Văn hóa "GHEN"

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về chung về lý luận văn hoá học

Văn hóa "GHEN"

Gửi bàigửi bởi _[Kjm khanh]_ » Thứ 2 31/03/08 19:18

ghen có phải là văn hóa??
Ghen tồn tại rất lâu và rất phổ biến trong đời sống con người.Ở đây Khanh muốn nói ghen o phương diện tình cảm.

Tính giá trị: khi yêu thì con người ta mới ghen,ghen như để chứng minh tình cảm của những người yêu thương nhau,làm tình yêu thêm đậm đà, khẳng định tài sản riêng bất khả xâm pham.
Tinh nhân sinh: ghen là sự cảnh báo sự bất an, hoang mang lo lắng cho tình cảm của người mình yêu thương đôi lúc vu vơ nhưng cung có khi dẫn đến hành động ko lường trước được. :twisted:
Tính lịch sử: ghen có từ khi 2 con người yêu nhau và bắt đầu xuất hiện người thứ 3,4,5...(nếu ko thì ghen với ai hehe) :lol:
tính đặc trưng:ghen thường được so sánh là ghen như Hoạn thư,ghen mọi kiểu: ghen với quá khứ,ghen với bạn,đồng nghiệp,ghen trên mạng,ghen điện thoại và hi hữu là ghen với game...
ghen bằng mọi cách: kiểm soát , theo dõi, kiểm tra, lén lút và có cả công khai...khóc lóc, chửi mắng, im lặng dằn vặt,đánh đập, tạt axit...
Tính lựa chọn: ghen như thế nào để giữ được tình yêu, hạnh phúc gia đình và vẫn đẹp trong mắt mọi người.“Ghen cũng là một nghệ thuật. Vì thế các bạn trẻ cần phải học cách ghen. Ghen làm sao để người yêu mình hiểu rằng mình luôn có một niềm tin vào tình yêu của anh (cô) ấy. Ghen làm sao để hình ảnh của mình đẹp hơn trong mắt người yêu.
nói tóm lại ghen cũng cần phai có van hoạ :twisted: :twisted: Trước hết là không làm xấu bản thân cả về ngoại hình lẫn cách ứng xử; không bớt nói cười, bớt ngọt ngào... so với thường ngày. Hành vi ghen phải trong vòng pháp luật, “ghen sao mình vẫn là mình”, không làm tổn hại danh dự một ai, nếu phải chia tay thì vẫn có thể là bạn của nhau. Ghen lồng lộng, ghen trả thù, ghen bạo lực sẽ khiến bản thân xấu đi, ảnh hưởng thể chất và gây sang chấn tình cảm cho nhiều người và đẩy “người của mình” tiến gần kẻ thứ ba hơn.



Ghen

Bạn bè rủ đi chơi xa
Còn em trông nhà, có ngại ngần chi
Nhưng rồi anh lại không đi
Vì anh chợt nghĩ: Em thì ai trông?

ĐẶNG HẤN


<
Everythjng j do for you.4ever
Hình đại diện của thành viên
_[Kjm khanh]_
 
Bài viết: 30
Ngày tham gia: Thứ 2 31/03/08 15:45
Đến từ: nÆ¡i tui đến :D
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Văn hóa "GHEN"

Gửi bàigửi bởi tramy » Thứ 5 03/04/08 10:21

tôi có thêm một chút ý kiến nhỏ ,cứ thử liên tưởng ghen là một thư "gia vị".Nếu bạn nấu một món ăn nêm nếm gia vị vừa tay thì chắc chắn rât tuyệt.Nhưng néu lỡ tay thì không ổn rồi đó
ghen cũng là cách biểu hiện tình yêu đấy chứ? nhưng phải "đúng liều,đúng lượng "nhe
RANDOM_AVATAR
tramy
 
Bài viết: 35
Ngày tham gia: Thứ 3 04/03/08 7:53
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Văn hóa "GHEN"

Gửi bàigửi bởi mintcandy » Thứ 5 03/04/08 21:23

Yêu thì phải có ghen ! Ghen cũng là 1 cách để biểu hiện tình yêu đấy ! nhưng... ghen quá thì pó tay 8)
Mình là con gái , mình cũng yêu , cũng ghen ghê lắm đấy , nhưng ghen đến mức tạt axit, xé áo , nắm tai giựt tóc thì... mình thua!
Theo mình "văn hoá ghen" đơn giản chỉ là ghen cho có văn hoá thôi !
mưa làm áo em dường như trong suốt...
RANDOM_AVATAR
mintcandy
 
Bài viết: 60
Ngày tham gia: Chủ nhật 30/03/08 22:50
Đến từ: nhà của tui
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Văn hóa "GHEN"

Gửi bàigửi bởi _[Kjm khanh]_ » Thứ 6 04/04/08 12:20

Ghen để làm tính yêu thêm đậm đà thì cũng nên ghen mà :twisted:
Everythjng j do for you.4ever
Hình đại diện của thành viên
_[Kjm khanh]_
 
