Định nghĩa văn hoá của Ralph Linton

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về chung về lý luận văn hoá học

Định nghĩa văn hoá của Ralph Linton

Gửi bàigửi bởi Ta Duc Tu » Thứ 4 25/09/13 1:12

Ralph Linton (1893 - 1953), nhà nhân loại học người Mỹ cho rằng: "Văn hoá là sự kết hợp giữa lối ứng xử mà các thành tố của nó được các thành viên của xã hội đó tán thành và truyền lại nhờ kế thừa". Phát ngôn này thể hiện một số đặc trưng quan trọng của văn hoá:
- Thứ nhất, "sự kết hợp giữa lối ứng xử mà các thành tố của nó được các thành viên của xã hội đó tán thành" thể hiện đặc trưng quan trọng đầu tiên của văn hoá là tính nhân sinh. Văn hoá là cái được các thành viên của xã hội đó tán thành và ứng xử theo đó.
- Thứ hai, sự "truyền lại nhờ kế thừa" thể hiện sự nối tiếp, thừa hưởng văn hoá từ những thế hệ trước. Vì vậy miêu tả này cho thấy đặc trưng tính lịch sử của văn hoá. Và chúng ta cũng thấy, những gì được truyền lại và được kế thừa là những cái thực sự có giá trị, lại được thử thách qua thời gian (mới được thế hệ trước truyền lại và được thế hệ sau kế thừa :) ). Như vậy, phát ngôn trên cũng thể hiện đặc trưng tính giá trị của văn hoá.
Nhìn chung, đây là một định nghĩa rõ ràng, khoa học, nhưng còn thiếu đặc trưng quan trọng là tính hệ thống của văn hoá. Song, chính Ralph Linton đã nói "Văn hoá suy cho cùng là các phản ứng lặp lại ít nhiều có tổ chức của các thành viên xã hội" thì ông đã nhấn mạnh đến tính hệ thống của văn hoá. Đây là hệ thống các giá trị mà con người nhận ra từ chính cuộc sống của mình, nên mọi "phản ứng" đều "ít nhiều có tổ chức". Hệ thống giá trị ấy là bản chất cuối cùng của văn văn hoá mà R. Linton nhắc tới.
仕 而 憂 則 學, 學 而 憂 則 仕
學 而 不 思, 則 罔; 思 而 不 學, 則 殆
RANDOM_AVATAR
Ta Duc Tu
 
Bài viết: 42
Ngày tham gia: Thứ 6 13/09/13 10:19
Cảm ơn: 3 lần
Được cám ơn: 4 lần

Định nghĩa văn hoá của Hồ Chí Minh

Gửi bàigửi bởi Ta Duc Tu » Thứ 4 25/09/13 1:44

Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng phát ngôn dưới đây là định nghĩa văn hoá của Hồ Chí Minh:
"Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát sinh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá".
Nếu xem đây là một định nghĩa về văn hoá thì:
- Văn hoá được loài người tạo ra từ chính "lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống". Ở đây rõ ràng Hồ Chí muốn nhấn mạnh đến tính nhân sinh, rằng loài người là chủ thể duy nhất "sáng tạo và phát minh" ra VĂN HOÁ. :P
- Văn hoá là những "sáng tạo và phát minh" ra những thứ từ vật chất (những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn, mặc, ở) đến tinh thần (ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật; các phương thức sử dụng [công cụ - vật chất]) để phục vụ cho cuộc sống con người. :P
Như vậy, với phát ngôn này, Hồ Chí Minh cho rằng văn hoá là toàn bộ những gì do con người sáng tạo sử dụng.
P/s: Chúng tôi nghĩ, bình sinh Bác Hồ của chúng ta không có tham vọng trở thành một nhà văn hoá. Cho nên phát ngôn trên có thể chưa hoàn toàn là một định nghĩa (Xem thêm Trần Ngọc Thêm (2013), Những vấn đề văn hoá học lý luận và ứng dụng, NXB Văn hoá - văn nghệ, trang 30 - 31). Nhưng Bác Hồ là người đã thấm đẫm nền văn hoá phương Đông, lại trải nghiệm sâu sắc và sống cùng văn hoá phương Tây nên phát ngôn của Người vè văn hoá, theo tôi nó giá trị hơn cả một định nghĩa! :lol:
仕 而 憂 則 學, 學 而 憂 則 仕
學 而 不 思, 則 罔; 思 而 不 學, 則 殆
RANDOM_AVATAR
Ta Duc Tu
 
Bài viết: 42
Ngày tham gia: Thứ 6 13/09/13 10:19
Cảm ơn: 3 lần
Được cám ơn: 4 lần

Re: Định nghĩa văn hoá của Hồ Chí Minh

Gửi bàigửi bởi LuuTuanAnh » Thứ 4 25/09/13 20:26

Anh Tạ Đức Tú có đề cập: "Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng phát ngôn dưới đây là định nghĩa văn hoá của Hồ Chí Minh: "Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát sinh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá".

Liên quan đến "phát ngôn" này, Tuấn Anh xin mạn phép chia sẻ bằng một trích dẫn lại nguyên văn từ Những vấn đế văn hoá học lý luận và ứng dụng như sau:
"Nhiều người coi đây là "định nghĩa văn hoá" của Hồ Chí Minh, có khi còn kèm theo những bình luận về tính khoa học của nó. Thực ra, ở trang 428 của "Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 3" [1995], Hội đồng biên soạn đã viết rất rõ rằng đây là Mục đọc sách và Mục đọc báo mà “Chủ tịch Hồ Chí Minh viết kèm vào những trang cuối cùng trong cuốn sổ chép những bài thơ Nhật ký trong tù”. Nói cách khác, đây là những đoạn mà Người đã đọc được từ các sách báo Trung Quốc trong thời gian bị tù đày, rồi ghi chép lại (bằng chữ Hán) cho mình, giống như những ghi chép của V.I. Lê-nin tạo nên “Bút ký triết học” vậy" [Trần Ngọc Thêm 2013: Những vấn đế văn hoá học lý luận và ứng dụng. - NXB Văn hoá - Văn nghệ, tr31]. Vậy, đây là ghi chép về văn hoá mà Hồ Chí Minh đã ghi lại.

Thực sự, trước khi đọc công trình này của Thầy, Tuấn Anh vẫn cứ còn nghe nhiều người nói rằng đây là một định nghĩa về văn hoá của Hồ Chí Minh, và có thời gian dài hiểu nhầm như thế. Qủa thật đúng như Francis Bacon có nói: "đọc sách làm cho con người hoàn bị..." :)
Hạnh phúc khi tôi được ngắm nhìn ...

Lưu Tuấn Anh
刘俊英
りゅうとしひで (劉俊英)
RANDOM_AVATAR
LuuTuanAnh
 
Bài viết: 154
Ngày tham gia: Thứ 6 04/01/08 17:55
Cảm ơn: 26 lần
Được cám ơn: 11 lần


Quay về Lý luận văn hóa học

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến2 khách

cron