"Đốt Pháo"- một giá trị văn hóa của quá khứ

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về chung về lý luận văn hoá học

"Đốt Pháo"- một giá trị văn hóa của quá khứ

Gửi bàigửi bởi haiphuong69 » Thứ 2 30/06/08 16:01

[code][/code]

“Đốt pháo”- một giá trị văn hóa của quá khứ.

Đốt pháo là một trong những phong tục phổ biến trên toàn thế giới, có từ lâu đời và vẫn còn hiện diện tại nhiều quốc gia, dân tộc. Thông thường người ta đốt pháo trong những ngày lễ hội, trong những việc vui mừng như cưới hỏi…hay một số dân tộc đốt pháo để xua đuổi ma quỷ…
Từ điển tiếng Việt của viện ngôn ngữ học định nghĩa chung về pháo : “ pháo là vật cuộn bằng giấy, bên trong nhồi thuốc nổ, có ngòi, để đốt cho nổ thành tiếng”. Từ nguyên lý chung là “nhồi thuốc nổ” , người ta đã lần lần chế tạo ra nhiều loại pháo khác nhau nhắm mục đích vui chơi như: pháo thăng thiên, pháo hoa, pháo dây, pháo giật, pháo tháp, pháo đập…các loại pháo này dùng để đốt chơi trong những ngày lễ tết vui vẻ của dân tộc. Loại pháo phổ biến nhất hiện nay là pháo hoa, được chế tạo trong các nhà máy, có độ an toàn cao và được sử dụng rộng rãi hầu như trên toàn thế giới. Hiện nay, ở Việt nam cũng bắn pháo hoa vào đêm giao thừa với ý nghĩa tiễn đưa năm cũ và đón chào năm mới.
Tuy nhiên, trong bài viết này, chúng tôi muốn đề cập đến phong tục đốt pháo trong đêm giao thừa bằng loại pháo dây, một loại pháo thông dụng trước đây, được làm từ việc kết những viên pháo nhỏ lại thành từng dây và đốt trước cửa nhà của mọi người tại Việt nam.
1. Giá trị lịch sử.

Cho đến nay, chưa ai biết pháo đuợc làm ra từ khi nào. Tương truyền rằng hợp chất thuốc nổ được các nhà luyện đan Trung Quốc tình cờ tìm ra từ đời Đường. Sau đó chúng được ứng dụng vào việc tạo ra đạn dược và pháo. [ Đặng Đức Siêu, 2005, tr. 281].
Đoàn ngọc Minh-Trần Trúc Anh trong sách “Hỏi đáp nghi lễ phong tục dân gian” cho rằng phong tục đốt pháo đón mừng mùa xuân có lịch sử trên 2000 năm tại Trung Quốc. “Người cổ đại đốt cây tre phát ra tiếng nổ gọi là bạo trúc. Về sau, người ta dùng giấy cuốn lại thay ống tre”. [ Đoàn ngọc Minh-Trần Trúc Anh, 2001, tr. 103]. Ý nghĩa của việc đốt pháo lúc ban đầu là để xua đuổi tà khí. “Kinh sở tuế thời khí” có viết rằng: “ngày mùng 1 tháng Giêng khi gà gáy thì trước tiên phải đốt pháo ngoài sân để xua đuổi ác quỷ mặt xanh” và “ sơn tiêu phạm vào người thì sinh đau ốm, nó chỉ sợ tiếng pháo, hễ đốt pháo thì nó không dám đến” [Phan Kế Bính,2005,tr. 61]. Vào lúc giao thừa , hầu như tất cả mọi nhà đều vang lên tiếng pháo giòn giã, báo hiệu giờ khắc thiêng liêng của trời đất. Đối với người Việt nam, tiếng pháo còn có ý nghĩa như sự vui mừng chào đón năm mới.
Trong nhiều tài liệu về phong tục tập quán Việt nam, các tác giả đều nhắc đến tục lệ đốt pháo giao thừa để “tống cựu nghinh tân”, tiễn đưa những cái xấu, những điều chưa hay của năm cũ và mong ước những điều mới mẻ tốt đẹp sẽ đến [ Nhất Thanh, 1992, tr.333; Toan Ánh, 1968, tr. 389; 1999, tr.233]
Đây là một tục lệ đã có từ lâu đời, được ghi lại ở nhiều sách vở và còn lưu giữ trong tâm trí nhiều người Việt nam. Tuy nhiên, vì những yêu cầu của cuộc sống xã hội mà phong tục này đã chấm dứt trên đất nước Việt nam vào ngày 1-1-1995. (Nghị định của chính phủ về việc cấm đốt pháo có hiệu lực từ ngày 1-1-1995)
(còn tiếp)
Hỏi thì xấu hổ một lúc nhưng không hỏi thì xấu hổ cả đời.
Ngạn ngữ Nhật bản
RANDOM_AVATAR
haiphuong69
 
