Cách hiểu Văn hoá của Federico Mayor

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về chung về lý luận văn hoá học

Cách hiểu Văn hoá của Federico Mayor

Gửi bàigửi bởi LuuTuanAnh » Thứ 5 19/09/13 23:58

Tuấn Anh xin thử mạn phép (vì cảm thấy chưa đủ trình độ, hik) phân tích đôi chút về cách hiểu Văn hoá của Federico Mayor (nguyên Tổng giám đốc UNESCO trong các năm 1987 – 1999): “Đối với một số người văn hoá chỉ bao gồm những kiệt tác tuyệt vời trong các lĩnh vực tư duy và sáng tạo; đối với những người khác, văn hoá bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc khác, từ những sản phẩm tinh vi hiện đại nhất cho đến tín ngưỡng, phong tục tập quán, lối sống và lao động”.

- Ở vế thứ nhất, “Đối với một số người văn hoá chỉ bao gồm những kiệt tác tuyệt vời trong các lĩnh vực tư duy và sáng tạo”, văn hoá được hiểu theo nghĩa hẹp trong giới hạn theo chiều sâu, tức là văn hoá được đồng nhất với văn hoá tinh hoa - “văn hoá chỉ bao gồm những kiệt tác tuyệt vời”.

- Ở vế thứ hai, "đối với những người khác, văn hoá bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc khác, từ những sản phẩm tinh vi hiện đại nhất cho đến tín ngưỡng, phong tục tập quán, lối sống và lao động”, thì:
+ văn hoá được hiểu theo nghĩa rộng “văn hoá bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc khác”, chính với cách hiểu rộng này, văn hoá đã trở thành đối tượng của văn hoá học. "Cách hiểu thứ hai này đã được cộng đồng quốc tế chấp nhận tại hội nghị liên chính phủ về các chính sách văn hoá họp năm 1970 tại Venise” [Dẫn theo Trần Ngọc Thêm 2013: Những vấn đề văn hoá học lý luận và ứng dụng. – NXB Văn hoá - Văn nghệ, Thành phố Hồ Chí Minh, tr29].
+ Phần đầu của cách hiểu văn hoá ở vế thứ hai này là loại định nghĩa đặc trưng theo khuynh hướng thứ ba – coi văn hoá như những quan hệ giữa con người với đồng loại, giữa các dân tộc với nhau.
+ Tuy nhiên, phần sau của cách hiểu văn hoá ở vế thứ hai này lại rơi vào loại định nghĩa miêu tả “từ những sản phẩm tinh vi hiện đại nhất cho đến tín ngưỡng, phong tục tập quán, lối sống và lao động”. Cách hiểu này không liệt kê và bao quát hết được các đối tượng, chẳng hạn như chưa nhắc đến tư tưởng, nói tín ngưỡng thì vẫn còn thiếu tôn giáo, nói đến sản phẩm tinh vi hiện đại nhất thì vẫn còn thiếu những sản phẩm kỹ thuật khác, nói đến lao động thì vẫn còn thiếu học tập và vui chơi…

Tổng kết: có thể nói cả nội dung của cách hiểu khái niệm văn hoá này chưa có tính hệ thống, chưa nhận diện và bao quát được hết các đối tượng, chủ thể chưa rõ ràng và mang tính đại diện (“đối với một số người”, “đối với những người khác”), chưa nêu bật được thời gian và không gian tồn tại của các đối tượng và chủ thể.

Trên đây là một vài ý niệm của Tuấn Anh về cách hiểu này, mong anh chị đóng góp thêm để Tuấn Anh được mở mang hơn ạ, em xin cám ơn các anh chị nhiều ạ.
Hạnh phúc khi tôi được ngắm nhìn ...

Lưu Tuấn Anh
刘俊英
りゅうとしひで (劉俊英)
RANDOM_AVATAR
LuuTuanAnh
 
Bài viết: 154
Ngày tham gia: Thứ 6 04/01/08 17:55
Cảm ơn: 26 lần
Được cám ơn: 11 lần

Re: Cách hiểu Văn hoá của Federico Mayor

Gửi bàigửi bởi hangthu1008 » Thứ 7 21/09/13 21:51

Làm sao để chị biết phân tích như TA nhỉ? Híc!
欲穷千里目
更上一层楼
RANDOM_AVATAR
hangthu1008
 
Bài viết: 65
Ngày tham gia: Thứ 6 13/09/13 6:06
Cảm ơn: 21 lần
Được cám ơn: 13 lần

Re: Cách hiểu Văn hoá của Federico Mayor

Gửi bàigửi bởi LuuTuanAnh » Thứ 7 21/09/13 22:01

Chị hangthu1008 ơi, em cũng đâu có biết nhiều đâu chị, sau khi đọc xong sách Những vấn đề văn hoá học lý luận và ứng dụng của Thầy, em ngộ ra được một số điều như vậy, nhưng em nghĩ em vẫn còn nhiều thiếu sót lắm chị, hik. Chị đọc sách của Thầy đi, rồi vận dụng vào phân tích thử, không sao đâu chị, nếu sai thì mình sẽ hoàn thiện dần, đâu có ai sinh ra đã biết hết đâu, hì hì, sẵn tiện nếu rỗi thì góp ý thêm cho bài của em ạ, hì hì :geek:
Hạnh phúc khi tôi được ngắm nhìn ...

