"Cứt" một giá trị văn hóa

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về chung về lý luận văn hoá học

"Cứt" một giá trị văn hóa

Gửi bàigửi bởi nguyenhoanglai » Chủ nhật 16/03/08 15:54

Cứt một giá trị văn hóa
Trong phạm vi thảo luận môn Lý luận văn hóa GS. Trần Ngọc Thêm có đưa ra một chủ đề thảo luận nêu ra một sự vật, hiện tượng mà chúng ta thường cho là xấu xa nhất, tồi bại nhất để tìm ra giá trị văn hóa của nó.
Trước nay ai cũng nghĩ “cứt”là hôi thối, tồi tệ, … thường xuất hiện trong các câu chửi, thóa mạ người khác như: “mày là đồ chó ăn cứt…”, khi nghe nói đến cứt thì ai cũng muốn tránh xa, ai cũng nghĩ cứt là một thứ ghê tởm, chả có giá trị gì cả, nhưng thực chất dưới góc nhìn văn hóa, cứt là một giá trị đích thực!
Trước tiên để đi vào tìm hiểu giá trị văn hóa của cứt, chúng ta tìm tìm hiểu về ngữ nghĩa, khái niệm cứt là gì? Theo từ điển bách khoa mở cứt là: “phân của người hay động vật”[ http://vi.wiktionary.org], trong một số trường hợp vì yếu tố lịch sự cho nên một số người đã thay từ cứt thành phân cho nên để tránh nhầm lẫn về khái niệm người viết mạn phép đưa ra một số đặc trưng để nhận dạng khái niệm này như sau:
Một cục cứt bình thường phải có đủ bốn yếu tố :
• Dạng khuôn đặc trưng: cứt trâu bò hình bánh, dê hình tròn nhỏ, người thì cục dài có đầu lớn đầu bé (cứt cũng có đầu có đuôi).
• Màu đặc trưng: cứt ngựa màu xanh tuơi, trâu bò màu xanh đậm, cứt người màu vàng, cứt dê màu đen.
• Mùi đặc trưng; mỗi loài có một mùi gần giống nhau.
• Độ ẩm: cứt người khi bình thường thì chìm khi bón thì nổi. Cứt chó thì nổi. [http://vi.wiktionary.org] , Còn phân thì không có những đặc điểm trên.
Để đi vào tìm hiểu giá trị văn hóa của cứt, chúng ta thường nên xác định ba yếu tố cơ bản là chủ thể - không gian – thời gian, vì trên thực tế không có một khái niệm giá trị chung chung, mà là cho từng đối tượng cụ thể, trong triết học cũng thế khi hỏi rằng cái trứng và con gà cái nào có trước? thì việc cần thiết trước hết là chúng ta phải xác định được con gà nào? Và cái trứng nào? khi ấy chúng ta mới xác định được cái nào có trước cái nào?
Rõ ràng trong một trường hợp cụ thể như trên bàn ăn, một bữa tiệc, …cứt là một thứ khũng khiếp, và hòan tòan không có giá trị, nhưng đối với một người nông dân, cứt là một thứ rất có giá trị họ dùng để bón phân cho các loại cây cỏ, làm cho mùa màng tốt tươi và từ đó nó trở thành một giá trị văn hóa (điều này sẽ bàn rõ hơn ở phần sau trong trong bút pháp nghệ thuật trào tiếu của Rabelais).
Cũng liên quan đến vấn đề cứt, đã hình thành một cái nghề hẳn hoi, chúng ta thường nghe ông bà ta mắng: mày mà không học lớn lên chỉ có đi hốt cứt thôi con ạ! Chúng ta tưởng chừng như hốt cứt là một vịêc làm tồi tệ lắm, nhưng ở làng Cổ Nhuế lại là một nghề có đền thờ tổ hẳn họi, phía trong đền thờ thần thành hòang của làng người ta thờ đôi quang và chiếc đòn gánh cùng hai mảnh xương trâu cầm tay. Trước kia vua Lê Thánh Tông cũng từng ban cho làng này câu đối:
“Khoác tấm áo bào giang tay gánh vác Thiên hạ
Vung hai thước kiếm, tận thu lòng dạ Thế gian’’
( theo người viết, ở đây áo bào tượng trưng cho áo tơi, kiếm ở đây là chiếc vá đi hốt phân )
Và hốt cứt đã trở thành một nghề nghiệp, có tổ hẳn hoi, họ cũng thường có câu vè vui là:
