tìm tính giá trị

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về chung về lý luận văn hoá học

tìm tính giá trị

Gửi bàigửi bởi tranthikimly » Thứ 3 01/04/08 16:50

Mọi người hãy giúp mình tìm ra tính giá trị qua câu chuyện sau:
Một bưổi tối mưa to,tại một quán ăn đông khách có một bà lão bước vào. Bà mặc một chiếc áo mưa mỏng không giấu được cái áo bà ba bên trong với nhiều mảnh vải vá chắp nối. Bà khoảng 70 tưổi, thân người gầy gưộc, bà đội một nón lá te tua, trên đôi bàn tay xương xẩu là một xấp vé số dày cộm. Bà đi đến từng bàn mời từng người mua vé số, có rất nhiều người mua vé số của bà nhưng cũng có nhiều người không mua vé số mà chỉ cho bà một ít tiền. Tôi cũng cho bà một đồng xu 5000đ, bà cảm ơn với giọng nói thều thào. Bà vừa cầm đồng xu quay đi thì có một thanh niên cao lớn khoảng 30 tưổi, đứng cách bà hai ba bước liền giật phắt đồng xu. Bà không nói gì mà lại tiếp tục công việc của mình.
Xét theo hệ tọa độ thì tính giá trị trong câu chuyện này:
- Chủ thể:
+ Bà lão:bán được vé số hay được người khác cho tiền, cũng có thể nếu ngày đó bà kiếm được nhiều tiền thì bà được "đối xử" tử tế. Hoặc có thể bà và anh thanh niên kia đang lợi dụng lòng thương hại của nhiều người để kiếm tiền với tưổi tác,dáng vẻ bề ngoài của bà.
+ Người thanh niên: không phải bán vé số hay nhận tiền "bố thí" từ người khác mà vẫn có tiền, anh ta "nấp" bóng bà lão để kiếm tiền.
- Không gian: ở một quán ăn đông người thì sẽ có nhiều người mua vé số hay cho bà lão tiền.
- Thời gian: Bưổi tối trời mưa to mọi người nhìn thấy bà lão với xấp vé số dày cộm mà mua giúp bà.
RANDOM_AVATAR
tranthikimly
 
Bài viết: 19
Ngày tham gia: Thứ 3 04/12/07 22:07
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: tìm tính giá trị

Gửi bàigửi bởi ntmt » Thứ 4 02/04/08 9:04

Thật sự em không thấy tính giá trị gì trong câu chuyện trên . Một người thanh niên không phải làm việc gì cả , sống nhờ vào những đồng tiến cuả một bà lão ăn xin , cái này được xem là gì , phản văn hoá hay vô nhân đạo , hay cướp giật ?
Cũng có không ít những đứa bé ăn xin , người cho tiền vừa mới quay lưng đi là chúng bị những đứa lớn hơn lấy ngay tiền mà không dám nói một lời nào , chúng lại tiếp tục lếch thếch đi xin , và xin được , lại bị cướp !!!
vậy là chúng ta , những người cho tiền là những người bị lừa , tưởng là giúp đỡ cho người già hay trẻ em nghèo khổ thì lại là đem tiền đi cho những đứa vô công rồi nghề , ngồi chơi mà cũng có ăn . Còn những người già , trẻ em đó thì bị biến thành công cụ để lợi dụng. tóm lại , chẳng có giá trị gì ở đây cả . :cry: :cry: :cry: :cry: :cry: :cry:
[Đời thay đổi khi chúng ta thay đổi.]
Hình đại diện của thành viên
ntmt
 
Bài viết: 193
Ngày tham gia: Thứ 7 15/09/07 19:33
Đến từ: TPHCM
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: tìm tính giá trị

Gửi bàigửi bởi tranthikimly » Thứ 4 02/04/08 23:37

"Mọi sự vật/hiện tượng sẽ được coi là phi văn hóa trong một nền văn hóa nhất định nếu như trong hệ tọa độ của nền văn hóa đó nó thiếu tính giá trị" [Trần Ngọc Thêm: "Lý luận văn hóa học", tr27].
Hiện tượng này được xem là phi văn hóa, vì xét theo không gian ở Việt Nam thì việc làm của anh thanh niên là đi ngược lại truyền thống đạo đức cua dân tộc ta là "kính lão đắc thọ", nhưng xét theo chủ thể thì hành động đó không có giá trị với người khác nhưng rất có giá trị đối với người thanh niên, vì anh ta không phải lao động mà vẫn có tiền. Còn nếu đứng về góc độ bà lão thì rất có thể nếu ngày nào bà kiếm được tiền thì bà được đối xử tử tế. Vì vậy, để xét xem một hiện tượng/ sự vật có giá trị hay không ta phải xét trong hệ tọa độ C-K-T.
Hành động này cũng được xem là vô văn hóa bán phần vì người thanh niên kia biết việc làm của mình là không đúng nhưng anh ta vẫn làm.
Mình rất cám ơn bạn nhé và mong bạn góp ý kiến thêm cho mình!!!
RANDOM_AVATAR
tranthikimly
 
Bài viết: 19
Ngày tham gia: Thứ 3 04/12/07 22:07
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: tìm tính giá trị

Gửi bàigửi bởi meohen » Thứ 5 03/04/08 1:08

Quan hệ giữa bà lão với cậu thanh niên có vẻ giống với quan hệ giữa công nhân và ông chủ trong các công ty, xí nghiệp tăng ca liên tục í nhỉ.

Khổ thân bà lão và các anh chị em công nhân, bắt buộc phải làm công việc mình không muốn, nhưng nếu không làm thì không có cách khác để duy trì cuộc sống.

Cậu thanh niên thì không biết giải thích sao cho có lý, chứ mấy ông chủ thì thiếu gì nguyên nhân hợp lý.
Hình đại diện của thành viên
meohen
 
Bài viết: 229
Ngày tham gia: Thứ 3 23/10/07 20:51
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 2 lần


Quay về Lý luận văn hóa học

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến13 khách