"Đốt Pháo"- một giá trị văn hóa của quá khứ

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về chung về lý luận văn hoá học

Re: "Đốt Pháo"- một giá trị văn hóa của quá khứ

Gửi bàigửi bởi phanthikimanh » Thứ 7 05/07/08 9:50

Nhắc tới pháo mà bao nhiêu kỷ niệm ngày xưa bỗng nhiên ùa về...

Tuổi thơ mình gắn liền với một vùng ngoại ô Hà Nội, nơi có những chùm xoan hoa nở tim tím cả một góc trời, có cây hoa gạo toả bóng mát đầu làng, có cây hoa ngâu thơm ngát mỗi ngày và một cánh đồng trồng hoa bát ngát với đủ các loại hoa hồng, hoa huệ , hoa thược dược, hoa chân chim, và cả hoa gì giông giống cái mõm con chó ...Chiều chiều, lũ trẻ con như chúng mình thường hay chạy ra đó thả diều. Những cánh diều dán vội vàng có đuôi dài bằng giấy thủ công ngày ấy nhìn đẹp hơn , có hồn hơn so với những cánh diều Trung Quốc đủ màu sặc sỡ mà trẻ con bây giờ hay chơi ở gần cầu Kênh Tẻ- quận 7. Đặc biệt, những chiếc lồng đèn ông sao chơi Tết trung thu do cô giáo dạy học sinh tự làm được thắp lên vào đêm sáng trăng ấy sao mà đẹp lung linh gấp nhiều lần so với những chiếc lồng đèn hình thú bằng nhựa của Trung Quốc xài pin thời nay...

Nuối tiếc ngày ấy...cái gì sao cũng đẹp, cũng thơ...

Và tuổi thơ đáng nhớ ấy , không thể không nói tới những bánh pháo hồng hồng, những chùm pháo đại màu rực rỡ thường được đốt vào dịp Tết truyền thống...
Ngày ấy , do hay bị lũ trẻ con nghịch ngợm ném pháo vào người nên đứa bé gái nhút nhát như mình sợ pháo lắm. Khi đốt pháo mình phải cầm nén hương châm ngòi rồi bịt tai bỏ chạy thật xa, hoặc mình phải xé ngòi pháo làm 2 rồi phủi bỏ hết thuốc súng ra sau đó se ngòi làm pháo nổ chậm lại. Đêm giao thừa chỉ hồi hộp chờ nghe tiếng pháo nổ. Mỗi nhà thi nhau đốt pháo , nhà ai đốt nhiều pháo thì được xem là giàu có, vì vậy những nhà lắm tiền thi nhau đốt pháo (Ba mẹ mình thì bảo là đốt tiền ). Ba Mẹ mình vốn tiết kiệm nên nhà mình năm nào cũng chỉ đốt khiêm tốn mỗi một bánh pháo vào lúc giao thừa và một đống pháo lẻ còn sót sau khi đốt anh em mình nhặt lại để dành đốt lai rai. Sáng mùng một Tết, Mẹ mình quét gom nhẹ những xác pháo vào góc thềm nhà chứ không được cho vào thùng rác vì sợ đổ mất hết tiền ! Cũng có những năm Ba Mẹ mình dắt díu cả nhà ra ngồi ở ven Hồ Gươm đợi xem bắn pháo hoa vào lúc giao thừa còn pháo của nhà thì để dành đốt vào sáng mùng một Tết.
Dù là nhớ lắm tiếng pháo thời bé thơ nhưng mình vẫn ấn tượng với những tai nạn do pháo gây ra vô cùng khủng khiếp, có những người vĩnh viễn bị mù mắt, có người bị mất đi bàn tay...Vì vậy sau này, năm mình lên 10 tuổi, gia đình mình hồi hương về Miền Nam, cũng vẫn giữ nếp đốt pháo ấy theo truyền thống dân tộc nhưng đến khi Chính phủ mình ban hành nghị định cấm đốt pháo thì Mẹ mình rất mừng rỡ và bọn mình, lúc này đã lớn cũng ủng hộ nhiệt liệt.