Bài viết: 99
Ngày tham gia: Thứ 5 01/11/07 22:37
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: "Đốt Pháo"- một giá trị văn hóa của quá khứ

Gửi bàigửi bởi xixon1 » Thứ 2 30/06/08 20:19

Mình mới nhìn thấy vài tấm ảnh đốt pháo trên mạng, thân tặng bạn nè.

Hình ảnh


Hình ảnh

Hình ảnh
Ngồi trên đá , phải 3 năm mới nóng..
tục ngữ Nhật bản
RANDOM_AVATAR
xixon1
 
Bài viết: 56
Ngày tham gia: Thứ 3 08/01/08 13:57
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: "Đốt Pháo"- một giá trị văn hóa của quá khứ

Gửi bàigửi bởi haiphuong69 » Thứ 3 01/07/08 15:07

Cám ơn bạn. Mấy tấm hình đẹp quá, nhìn mà nhớ...
Hỏi thì xấu hổ một lúc nhưng không hỏi thì xấu hổ cả đời.
Ngạn ngữ Nhật bản
RANDOM_AVATAR
haiphuong69
 
Bài viết: 99
Ngày tham gia: Thứ 5 01/11/07 22:37
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: "Đốt Pháo"- một giá trị văn hóa của quá khứ

Gửi bàigửi bởi haiphuong69 » Thứ 4 02/07/08 8:50

“Đốt pháo”- một giá trị văn hóa của quá khứ. (TT)

2. Tính nhân sinh.
Như đã đề cập ở phần trên, chất nổ được phát hiện là do các nhà luyện đan Trung Quốc tình cờ tìm ra. Trong quá trình luyện đan, họ đã trộn lưu hòang, diêm tiêu, than , mật… rồi đem nung , dẫn đến hiện tượng bùng cháy, phát nổ. Từ chất nổ, con người đã tạo ra nhiều vật liệu phục vụ cho mục đích riêng của mình.
Với mục đích vui chơi, người ta làm ra các loại pháo có hình dáng đẹp mắt, không gây nguy hiểm nhiều cho người sử dụng.
Tùy theo hình dạng và nguyên lý sáng tạo mà người ta đặt tên cho pháo như: pháo thăng thiên (đốt lên bay lên trời), pháo bông (hay pháo hoa khi đốt bắn thành từng chùm hoa), pháo đại (đốt từng quả, tiếng nổ to), pháo đập (không có ngòi, dùng vật nặng đập vào phát ra tiếng nổ không lớn, kêu bép bép), pháo dây ( nhiều viên pháo kết lại thành 1 dây), pháo chuột (tương tự như pháo dây nhưng được làm bằng những viên pháo bé bằng đầu ngón tay út, khi đốt thì thảy xuống đất, nó sẽ nảy lên như con chuột) …
Thông thường, ở Việt nam trước đây, vào lúc giao thừa, nhà nào cũng đốt một phong pháo dây trước cửa. Nhà nào khá giả thì đốt dây dài bằng nhiều phong pháo nối lại với nhau, còn trung bình thì đốt một phong…

