CÁCH NHẬN DIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU BỔ ÍCH

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về chung về lý luận văn hoá học

CÁCH NHẬN DIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU BỔ ÍCH

Gửi bàigửi bởi Nguyễn Sơn Hùng » Chủ nhật 06/10/13 9:05

Nhân đọc báo cáo “Giá trị và sự chuyển đổi hệ giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam” của GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm trình bày tại Hội thảo khoa học Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam trong quá trình đổi mới và hội nhập ngày 17-18/9/2009, cho thấy:
CÁCH NHẬN DIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU BỔ ÍCH

Tôi rút ra hai điều tâm đắc sau:
Một là: Nhận diện về giá trị và giá trị văn hóa của GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm làm sáng rõ hơn so với cách nhìn truyền thống, hiểu văn hóa theo nghĩa hẹp là đặt giá trị văn hóa ngang hàng bên cạnh các loại giá trị khác, hoặc hiểu theo nghĩa rộng, thì thu hẹp nội hàm của khái niệm “giá trị”, văn hóa không phải là hệ thống giá trị, mà là hệ thống giá trị của giá trị và nhiều thứ khác. Theo GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm, nếu hiểu “văn hóa” và “giá trị” theo nghĩa rộng, chấp nhận quan niệm coi văn hóa là hệ thống giá trị ‘do con người sáng tạo ra’. Giá trị văn hóa đối lập với giá trị tự nhiên và bao gồm: giá trị đạo đức, kinh tế, pháp lý, kí hiệu học, toán học, v.v… vì mọi giá trị và hệ giá trị do con người sáng tạo ra đều thuộc văn hóa.
Mặt khác, GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm cũng cho rằng: đồng nhất giá trị (văn hóa) với giá trị tinh thần là không đúng. Vì bên cạnh giá trị tinh thần còn có giá trị vật chất (và theo cách hiểu khái niệm “tinh thần” theo nghĩa hẹp, thì có những tác giả phân biệt ra làm ba, bốn loại giá trị: vật chất, xã hội – chính trị, tinh thần – giá trị tinh thần (chân – thiện – mỹ), giá trị thiêng (niềm tin tôn giáo), giá trị cảm xúc (hay khoái lạc), giá trị đời sống). Mặc dù tán thành giá trị tinh thần quan trọng nhất chi phối các loại giá trị đó, nhưng GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm chỉ ra rằng: việc coi loại giá trị nào quan trọng hơn loại giá trị nào phụ thuộc vào tiêu chí đánh giá. Ngoài ra, GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm cũng chỉ ra cái sai khi đồng nhất với “giá trị đạo đức” vì đạo đức chỉ là một thành tố của văn hóa, của hệ giá trị. Hệ giá trị văn hóa bao gồm giá trị vật chất lẫn giá trị tinh thần.
Nhận diện giá trị và giá trị văn hóa, GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm giúp hiểu sâu sắc hơn về thuật ngữ mà GS đề xuất “trị giá”. Trị giá là giá trị có tính khách quan, còn giá trị là trị giá mang tính chủ quan; cho thấy mối quan hệ giữa giá trị văn hóa và chuẩn mực; giá trị văn hóa có tính chủ quan và tính tương đối, và ở một mức độ nhất định, nó cũng có tính khách quan.
Hai là, phương pháp nghiên cứu hệ giá trị văn hóa của GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm giúp cho tôi nhận thức sâu sắc trong việc thực hiện đề tài của mình sau này. Đó là: phương pháp hệ thống – loại hình với thủ pháp “năm định”. Đây là phương pháp nghiên cứu, theo tôi, rất bổ ích, khoa học và loại trừ được những hạn chế khi ta áp dụng phương pháp điều tra xã hội học bằng bảng hỏi (vì không phải điều tra về giá trị mà là điều tra nhận thức về giá trị; áp dụng ở Việt Nam không tìm ra lời đáp đúng vì đặc tính cố hữu trong giao tiếp là trọng thể diện, khéo léo, hay biến báo, không nói thật).
Thủ pháp “năm định vị” chỉ rõ cần: định vị đối tượng trong hệ tọa độ gốc K – C – T (giúp khử tính mơ hồ và phân tích hệ thống các bình diện trong các chiều kích của hệ tọa độ - được phân tính kĩ ở quyển sách “Những vấn đề văn hóa lý luận và ứng dụng” – NXB. Văn hóa – Văn nghệ, Tp. Hồ Chí Minh, 2013); định vị đối tượng trong hệ loại hình văn hóa (giúp so sánh để xác định chùm đặc trưng – danh mục các phẩm chất cần và đủ tiêu biểu); định vị phẩm chất trong các cặp đối lập (giúp phân tích để xác lập nhiều thang độ cho mỗi phẩm chất); định lượng đối tượng trên thang giá trị (giúp xác lập các giá trị trên cơ sở mức độ dương tính của mỗi phẩm chất); định hệ cho các giá trị thu được (giúp cụ thể hóa mỗi đặc trưng thành các đặc điểm biểu hiện – cấp độ dân tộc truyền thống; các đặc điểm biểu hiện thành chùm các hệ quả và hậu quả - cấp độ dân tộc hiện đại) để xác lập hệ giá trị cho một đối tượng văn hóa.
Đối với tôi, việc nhận diện giá trị, giá trị văn hóa và phương pháp nghiên cứu hệ thống – loại hình với thủ pháp “năm định vị” của GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm là rất bổ ích và cần thiết trong nghiên cứu đề tài của mình sau này. Còn bạn thì sao?
Nguyễn Sơn Hùng (NCS. K7)
RANDOM_AVATAR
Nguyễn Sơn Hùng
 
Bài viết: 14
Ngày tham gia: Thứ 2 23/09/13 20:51
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 2 lần

Re: CÁCH NHẬN DIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU BỔ ÍCH

Gửi bàigửi bởi nguyenmykhanh » Chủ nhật 06/10/13 11:02

Mình đang bơi trong sách để hiểu những điều Thầy viết, hôm qua bơi đúng qua khúc sông "giá trị", "giá trị văn hóa", sáng nay vào diễn đàn đọc được bài này, như thêm nguồn sáng, thích lắm, cám ơn Nguyễn Sơn Hùng nhé!
[left][/left]nguyenmykhanh
mykhanhfilm@gmail.com
Hình đại diện của thành viên
nguyenmykhanh
 
Bài viết: 58
Ngày tham gia: Chủ nhật 13/01/13 16:21
Đến từ: Đài Truyền hình TPHCM
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 13 lần

Re: CÁCH NHẬN DIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU BỔ ÍCH

Gửi bàigửi bởi hangthu1008 » Chủ nhật 06/10/13 21:02

Hôm vừa rồi mới chỉ được học nhận diện văn hóa qua định vị CKT thôi, tức là còn "4 định" nữa chưa được học, chắc đây cũng là lý do khiến mọi người lúng túng đấy chị Mỹ Khanh ạ. Về phương pháp hệ thống - loại hình và giá trị văn hóa v.v. đều có trong chương Những vấn đề văn hóa học lý luận, cơ mà tình hình là chưa được thầy đả thông nên đọc rồi mà vẫn lơ tơ mơ lắm.
Cám ơn bài viết hay của anh Sơn Hùng.
欲穷千里目
更上一层楼
RANDOM_AVATAR
hangthu1008
 
Bài viết: 65
Ngày tham gia: Thứ 6 13/09/13 6:06
Cảm ơn: 21 lần
Được cám ơn: 13 lần


Quay về Lý luận văn hóa học

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến17 khách

cron