha. Sau nằm thấy có người cầm một thẻ vàng có mấy chữ: "sắc trời cho bình-an". Ngày hôm sau cha ông được qua khỏi:

Làm quan đến nhậm chức chưa được 10 ngày,
Cha ở nhà bị đau nặng.
Xin lấy mình chết thay cho cha,
Nếm phân sinh lòng lo-ngại.


[center]Hình ảnh[/center]

:oops: Ăn phân minh chứng cho sự nhẫn nhục : Câu Tiễn (đời Tống)

Câu Tiễn là vua của nước U Việt. Phía Bắc của nước U Việt là nước Ngô. Hai nước U Việt và Ngô tranh chấp với nhau rất lâu. Vào cuối đời Xuân Thu, vua nước Ngô là Hạp Lư dùng tướng Ngũ Tử Tư đánh bại nước Sở. Sau khi thôn tính nước Sở, Hạp Lư tiến quân đánh tiếp nước U Việt, nhưng chẳng may ông bị thương rồi chết.

Hạp Lư có người con trai tên là Phù Sai. Phù Sai là một tướng giỏi đã cất binh đánh nước U Việt để trả thù cho Hạp Lư. Ngô Phù Sai bắt được Câu Tiễn đem về cầm tù ở thành Cô Tô, kinh đô nước Ngô và bắt ông chăn ngựa trên dưới mười năm. Câu Tiễn nén lòng chịu nhục, bề ngoài tỏ ý khuất phục Phù Sai, nhưng bề trong ông âm thầm tính kế phục quốc. Ngoài công việc chăn ngựa cực nhọc, Câu Tiễn còn tự mình chịu cực nhục để nuôi chí lớn. Ðêm đến, ông ngủ ngoài trời phơi sương, nằm trên đống gai nhọn, và nếm mật heo đắng. Tất cả cực nhục thân xác đó nhắc nhở ông không được quên nỗi nhục mất nước và trả thù.

Một lần khi Phù Sai bị bệnh, Câu Tiễn chịu nhục làm thân nô lệ nếm phân Phù Sai để nói cho thầy thuốc đoán bệnh. Phù Sai thấy thế khinh thường, cho rằng Câu Tiễn là kẻ hèn kém, không có gì đáng quan ngại, bèn thả Câu Tiễn về nước U Việt. Về đến Việt, Câu Tiễn theo mưu lược "mỹ nhân kế" của vị tướng giỏi của mình là Phạm Lãi và đại phu Văn Chủng, đem cống hiến người đẹp Tây Thi "nghiêng nước, nghiêng thành" cho Phù Sai khiến cho Phù Sai mê đắm nữ sắc, lơ là việc quân, việc nước. Câu Tiễn ra sức chiêu mộ binh hùng, tướng mạnh. Sau đó, ông cho quân tiến đánh nước Ngô, giết chết Phù Sai, và diệt được nước Ngô. Việt Vương Câu Tiễn thừa thắng xông lên đánh tiếp lên phương Bắc và hùng cứ một cõi sơn hà.

[center]Hình ảnh[/center]

Hay trong thời đại hiện nay, vì "sức khoẻ toàn dân" nên các nhà khoa học, bác sĩ cũng đâu ngần ngại tiếp xúc, "làm việc" với phân:

Thí nghiệm viên phân tích phân của các bệnh nhân bị kiết lỵ

Vào giữa những năm 1980, nhóm nghiên cứu ở Đại học công nghệ Virginia (Mỹ) đã tìm hiểu các vi khuẩn gây bệnh kiết lỵ. Để phục vụ việc này, họ phải nghiên cứu hàng chục nghìn mẫu phân của những người bệnh.

Trong những năm 1990, họ đã thành lập hãng Techlab chuyên sản xuất thiết bị để thực hiện các xét nghiệm thích hợp và phân tích mẫu do các bác sĩ gửi đến. 30 nhân viên của hãng này hoàn toàn chỉ làm một việc là mở các hộp đựng phân, xem xét màu, mùi, độ chặt và tiến hành phân tích vi sinh.

[center]Hình ảnh[/center]

Bởi vậy, "nếm phân đoán bệnh" thật sự rất quan trọng! Và chỉ có những người thật sự hết tâm, hết lòng vì "đại sự" mới có thể làm được điều...ghê gớm đó thôi! Mọi ngừoi có nghĩ vậy không ạ :oops:


[center]Hình ảnh[/center]
Even if the sun refuses to shine :)
Hình đại diện của thành viên
SUNNY
 
Bài viết: 51
Ngày tham gia: Chủ nhật 14/09/08 20:02
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: "Cứt" một giá trị văn hóa

Gửi bàigửi bởi NHUNGUYEN » Thứ 6 17/04/09 12:17

Trong sách vở, trong văn viết, trong khoa học thì mình dùng bằng chữ: "phân", nhưng trong văn nói hay trong khẩu ngữ thì mình nói bằng chữ "cứt" đấy. Khi nói chuyện hay cãi nhau mà văn bậy, hay lợi dụng chữ "cứt" mà chữi, mà nói với người khác với mục đích không tốt là một hành động không lịch sự, mà ta thường nghe nói là: nói chuyện "vô văn hóa". Phải xét từng góc cạnh, từng trường hợp mà xem nó có văn hóa hay không. Không phải cái gì cũng có "giá trị văn hóa" được đâu nhé! Tham khảo bài hội thoại này nhé:
A(người anh): Sao mày không phụ mẹ khiên đồ vào nhà đi!
B(người em) : Cứt! ông thấy tôi có rảnh không?
A(anh): Làm gì mà không rảnh?
B(em): Ông không thấy tôi đang xách nước à? Đồ "cứt"!
Một câu chuyện đời thường. Các bạn xem "cứt" này có "giá trị văn hóa" không nhé!
RANDOM_AVATAR
NHUNGUYEN
 
Bài viết: 9
Ngày tham gia: Thứ 5 05/02/09 11:24
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: "Cứt" một giá trị văn hóa

Gửi bàigửi bởi Dao Vu Hoang » Thứ 6 24/04/09 23:42

[justify]Một chủ đề có giá trị thực tiễn đấy, nhưng cách dùng từ có hơi "thô tục" lắm không! Trong phần viết của mình thì bạn nguyenhoanglai cũng có đề cập đến cách gọi tên là "phân". Thế thì tại sao không dùng từ "phân" thay thế cho "Cứt" chứ! Ở đây mình không có ý muốn phủ nhận hoàn toàn ý kiến của bạn, vì mình thấy nhờ chủ đề của bạn mà những ai đọc và tham gia diễn đàn sẽ có cách nhìn nhận thiện chí hơn về một sản phẩm còn được coi là đồ bỏ. Rất ít người quan tâm và suy nghĩ về những giá trị kinh tế mà "phân" mang lại, vì những gì được xem là dơ bẩn thì mọi người thường tránh xa và không quan tâm bàn tán về nó nhiều. Tuy nhiên, khi nói đến "phân" chắc chắn sẽ có nhiều chính kiến khác nhau. Và tất cả những ai nêu ra chính kiến của mình đều nhận ra giá trị của "phân" mang lại cho cuộc sống. Hy vọng bạn nguyenhoanglai sẽ khai thác và phân tích thấu đáo hơn về chủ đề này.[/justify]
RANDOM_AVATAR
Dao Vu Hoang
 
Bài viết: 31
Ngày tham gia: Thứ 5 15/01/09 21:12
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Trang trước

Quay về Lý luận văn hóa học

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến15 khách