SỐNG THỌ PHẢI CHĂNG LÀ MỘT GIÁ TRỊ VĂN HÓA?

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về chung về lý luận văn hoá học

SỐNG THỌ PHẢI CHĂNG LÀ MỘT GIÁ TRỊ VĂN HÓA?

Gửi bàigửi bởi hangthu1008 » Thứ 4 09/10/13 20:20

Cuối buổi học tuần trước Thầy dặn là suy nghĩ tiếp về giá trị văn hóa, mấy hôm nay nhân sự kiện Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời ở tuổi 103 đã khiến mình suy nghĩ về vấn đề sống thọ phải chăng là một giá trị văn hóa?
Sống thọ không phải là do con người sáng tạo ra, nhưng rõ ràng hầu như nó thuộc về con người (chẳng ai nói con mèo này, con chó kia thọ bao nhiêu tuổi cả, ngoại trừ một số trường hợp động vật, thực vật quý hiếm mới được nhắc tới tuổi của chúng). Thế nên mình cho rằng sống thọ không chỉ là một giá trị văn hóa mà còn là một trong những giá trị văn hóa rất cao dù đặt trong bất cứ CKT nào, và thường xuyên, nó được dùng rất nhiều giá trị khác để đánh đổi. Tóm lại, sống thọ là một giá trị mà con người luôn khát khao. Và thế nên nó có tính giá trị.
Nhưng mình hoàn toàn lơ tơ mơ khi đặt sống thọ vào 3 đặc trưng còn lại của văn hóa.
Và tình hình lơ tơ mơ này đang chờ các cao kiến của các cao thủ.
Mọi người cùng thảo luận nhé.
Thank you!
欲穷千里目
更上一层楼
RANDOM_AVATAR
hangthu1008
 
Bài viết: 65
Ngày tham gia: Thứ 6 13/09/13 6:06
Cảm ơn: 21 lần
Được cám ơn: 13 lần

Re: SỐNG THỌ PHẢI CHĂNG LÀ MỘT GIÁ TRỊ VĂN HÓA?

Gửi bàigửi bởi trinh khanh giang » Thứ 4 09/10/13 21:22

Mình nghĩ sống thọ bản thân nó không phải là giá trị văn hóa, vì sống thọ chỉ là khả năng một người có thể sống dài hơn, sống lâu hơn so những ngưởi xung quanh.
Theo mình, giá trị ở đây nằm ở chỗ những người sống thọ, người xưa nói là người càng già càng khôn, hay gừng càng già càng cay. Chính những người sống thọ đó là những nhân chứng sống có thể bảo lưu những truyền thống văn hóa của thế hệ trước và từ đó chúng ta mới có biết, mới nhận thức đầy đủ về giá trị văn hóa.
Mình chia sẻ một số suy nghĩ của bản thân! Cũng mong được mọi người bình luận!
RANDOM_AVATAR
trinh khanh giang
 
Bài viết: 24
Ngày tham gia: Thứ 6 13/09/13 21:24
Cảm ơn: 1 lần
Được cám ơn: 5 lần

Re: SỐNG THỌ PHẢI CHĂNG LÀ MỘT GIÁ TRỊ VĂN HÓA?