3. Pháo trong đời sống tinh thần của người dân Việt nam.
Trong nhiều sách vở và trong tâm trí của nhiều người Việt nam, tục đốt pháo là một phần không thể thiếu được trong các lễ hội và nhất là không thể thiếu được trong nghi thức cúng giao thừa ngày Tết. “Tục ta tin rằng mỗi năm có một ông Hành khiển coi việc nhân gian, hết năm thì Thần nọ bàn giao công việc lại cho Thần kia, cho nên cúng tế để tiễn ông cũ và đón ông mới” [Phan Kế Bính 2005,tr.58].
Tiếng pháo xua đuổi ma quỷ, tiếng pháo đón chào năm mới, tiếng pháo mời Ông Bà, Tổ Tông bao đời vào nhà cùng sum họp với con cháu hôm nay.
“ Đì đẹt ngoài sân tràng pháo chuột
Lọet lòe trên vách bức tranh gà” Tú Xương
Vào những giờ khắc thiêng liêng giữa năm cũ và năm mới, trong lòng ai cũng có một chút xao xuyện Vừa tiếc nuối năm đã qua đi vừa háo hức trước những ngày sắp đến. Rồi khi tiếng pháo vang lên phá tan màn đêm thanh vắng thì lòng ai cũng bất chợt nở một nụ cười nhẹ nhõm. Vậy là Tết rồi đó, vậy là thêm một tuổi…
Tiếng pháo đã đi vào sách vở, vào thi ca Việt nam, vào âm nhạc , vào tâm hồn của mỗi người Việt nam. Mùi pháo quyện với mùi hương trầm thoang thỏang trong cái se lạnh của đêm 30 làm cho không khí như trang nghiêm hơn, lòng người như nối kết với những tổ tiên từ xa xưa còn truyền lại đến bây giờ, hình ảnh xác pháo hồng ngập sân như những cánh hoa chào đón một mùa xuân tươi mới.
(Bài hát nổi tiếng cho đến ngày hôm nay của nhạc sĩ Từ Huy được mở đầu bằng câu: Tết tết tết tết đến rồi, Tết tết tết tết tết đến rồi. Chính là mô phỏng tiếng pháo nổ của một dây pháo.)

4.“ Pháo” trong đời sống người Việt nam hôm nay
Không ai có thể phủ nhận sự gắn bó tâm linh của việc đốt pháo trong lễ hội nói chung và đốt pháo tại gia đình vào dịp Tết nói riêng. Tuy nhiên, khi các đô thị ngày càng đông đúc, cuộc sống con người ngày càng có khỏang cách giàu nghèo, không gian sống của mỗi người bị thu hẹp lại thì việc đốt pháo trong đêm giao thừa tại mỗi nhà đã nảy sinh một số vấn đề.
1. Đối với trẻ em, pháo là một người bạn vô cùng lý thú nên hầu như em nào cũng thích nghe tiếng pháo và tham dự một trò chơi nguy hiểm là “giựt pháo” hay “lượm pháo”. Tức là khi pháo đang còn nổ trên dây thì các em nhào vào giựt những viên lép rớt dưới đất.
2. Đối với người lớn, đốt pháo là một nghi thức bắt buộc trong đêm giao thừa ( có thể đốt hay không đốt vào các mùng khác). Đốt pháo và nghe tiếng pháo nổ, người tin rằng năm đó mọi việc sẽ hanh thông như tiếng pháo nổ một lèo hay sẽ gặp trục trặc khi nghe pháo nổ đứt quãng.
3. Đối với nhà giàu, đốt pháo là một dịp để chứng tỏ mức độ giàu có và sự xa hoa của gia đình mình.
4. Đối với người nghèo, đốt pháo là sự gia tăng chi phí cho gia đình, cảm nhận sự thấp kém trong địa vị và cuộc sống của gia đình mình. (nhiều tác phẩm văn học và báo chí cũng nêu lên vấn đề này).
5. Đối với người bị bệnh thì nghe tiếng pháo và ngửi mùi pháo dày đặc trong không khí sẽ gây ra nhiều biến chứng khó khăn cho sức khỏe. (Vấn đề này chỉ xảy ra ở thành phố lớn, nơi mật độ dân cư cao).
6. Đối với người làm pháo, đây là một nghề kiếm sống lương thiện nhưng tỉ lệ rủi ro cao, nhất là theo “công nghệ” làm pháo như hiện nay.
Trong những năm đất nước còn khó khăn, mức sống của người dân chưa cao, mỗi nhà chỉ có thể đốt pháo ở một mức độ vừa phải. Lúc đó đốt pháo là một tập tục đẹp đẽ bởi vì pháo mang một ý nghĩa đúng đắn nhất của nó: Tống cựu nghinh tân.
Khi đất nước phát triển, cuộc sống ngày càng đi lên, việc đốt pháo đã không chỉ mang ý nghĩa ban đầu của nó mà còn là một sự xa hoa, lãng phí khi nhà nhà cùng đốt, người người nhìn nhau mà đốt. (Chúng tôi còn nhớ khỏang năm 1993, ở gần nhà có một gia đình buôn bán đã đốt một dây pháo dài thả từ lầu 4 xuống đất và việc này đã được mọi người bàn tán suốt cái Tết). Trong tình hình kinh tế xã hội vẫn còn chưa phát triển và tâm lý “con gà tức nhau tiếng gáy” của đại bộ phận dân cư thì việc đốt pháo đã nghiêng về mặt tiêu cực hơn là tích cực.
Hỏi thì xấu hổ một lúc nhưng không hỏi thì xấu hổ cả đời.
Ngạn ngữ Nhật bản
RANDOM_AVATAR
haiphuong69
 
