Hình ảnh biết nói!

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về văn hoá trong đời sống xã hội

Re: Hình ảnh biết nói!

Gửi bàigửi bởi Le Truc Anh » Thứ 4 14/01/09 9:15

[justify]Từ "lúa" ở đây, nên chăng, cần hiểu theo nghĩa tích cực và xây dựng. Nghĩa là, để tránh hiện tượng nạo phá thai ở mức báo động như đã nêu (nhất là trong giới học sinh - sinh viên, thậm chí "xuống" đến cả tuổi "ô mai", "xí muội" lớp 5, lớp 6...) cần phải tăng cường kiến thức khoa học và kỹ năng sống cho giới trẻ. Chúng ta không khuyến khích việc quan hệ tình dục sớm và bừa bãi (theo kiểu "cho thoải mái" như cách bạn thienphuong lo ngại)... Nhưng trước thực tế, không "vẽ đường" hươu non vẫn "chạy", càng cấm càng tò mò muốn "chạy thử" xem sao... Hậu quả là, do thiếu kiến thức, thiếu sự lựa chọn và sức đề kháng từ giáo dục - văn hóa nên thường "đâm quàng vào bụi rậm"...Những tổn hại về thể chất đã đành, đau xót và đáng thương hơn là những chấn thương về tinh thần đeo đẳng không dễ gì lấy lại, không dễ cân bằng và lãng quên. Vì thế, cách tốt nhất là phải Đối mặt trực tiếp với thực trạng trên. Giáo dục và định hướng cho thanh thiếu niên những giá trị Sống tích cực, đã đành! Song, trong đó nhất thiết phải có cả những giáo dục tỷ mỷ, cẩn trọng, thiết thực, cụ thể để những ai (trước tuổi vị thành nỉên và trước hôn nhân, theo quy định của Pháp luật Vỉệt Nam) đã "lỡ Cho" thì tránh được tối đa tình trạng quan hệ trước hôn nhân mà không "bị dính bầu". Thiết nghĩ, như vậy mới là không duy ý chí. Mới thực sự khoa học và nhân đạo.

Nhân đây, xin post 2 bài viết của hai bạn sinh viên về vấn đề này để chúng ta cùng tham khảo và suy nghĩ.[/justify]

[justify]Đây là 1 bài tự kể của 1 sinh viên y khoa sắp ra trường về nạo phá thai:

TÔI ĐÃ THAM GIA NẠO HÚT THAI
Là một sinh viên Y Khoa, tôi chưa bao giờ biết xúc động day dứt trước những cảnh nạo hút thai đang diễn ra liên tục và hàng ngày tại những bệnh viện mà chúng tôi đến thực tập. Nhưng từ ngày biết đến chương trình Bảo Vệ Sự Sống, tôi thật sự rùng mình khi nghĩ đến những hành động mà tôi đã làm trong những năm qua.

Năm trước, tôi được phân thực tập tại một bệnh viện phụ sản lớn nhất nhì nước. Vì thời gian thực tập rất ngắn, khoảng 10 tuần cho 8 chuyên khoa nên phải học thật tích cực mới nắm được hết kiến thức của từng khoa. Khi chuyển đến khoa nạo hút, chỉ tiêu của chúng tôi là phải xem tận mắt và phụ tận tay cho được việc hút nạo ít nhất là… hai thai nhi ! Vì đó là một bài học vừa lý thuyết vừa thực hành để thi. Và để thi cho tốt, tôi đã năng nổ tìm mọi cách làm cho được việc nạo hút thai đó…

Lúc đó tôi không hề biết công việc này là một tội ác, mà chỉ nghĩ thuần túy là một bài học chuyên môn Y Khoa được dạy đàng hoàng trong một trường đại học nổi tiếng ở Sài gòn. Vì thế tôi đã rất thản nhiên vô tâm, không cần biết sản phụ nghĩ gì, không hình dung ra được mình đang dứt bỏ sự sống của một thai nhi có trái tim đang đập nhẹ nhàng, đều đặn theo nhịp tim của mẹ nó.

Tôi còn nhớ người mẹ thai nhi hôm ấy còn trẻ lắm, chỉ mới khoảng 18 tuổi, nét mặt ngây thơ bước vào phòng hút thai, cô bé ngơ ngác một thoáng rồi cúi gầm mặt xuống trước ánh mắt nhìn khinh chê và những lời nói xúc phạm nặng nề của các bác sĩ, y tá và hộ lý. Cô bé sợ sệt hỏi: “Em phải nằm ở đâu ạ ?” Chị y tá trả lời cộc lốc: “Qua bên kia !”