Gửi bàigửi bởi LuuTuanAnh » Thứ 5 10/10/13 0:37

Chị hangthu1008 đưa ra đề tài này em thấy rất hay. Em cũng bất ngờ vì chị nghĩ ra một vấn đề táo bạo (theo em) nhưng rất sát thực tế vậy, hì hì.
Tên topic của chị là "sống thọ phải chăng là một giá trị văn hóa" hay "sống thọ phải chăng là một hiện tượng văn hóa"?
Em nghĩ sống thọ có giá trị hay không cũng tùy vào CTK. Chẳng hạn, đối với chủ thể là người nghèo, người bình dân, người không có địa vị hay chức quyền trong xã hội thì có thể sống thọ lại không được mong đợi, không tốt đẹp cho bản thân họ, cho cả gia đình hay cả cộng đồng họ đang sinh hoạt. Về không gian, sống thọ ở Việt Nam chắc sẽ có giá trị khác hoặc không có giá trị so với sống thọ ở Nhật Bản, hay sống thọ ở Mỹ chưa chắc có giá trị như ở Nhật hay các nước Châu Á khác. Về thời gian, ý nghĩa và nhu cầu của việc sống thọ của những năm đầu thế kỷ XXI so với những năm thế kỷ XX hay XIX cũng có sự khác tùy vào sự chia phối của nhiều điều kiện, yếu tố khác (chẳng hạn như môi trường sống, kinh tế gia đình, tri thức xã hội...).
Về việc sống thọ của đại tướng Võ Nguyên Giáp với những quan hệ theo đó thì có phải chăng đã là hiện tượng văn hóa điển hình và mang tính phổ quát cho xã hội Việt Nam, cho thế giới. Một trong những người bình dân như chúng ta, nếu không có chức quyền, không có đóng góp nhiều cho xã hội, hay không có "thời thế tạo anh hùng" thì liệu sống thọ của chúng ta có giá trị như tướng Giáp, hì.
Trên là đôi điều em chợt nghĩ đến khi đọc bài của chị hangthu1008, em xin chia sẻ với chị, có thể chưa phù hợp lắm, nhưng có thể xem đây là một cách nhìn, vì cùng một vấn đề (đặc biệt là khoa học xã hội và nhân văn) thì khó có đúng tuyệt đối và sai tuyệt đối lắm, vả lại còn tùy thuộc vào nhiều thứ, trong đó có góc nhìn, hì hì.
Chúc chị "dễ xương" ngủ ngon ạ, hì hì.
Em trai.
Hạnh phúc khi tôi được ngắm nhìn ...

Lưu Tuấn Anh
刘俊英
りゅうとしひで (劉俊英)
RANDOM_AVATAR
LuuTuanAnh
 
Bài viết: 154
Ngày tham gia: Thứ 6 04/01/08 17:55
Cảm ơn: 26 lần
Được cám ơn: 11 lần

Re: SỐNG THỌ PHẢI CHĂNG LÀ MỘT GIÁ TRỊ VĂN HÓA?

Gửi bàigửi bởi hangthu1008 » Thứ 5 10/10/13 5:50

Có vẻ LuuTuanAnh luôn có lý hơn chị, hì hì. Hôm qua vừa post xong chủ đề này thì vớ được trong phần bải giảng của Thầy một số ý:
- Văn hóa và phi văn hóa theo nghĩa tuyệt đối là không có. (Ví dụ "sống lâu" với người đi tự tử).
- Một cách hiểu đúng đắn về tính giá trị không cho phép áp đặt giản đơn một giá trị cho mọi K, mọi T và mọi C.
欲穷千里目
更上一层楼
RANDOM_AVATAR
hangthu1008
 
Bài viết: 65
Ngày tham gia: Thứ 6 13/09/13 6:06
Cảm ơn: 21 lần
Được cám ơn: 13 lần

Re: SỐNG THỌ PHẢI CHĂNG LÀ MỘT GIÁ TRỊ VĂN HÓA?

Gửi bàigửi bởi Lê Thị Hồng Nga » Thứ 5 10/10/13 13:24

Bạn Hằng đưa ra câu hỏi này rất hay, nhờ vậy mà sáng nay trong giờ học Thầy Thêm đã giúp cho cả lớp mình hiểu sâu thêm về phương pháp nhận diện giá trị văn hoá, cám ơn bạn
“A single beam cannot support a great house.” Chinese Proverb
Hình đại diện của thành viên
Lê Thị Hồng Nga
 
Bài viết: 82
Ngày tham gia: Thứ 4 18/09/13 15:44
Cảm ơn: 6 lần
Được cám ơn: 10 lần

Re: SỐNG THỌ PHẢI CHĂNG LÀ MỘT GIÁ TRỊ VĂN HÓA?

Gửi bàigửi bởi hangthu1008 » Thứ 5 10/10/13 18:42

Em cũng chỉ từ sự kiện tướng Giáp rồi link sang vấn đề này thôi chị Nga ạ, cũng may là "mạnh dạn" nêu ra chứ không thì cứ u u minh minh mãi. Như hôm nay em mới thực sự biết là cứ cái gì liên quan đến con người, của con người thì tức là có tính nhân sinh (cám ơn em trai Tuấn Anh), chứ bấy lâu nay em cứ hiểu đơn giản "do con người sáng tạo ra" thì phải là ở dạng một sản phẩm gì đó cơ. Híc, Thầy mà đọc đến đây chắc Thầy ngất.
Dù không muốn nhưng cũng phải thừa nhận là vì em không có nền tảng, rồi thì lại có tí tuổi rồi nên thành ra tư duy hơi chậm chạm, lồi lõm. Thế nên em xác định là luôn rửa tai lắng nghe Thầy giảng bài và các bạn thảo luận.
欲穷千里目
更上一层楼
RANDOM_AVATAR
hangthu1008
 
Bài viết: 65
Ngày tham gia: Thứ 6 13/09/13 6:06
Cảm ơn: 21 lần
Được cám ơn: 13 lần

Re: SỐNG THỌ PHẢI CHĂNG LÀ MỘT GIÁ TRỊ VĂN HÓA?