“Thanh niên Cổ Nhuế ta thề
Chưa đầy hai sọt chưa về quê hương”
[ Hàn Sĩ: Nghề tổ, http://groups.msn.com/VietNews/langconhue.msnw]
Bên cạnh đó hình tượng cứt cũng xuất hiện trong kho tàng ca dao như câu ca dao chàng trai tỏ tình một cô gái đã dùng hình ảnh cứt “thân em như cứt trôi sông, thân anh như chó chạy rông trên đường, ”…bên cạnh đó để ám chỉ cho những cặp vợ chồng không xứng lứa, vừa đôi cao dao cũng có câu “bông lài cặm bãi cứt trâu”….Trong kho tàng câu đố dân gian cũng có câu đố về cứt như: rầm rầm rộ rộ, torng hố chui ra, đầu tà đầu nhọn, là cái gì? Đó là hình tượng của cứt, phần đầu nhọn phần đuôi tà,…
Ở một lĩnh vực văn hóa khác đó là ẩm thực, thì cứt đã nâng lên thành một nghệ thuật, một giá trị đích thực đó là Càfê Cứt Chồn, một nhà thơ đã tả cái ý vị của Càfê Cứt Chồn như là một chất men, cảm hứng sáng tác của các hiền nhân thi sĩ :
“Lên đến Am Phương Bối
Mới hiểu được "cứt chồn"
Xưa nay bao hiền sĩ
Uống đời mình trên non”
[Bùi Chí Vinh -11-2007: Bí ẩn của càfê, http://vietbao.vn/]. Dĩ nhiên là cafê này đã qua một vài công đọan tái chế chứ không phải giữ nguyên hình thù nguyên vẹn của cứt Chồn nữa.
Đó là một vài giá trị đặc trưng của cứt trong văn hóa Việt chúng ta, tất nhiên sẽ còn rất nhiều những khía cạnh khác, nhưng do trong khuôn khổ một bài tập người viết chưa có điều kiên nghiên cứu tòan diện về vấn đề này.
Đó là một số khía cạnh văn hóa của cứt trong văn hóa Việt, thế thì trong văn hóa phương tây hình tượng ấy được biểu hiện trên những mặt nào? Một trong những nhà văn vượt thời đại đó chính là Rabelais, ông đã sử dụng hình ảnh của cứt, như là một trong những yếu tố trào lộng để biểu thị về quan điểm hạ phần xác thịt của cơ thể, của sự phồn sinh, .hành động vãi phân là một trong những động tác của lễ hội Charivari [M.M.Bakhtin (Từ Thị Loan dịch – 2006) – Sáng tác của Francois Rabelais và nền văn hóa dân gian trung cổ và phục hưng, Nxb. Khoa Học xã Hội, trang 236]. Hành động vãi phân, hắt nước tiểu, ... “là một cách diễn đạt tương tự bằng lời là sự hạ thấp về mặt trắc địa theo nghĩa đen, nghĩa là hướng tới hạ tầng cơ thể , tới khu vực cơ quan sinh sản. Đó là sự diệt trừ, là huyệt chôn cái bị hạ thấp. Nhưng mọi hành động và biểu đạt hạ thấp kiểu đó đều mang tính nhị chức năng. Bởi lỗ huyệt do chúng ta tạo nên, là lỗ huyệt thân xác. Bởi vì hạ tầng thân xác, khu vực các cơ quan sinh sản là hạ tầng thụ thai và sinh đẻ. Vì vậy ngay trong các biểu tượng phân và nước tỉểu đã hàm chứa mối liên hệ quan trọng với sự sinh sôi, phồn thực, đổi mới, sung mãn [M.M.Bakhtin (Từ Thị Loan dịch – 2006) – Sáng tác của Francois Rabelais và nền văn hóa dân gian trung cổ và phục hưng, Nxb. Khoa Học xã Hội, trang238]. Trong văn hóa dân gian những lễ hội như Charivari,... phân (ở đây vì lý do lịch sự người dịch đã dùng chữ phân thay cho cứt) là một vật tương đối quan trọng, là sự biểu hiện của niềm tin về sự phồn thực.
Giá trị văn hóa của cứt có lẽ sẽ còn biểu hiền trên nhiều lĩnh vực khác, do khả năng hiểu biết còn hạn chế người viết chỉ có thể đưa ra một vài khía cạnh giá trị văn hóa của nó, mong thầy cô và các anh chị góp ý để cho bài viết được tốt hơn.
Hình đại diện của thành viên
nguyenhoanglai
 