Cô bé trèo lên giường, nằm xuống với hai bàn tay nắm chặt chiếc áo váy của bệnh viện mới cho mượn, mắt nhắm nghiền lại, lâu lâu mở ra nhìn xem có ai đứng cạnh động viên và an ủi mình không. Nhưng quanh quẩn toàn là những chiếc áo trắng đang bận rộn với việc chuẩn bị các dụng cụ hút thai, không ai thèm để ý tới em.

Giật mình vì câu hỏi bất ngờ của vị bác sĩ: “Thai mấy tuần ?” Em rụt rè nhỏ nhẹ đáp lại: “Dạ tám tuần…” Bác sĩ lại sẵng giọng: “Cố gắng chịu đựng chút nghe chưa ?” Câu nói như một sự khởi đầu cho một cơn đau.

Khi những que inox tiệt trùng lạnh tanh được ấn vào để nong rộng cổ tử cung, cô bé thấy đau nên gồng mình ưỡn mông lên, thế là bác sĩ tuôn ra một trận mắng xối xả: “Có nằm im không, tôi khỏi hút đó, có gan làm thì… có gan chịu chớ !”

Tôi biết em đau lắm, đau cả thể xác lẫn tâm hồn. Nhưng tôi không thể dừng tay để tìm lời an ủi em được vì đang còn bận rộn mải mê với việc đặt ống hút vào tử cung của em. Bật công tắc lên, tiếng máy hút xình xịch, tôi nhìn thấy trôi trong ống hút là từng mảnh thân thể của thai nhi. Người mẹ trẻ đau, thai nhi cũng đau, và những người trong phòng cũng đâm ra thoáng một chút trầm tư, không còn ồn ào như trước, chắc họ cũng hiểu họ đang làm gì.

...“9 tuần thường là khoảng thời gian phổ biến cho nạo phá thai… Trong giai đoạn này bác sỹ mở cổ tử cung bằng thiết bị chuyên dụng sau đó đưa ống vào dạ con, đầu còn lại nối với bơm hút. Bơm sẽ hút từng phần nhỏ thân thai nhi ra ngoài dạ con. Phương pháp này gọi là nạo hút thai. Trong trường hợp này bác sỹ cũng có thể sử dụng thìa nạo để lấy hết những phần còn lại của thai nhi ra ngoài…”

Từng mảnh thịt đỏ hồng của cháu bé tám tuần tuổi cứ dần dần bị hút tọt vào trong một chiếc bình. Quái lạ, sao lúc ấy tôi lại vẫn lạnh lùng thản nhiên đến thế nhỉ ? Thậm chí tôi còn thấy háo hức vui mừng vì mình đã hút ra thành công một thai nhi. Riêng cô bé thì cứ chốc chốc lại nhổm lên nhổm xuống kêu la: “Đau quá chị ơi !” Vẫn không một ai màng quan tâm tới lời van nài đó.

“Trong giai đoạn này dạ con đã lớn dần lên và thành dạ con mỏng đi, chân không đã không còn an toàn nữa. Sau khi mở rộng cổ tử cung, sử dụng ống hút ra, ngoài ra sử dụng thêm thìa nạo kim loại nạo bên trong dạ con. Bởi vì trong giai đoạn 11-12 tuần đứa trẻ đã lớn gấp đôi và quá lớn để có thể chui qua ống hút. So với trường hợp trước ở trường hợp này cổ tử cung phải mở rộng hơn. Sau đó bác sỹ dùng kẹp tách nhỏ thai nhi ra để dễ dàng đưa ra ngoài…”
...“Trong những trường hợp muộn hơn (16-24 tuần) bắt buộc phải sử dụng đến phương pháp gây xảy thai. Phương pháp này về mặt vật lý gây đau đớn cho bệnh nhân và thường để lại hậu quả lâu dài bởi vì quá trình diễn ra trong vài giờ, sau mới xuất hiện bào thai chết. Thường trong giai đoạn này sử dụng hai phương pháp gây xảy thai: dùng chất hóa học hoặc dung dịch muối.”Thế rồi mọi sự cũng kết thúc, em vẫn còn đang đau đớn lắm, đã phải ngồi dậy tự mặc quần áo, và đi tới chiếc xe lăn với dáng người uể oải thểu não. Tôi nghĩ thầm trong đầu: “Cô bé này cũng giỏi đấy chứ, đau thế mà còn đi nổi”. Tôi và mọi người lại bình tâm quay trở về với công việc chuẩn bị cập rập cho một ca nạo thai kế tiếp. Bên ngoài những người ngồi chờ để “được” nạo hút thai vẫn còn đông lắm…

Chờ phá thai tại bệnh viện Từ Dũ...