Gửi bàigửi bởi Trương Phan Châu Tâm » Thứ 7 12/10/13 21:10

Qua topic của Cô Hằng và bài giảng của thầy về cách nhận diện văn hóa qua hệ tọa độ, một lần nữa em lại thấy câu nói nổi tiếng ấy đúng vô cùng. "Không có gì là tuyệt đối, chỉ có cái tương đối là tuyệt đối."
RANDOM_AVATAR
Trương Phan Châu Tâm
 
Bài viết: 34
Ngày tham gia: Thứ 2 23/09/13 20:20
Cảm ơn: 11 lần
Được cám ơn: 4 lần

Re: SỐNG THỌ PHẢI CHĂNG LÀ MỘT GIÁ TRỊ VĂN HÓA?

Gửi bàigửi bởi meohen » Thứ 2 14/10/13 10:40

LuuTuanAnh đã viết:Em nghĩ sống thọ có giá trị hay không cũng tùy vào CTK. Chẳng hạn, đối với chủ thể là người nghèo, người bình dân, người không có địa vị hay chức quyền trong xã hội thì có thể sống thọ lại không được mong đợi, không tốt đẹp cho bản thân họ, cho cả gia đình hay cả cộng đồng họ đang sinh hoạt...
Bạn định nghĩa thế nào là sống thọ? Sống đến bao nhiêu tuổi được gọi là sống thọ? Cần phân biệt giữa sống thọ và duy trì sự sống dài lâu. Sống thọ thường là khoẻ mạnh về vật chất (ít bệnh hoặc vô bệnh), minh mẫn về tinh thần, và có thể tự đảm bảo về kinh tế.

Những người dân thường trên 70 tuổi, tự sinh sống nhờ "con cái - của để dành", tài sản tích luỹ của mình, hoặc bảo hiểm xã hội do họ đóng góp khi còn trẻ, thường hoài cổ, nói chuyện xưa, truyền lại kinh nghiệm cho con cháu. Tại sao họ lại "không được mong đợi, không tốt đẹp cho bản thân họ, cho cả gia đình hay cả cộng đồng họ đang sinh hoạt"?

Chẳng lẽ cứ phải là người khá giả, có địa vị hay chức quyền trong xã hội, giới tinh hoa mới nên sống thọ? Phải chăng chỉ họ mới đóng góp cho xã hội và được mong đợi sống lâu?

Mỗi giới đều đóng góp cho xã hội theo cách của mình. Người bình dân đóng góp xây dựng nên các giá trị văn hoá bình dân. Giới tinh hoa tạo dựng nên các giá trị văn hoá tinh hoa.

Văn hoá thường lưu giữ bền vững và đậm chất hơn ở người già. Do vậy, dân tộc nào có nhiều người sống thọ là lợi thế bảo tồn văn hoá dân tộc.

LuuTuanAnh đã viết:Về việc sống thọ của đại tướng Võ Nguyên Giáp với những quan hệ theo đó thì có phải chăng đã là hiện tượng văn hóa điển hình và mang tính phổ quát cho xã hội Việt Nam, cho thế giới.
Không hiểu ý bạn. Làm sao một "hiện tượng văn hóa điển hình" lại đồng thời "mang tính phổ quát cho xã hội Việt Nam, cho thế giới"?

Việc sống thọ của đại tướng Võ Nguyên Giáp là phổ quát sao? Bao nhiêu người trên thế giới sống trên 100 tuổi? Chiếm bao nhiêu %?

Việc sống thọ của đại tướng Võ Nguyên Giáp là điển hình ư? Điển hình cho giới nào?

Bài này của bạn LuuTuanAnh không bám đúng vào khung lý thuyết đã được học, nên phân tích vấn đề không rõ ràng, mạch lạc.
Hình đại diện của thành viên
meohen
 
Bài viết: 229
Ngày tham gia: Thứ 3 23/10/07 20:51
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 2 lần

Re: SỐNG THỌ PHẢI CHĂNG LÀ MỘT GIÁ TRỊ VĂN HÓA?