Bài viết: 54
Ngày tham gia: Thứ 7 17/11/07 17:18
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: "Cứt" một giá trị văn hóa

Gửi bàigửi bởi dragoncrab » Thứ 2 17/03/08 13:23

cứt rất có giá trị trong hoạt động kinh doanh nhé, làm giàu nhờ nó đấy
này nhé,
- vì con người ai cũng thải ra cứt, nên các nhà kinh doanh sẽ làm giàu bằng kinh doanh bồn cầu các loại - không ai là k dùng cầu tiêu nhé
- dùng cầu tiêu rồi còn phải dùng giấy vệ sinh (thế là các nhà kinh doanh giấy được lợi đây)
- tiếp theo sau khi đi vệ sinh thì chúng ta lại được tuyên truyền: rửa tay bằng xà phòng - thế là các nhà kinh doanh xà phòng lại kiếm lời
- khi cầu tiêu bị tắc nghẽn - do "đi" nhiều quá -> đến lượt nhà kinh doanh dịch vụ rút hầm cầu nhảy vào

ôi chu choa, đúng là kiếm tiền nhờ cứt đấy :mrgreen:
RANDOM_AVATAR
dragoncrab
 
Bài viết: 4
Ngày tham gia: Thứ 6 07/12/07 12:03
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: "Cứt" một giá trị văn hóa

Gửi bàigửi bởi nhieuchuyen » Thứ 2 17/03/08 13:30

8O chủ đề gì mà "bốc mùi" thế !!!???!?!?!
RANDOM_AVATAR
nhieuchuyen
 
Bài viết: 8
Ngày tham gia: Thứ 2 28/01/08 12:48
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: "Cứt" một giá trị văn hóa

Gửi bàigửi bởi Le Phuong Thao » Thứ 2 17/03/08 20:39

ui giùi ui, bác nhieuchuyen ơi, dân "văn hoá" chúng em là phải lăn lóc zô những chốn "bốc mùi" như thế để tìm ra giá trị đấy bác ạ, k làm con ngoan trò giỏi được đâu.... :twisted:
Chúng em còn có hẳn 1 chuyên đề về Văn hoá bài tiết cơ đấy, lúc nào bác rảnh thì vào trường xhnv nghe giảng cùng chúng em nghen
Mèo Ú
Hình đại diện của thành viên
Le Phuong Thao
 
Bài viết: 150
Ngày tham gia: Thứ 7 17/11/07 23:29
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: "Cứt" một giá trị văn hóa