Bài viết: 30
Ngày tham gia: Thứ 2 31/03/08 15:45
Đến từ: nÆ¡i tui đến :D
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Văn hóa "GHEN"- đa dạng và phức tạp

Gửi bàigửi bởi TrangTrinh » Thứ 5 10/04/08 22:48

Bạn Kimkhanh phân tích ghen có phần miễn cưỡng , ví dụ như :
Tính lịch sử: ghen có từ khi 2 con người yêu nhau và bắt đầu xuất hiện người thứ 3,4,5...(nếu ko thì ghen với ai hehe)

tính lịch sử không thể quy hoạch trong giới hạn giữa hai người , mà phải xét ở thời nay ghen khác xưa thế nào? Nói "ghen" có tính lịch sử có nghĩa là ghen là hiện tượng có từ lâu đời , không chì từ khi hai người yêu nhau mà còn từ khi có con người. Vì ghen là biểu hiện tâm lý thuộc bản năng, hãy xem một định nghĩa về "ghen" :
GHEN:
Là sự đam mê thường là đen tối, do mất thăng bằng vì lo sợ bị mất cái mình sở hữu (quyền lực, địa vị, danh vọng hoặc tình yêu, vv.). Ghen do quá nặng óc sở hữu, thiếu tự tin và lòng tin người khác hoặc do sợ người khác hơn mình. Thường có hai kiểu: Ghen âm thầm, hướng tới tự huỷ hoại, và Ghen tàn bạo có thể dẫn tới tội ác. Trong tình cảm, Ghen có phần sắc thái tự nhiên, phần nhiều mang sắc thái xã hội. Có trường hợp Ghen có nguồn gốc bệnh lí.
[http://dictionary.bachkhoatoanthu.gov.vn]

Về chủ thể : con người ham muốn sở hữu
Không gian :
Ngưới phương Đông ghen vì đạo đức, danh dự, riêng triết lý tự nhiên của Trang Tử thì "ghen" là không biểu hiện. Trang Tử giả chết để thử vợ ngoại tình, về sau vợ chết , Trang Tử gõ chậu và hát , đối với Đạo thì không để cảm xúc làm hại đến thiên tính.
Người phương Tây hiện đại thì có xu hướng vật chất hoá tính "ghen" , Rousseau kêu gọi nếu gặp người yêu đi với chàng trai khác thì hãy xé đôi bó hoa tặng cho tình địch và kẻ phản bội. Đây cũnh là "ghen" theo kiểu dân chủ văn minh. Có người phản đối , rõ ràng chỉ có người điên hay kẻ giả tạo mới làm thế , nhưng mấy ai hiểu ý nghĩa sâu xa của nó.Nếu ghen mà còn yêu , thì đây là biệu hiện cao thượng , "cầu em được người như tôi đã yêu em" ( Puskin ). Nếu không còn yêu thì đó là bó hoa chúc mừng tình địch đã thay ta gánh nặng trách nhiệm... từ đây ta có thể tự do tìm bạn tình mới. Một câu chuyện vui nữa cũng từ văn hoá phương Tây , một anh về khuya bắt gặp vợ đang ngủ với bạn đồng nghiệp, anh tặc lưỡi : " Tôi thật không hiểu nổi anh. Đối với tôi thì đấy là bổn phận rồi... Còn anh? ":?: :!:
Như vậy ghen không phải là lý do để bảo vệ tình yêu , cũng không làm tình yêu thêm đậm đà ; không biểu hiện cũng không phải là không ghen. Nói cách khác , ghen là thái độ và cách hành xử đối với đối tượng đang sở hữu (ở đây đang bàn là tình yêu ). Nếu người phương Đông cố gìn giữ cái không thể sở hữu thì người phương Tây thực tế hơn là không bận tâm cái đã mất mà họ hướng đến việc tạo tập cái mới.
Xét trên bình diện quan hệ thì quan hệ người phương Đông là quan hệ ràng buộc ( trừ quan điểm tự nhiên của Trang Tử ); quan hệ người phương Tây là quan hệ phân chia, tự do, dân chủ.
Về tính nhân sinh : ghen là sản phẩm của con người, vì lợi ích con người, nhưng kiểu ghen "xã hội đen" và "xã hội trắng"( quan hệ căng thẳng ) thì vô ích. Do đó ghen cũng có mặt văn hoá và vô văn hoá.
Anh Tuan NGUYEN HOANG - Nghien cuu sinh khoa 5
RANDOM_AVATAR
TrangTrinh
 
Bài viết: 38
Ngày tham gia: Thứ 2 24/09/07 14:15
Đến từ: Tp Hochiminh
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Văn hóa "GHEN"