Bây giờ, với mình, tiếng pháo chỉ còn là những kỷ niệm đẹp của thời ấu thơ...
Tiếng chim hót trong bụi mận gai...
Hình đại diện của thành viên
phanthikimanh
 
Bài viết: 381
Ngày tham gia: Thứ 7 30/06/07 20:55
Đến từ: TP. Hồ Chí Minh
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: "Đốt Pháo"- một giá trị văn hóa của quá khứ

Gửi bàigửi bởi skoalls » Chủ nhật 06/07/08 23:42

phuonghongxixon đã viết:Em có ý kiến! Chỉ là giá trị văn hóa của quá khứ thôi sao? Hiện tại tuy không được đốt pháo tràn lan nữa nhưng....pháo giao thừa cũng là văn hóa đấy chứ a??? :?:

đốt pháo " kia " là nhà nhà đốt , người người đốt !... còn " pháo giao thừa bây giờ " là nhà nước đốt ! chính quyền đốt ! địa phương đốt... còn mọi hình thức đốt pháo khác đều bị cấm ! dẫn đến một văn hóa khác là văn hóa..."tác hại của pháo trong bệnh viện "...
- Tuy vẫn sảy ra tình trạng VN nhập lậu pháo : pháo bông-pháo tép - pháo nổ của trung quốc và tình trạng sử dụng " chui " khá phổ biến ! nhưng thời điểm hiện nay thì loại đốt pháo " chui " không thể cho vào là văn hóa được !
( nhưng chốt 1 câu rất... 3 phải - tết mà ko nghe tiếng pháo tí tách của lũ trẻ con thì buồn thật.. hix )
Yêu lắm Hà Nội ơi !
RANDOM_AVATAR
skoalls
 
Bài viết: 174
Ngày tham gia: Thứ 3 02/10/07 18:21
Đến từ: Hà Ná»™i
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: "Đốt Pháo"- một giá trị văn hóa của quá khứ

Gửi bàigửi bởi xixon1 » Thứ 2 07/07/08 11:14

Mình cũng tâm đắc câu :"tết mà không có pháo thì"...
Dẫu biết rằng ý kiến phân tích của các bạn về tác hại của pháo đều rất đúng đắn, nhưng...
mình may mắn làm ở khách sạn Majestic vào đêm giao thừa, nơi mà pháo bông mỗi năm đều "đốt ngay vào mặt, nổ ngay trên đầu đó...". Thú thật là chỉ có cảm giác choáng ngợp trước một rừng pháo bông với nhiều hình thù đẹp đẽ, và vui vẻ khi cả rừng người ở dưới đường Nguyễn Huệ la lên khi xem pháo, nhưng cảm giác hồi hộp trước khi đốt và nuối tiếc sau khi đốt (như lúc đốt pháo dây) thì thực sự không tìm thấy. Có lẽ mình đã lớn nên không có cảm giác hồi hộp, hay tại mình cảm thấy không có gì hấp dẫn để phải chờ đợi và không có gì để phải nhớ nhung.
Cho mình so sánh hơi khập khiễng một chút...
Xem pháo bông giống xem thi hoa hậu vậy, mỗi người một vẻ, rực rỡ, không gì có thể chê bai được. Nhưng coi xong thi hết, không có gì vấn vương lưu luyến.
Pháo ở nhà thì khác. Giống như một cô gái mình để ý, nhan sắc bình thường nhưng "cháy" cho mình, "hy sinh" vì minh..mỗi lúc nhắm mắt lại mình vẫn còn nghe thấy mùi hương, mơ đến hình ảnh...
...Úi trời ơi, sao mà tui ướt át dữ vậy nè !!!!!
Ngồi trên đá , phải 3 năm mới nóng..
tục ngữ Nhật bản
RANDOM_AVATAR
xixon1
 
Bài viết: 56
Ngày tham gia: Thứ 3 08/01/08 13:57
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: "Đốt Pháo"- một giá trị văn hóa của quá khứ