Gửi bàigửi bởi nguyenhoanglai » Thứ 3 18/03/08 13:04

Àh há!
Qua ý kiến của bạn Dragoncrab mình thấy rằng cũng liên quan đến vấn đề gái trị nhưng nó là giá trị kinh tế 8) , và theo mình nếu nói đến vấn đề văn hoá phái sinh từ "cứt" thì đó là văn hoá nhà xí! 8O , mời các bạn vào đây mà xem nhé:
viewtopic.php?f=58&t=575
:mrgreen:
Hình đại diện của thành viên
nguyenhoanglai
 
Bài viết: 54
Ngày tham gia: Thứ 7 17/11/07 17:18
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: "Cứt" một giá trị văn hóa

Gửi bàigửi bởi skoalls » Thứ 3 25/03/08 10:21

nhắc đến cái " văn hóa nhà xí " mới nhớ ra 1 vấn đề ... và mình có nên làm về vấn đề nà không " văn hóa toilet " ( nghe cho nó Tây kakaka ) . Trẻ con và người lớn có cái thói quen rất chi là " nhàn rỗi " ... mỗi khi cho đi ra cái " cứt "
trẻ con thì đọc truyện , chơi game
người lớn thì đọc báo , hoặc cũng vớ được cái j cũng đọc tuốt
vậy nên nhiều cái toilet mà điển hình là cái toilet ở kí túc xá của tớ bây giờ cũng được xây dựng theo mô hình ấy " rất văn hóa " và chuyển tải rất nhiều kiến thức bổ ích : truyện tranh , trạng quỳnh , vài loại văn hóa phẩm okey nữa ! ... cứ xếp xếp xếp lên như thế ! cứ vào ngồi là mãi ... mới chịu ra !
* nhiều người vào đấy ... vì đã thích nghi hoàn toàn với cái " dư âm " của mình nên càng ngồi lâu dữ dội ! ..... tớ ko ghét văn hóa í đâu ! ... chỉ mong các bạn đừng giống tớ ! có hôm mất điện mà vào đấy vẫn còn cầm theo cái đèn pin đi để đọc sách ... bó tay rồi !
Yêu lắm Hà Nội ơi !
RANDOM_AVATAR
skoalls
 
Bài viết: 174
Ngày tham gia: Thứ 3 02/10/07 18:21
Đến từ: Hà Ná»™i
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: "Cứt" một giá trị văn hóa

Gửi bàigửi bởi Hieu_Dang » Thứ 3 25/03/08 22:41

hehe...tui cũng "đồng tính" , ý lộn đồng tình với mẹt "scoalls" về vụ nì, giải tỏa nhu cầu là công việc vô cùng nghiêm túc, cực kỳ quan trọng mà ai ai cũng phải làm một cách đều đặn, mà cái gì mang tính chất" lặp đi lặp lại" thì thường dễ sinh nhàm chán => vừa " vượt lên chính mình" để xóa 100% số nợ, vửa cập nhật thông tin(đọc sách báo), or thư giãn tinh thần, xả stress (chơi game)....thì thật hợp lý!!
Thêm nữa, pa con nào miền tây càng chuộng " văn hóa nhà xí" , cái mà gọi là " cầu cá" theo tiếng địa phương ý, với kiểu dáng, thiết kế đăc biệt :không gian ngoài trời-mát mẻ-thoáng đãng-có thể vô tư mà thưởng thức "trăng thanh gió mát" (sorry pa Thanh nghen!!!) ;) , mỗi lần gió thoảng qua, nhẹ thui, (gió lớn càng khoái!!!) đố ai chịu bước ra đấy ( mát ơi là mát mừ lị....hehe...)..>_^
[center]bắt đầu hôm nay vẫn chưa là muộn!...[/center]
Hình đại diện của thành viên
Hieu_Dang
 
Bài viết: 36
Ngày tham gia: Thứ 2 24/03/08 19:13
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: "Cứt" một giá trị văn hóa

