"ĐỔ MÁU"... CŨNG LÀ VĂN HOÁ

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về chung về lý luận văn hoá học

"ĐỔ MÁU"... CŨNG LÀ VĂN HOÁ

Gửi bàigửi bởi violin » Thứ 6 28/03/08 18:30

“ĐỔ MÁU”… CŨNG LÀ VĂN HÓA ?

“đổ máu” là văn hóa nghe có vẻ vô lý và phi nhân đạo nhưng bạn nghĩ sao về “những cuộc chiến tranh và những chuyến đi săn”, Chúng có những giá trị văn hóa không, chúng ta hãy cùng phân tích. ở đây mình không nói đến những vấn đề cũng gây ra đổ máu như đánh nhau, tai nạn…
1.CHIẾN TRANH :twisted:
Tính nhân sinh: những cuộc chiến tranh xảy ra khi xuất hiện mâu thuẩn giữa những tập thể người (như dân tộc, quốc gia…) với nhau và chúng không thể giải quyết được bằng hòa giải mà bằng bạo lực với những loại vũ khí (bom, mìn, súng đạn, vũ khí sinh học…) để sát thương kẻ thù, gây chết chóc đau thương, thiệt hại nặng nề về người và của. Có cả một “nghệ thuật quân sự” và vô số những người nổi tiếng trên thế giới mà tên tuổi gắn với những cuộc chiến tranh.
Tính lịch sử: đã từng đọc ở đâu đó câu nói đại ý là: lịch sử nhân loại cũng là lịch sử chiến tranh. Chiến tranh - thời nào cũng có. Từ khi loài người xuất hiện trên hành tinh này, đã xảy ra không biết bao nhiêu cuộ chiến lớn nhỏ, tiêu biểu là Chiến tranh thế giới thứ hai mà hậu quả vẫn còn tồn tại đến ngày.
Tính lựa chọn: trong chiến tranh, con người có quyền lựa chọn vũ khí, lựa chọn phương pháp tác chiến…làm sao để đạt được mục đích hiệu quả nhất và có quyền ủng hộ hay phản đối cuộc chiến. (bạn nào nghĩ được có thể lựa chọn gì nữa thì bổ sung giúp mình!!!)
Tính giá trị: chiến tranh xảy ra với nhiều mục đích mà xét cho cùng là giành giật những quyền lợi về kinh tế, chính trị cho dù đó là chiến tranh tôn giao, chiến tranh giành độc lập, hay chiến tranh giữa các nước đế quốc… vì vậy đối với các bên tham chiến, bên nào cũng có giá trị cần đạt đến của riêng mình. Khi nói đến chiến tranh, bạn sẽ nghĩ đến điều gì? Có phải là đau thương chết chóc điêu tàn… và đó là hình ảnh mà 2 từ chiến tranh biểu hiện.
2.SĂN BẮN (SĂN BẮT) :twisted:
Tính nhân sinh: hoạt động săn bắn (săn bắt) do con người thực hiện với nhiều mục đích khác nhau, con người là thợ săn và cũng có khi là con mồi. con người tạo ra dụng cụ để phục vụ cho việc săn bắt từ thô sơ như cái cung, mũi tên bằng đá, bằng đồng, cái bẫy, tấm lưới… đến phức tạp như súng săn… và cả những kỷ xảo những nghệ thuật săn bắt.
Tính lịch sử: trước khi biết trồng trọt và chăn nuôi thì săn bắt cùng với hái lượm là hai hoạt động không thể thiếu để duy thì sự tồn tại của con người.
Tính lựa chon: con người có thể lựa chọn đối tượng săn bắt, vũ khí săn bắt, nơi thực hiện… sao cho đạt hiểu quả cao nhất
Tính giá trị:
- Khi con mồi là động vật khác: đầu tiên là để làm thức ăn (nhiều quán thịt rừng quá mà) tiếp theo là để giải trí, thi đấu, thể hiện tài năng sự dũng cảm. chúng ta không lạ gì những cuộc thi săn bắn. ở nhiều dân tộc, việc trở thành thợ săn giỏi được mọi người công nhận là một vinh dự to lớn, một điều bắt buộc đối với nam giới đến tuổi trưởng thành, con vật săn được đầu tiên rất có ý nghĩa. Sản phẩm săn được còn dùng để trang trí, làm đồ dùng rất có gía trị như áo long thú, ngà voi, sừng hưu…
- Khi con mồi là con người: ví dụ tập tục “săn máu hay săn đầu người” mà trước đây còn tồn tại ở một số dân tộc vùng Tây nguyên nước ta, và không lạ gì trên thế giới. hoạt động này có liên quan đến văn hóa tâm linh, tín ngưỡng, tôn giáo. Ví dụ dụ khi dân làng bị tai họa nào đó như bệnh dịch, mất mùa họ nghĩ do thần linh trừng phạt nên cần phải tìm một vật tế cho thần linh nguôi giận, nhiều khi là vì mâu thuẫn giữa hai dòng họ mà dẫn đến báo thù thì cũng diễn ra việc săn người. Tuy nhiên hiện nay những tập tục này gần như đã bị xóa bỏ.
Qua những gì mình đã trình bày rất mong được ý kiến thảo luận của các bạn ĐỔ MÁU CÓ PHẢI LÀ VĂN HÓA KHÔNG? Nếu bạn nào hảo tâm có thể phân tích 2 vấn đề này trên hệ tọa độ chủ thể-không gian-thời gian để làm rõ hơn. :lol:
con người dù có thánh thiện đến mấy thì vẫn là con người
Hình đại diện của thành viên
violin
 
Bài viết: 62
Ngày tham gia: Thứ 4 12/03/08 19:40
Đến từ: nơi tận cùng thế giới
Cảm ơn: 4 lần
Được cám ơn: 5 lần

Re: "ĐỔ MÁU"... CŨNG LÀ VĂN HOÁ

Gửi bàigửi bởi ngoclan » Thứ 6 28/03/08 20:49

uh nếu "đổ máu"là văn hoá thì những cưộc chiến tranh phi nghĩa có phải là văn hoá không???hay đó là "phi văn hóa "chỉ là sự tranh giành quyền lợi ở mỗi quốc gia mà làm đổ máu của những người dân thường ,trẻ em ,người già ,mà họ chỉ là nạn nhân của những "cuộc chiến tranh chỉ vì quyền lợi "theo riêng tôi thì khi "đổ máu" không phải là văn hóa

còn đối với những người vì tổ quốc mà hi sinh thân mình ,đó là các anh chiến sĩ họ đã dùng thân xác của mình để lấp lỗ châu mai ,họ đã để máu họ đổ ,đổ vì các anh yêu nước,thương dân,căm thù kẻ xâm lược
theo tôi lúc đó "đổ máu "là văn hóa

"đổ máu" là văn hóa hay không còn tùy vào đối tượng và tùy vào hoàn cảnh nữa
còn những ý kiến khác như thế nào ????
em hồn nhiên rồi em sẽ bình yên
Hình đại diện của thành viên
ngoclan
 
Bài viết: 72
Ngày tham gia: Thứ 5 13/03/08 15:53
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần


Quay về Lý luận văn hóa học

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến48 khách

cron