Gửi bàigửi bởi angmaydothanh » Thứ 3 08/07/08 11:06

Hồi nhỏ, mỗi lần giao thừa. Thấy Ba chuẩn bị đốt pháo đón giao thừa. Tui sợ lắm,... Chạy vào buồng, đóng kín cửa rùi trùm chăm kín đầu... Phải hơn 15 phút mới chịu chui ra (cho chắc ăn là pháo đã nổ hết)... Ra đường thấy chỗ nào chuẩn bị đốt pháo là 3 chân 4 cẳng chạy thục mang... Vì thế tôi ghét pháo! Dù biết rằng không có pháo thì tết, hoặc đám cưới mất vui
RANDOM_AVATAR
angmaydothanh
 
Bài viết: 21
Ngày tham gia: Thứ 7 27/10/07 12:13
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: "Đốt Pháo"- một giá trị văn hóa của quá khứ

Gửi bàigửi bởi haiphuong69 » Thứ 3 08/07/08 11:45

Tặng các bạn vài tấm ảnh pháo hoa sưu tầm trên internet.



Hình ảnh


Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh
Hỏi thì xấu hổ một lúc nhưng không hỏi thì xấu hổ cả đời.
Ngạn ngữ Nhật bản
RANDOM_AVATAR
haiphuong69
 
Bài viết: 99
Ngày tham gia: Thứ 5 01/11/07 22:37
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: "Đốt Pháo"- một giá trị văn hóa của quá khứ

Gửi bàigửi bởi haiphuong69 » Thứ 6 11/07/08 10:22

Liên quan đến chủ đề Pháo tết, mời các bạn xem bài viết về lễ hội pháo Đồng Kỵ , một trong những vùng nổi danh về làm pháo ở nước ta.

Hội rước pháo làng Đồng Kỵ là hoạt động tiêu biểu nhất mà người dân làng nghề giàu có nhất vùng Bắc Ninh còn lưu giữ được đến ngày nay, là nghi thức truyền thống được nhiều người dân mong đợi nhất trong suốt 3 ngày hội (mùng 4, 5, 6 tháng Giêng Âm lịch). Hội thi làm pháo và đốt pháo trước đây là tưởng nhớ, tái hiện lại âm vang ngày Thánh Thiên Cương - vị tướng sau này được dân tôn thờ làm thành hoàng làng ra lệnh xuất quân đánh giặc. Trên cơ sở kế thừa và phát huy những giá trị của lễ hội truyền thống, hội làng Đồng Kỵ nhiều năm trở lại đây không còn kéo dài hàng tuần mà tập trung nhất vào mùng 4 tháng Giêng Âm lịch. Ông Chử Văn Chi, Trưởng Ban Quản lý cụm di tích đình - chùa làng Đồng Kỵ, Phó ban tổ chức lễ hội cho biết “Hội làng được nhân dân chuẩn bị từ 20 tháng Chạp nhưng để tổ chức được lễ rước hoành tráng và đầy đủ nghi thức, làng phải huy động đến hơn 400 người phục vụ, trong đó có tới khoảng 300 trai tịnh dưới 50 tuổi phù giá. Từ sớm ngày mùng 3 tháng Giêng, lễ rước thỉnh Đức Thánh Thiên Cương từ Ninh Từ lên Đền Trung đã được thực hiện trang trọng.

Mọi công việc cho Lễ rước pháo được chuẩn bị từ sớm ngày mùng 4 nhưng phải đến đúng 9 giờ sáng, hai quả pháo lớn cùng có đường kính 60cm, 1 quả dài 6m, 1 quả dài 5,8m tượng trưng cho pháo Nhất, pháo Nhì được các thanh niên trai tráng trong làng rước từ nhà ông đám trưởng (Trưởng Ban Khánh tiết) ra đình cùng với đoàn tế hàng trăm người trong sự chứng kiến và háo hức của hàng nghìn khách thập phương. So với những năm trước, hai quả pháo rước năm nay không lớn hơn song có hình thức mới do được trang trí từ trước đó cả tháng, vẫn là cốt pháo từ mọi năm được gò bằng tôn, bên ngoài dán giấy màu nhiều sắc. Đám rước đông mà người xem cũng chật cứng hai bên đường trong khi không gian làng nghề ngày càng thu hẹp nên quãng đường từ nhà ông đám trưởng ra đến đình làng cũng mất đến hơn 2 giờ đồng hồ. Những người lần đầu tiên đi hội Đồng Kỵ không khỏi ngạc nhiên khi thấy, mỗi chặng đường đám thanh niên lại hò reo rộn rã.