Bài viết: 99
Ngày tham gia: Thứ 5 01/11/07 22:37
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: "Đốt Pháo"- một giá trị văn hóa của quá khứ

Gửi bàigửi bởi xixon1 » Thứ 4 02/07/08 9:13

Tặng bạn tấm ảnh xác pháo
nguồn:http://vnexpress.net/SG/Xa-hoi/2008/02/3B9FF1F5/


Hình ảnh
Ngồi trên đá , phải 3 năm mới nóng..
tục ngữ Nhật bản
RANDOM_AVATAR
xixon1
 
Bài viết: 56
Ngày tham gia: Thứ 3 08/01/08 13:57
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: "Đốt Pháo"- một giá trị văn hóa của quá khứ

Gửi bàigửi bởi haiphuong69 » Thứ 4 02/07/08 21:08

Mình rất vui đã được các bạn xem và đóng góp. Cám ơn bạn rất nhiều.
Hỏi thì xấu hổ một lúc nhưng không hỏi thì xấu hổ cả đời.
Ngạn ngữ Nhật bản
RANDOM_AVATAR
haiphuong69
 
Bài viết: 99
Ngày tham gia: Thứ 5 01/11/07 22:37
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: "Đốt Pháo"- một giá trị văn hóa của quá khứ

Gửi bàigửi bởi haiphuong69 » Thứ 5 03/07/08 8:31

(TT)

Kết luận.