Rồi tới đợt thực tập khác, tôi chuyển qua việc khuyên người dân kế hoạch hóa gia đình. Tôi đã tiếp một gia đình nông dân nghèo đã có bảy đứa con nhưng toàn là con gái. Ông chồng cứ bắt vợ mình phải sinh cho được một thằng con trai mới chịu thôi. Tôi đã khuyên, khuyên mãi mà ông chồng chẳng chịu nghe.

Bực quá, tôi bèn thuyết dụ bà vợ đặt dụng cụ ngừa thai vào tử cung với lời quảng cáo y như khi đi giới thiệu sản phẩm cho các công ty, nào là rất tiện lợi, không khó chịu khi quan hệ mà còn có thể ngừa được thời gian tới mấy chục năm luôn. “Ổng sẽ không biết đâu, chị yên tâm, chứ đẻ hoài đất cũng không có mà ăn, mà chị thấy toàn bộ mấy đứa nhỏ nó suy dinh dưỡng không, rồi lỡ đẻ không phải thằng con trai nữa thì sao, lấy gì nuôi chúng, suy dinh dưỡng nữa là cái chắc !”
Tôi nói với với người vợ với một giọng rất tự tin y như một chuyên gia vậy, vì tôi đã được huấn luyện ở đơn vị trước khi đi thực hành cộng đồng. Chị đã suy nghĩ thật lâu, rồi quyết định đặt vòng, thế là tôi lại… thành công !

Trong những năm qua, tôi sung sướng và tự hào với những thành tích học tập cùng với những học bổng tiên tiến bao nhiêu thì giờ đây, chỉ hai tháng nay, tôi thấy luôn đau khổ, dày vò, và tuyệt vọng bấy nhiêu sau khi biết đến chương trình Bảo Vệ Sự Sống.

Những tội lỗi này tôi có xóa sạch được không? Chúa sẽ thứ tha cho tôi, nhưng còn chính tôi, tôi có thể tha thứ cho mình được không? Tại sao công việc này, đối với thai phụ lẫn nhân viên y tế, đều làm cho cả hai bên đau khổ mà nó lại vẫn cứ được nhiều người chấp nhận nhỉ ?

Rồi sẽ tới ngày tôi và các bạn sinh viên Y khoa sẽ trở thành các bác sĩ chuyên khoa sản, riêng tôi sẽ phải hành xử trong nghề nghiệp của mình như thế nào đây ?

Một sinh viên Y Khoa sắp ra trường![/justify]

Bài viết thứ hai, cũng của một bạn sinh viên:

[justify]Hiện trạng giáo dục giới tính tại Việt Nam

Các bạn có lẽ cũng có chút ngạc nhiên khi hôm nay tôi viết bài viết này để chúng ta cùng xem xét một hiện trạng được coi là: "luôn luôn là vấn đề nóng bỏng" không chỉ đối với giới trẻ mà còn với các bậc cha mẹ. Đó là vấn đề "Giáo dục giới tính tại Việt Nam" (có thể ngôn ngữ tôi viết sẽ có một số bạn cho là thô thiển, nhưng đó là cố gắng mà tôi có thể làm được).
Hiện nay vấn đề Quan hệ tình dục (QHTD) trước hôn nhân được giới trẻ xem là một vấn đề "bình thường như ăn cơm sườn". Nhưng trong số những người xem đó là bình thường thì bao nhiêu người trong số đó hiểu và thực hiện đầy đủ về các biện pháp tránh thai? các biện pháp ngăn ngừa các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục?...
Vấn đề là ở chỗ đó? Chúng ta nói biết thì rất dễ, nhưng hiểu thực chất vấn đề lại là một vấn đề khác. Đó là một sai lầm nhỏ nhưng mang lại hậu quả lớn mà giới trẻ chúng ta thường hay mắc phải!
Vấn đề không thể nào trách riêng giới trẻ chúng ta mà chúng ta phải nhìn nhận vấn đề giáo dục giới tính tại Việt Nam hiện vẫn còn là 1 vấn đề mới mẻ, đáng quan tâm và một vấn đề nữa là nhận thức của của các bậc cha mẹ chúng ta về vấn đề này!
Đầu tiên chúng ta nói về nhận thức của giới trẻ về vấn đề QHTD an toàn: chúng đa số là không được trang bị đầy đủ về kiến thức về các biện pháp tránh thai an toàn, các biện pháp phòng ngừa các bệnh lây lan quan đường tình dục. Đó thứ nhất là do chúng ta ko được hướng dẫn rõ ràng về vấn đề này ở học đường như thanh niên ở các nước khác và nhà nước vẫn chưa có những chính sách rõ ràng về vấn đề giáo dục giới tính tại học đường. Còn tự tìm hiểu thì dễ dẫn đến những hiểu biết lệch lạc, hiểu sai vần đề! Thứ hai là chúng ta xem thường những hậu quả có thể xảy ra, vì luôn nghĩ vấn đề không nghiêm trọng như được nghe.
Tiếp đến là các bậc cha mẹ, ngay cả những bậc cha mẹ được xem là "dân trí thức" họ cũng có suy nghĩ là rất ngại nói về vấn đề này vì sợ rằng như thế là: "vẽ đường cho hươu chạy" mặc dù có khi họ biết rất rõ về vấn đề này! và một số khác thì lại đó không hẳn là trách nhiệm của họ mà là do nhà trường và "chúng sẽ tự biết làm gì khi chúng lớn???"
Hậu quả:
Tình trạng nạo phá thai thường xuyên xảy ra ở lứa tuổi học đường và ngay cả một số "đồng chí" trên lứa tuổi này nữa! Mà các bạn biết không? điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe sinh sản của các bạn nữ chúng ta, thậm chí là nguyên nhân gây vô sinh và các bệnh nguy hiểm khác!
Tình trạng hiểu sai lệch, lệch lạc về tình dục dẫn đến một số vấn đề như: lạm dụng các loại thuốc ngừa thai khẩn cấp (thần dược của các bạn trẻ), quan hệ tình dục tập thể, quan hệ tình dục không an toàn nói chung(không sử dụng các biện pháp tránh thai, quan hệ với gái mãi dâm, quan hệ đồng giới...) và "kết quả" là: các bệnh lây qua đường QHTD nguy hiểm: lậu, giang mai, AIDS....
........
Chúng ta không lạm bàn về vấn đề này. Nhưng nhìn chung chúng ta có thể rút ra một số điều như sau:
Việt Nam chúng ta cần có những chính sách đầu tư thiết thực và hiệu quả hơn cho vấn đề giáo dục giới tính tại học đường và xã hội.
Các bạn trẻ không nên ngại ngần và hãy tham khảo ý kiến từ các chuyên viên tư vấn về các vấn đề liên quan đến giáo dục giới tính. Không khó để tìm kiếm họ! vấn đề là nhận thức của các bạn về vấn đề này!
Các bậc cha mẹ nên xem xét và thay đổi dần cách nhìn về vấn đề giáo dục giới tính cho con trẻ. Hướng các con mình đi đúng hướng hơn.
Chúng ta đừng quên những giá trị truyền thống mà chúng ta đã và đang có, hãy duy trì và phát triển những giá trị đó theo chiều hướng tốt đẹp hơn. (mỗi giá trị tuyền thống đều có ý nghĩa riêng đặt biệt mà chúng ta khó có thể chối bỏ hay phủ nhận).
Một số trang web giới tính, diễn đàn bổ ích dành cho các bạn tham khảo:
http://www.gioitinhtuoiteen.org.vn/
http://www.gioitinhtuoiteen.org.vn/
http://www.tuvantuoihoa.com.vn/
http://www.ttvnol.com/forum
http://tamsubantre.org/default.asp
http://www.ykhoa.net/giaoducgioitinh/
http://www.hiv.com.vn/
http://www.ykhoa.net/
Các bạn có thể tìm kiếm thêm qua các công cụ tìm kiếm có sẵn trên mạng Internet như: Google, Yahoo search...
Mong các bạn góp ý để chúng ta cùng thảo luận! Cảm ơn các bạn!

Nguồn: Tổng hợp từ Internet.[/justify]
RANDOM_AVATAR
Le Truc Anh
 
Bài viết: 184
Ngày tham gia: Thứ 4 19/11/08 21:27
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Trang trước

Quay về Văn hoá xã hội

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến20 khách

cron