Lễ rước pháo là nét đặc sắc nhất hội làng Đồng Kỵ, lại được tổ chức ngay ngày đầu năm mới khi mọi người chưa phải đi làm nên càng đông đúc. Có thể dễ dàng thấy rằng hội làng Đồng Kỵ thu hút một lượng đông đảo các tay máy ảnh. Cùng tác nghiệp trong không khí lễ hội đầu xuân, đồng nghiệp của chúng tôi, anh Tùng Dương, phóng viên ảnh của tạp chí Tiếp thị & Gia đình, người đã 3 năm liền gắn bó với lễ hội mở đầu vùng Bắc Ninh - Kinh Bắc khoe “Anh em chúng tôi xuất phát từ hơn 5 giờ sáng, còn gì thích bằng vừa du xuân vừa tác nghiệp. Trong số 20 xe ô tô cùng đi có đến 40 tay máy của website photo.vn. Tất cả đều mong chớp được những bức ảnh đẹp nhất”. Với màu sắc và nét văn hoá riêng có, đây cũng là một trong những lễ hội vùng Bắc Ninh thu hút đông đảo du khách nước ngoài. Tưng bừng nhất là tục rước pháo nhưng các hoạt động văn hoá thể thao xung quanh khu vực diễn ra hội làng cũng không kém phần sôi nổi. Đến Đồng Kỵ những ngày vào hội có thể nghe hát Quan họ trên thuyền cả ngày mùng 4 và các buổi sáng mùng 5, 6. Đây cũng là dịp để đội Tuồng làng thoả sức biểu diễn phục vụ bà con. Các vở Tuồng được diễn ngay trong sân đình, tối nào sân khấu làng cũng đỏ đèn, có khi buổi chiều tiếng trống Tuồng lại vang vang giục giã mọi người đến xem. Đặc biệt, cả Quan họ và các tích Tuồng cổ đều do người làng thể hiện. Giải Vật cổ truyền thu hút hàng chục đô vật từ 7 tỉnh về tranh tài; các môn Cầu lông, bóng chuyền, Cờ tướng, Chọi gà… thể hiện nét văn hoá lành mạnh trong lễ hội làng Đồng Kỵ.

Tuy nhiên, trong suốt dịp Tết Nguyên đán và ngày khai hội, nhiều tiếng pháo nổ nơi đây cũng làm đông đảo khách thập phương giật mình và ngạc nhiên bởi sau gần 15 năm từ khi Chỉ thị 406/ Ttg về cấm đốt pháo trong toàn quốc có hiệu lực, tiếng pháo nổ tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn đã được kiềm chế nay lại xuất hiện trở lại làm xáo trộn ít nhiều đời sống người dân. Hơn nữa, tại khu vực di tích đình Đồng Kỵ khu vực bán hàng ăn uống lộn xộn, nhiều xe máy vào tận sân đình gây mất mỹ quan nơi đông hội. Nếu khắc phục được tình trạng này, chắc chắn hội làng Đồng Kỵ sẽ để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp hơn nữa trong lòng khách du xuân.