Qua những điều ghi nhận ở trên, tục lệ “đốt pháo dây” là một giá trị văn hóa của người Việt nam với đầy đủ những đặc tính cần có của một giá trị văn hóa.
Tính lịch sử: có từ lâu đời và còn được truyền lại cho đến ngày nay. Riêng Việt nam thì tập tục này còn được duy trì đến trước năm 1995 .
Tính nhân sinh: pháo là do con người tạo ra và phục vụ cho mục đích của con người.
Tính biểu trưng: Pháo tượng trưng cho sự vui vẻ, may mắn, xua tan những điều xấu để đón chào điều tốt đẹp.
Tính lựa chọn: có nhiều loại pháo khác nhau và được sử dụng tùy thuộc vào các nghi thức trong một lễ hội dân gian nói chung hay trong dịp Tết cổ truyền nói riêng.
Tính hệ thống: Pháo nằm trong hệ thống các vật gây cháy, nổ. Nguyên liệu chính là diêm tiêu, lưu huỳnh, than…
Tính giá trị:
-Việc đốt pháo gắn liền với đời sống tâm linh của người Việt nam. Đối với người VN, “Tết là Pháo, Pháo là Tết” [Nhất Thanh 1992, tr. 334]
- Pháo có mặt trong thơ ca, nhạc, họa…
- Làm pháo là một nghệ thuật, là một nghề được lưu truyền từ đời này sang đời khác. (Làng pháo Bình Đà, Đồng Kỵ…)
- Tùy thuộc vào từng chủ thể khác nhau mà việc đốt pháo tạo ra niềm vui hay nỗi buồn.
- Pháo được đốt trong những thời gian được quy định và không gian cũng được quy định. (Ngoài thời gian và không gian đó thì bị coi là không văn hóa)
Tục lệ đốt pháo dây vào đêm giao thừa tại Việt nam là một trong những tập tục tốt đẹp trong quá khứ của dân tộc Việt nam. Tiếng pháo rộn lên mang theo bao ước vọng về một ngày mai tươi đẹp. Mùi pháo thoảng trong không khí như những ước mơ thầm kín chỉ có thể tự cảm nhận mà không nắm bắt được. Tiếng pháo, mùi pháo và xác pháo tung bay là hình ảnh hiện lên trong tâm khảm của những con người Việt nam khi nhớ về một cái Tết nào đó, gợi lên tình gia đình ấm êm trong quá khứ xa xôi.
Rồi đây, còn có ai nhớ được:
“Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ
Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”


Danh mục tài liệu tham khảo

1. Đặng Đức Siêu 2005, Văn Hóa Trung Hoa, HN, Nxb Lao Động.
2. Đoàn Ngọc Minh-Trần Trúc Anh 2002, Hỏi đáp nghi lễ phong tục dân gian, HCM, Nxb Văn Hóa Dân Tộc.
3. Nhất Thanh 1992, Đất Lề Quê Thói, HCM, Nxb VHTV.
4. Phan Kế Bính 2005, Việt nam Phong Tục, HN, Nxb VHTT
5. Toan Ánh 1968, Làng xóm Việt Nam, SG, nhà in Phương Quỳnh
6. Toan Ánh 1999, Hương nước hồn quê, HCM, Nxb Thanh niên.
Hỏi thì xấu hổ một lúc nhưng không hỏi thì xấu hổ cả đời.
Ngạn ngữ Nhật bản
RANDOM_AVATAR
haiphuong69
 
Bài viết: 99
Ngày tham gia: Thứ 5 01/11/07 22:37
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: "Đốt Pháo"- một giá trị văn hóa của quá khứ

Gửi bàigửi bởi phuonghongxixon » Thứ 5 03/07/08 16:59

Em có ý kiến! Chỉ là giá trị văn hóa của quá khứ thôi sao? Hiện tại tuy không được đốt pháo tràn lan nữa nhưng....pháo giao thừa cũng là văn hóa đấy chứ a??? :?:
HÃY CHO NHỮNG GÌ BẠN MUỐN NHẬN!
Hình đại diện của thành viên
phuonghongxixon
 
Bài viết: 71
Ngày tham gia: Chủ nhật 23/03/08 8:34
Đến từ: GIA LAI
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: "Đốt Pháo"- một giá trị văn hóa của quá khứ

Gửi bàigửi bởi haiphuong69 » Thứ 6 04/07/08 9:06

Cám ơn bạn đã đóng góp ý kiến. Tuy nhiên, trong phạm vi bài này mình chỉ giới hạn vấn đề ở việc đốt pháo dây thôi ạ. Bởi vì pháo dây có mặt tại Việt nam lâu hơn và gần gũi với người Việt nam hơn. Còn pháo bông thì mới được sử dụng gần đây thôi và thật tình thì không phải người Việt nam nào cũng có cơ hội để ngắm pháo bông trực tiếp mà chỉ được nhìn qua màn ảnh truyền hình. Mà ăn đồ hộp thì...
Có ai nghĩ như mình không ạ?
Hỏi thì xấu hổ một lúc nhưng không hỏi thì xấu hổ cả đời.
Ngạn ngữ Nhật bản
RANDOM_AVATAR
haiphuong69
 