Lưu Tuấn Anh
刘俊英
りゅうとしひで (劉俊英)
RANDOM_AVATAR
LuuTuanAnh
 
Bài viết: 154
Ngày tham gia: Thứ 6 04/01/08 17:55
Cảm ơn: 26 lần
Được cám ơn: 11 lần

Re: Cách hiểu Văn hoá của Federico Mayor

Gửi bàigửi bởi hangthu1008 » Thứ 2 23/09/13 21:21

LuuTuanAnh đã viết:Chị hangthu1008 ơi, em cũng đâu có biết nhiều đâu chị, sau khi đọc xong sách Những vấn đề văn hoá học lý luận và ứng dụng của Thầy, em ngộ ra được một số điều như vậy, nhưng em nghĩ em vẫn còn nhiều thiếu sót lắm chị, hik. Chị đọc sách của Thầy đi, rồi vận dụng vào phân tích thử, không sao đâu chị, nếu sai thì mình sẽ hoàn thiện dần, đâu có ai sinh ra đã biết hết đâu, hì hì, sẵn tiện nếu rỗi thì góp ý thêm cho bài của em ạ, hì hì :geek:


TA ơi, chị chưa đọc hết sách của Thầy được (nhiều quá, còn 200pages môn cô Hiền nữa, híc), mà chị tin rằng chị còn lâu lắm lắm lắm mới đủ trình độ để phân tích được vấn đề như em (Nói cách khác, trình độ của em là mục tiêu phấn đấu của chị, :D ). Mấy hôm nay cứ luẩn quẩn trong đầu mấy định nghĩa văn hóa, rồi lúc thuộc lúc quên, lúc ngồ ngộ ra gì đó, lúc lại lơ tơ mơ chẳng hiểu gì cả. Híc. Vừa rồi đọc lại định nghĩa của Tylor, ngộ ra một hai ý này chẳng biết đúng không nhưng cứ phải post lên ngay không chốc lại quên, TA xem chị "ngộ" có chấp nhận được không nhé.
Định nghĩa VH của Tylor: "Văn hóa là một phức thể bao gồm tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, tập quán, cùng mọi khả năng và thói quen khác mà con người như một thành viên của xã hội đã đạt được".
1. Rõ ràng đây là một định nghĩa liệt kê miêu tả (như trong sách Thầy có nói), mà thường dạng định nghĩa liệt kê miêu tả kiểu này chẳng bao giờ có thể liệt kê được hết những nội dung được chứa đựng trong khái niệm văn hóa, thế cho nên Tylor đã dùng cụm từ "cùng mọi khả năng và thói quen khác..." để bao quát những nội dung còn chưa được kể ra. Nhưng người đọc thường có xu hướng bỏ qua mất những gì không được liệt kê, và hay nghĩ rằng những nội dung đã được liệt kê sẽ là quan trọng nhất.
Trong định nghĩa kể ra 6 nội dung, nhưng không thấy nhắc đến ngôn ngữ, mà ngôn ngữ là một bộ phận quan trọng của văn hóa. Đúng không?
2. "Mọi khả năng .... đã đạt được" khái quát rộng quá. Thế những gì con người "đạt được" bằng khả năng của mình nhưng không mang giá trị nhiều thì có được coi là văn hóa không? Ví dụ như vũ khí hạt nhân chẳng hạn.
3. "Phức thể" theo chị hiểu thì là "chỉnh thể phức tạp", mà "chỉnh thể" nói lên một sự hài hòa, vậy tức là các bộ phận cấu thành nên văn hóa không hề có mâu thuẫn???
欲穷千里目
更上一层楼
RANDOM_AVATAR
hangthu1008
 
Bài viết: 65
Ngày tham gia: Thứ 6 13/09/13 6:06
Cảm ơn: 21 lần
Được cám ơn: 13 lần

Re: Phân tích định nghĩa văn hóa của E.B.Tylor (1871)