Gửi bàigửi bởi dangthikieuoanh » Thứ 3 15/10/13 1:01

Để đánh giá một hiện tượng có phải là hiện tượng văn hóa hay không trước tiên phải đi tìm các đặc trưng nhận diện văn hóa. Trong các đặc trưng nhận diện văn hóa thì tính giá trị là phức tạp nhất. Em đồng ý với ý kiến của chị Trương Phan Châu Tâm "Không có gì là tuyệt đối, chỉ có cái tương đối là tuyệt đối." Nhất là đối với tính giá trị thì tính tương đối lại càng thể hiện rõ. Do đó cùng một hiện tượng giống nhau nhưng đánh giá hiện tượng ấy có giá trị hay không còn phụ thuộc vào nhiều nhân tố trong đó quan trọng là nhân tốc chủ thể đánh giá, nhìn nhận. Cho nên không thể có một câu trả lời chắc chắn có hay không tính giá trị của hiện tượng sống thọ. Nếu sống thọ mà người đó có sức khỏe, còn minh mẫn, có thể tham gia các hoạt đông công ích xã hội, hay dạy bảo và truyền đạt kinh nghiệm cho con cháu thì đương nhiên là có giá trị rồi. Và không chỉ có gí trị đối với bản thân người sống thọ đó mà còn có giá trị đối với gia đình và xã hội. Nhưng ngược lại nếu sống thọ chỉ là sự duy trì của một thể xác ốm yếu, một cuộc sống "thực vật", thì chỉ gây đau đớn cho chính người sống thọ, bản thân họ cũng muốn được giải thoát, ở một khía cạnh nào đó họ còn làm "gánh nặng" cho gia đình và xã hội. Cuộc sống của con người là nhằm thỏa mãn những nhu cầu, trong đó có nhu cầu vui chơi, giải trí. Khi một người sống thọ mà bản thân ốm yếu, không tự mình lo được cho chính mình, không còn khả năng thỏa mãn các nhu cầu thứ yếu, niềm vui trong cuộc sống thì sao có tính giá trị được. Như vậy, hiện tượng sống thọ có hay không tính giá trị văn hóa cần phải đặt trong hoàn cảnh cụ thể. Đặc biệt, đặt trong hệ tọa độ C-K-T để định vị.
RANDOM_AVATAR
dangthikieuoanh
 
Bài viết: 10
Ngày tham gia: Thứ 6 13/09/13 23:19
Đến từ: Hải Phòng
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: SỐNG THỌ PHẢI CHĂNG LÀ MỘT GIÁ TRỊ VĂN HÓA?

Gửi bàigửi bởi LuuTuanAnh » Thứ 4 16/10/13 22:24

Đầu tiên mình rất vui vì nhận được sự góp ý của bạn meohen. Vui vì lại được thấy những dòng chữ quý báu của bạn meohen trên diễn đàn. Vui nữa là vì được học hỏi nhiều từ những ý kiến của bạn meohen. Bạn meohen luôn có những cách lập luận rất hay, và dù cho đứng từ góc độ nào thì mình vẫn thật sự muốn học nhiều điều từ cách lý luận của bạn.

Trên thực tế, nhiều người vẫn hiểu sống thọ là sống lâu (hay duy trì sự sống dài lâu), nhưng theo bạn meohen nói thì sống lâu chưa hẳn đã là sống thọ. Mình thì còn kém lắm, nhất là về lý luận, thế nên mình mới đi học giờ Thầy Trần Ngọc Thêm để mong được giáo hóa nhiều hơn. Bài viết của mình tiếc là viết trước khi được nghe Thầy Thêm giảng về sống thọ trong lớp học. Học, học nữa, học mãi mà bạn, hì hì. Với quan niệm sống thọ cũng là sống lâu thì mình đã đặt sống thọ trong CTK của mình để xem xét, và chắc là CTK và khái niệm của bạn về sống thọ là khác. Vậy hẳn chúng ta nên cùng thảo luận để cùng đưa ra một cách hiểu thống nhất về sống thọ chăng? Vì để giải quyết mọi vấn đề thì điều đầu tiên nên hiểu đúng về đối tượng mình cần hướng tới trước đã. Nhưng ngặt nỗi, khoa học xã hội và nhân văn lại không có đúng tuyệt đối và không có sai tuyệt đối, nên thôi thì chúng ta cứ học theo các Thầy Cô trước, và thật hay là ý kiến của bạn meohen lại có phần giống với ý kiến của Thầy Thêm của mình, hì hì.
À, mà hình như bạn meohen có viết "sống thọ thường là khoẻ mạnh về vật chất (ít bệnh hoặc vô bệnh), minh mẫn về tinh thần, và có thể tự đảm bảo về kinh tế", vậy thì thường làcó thể được dùng ở đây cũng chưa hẳn đã là phổ biến, là tất cả phải không bạn, hì hì.