Gửi bàigửi bởi Admin » Thứ 4 26/03/08 16:39

Mời tham khảo topic: "Văn hoá nhà vệ sinh và “cầu tõm” miền Tây"

viewtopic.php?f=58&p=2799#p2799
Hình đại diện của thành viên
Admin
Quản trị viên
 
Bài viết: 63
Ngày tham gia: Thứ 7 27/10/07 10:39
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 3 lần

Re: "Cứt" một giá trị văn hóa

Gửi bàigửi bởi babykiss » Thứ 5 27/03/08 7:19

Chủ đề này khó nghe quá, thà đổi tên "cứt" thành "phân" thì đỡ hơn
Những khi thư giãn trong...toilet thì mình gọi là xách giấy thôi, chứ không đọc sách đâu, mình không thích đem văn hoá đọc vào văn hoá toilet.
Nói chung thì phân cũng có giá trị, nhưng....để xét xem nó là văn hoá thì....chắc thầy Thêm vào giải đáp thì sẽ rõ hơn
Hình ảnh
Hình đại diện của thành viên
babykiss
 
Bài viết: 102
Ngày tham gia: Chủ nhật 23/03/08 19:37
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: "Cứt" một giá trị văn hóa

Gửi bàigửi bởi nguyenhoanglai » Thứ 5 27/03/08 9:00

Cho người viết một lý do để đổi tên từ cứt thành phân (lý do về mặt khoa học, không phải lý do cảm giác "nghe không êm tai")! Người viết đã đưa ra trong phần tìm hiểu khái niệm về cứt: dạng khuôn đặc trưng, màu đặc trưng, mùi đặc trưng, độ ẩm, mục đích là giúp phân biệt khái niệm cứt và phân khác nhau, vấn đề này đã có nhiều người lầm lẫn và nhầm khái niệm khi cho rằng phân là cứt, cứt là phân! (đã được giới chuyên môn bàn trong diễn đàn của từ điển bách khoa mở Wikipedia), người viết có cảm giác Babykiss chưa hề đọc kỹ về bài viết này.
Khi cứt đã chuyển thành phân thì người ta mới dùng nó mà “bón” gọi là phân chuồn, phân hóa học (do con người tao như NPK, …) có nghĩa là phân là cứt đã hoại và đó là một giai đọan, và cũng xin thưa rằng người ta “đi đồng” cứt cũng sẽ tự động được phân hủy thành phân!, cho vào pha với nước cứt cũng có tác dụng như phân bón, có một vài quan điểm người viết không đồng tình lắm với tác giả thảo luận trong diễn đàn Wikipedia! Khi cho rằng cứt có hại (trong chừng mực nào đó cứt có thể có hại!), chỉ có phân có lợi! theo người viết mọi khái niệm không có một ranh giới rạch ròi, khi đưa ra những đặc trưng chẳng qua là để giúp cho chúng ta nhận diện khái niệm mà thôi! Cho nên nhiều người lầm lẫn khái niệm.
Thứ hai đúng là người Việt Nam, GS. Trần Ngọc Thêm hay nói đùa là: “văn hóa đàn bà” cái gì cũng thích nói tránh, nói lòng vòng! Không hợp phong cách nghiên cứu khoa học phương Tây, điều này cũng giống như những vấn nạn đã từng nêu! Nghe nói đến film sex thì luôn miện chửi “ối giời ơi ghê!!!!!!!!!!!!!!! ai mà coi thứ này, thế mà khi không có ai “lén” mở ra xem!, và hậu quả là “phá thai” thế đấy!
Chúng ta đang nghiên cứu, chúng ta phải hiểu rằng chúng ta đang làm gì, căn cứ vào cơ sở nào (nói có sách mách có chứng). Nếu có gì mạo phạm xin thứ lỗi, người viết đang nhiễm "văn hoá phương Tây" rồi! :?
Hình đại diện của thành viên
nguyenhoanglai
 
Bài viết: 54
Ngày tham gia: Thứ 7 17/11/07 17:18
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Trang kế tiếp

Quay về Lý luận văn hóa học

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến11 khách

cron