Gửi bàigửi bởi dangthikieuoanh » Thứ 3 24/09/13 2:56

Sau khởi đầu từ định nghĩa của Edward Burnett Tylor, nhà nhân học nổi tiếng người Anh (1832-1917) với cuốn Primitive Culture (“Văn hóa nguyên thủy”) xuất bản năm 1871 ở London, đến nay có nhiều định nghĩa về văn hóa. Nhìn chung, các định nghĩa về văn hóa hiện nay rất đa dạng. Mỗi định nghĩa đề cập đến những dạng thức hoặc những lĩnh vực khác nhau trong văn hóa.
Một khái niệm khoa học nói chung và khái niệm văn hóa nói riêng thường có nhiều đặc trưng và chức năng. Trong khi đó, một định nghĩa, do yêu cầu về diễn đạt cần ngắn gọn, súc tích thường không bao giờ có thể bao quát hết được. Do đó, để có một định nghĩa có khả năng nhận diện, khu biệt đối tượng, thích hợp với các đối tượng phức tạp như văn hóa, giải pháp hợp lý là cần đi phân tích các định nghĩa.
Được coi là định nghĩa đầu tiên về văn hóa nên định nghĩa của E.B.Tylor bên cạnh những điểm tích cực cũng không tránh khỏi những hạn chế.
Trong định nghĩa đầu tiên về văn hóa của mình, E.B.Tylor coi văn hóa là “một phức thể bao gồm tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, tập quán, cùng mọi khả năng và thói quen khác mà con người như một thành viên của xã hội đạt được”.
Xét theo một trong hai cách hiểu chính về văn hóa thì định nghĩa về văn hóa của E.B.Tylor (1871) được hiểu theo nghĩa rộng. Theo E.B.Tylor, văn hóa biểu hiện toàn thể đời sống xã hội của con người. Điều này phù hợp với khoa học nghiên cứu về văn hóa. Vào thế kỷ XIX, E.B.Tylor trở thành người đầu tiên khảo cứu văn hóa với tư cách là một đối tượng khoa học.
Xét theo cách thức, định nghĩa về văn hóa của E.B.Tylor (1871) là định nghĩa miêu tả thuần túy và khách quan, không mang tính chuẩn tắc. Ông xác định tộc người học là sự khảo cứu “văn hóa hay văn minh” và ông miêu tả “văn hóa hay văn minh” bằng cách liệt kê các thành tố của văn hóa khi xem nó là “một phức thể” mà con người đạt được không do di truyền sinh học, trong khi nguồn gốc và tính chất của văn hóa phần lớn là do vô thức.
Không có tính hệ thống để phân biệt văn hóa như một hệ thống giá trị mà quan niệm sai lầm khi coi văn hóa là một “phức thể” (tập hợp), một phép cộng đơn thuần của những tri thức bộ phận rời rạc từ nhiều lĩnh vực. Đây là nhược điểm lớn nhất của định nghĩa, mà theo thầy Trần Ngọc Thêm “quan điểm cảm tính này là sản phẩm của lịch sử, của thời kỳ chia tách khoa học – khi mà văn hóa chưa được coi là đối tượng của một khoa học độc lập”.
Định nghĩa khá dài dòng, phức tạp nên khó liệt kê vào bao quát hết được đối tượng. Mặc dù liệt kê một loạt các thành tố nhưng không đề cập đến tư tưởng. Nói đến tín ngưỡng nhưng không nói đến tôn giáo, trong khi đó tín ngưỡng và tôn giáo theo thầy Trần Ngọc Thêm, xét về bản chất thì cùng loại, nhưng xét về nguồn gốc và diễn biến của từng trường hợp cụ thể thì có thể lại rất khác nhau. Trong cấu trúc văn hóa, tín ngưỡng được xếp vào tiểu hệ "tổ chức đời sống cá nhân" (vì liên quan đến đời sống riêng mỗi người) còn tôn giáo được xếp vào tiểu hệ "ứng xử với môi trường xã hội". Và để phòng xa việc không thể bao quát hết, E.B.Tylor chốt lại bằng cụm từ “cùng mọi khả năng và thói quen khác” khiến cho định nghĩa càng trở lên vô định và mất đi tác dụng nhận diện đối tượng.
Mặc dù định nghĩa của E.B.Tylor (1871) có liệt kê các thành tố bộ phận của văn hóa nhưng các thành tố bộ phận lại chồng chéo lên nhau (nghệ thuật, tín ngưỡng cũng chính là tri thức… ).
Định nghĩa thiếu tính lịch sử để phân biệt văn hóa (với bề dày của quá khứ được tích lũy lâu đời) và văn minh (với cái chỉ trình độ phát triển của văn hóa ở một thời điểm nhất định), nên E.B. Tylor đã đồng nhất văn hóa và văn minh khi ông cho rằng “văn hóa, hay văn minh, theo nghĩa rộng...”, thứ nữa là đường biên của văn hóa có phần chưa chính xác khiến người ta có thể cho rằng tất thảy những gì được biểu thị trong đời sống một dân tộc đều là văn hóa, do đó không vạch rõ được nội dung văn hóa.
E.B. Tylor chưa làm rõ được tính giá trị của định nghĩa, để phân biệt văn hóa như cái có giá trị với cái phi văn hóa. Không phải mọi thứ do con người sáng tạo đều là văn hóa, mà theo thầy Trần Ngọc Thêm “chỉ có những hoạt động mang tính nhân bản, vì lợi ích của con người, mới tạo ra văn hóa và là văn hóa”.
Miêu tả trên đây có thể coi như một định nghĩa định nghĩa đầu tiên về văn hóa và nó đã được các nhà nghiên cứu văn hóa của nhiều thế hệ lấy làm điểm xuất phát, là những công cụ khoa học đối với những nhà khoa học văn hóa đương đại. Căn cứ vào đó mà người ta có thể tán thành hay không tán thành, thêm hay bớt… Khi khoa học về văn hóa phát triển ngày càng phát triển, cần có những khái niệm văn hóa phù hợp với thực tiễn văn hóa của xã hội đương đại, nên định nghĩa văn hóa của E.B. Tylor được xem là cổ điển.
RANDOM_AVATAR
dangthikieuoanh
 
