Nhân đọc “Tôi là Êri”, thử nghĩ đến “nghề gái” ở Việt Nam

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về chung về lý luận văn hoá học

Nhân đọc “Tôi là Êri”, thử nghĩ đến “nghề gái” ở Việt Nam

Gửi bàigửi bởi LuuTuanAnh » Thứ 7 21/09/13 21:20

Đầu tiên, với tinh thần khách quan, xin tạm gọi vắn tắt những cô gái làm nghề mại dâm là gái, và xin được gọi đây là nghề (hay công việc).
- người làm công việc này là những cô gái – phương diện chủ thể
- các cô gái này thường hoạt động ở nhiều địa điểm, nhiều nơi, nhiều khu vực, nhiều quốc gia (nội địa hay xuyên quốc gia) – phương diện không gian
- họ thường làm việc vào ban đêm, buổi tối, chiều tối, chiều, hoặc thậm chí có thể buổi trưa hay buổi sáng. Công việc này có từ lâu trong lịch sử và kéo dài đến hiện tại, tuy ở mỗi thời sẽ có những biểu hiện không giống nhau – phương diện thời gian, về tính liên tục của thời gian
- khách của họ đa dạng, là tất cả mọi loại người, mọi quốc tịch, mọi hạng người, mọi giới, nhiều độ tuổi...: Việt Nam hay nước ngoài, giám đốc hay công nhân, sang trọng hay bình dân, tâm lý bình thường hay bị sốc tâm lý, nam hay nữ, già hay trẻ… - phương diện đối tượng
- công việc chủ yếu là phục vụ khách (thoả mãn nhu cầu về tình dục của khách, hay ít khi thoả mãn nhu cầu cần được tâm sự của khách…) – phương diện đặc điểm công việc, về sex
- có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc chọn công việc này, chẳng hạn như cần tiền trang trải cuộc sống cá nhân hay phụ giúp gia đình (kinh tế), sống trong khu vực hay gia đình có làm nghề này (không gian), bị dụ dỗ hay lôi kéo (ngoại cảnh), thích có cuộc sống sung sướng, thích đàn ông, thích tình dục (cá nhân)… - phương diện nguồn gốc
- có nhiều loại gái: về vị trí có gái đứng trên đường (gái tại điểm), gái về nhà, gái ở khách sạn; về phương tiện có gái đi bộ, gái sử dụng phương tiện giao thông (xe máy); về giá cả có gái bình dân, gái cao cấp; về sắc vóc có gái đẹp, gái xấu; về tuổi tác có gái còn trẻ, gái đã lớn tuổi… - phương diện phân loại
- không có nghề nào có thể nói ngay là đáng trọng hay đáng khinh, chỉ có người làm nghề đó khiến người ta khinh hay trọng. Vậy thì Êri là đáng trọng hay đáng khinh? Và gái Việt Nam là đáng trọng hay đáng khinh? Rõ ràng, còn tuỳ vào trường hợp cụ thể, không gian cụ thể và thời điểm cụ thể. Xét ở khía cạnh một tác phẩm văn chương, thì rõ ràng Êri đáng trọng, vì làm được việc mà hiếm gái làm được, và kể cả các nhà văn cũng không mấy ai viết được thật như thế nếu không có quá trình sống và trải nghiệm chân thực. Nghĩ có thể quyết định nhìn nhìn cũng có thể quyết định nghĩ. Nếu chúng ta cứ áp đặt gái là xấu thì rõ ràng Êri hay tất cả gái ở Việt Nam là xấu, nhưng nếu chúng ta biết tường tận hoàn cảnh của họ thì biết đâu lại thấy họ "đẹp", đáng được thông cảm – phương diện cách nhìn nhận, đánh giá

Xin tạm giải thích tại sao gọi đây là nghề, vì theo cách hiểu nông cạn của cá nhân, những hoạt động lao động (chân tay, tri thức…) để kiếm ra được tiền và được một lượng người thực hiện thường xuyên là nghề.

Với tư duy còn nhiều hạn chế, chưa được khai thông, xin tạm được chia sẻ vài điều khi nghĩ đến nghề gái ở Việt Nam nhân đọc “Tôi là Êri” của Thanadda Sawangduean. Tất cả những chia sẻ đều mang tính khách quan, không áp đặt, không phân biệt, không thiên về nhìn nhận tốt hay xấu… Nếu có gì còn hạn chế và thiếu sót, mong được lượng thứ :oops: và mong được các anh chị góp ý thêm để Tuấn Anh có thể hiểu biết nhiều hơn, đầu óc được mở mang hơn :idea:
Chúc cả nhà buổi tối ngủ ngon ạ, hì hì :?
Hạnh phúc khi tôi được ngắm nhìn ...

Lưu Tuấn Anh
刘俊英
りゅうとしひで (劉俊英)
RANDOM_AVATAR
LuuTuanAnh
 
Bài viết: 154
Ngày tham gia: Thứ 6 04/01/08 17:55
Cảm ơn: 26 lần
Được cám ơn: 11 lần

Quay về Lý luận văn hóa học

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến3 khách

cron