Gửi bàigửi bởi btlhuong » Thứ 6 11/04/08 5:10

Ôi tớ không thích cảm giác ghen tí nào cả. Nó làm tớ mất ăn, mất ngủ, và đau đầu triền miên...mệt mỏi lắm. Đến khi "thể xác rã rời" - cứ tưởng có thể chết đi được thì lại bình tâm: anh í có người chăm sóc dùm mình vài bữa thì tốt quá còn gì, sau đó anh í lại trở về với mình kia mà-->giống người Hindu chưa??? Thế là mình vượt qua 1 tuần "chồng vắng nhà ngày bão". Buồn thì cũng có, lo lắng thì cũng có.... nhưng rồi lại hân hoan đón chồng trở về. -->nếu không thì bít làm sao bi giờ? Đó là mặt trái của nền kinh tế thị trường, của toàn cầu hoá mà lị :mrgreen: .... Phải học cách chấp nhận như người Hindu thôi :D :D :D
RANDOM_AVATAR
btlhuong
 
Bài viết: 19
Ngày tham gia: Thứ 5 10/01/08 15:59
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Văn hóa "GHEN"

Gửi bàigửi bởi asus » Chủ nhật 13/04/08 23:31

Mình nghĩ thì "Ghen" ở đây thì chắc mỗi người đều sẽ phải trải qua.Đã là con người thì ai cũng phải “ghen” it nhất 1 lần rồi.Nếu như không phải trong lĩnh vực tình cảm thì cũng trong các lĩnh vực khác trong cuộc sống.Trong lĩnh vực tình cảm thì cần phải "ghen" làm sao cho tình yêu thêm đậm đà đừng có thoái hóa,ích kỷ quá là được.
small.sun.alone.u...
Hình đại diện của thành viên
asus
 
Bài viết: 19
Ngày tham gia: Chủ nhật 21/10/07 9:58
Đến từ: má»™t nÆ¡i rất là xa, xa lắm!!!
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Văn hóa "GHEN"

Gửi bàigửi bởi _[Kjm khanh]_ » Thứ 2 14/04/08 13:04

Ghen quá mức là liều thuốc độc của tình yêu nhưng không ghen thì tình yêu, hạnh phúc cũng khó mà bền vững vì ghen cũng là một cách thể hiện tình cảm. Khi không ghen, người yêu thương của bạn cảm giác bạn không yêu họ và họ không có giá trị gì với bạn nên họ sẽ tìm đến với người khác.

Nếu bạn không có máu ghen cũng nên thể hiện… mình biết ghen một chút như một cách để “giữ người mình yêu thương” thì hạnh phúc mới được giữ vững.
như vậy thì ghen một chút cũng đâu mất mát gì he :twisted:
Hình ảnh
Everythjng j do for you.4ever
Hình đại diện của thành viên
_[Kjm khanh]_
 
Bài viết: 30
Ngày tham gia: Thứ 2 31/03/08 15:45
Đến từ: nÆ¡i tui đến :D
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Văn hóa "GHEN"

Gửi bàigửi bởi god_goblin216 » Thứ 5 17/04/08 14:24

"ghen " trong tình yêu là một điều không thể tránh khỏi.Yêu là phải ghen.Nhưng xét ở nhiều khía cạnh khác,trong tình bạn cũng có trường hợp ghen đấy.Và từ "ghen" hoán đổi thành từ"ganh".Hai đứa chơi thân ơi là thân,tự nhiên có một kẻ thứ ba xuất hiện,"kẻ ốc nhồi-khác phái" cướp mất bạn thân của mình,và người bạn thân cứ xa dần mình ,vì tình yêu cao hơn tình bạn mà,bơ vơ ,lạc loài,...nảy sinh ganh,không phải yêu kẻ phá đám đó mà là ganh vì "kẻ ốc nhồi "đó đã làm vơi đi thời gian người bạn đó dành cho mình.Vậy ganh cũng là một khía cạnh của ghen.Vậy ai đồng ý với ý kiến này nào?
RANDOM_AVATAR
god_goblin216
 
Bài viết: 15
Ngày tham gia: Thứ 5 03/04/08 14:24
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Văn hóa "GHEN"

Gửi bàigửi bởi btlhuong » Thứ 6 18/04/08 5:08

Mình có cùng ý kiến với bạn nè...hồi nhỏ mình có một đứa bạn thân ơi là thân, chỉ ghét một tội là cứ bữa nào học nhóm là nó lại đem tay chân ra so bì xem đứa nào trắng hơn... :lol:. Đó là chưa kể chuyện học hành, lúc nào nó cũng vênh vênh lên là "ta đây học lớp chọn" cho nên thi đại học "té cái đùng" hehehe. Bi giờ cô bạn của mình cũng đã tốt nghiệp ra trường sau mình 1năm nhưng thỉnh thoảng nó vẫn hỏi xem "lương của mày bao nhiêu rồi?" làm mình chẳng còn muốn thân với nó cho lắm. Dù là bạn thân nhưng mình rất ghét tính tò mò, đố kị, ganh tị.....
RANDOM_AVATAR
btlhuong
 
Bài viết: 19
Ngày tham gia: Thứ 5 10/01/08 15:59
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Trang kế tiếp

Quay về Lý luận văn hóa học

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến9 khách