Bài viết: 10
Ngày tham gia: Thứ 6 13/09/13 23:19
Đến từ: Hải Phòng
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: Phân tích định nghĩa văn hóa của E.B.Tylor (1871)

Gửi bàigửi bởi Ta Duc Tu » Thứ 3 24/09/13 12:57

"Miêu tả trên đây có thể coi như một định nghĩa định nghĩa đầu tiên về văn hóa và nó đã được các nhà nghiên cứu văn hóa của nhiều thế hệ lấy làm điểm xuất phát, là những công cụ khoa học đối với những nhà khoa học văn hóa đương đại. Căn cứ vào đó mà người ta có thể tán thành hay không tán thành, thêm hay bớt… Khi khoa học về văn hóa phát triển ngày càng phát triển, cần có những khái niệm văn hóa phù hợp với thực tiễn văn hóa của xã hội đương đại, nên định nghĩa văn hóa của E.B. Tylor được xem là cổ điển"
Tôi rất tán thành quan điểm này của bạn dangthikieuoanh :) . Đây là định nghĩa đầu tiên về văn hoá, lại ra đời từ nửa cuối thế kỉ XIX thì làm sao không "lạc hậu" trong cách nhìn ngày nay được. ;) . Đây chỉ là một "căn cứ" để ta "phát triển" cho phù hợp. Tuỳ theo quan điểm, cùng với việc nghiên cứu trên "vùng" nào của văn hoá sẽ cho kết quả ấy. Có điều, là một phát ngôn chính thức thì không thể "thêm hay bớt" cho nó hoàn mỹ mà thôi! :oops: . Cho nên tôi vẫn thích cách nói định nghĩa văn hoá của Tylor còn hạn chế chứ không phải sai lầm. Cũng có lẽ vì vậy mà không ai chịu ai, thế giới này đã có chính thức trên 500 định nghĩa. Và thực tế ta không thể nói định nghĩa của ai là đúng tuyệt đối. Và đúng ở trường hợp này thì chưa chắc đúng ở trường hợp khác, đúng ở giai đoạn lịch sử này cũng chưa chắc đúng về sau này, khi khoa học xã hội và khoa học nhân văn đang có nhiều biến đổi cùng với sự biến đổi lớn lao của môi trường xã hội. Tôi nghĩ, chúng ta cần tìm cho mình một định nghĩa phù hợp với lĩnh vực nghiên cứu của mình, giúp ích cho mình về mặt cơ sở lí luận thì sẽ hiệu quả hơn "mổ xẻ", "cân đo" định nghĩa nào là chuẩn xác nhất. Bởi khi đưa ra một định nghĩa (CHÍNH THỨC) thì người ta đã có một quá trình nghiên cứu nhất định với đối tượng của mình. Nhưng nêu không "mổ xẻ" thì làm sao biết ưu nhược, biết được giá trị thực của nó! :roll: Hiện nay, với cộng việc cụ thể của mình, tôi thích định nghĩa của GS.TS TRẦN NGỌC THÊM với những giá trị tích cực, cụ thể của nó. Nhưng đây chưa phải là định nghĩa cuối cùng tôi biết. :) Hy vọng thế...
仕 而 憂 則 學, 學 而 憂 則 仕
學 而 不 思, 則 罔; 思 而 不 學, 則 殆
RANDOM_AVATAR
Ta Duc Tu
 
Bài viết: 42
Ngày tham gia: Thứ 6 13/09/13 10:19
Cảm ơn: 3 lần
Được cám ơn: 4 lần


Quay về Lý luận văn hóa học

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến1 khách

cron