1. Đây là một công trình được duyệt bởi một hội đồng khoa học tài giỏi và đã có chỗ đứng đáng kính trong giới nghiên cứu văn hoá, như: GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm, GS.TS. Ngô Đức Thịnh, GS.TS. Trần Văn Đoàn, PGS.TS. Phan Thị Thu Hiền, PGS.TS. Phan An, PGS.TS. Huỳnh Quốc Thắng, PGS.TS. Trần Văn Ánh.
2. Đây là thành quả tâm huyết của cả một tập thể tác giả có kinh nghiệm và bản lĩnh nghiên cứu văn hoá học nhất định, trong đó, chủ biên là GS.VS.TSKH. Trần Ngọc Thêm. Mười sáu vị tác giả tham gia đóng góp nhiệt tình vào một hay nhiều phần, mục, chương đã làm nên một tác phẩm trọn vẹn, mang tính khoa học cao.
3. Nội dung sách trình bày về văn hoá của người Việt vùng Tây Nam Bộ một cách đầy đủ, trọn vẹn và có hệ thống. Các chương mục không dàn trải mà phân tích có tập trung, tạo cảm giác dễ đọc, dễ cảm nhận cho độc giả. Ngoài phần đầu (danh mục bảng, danh mục hình, lời cảm ơn, dẫn nhập) và phần cuối (kết luận, tài liệu tham khảo, Abstract), sách chia làm năm chương. Chương Một là chương quan trọng với việc trình bày về Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc nghiên cứu văn hoá người Việt vùng Tây Nam Bộ. Chương Hai tiếp cận hai trong bốn tiểu hệ của văn hoá của người Việt vùng Tây Nam Bộ là Văn hoá nhận thưc và Văn hoá tổ chức. Hai tiểu hệ còn lại là Văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên và Văn hoá ứng xử với môi trường xã hội của người Việt vùng Tây Nam Bộ được đề cập đến trong hai chương tiếp theo: chương Ba và chương Bốn. Sách dành riêng một chương (chương Năm) để viết về các đặc trưng tính cách của người Việt vùng Tây Nam Bộ, như tính sông nước, tính trọng nghĩa, tính bộc trực, tính mở thoáng…
4. Hai phương pháp chính của nghiên cứu văn hoá học là phương pháp hệ thống – cấu trúc và phương pháp so sánh được vận dụng rất hiệu quả và khoa học trong toàn bộ công trình. Ngoài ra, hướng tiếp cận liên ngành cũng được vận dụng linh hoạt trong công trình nhằm làm rõ hơn những luận điểm được đề cập ở các phần, các mục hay các chương.
5. Sự ra đời của công trình này phù hợp với chính sách chung về phát triển đa dạng và đồng đều các vùng của chính phủ Việt Nam trong thời đại phát triển hiện nay. Đồng thời phù hợp với tiêu chí hoạt động và phát triển của Trung tâm Văn hoá học lý luận và ứng dụng, trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
Trên đây là một số quan điểm cá nhân xin mạn phép đề xuất ở đây để các anh chị tham khảo, mục đích vẫn là muốn nhấn mạnh Văn hoá người Việt vùng Tây Nam Bộ thật sự cần thiết và có ý nghĩa cho bất cứ ai nghiên cứu văn hoá, văn hoá Việt Nam (văn hoá các tộc người ở Việt Nam, văn hoá vùng ở Việt Nam…) và mở rộng ra nghiên cứu văn hoá Việt Nam (đặc biệt là vùng Tây Nam Bộ) trong phối cảnh so sánh với các vùng, khu vực, quốc gia khác trên thế giới.
Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho chúng ta trong quá trình giảng dạy, nghiên cứu và học tập.
Xin chúc cả nhà ngủ ngon và có một tuần mới làm việc hiệu quả, vui vẻ, hì hì

Tái bút: giá bìa là 250.000 đồng, nhưng nếu chúng ta mua trực tiếp ở văn phòng Trung tâm Văn hoá học lý luận và ứng dụng thì sẽ được giảm giá, còn khoảng 225.000 đồng