Bài viết: 99
Ngày tham gia: Thứ 5 01/11/07 22:37
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: "Đốt Pháo"- một giá trị văn hóa của quá khứ

Gửi bàigửi bởi meohen » Thứ 6 04/07/08 11:40

Tuổi thơ tớ gắn bó với pháo lắm, tớ sống ở gần làng pháo Bình Đà mà. Giữa năm là đã có nhà lo chuẩn bị vào mùa pháo. Còn những tháng tết thì hầu như người ta làm pháo quên ăn, quên ngủ luôn.

Nhưng tớ nhát lắm, đối pháo thì cầm một que hương/nhang rõ dài, tay run run mãi mới chạm tới cái ngòi pháo. Thấy xì xì khói ra là chạy rõ xa để tránh. Lắm khi còn bịt tai nữa. Ngày nhỏ tớ chỉ thích pháo tép thôi. Nó lớn hơn cây tăm một chút, nổ cũng không to. Nếu chẳng may ngòi nó cháy nhanh quá thì tớ cũng chẳng bị sao cả. Các anh tớ tự làm pháo các kiểu, các cỡ và biểu diễn nhiều kiểu đốt pháo rất quái chiêu. Bây giờ lớn rồi mới thấy mình cũng khôn, và thấy may mắn lúc đó không ai bị làm sao vì mấy trò dại dột của các anh.

Việc cấm đốt pháo hiện nay, theo tớ, là "giết nhầm còn hơn bỏ sót". Vì ngày trước, ở nông thôn, việc đốt pháo rất vui, đất rộng, người thưa, tiếng ồn và khói pháo không ảnh hưởng đến ai cả. Pháo cũng là một biểu tượng của tết. Trong tiêu chuẩn hàng tết thời bao cấp, gia đình nào cũng được mua 1 bánh pháo theo giá cung cấp. Ngoài 20 tháng chạp đã thấy trẻ con đì đẹt đốt pháo. Càng gần tết, tiếng pháo càng dồn dập. Giao thừa, các nhà thi nhau đốt pháo xem pháo nhà nào nổ đanh hơn, thi xem tràng pháo nhà nào dài hơn, nổ lâu hơn... Rồi nghe tiếng pháo đoán vận may năm mới của gia đình. Ngày tết, trong túi ai cũng có vài quả pháo rời. Có khi trẻ em còn được lì xì bằng pháo nữa.
Bây giờ ở các đô thị thì làm gì còn chỗ để đốt pháo. Nhà ống chiều ngang 4-5m, pháo nổ thì đinh tai nhức óc. Mang ra đường thì tai nạn tùm lum. Đấy là chưa kể các trò chơi của các anh em thanh thiếu nhi ma mãnh. Nếu là khu tập thể thì đêm giao thừa không thể thở nổi (tớ đã được thưởng thức 1 lần). Tớ nghĩ là các nhà cầm quyền ở thành phố, thấy tình hình đô thị như vậy quá nguy hiểm nên ra cái lệnh hạn chế rồi cấm hẳn. Nhưng khổ thân nông thôn lắm, từ khi cấm pháo, đêm giao thừa im ắng đến phát buồn luôn. Bị cấm hơn chục năm rồi mà vẫn thấy nhớ. Giá mà quản lý tốt, nông thôn VN vẫn được phép đốt pháo nhỉ!
Hình đại diện của thành viên
meohen
 
Bài viết: 229
Ngày tham gia: Thứ 3 23/10/07 20:51
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 2 lần

Trang kế tiếp

Quay về Lý luận văn hóa học

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến15 khách