Sẵn nhân có bạn meohen ở đây, mình xin thử đưa ra một cách lý giải, bạn xem thế nào và góp ý cho mình với, để mình được mở mang nhiều hơn trong cái bể học vô tận này.

Mình sẽ vận dụng triết lý âm dương. Bạn meohen phân biệt sống thọduy trì sự sống dài lâu. Sống thọ là tốt, vậy sẽ là dương trong mối quan hệ với duy trì sự sống dài lâu là âm. Mà theo quy luật vận hành của âm và dương thì trong âm có dương trong dương có âm, âm dương tuần hoàn biến đổi. Vậy thì phải chăng ranh giới giữa sống thọ duy trì sự sống dài lâu là mỏng manh, vậy thì việc mình nhìn sống thọ như ở bài viết trên là hợp lý.

Còn về mối quan hệ giữa điển hìnhphổ quát: một hiện tượng văn hóa là điển hình thì vẫn có thể mang tính phổ quát. Điển hình mà mình nhắc đến ở đây chính là đặc trưng, là cái mà ai cũng biết về chủ thể đó, về đối tượng đó, vậy thì đó có phải cũng đã có tính phổ quát, phổ quát trong không gian văn hóa mà đối tượng đó tồn tại. Chẳng hạn như tính cộng đồng chính là đặc trưng văn hóa điển hình của Việt Nam, và phạm vi của nó tồn tại là toàn bộ không gian văn hóa Việt Nam, và có thể mở rộng ra ở một số quốc gia khác nữa (nếu cùng những nguồn gốc, và trong không gian văn hóa có sự tương đồng).

Chắc là bạn meohen đang đề cập đến điển hình nghĩa là duy nhất, là hơn hẳn những đối tượng khác trong nhóm đối tượng nào đó, chẳng hạn như câu nói "Nam là sinh viên điển hình trong lớp", vậy thì điển hình ở đây có thể hiểu là chỉ một và đặc biệt trong lớp đó chăng? Đến phiên mình lại chưa lãnh hội được hết ý của bạn meohen, hì hì, mong bạn thông cảm cho đầu óc còn ngu muội của mình, hì hì.

Hơn nữa, ý của mình khi viết "sống thọ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp" ở đây là sống thọ như của Tướng Giáp, sống thọ giống sống thọ của Tướng Gíap, vậy thì như và giống thì lẽ nào không thể phổ quát trên thế giới - điển hình ở Việt Nam, phổ quát ở Việt Nam, mở rộng ra là phổ quát trên thế giới (thế giới ở đây đương nhiên có thể không phải toàn bộ thế giới). Chắc là mình đã viết không rõ, thay vì nên viết là "sống thọ giống như sống thọ của Đại tướng" thì tốt hơn, hì hì.

Mình thì còn đang học nhiều, vả lại mục đích học cuối cùng của mình là để giỏi hơn, mỗi ngày học một ít, mong sẽ cải hóa được sự ngu muội, hì hì.
Mong bạn meohen bỏ quá cho nếu có gì chưa lãnh hội được bằng bạn.
Mình sẵn sàng nhận những góp ý, thậm chí là chê bai, trách móc để được giỏi hơn.

Mình xin mạo muội tự xem mình vẫn là bạn tốt nha bạn meohen (mặc dù chưa bao giờ được gặp bạn, hì), bữa nào có dịp rất mong được mời bạn một chầu cà phê bẹp, hì hì hì.
Hạnh phúc khi tôi được ngắm nhìn ...

Lưu Tuấn Anh
刘俊英
りゅうとしひで (劉俊英)
RANDOM_AVATAR
LuuTuanAnh
 
Bài viết: 154
Ngày tham gia: Thứ 6 04/01/08 17:55
Cảm ơn: 26 lần
Được cám ơn: 11 lần

Trang kế tiếp

Quay về Lý luận văn hóa học

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến4 khách

cron