HIỆN TƯỢNG HỌC SINH CÁ BIỆT CÓ PHẢI LÀ PHẢN VĂN HOẢ

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về chung về lý luận văn hoá học

HIỆN TƯỢNG HỌC SINH CÁ BIỆT CÓ PHẢI LÀ PHẢN VĂN HOẢ

Gửi bàigửi bởi huong0205 » Thứ 4 02/04/08 9:24

[justify]Lâu nay, cụm từ “học sinh cá biệt” thường dùng để chỉ những học sinh có ý thức kỷ luật kém, ngang ngược, thường xuyên vi phạm nội quy nhà trường, quậy phá, thường gây mất trật tự và ảnh hưởng không tốt đến những người xung quanh……trong các trường phổ thông.
Hiện tượng học sinh cá biệt có vẻ như đang ngày càng phổ biến trong các trường học. Hiện nay trên các phương tiện thông tin đại chúng đang gióng lên một hồi chuông cảnh báo về nạn “bạo lực học đường” tràn lan trong các trường học, giảng đường…tất cả đều xuất phát từ “học sinh cá biệt”
Trong phần học Lý luận văn hóa vừa rồi, chúng ta đã được thầy phân tích khá rõ về các hiện tượng phi văn hóa, vô văn hóa và phản văn hóa. Vậy chúng ta thử phân tích xem hiện tượng học sinh cá biệt có thể được xếp váo loại nào trong các khái niệm đó không?
1. Tính giá trị
Những hành vi của “học sinh cá biệt” thường không mang tính điển hình, chỉ “có giá trị” thỏa mãn nhu cầu cá nhân của học sinh đó, chứ không có giá trị đối với người khác
Chẳng hạn, hành vi cúp học chỉ để thỏa mãn nhu cầu đi chơi của học sinh, hành vi đánh nhau chỉ để chứng tỏ “chí khí anh hùng” cũng mang tính cá nhân…
2. Tính lịch sử, hệ thống
“Học sinh cá biệt” là một số những trường hợp vi phạm riêng biệt trong trường học, nó không mang tính phổ biến. Đó là những học sinh có hành vi không đúng, gây ảnh hưởng đến người xung quanh…vì vậy những học sinh này thường bị lên án và nhà trường tìm cách khắc phục. Do đó, những hành vi này sớm muộn cũng bị nhà trường tìm cách hạn chế, dẹp bỏ. Do đó không thể tồn tại lâu dài và có tính hệ thống
Từ 2 đặc điểm trên ta thấy hiện tượng học sinh cá biệt không thể là hiện tượng văn hóa. Vậy nó là hiện tượng “phi văn hóa”. Nhưng đây là hiện tượng “phi văn hóa” ở mức nào?
Theo bản thân tôi, hiện tượng học sinh cá biệt có thể xếp vào hiện tượng “phi văn hóa” ở cả 3 mức độ:
* Phản văn hóa: Có những “học sinh cá biệt” nhưng bản thân họ ngay từ đầu không phải học sinh cá biệt mà là những học sinh ngoan, giỏi nhưng đột nhiên có một biến cố lớn nào đó xảy ra đã khiến các HS đó thay đổi hoàn toàn. Chẳng hạn gia đình bố mẹ ly dị, bố mẹ bất hòa, bố mẹ không quan tâm…họ tự biến mình thành HS cá biệt, thường gây gỗ, vi phạm nội quy, làm những việc mà trước kia chưa từng làm… để gây sự chú ý hoặc cảnh tỉnh tới bố mẹ.
* Vô văn hóa:
- Toàn phần: Do hoàn cảnh, môi trường sống không tốt tạo nên. Có những học sinh ngay từ khi sinh ra đã sống trong một môi trường chỉ toàn là đánh nhau, rượt đuổi suốt ngày, hở chút là dùng “luật rừng” xử lý nhau…chính vì vậy khi vào môi trường học đường, mấy em chưa quen, hễ ai đụng tới mình là dùng “ tay đấm, chân đá” để giải quyết như ở nhà. Đối với các học sinh này đó là những hành động “bình thường”.
- Bán phần: Các hành động của HS cá biệt ít hay nhiều cũng đều ảnh hưởng không tốt tới những người xung quanh, ảnh hưởng tới gia đình. Đa số những HS này ý thức được rằng những việc làm của mình sẽ làm ảnh hưởng tới người khác, khiến người khác không vui nhưng họ vẫn làm. Chẳng hạn, một số HS cá biệt biết mình làm cha mẹ buồn lòng, lo lắng…nhưng vẫn vi phạm nội quy dù cho nhà trường nhắc nhở nhiều…
* Thiếu văn hóa: Có những học sinh ban đầu là HS ngoan, nhưng từ từ đã bị các HS cá biệt khác “lôi kéo” vào hội và cũng trở thành HS cá biệt như họ. Một số khác thì thấy những học sinh cá biệt có vẻ “oai phong”, cũng muốn nổi trội nên tham gia vào đội ngũ đó…Tóm lại là nhựng HS thiếu bản lĩnh, dễ bị lôi kéo trở thành HS cá biệt.
Đây chỉ là những ý kiến ban đầu của mình, mong cá bạn góp ý thảo luận thêm
Good day[/justify][justify][/justify]
Hình đại diện của thành viên
huong0205
 
Bài viết: 36
Ngày tham gia: Thứ 6 07/12/07 22:19
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Quay về Lý luận văn hóa học

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến34 khách

cron