Việt Hoa
nguồn: http://www.bacninh.gov.vn/Story/VanHoaD ... 10933.html
Hỏi thì xấu hổ một lúc nhưng không hỏi thì xấu hổ cả đời.
Ngạn ngữ Nhật bản
RANDOM_AVATAR
haiphuong69
 
Bài viết: 99
Ngày tham gia: Thứ 5 01/11/07 22:37
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: "Đốt Pháo"- một giá trị văn hóa của quá khứ

Gửi bàigửi bởi haiphuong69 » Thứ 7 12/07/08 11:54

Đốt pháo tái diễn tại nhiều tỉnh

Tại nhiều xã thuộc huyện Từ Sơn (Bắc Ninh) như Đình Bảng, Đồng Kỵ... tiếng pháo đì đùng trong 3 ngày Tết. Tại xã Đình Bảng, có gia đình đã chi 30 triệu đồng mua pháo từ Lạng Sơn về đốt. Theo những người dân xung quanh, đây là một đại gia buôn gỗ làm ăn phát đạt trong năm 2007.
Mặc dù không còn cảnh đốt tràn lan như Tết năm ngoái, nhưng 3 ngày Tết Mậu Tý, tiếng đì đùng vẫn đều đặn trên các đường phố lớn ở Hải Phòng như Lê Lợi, Tô Hiệu, Nguyễn Đức Cảnh, Lạch Tray... Đặc biệt, trong đêm giao thừa, màn bắn pháo hoa kết thúc cũng là lúc tiếng pháo nổ rền vang trên nhiều góc phố.

Nhiều thiếu niên còn thi ném pháo lên trời, ném vào rọ xe máy, xe đạp của người đi đường. Mỗi hộp pháo diêm giá 3.000 đồng, pháo gụ 1.500 đồng một quả, pháo dây 1.500 đồng dây. Đắt tiền hơn một chút là pháo cây giá 20.000 đồng, bắn được 60 quả.

Tại các quận Hoàn Kiếm, Hoàng Mai, Tây Hồ, Thanh Xuân... (Hà Nội) cũng xuất hiện tình trạng đốt pháo diêm, pháo bông. Chị Nguyễn Thị Hoa, quận Thanh Xuân cho biết, cô con gái 2 tuổi của chị thường xuyên giật mình tỉnh giấc bởi tiếng đì đùng của lũ trẻ trong ngõ.

Đặc biệt, sáng 7/2 ( mùng Một Tết), trên phố Ngô Gia Tự, quận Long Biên (Hà Nội), cảnh sát cơ động đã phát hiện một tốp thanh niên mang theo một bánh pháo. Khi bị truy đuổi, một số đã dùng gạch đá ném lại để chống đối.

Hai người đã bị bắt giữ là Trần Tiến Sơn (sinh năm 1983) và Nguyễn Văn Kiên (sinh năm 1987), cùng ở quận Long Biên. Trao đổi với VnExpress, ông Phạm Văn Hưng Trung đoàn trưởng Cảnh sát cơ động Hà Nội cho biết, hai thanh niên trên đã được giao cho công an quận Long Biên xử lý.

Trong 3 ngày Tết, Công an Hà Nội đã phát hiện, xử lý 151 trường hợp đốt pháo; thu hơn 600 quả pháo nổ; gần 60 hộp pháo diêm. Trong dịp Tết, riêng trung đoàn cảnh sát cơ động đã phát hiện 9 vụ buôn bán vận chuyển pháo, thu hơn 300 kg tang vật.

Tại thành phố Vinh (Nghệ An), mặc dù thông báo cấm đốt pháo liên tục được phát đi từ những chiếc xe lưu động của công an nhưng từ trước đêm giao thừa, tiếng pháo đã nổ đì đùng.

Theo anh Nguyễn Mạnh Cường, phường Lê Lợi, Tết năm nay nhiều người đốt pháo hơn năm ngoái, chủ yếu là pháo hoa. "Năm nay trời lạnh, giao thừa tôi không đưa con ra quảng trường Hồ Chí Minh xem bắn pháo hoa, không ngờ ở nhà cũng xem đã mắt như thế này".

Nhiều thanh niên cho biết, việc mua pháo ở thành phố Vinh khá dễ dàng, nhưng chỉ có pháo hoa và pháo diêm. Pháo nổ gần như không có vì người bán cũng "chờn" công an...

Trước đó, Thủ tướng đã có công điện yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tích cực ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi sản xuất, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ và sử dụng trái phép pháo các loại. Địa phương nào để xảy ra việc đốt pháo hoặc không kiên quyết ngăn chặn, xử lý nghiêm các hoạt động sản xuất, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ pháo, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố đó phải chịu trách nhiệm trước Thủ tướng

Nhóm phóng viên
nguồn: http://www.vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2008/02/3B9FF1D4/
Hỏi thì xấu hổ một lúc nhưng không hỏi thì xấu hổ cả đời.
Ngạn ngữ Nhật bản
RANDOM_AVATAR
haiphuong69
 
Bài viết: 99
Ngày tham gia: Thứ 5 01/11/07 22:37
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: "Đốt Pháo"- một giá trị văn hóa của quá khứ

Gửi bàigửi bởi haiphuong69 » Chủ nhật 13/07/08 15:17

Ngành kinh doanh pháo bùng nổ ở Bắc Kinh

Ngay khi giới chức Bắc Kinh (Trung Quốc) dỡ bỏ lệnh cấm đốt pháo - vốn kéo dài 12 năm - hơn 6 ngàn thương gia đã đăng ký xin giấy phép bán pháo.


Các quy định của chính quyền Bắc Kinh về quản lý pháo an toàn đã được thông qua ngày 9.9 và sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1.12 tới. Theo tờ Tin tức Bắc Kinh, các nhà chức trách thủ đô sẽ cho mở 3.015 cửa hàng bán pháo để phục vụ cho Tết Nguyên đán 2006. Beijing Supply and Marketing Co-operatives - nhà phân phối pháo duy nhất ở Bắc Kinh - đã đặt hàng 400 ngàn thùng chứa 650 loại pháo khác nhau, cao gấp 3 lần so với năm 1993 - thời điểm lệnh cấm đốt pháo bắt đầu được áp dụng vì lý do an ninh và môi trường. Tổng trị giá các đơn đặt hàng mua pháo lên tới 100 triệu nhân dân tệ (12 triệu USD). Luật mới cấm người dân đốt pháo ở nơi đông người, gần xe có động cơ, các tòa nhà lớn, các địa điểm gần tòa nhà chính phủ, khu di tích lịch sử, nhà trẻ, ga xe lửa và các khu quân sự.

H.Y
(Theo CD
nguồn: http://www.thanhnien.com.vn/Thegioi/200 ... 130135.tno
Hỏi thì xấu hổ một lúc nhưng không hỏi thì xấu hổ cả đời.
Ngạn ngữ Nhật bản
RANDOM_AVATAR
haiphuong69
 
Bài viết: 99
Ngày tham gia: Thứ 5 01/11/07 22:37
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: "Đốt Pháo"- một giá trị văn hóa của quá khứ

Gửi bàigửi bởi xixon1 » Thứ 2 14/07/08 19:13

Chà,
khi Bắc Kinh cho đốt pháo thì sớm muộn gì pháo lậu cũng tràn sang biên giới. Người dân dù biết sai mà vẫn làm chứng tỏ một bộ phận dân chúng vẫn có nhu cầu được đốt pháo.
Làm sao giải quyết để "lợi cả người dân và lợi cả chính quyền" nhỉ.
Ngồi trên đá , phải 3 năm mới nóng..
tục ngữ Nhật bản
RANDOM_AVATAR
xixon1
 
Bài viết: 56
Ngày tham gia: Thứ 3 08/01/08 13:57
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: "Đốt Pháo"- một giá trị văn hóa của quá khứ

Gửi bàigửi bởi hoadaquy » Thứ 4 16/07/08 9:20

Cái bác xixon này !
ai mà không muốn vậy?
Tình yêu không phân biệt tuổi tác, nhưng khi TY đi vắng thì đó lại là lý do đáng kể.
Đức
RANDOM_AVATAR
hoadaquy
 
Bài viết: 14
Ngày tham gia: Thứ 3 15/07/08 9:41
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Trang trướcTrang kế tiếp

Quay về Lý luận văn hóa học

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến16 khách