Nói sau lưng- mặt tích cực trong văn hóa cộng đồng.

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về văn hoá trong đời sống xã hội

Nói sau lưng- mặt tích cực trong văn hóa cộng đồng.

Gửi bàigửi bởi La duy tan » Thứ 6 14/11/08 13:03

;) “Nói sau lưng” hay còn gọi với nhiều tên khác như: nói lén, nói xấu. Đó là những từ dùng để chỉ đến việc dung một người khác vắng mặt làm đối tượng hay chủ đề cho câu chuyện của mình với một người hay một nhóm người.
Trong các nền văn hóa, hiện tượng nói xấu người vắng mặt được xem là một điều tồi tệ ,nhất là với các nước phương Tây, nơi mà chủ nghĩa cá nhân và tự do ngôn luận là một tất yếu trong xã hội. Tuy vậy, tại các nước phương Đông hiện tượng này cũng không hề được khuyến khích.
Trong cuộc sống, không ít người trong chúng ta đã đôi lần trở thành đối tượng trong một cuộc nói chuyện của ai đó hoặc chính bản thân chúng ta cũng tham gia vào việc nói xấu một người nào đó. Việc nói về đối tượng vắng mặt như thế ngoài mặt tiêu cực như có thể làm sai lệch thông tin hoặc làm tổn thương đối tượng, v.v Đó là mặt tiêu cực. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần xét đến mặt tích cực của nó.
Thật ra, không phải cứ nói sau lưng một ai đó điều hoàn toàn là sai trái. Việc nói về một người khác trong một nhóm người bắt nguồn từ văn hóa cộng đồng xa xưa, nhất là ở các nước phương đông như Việt Nam, Hàn Quốc, Trung Quốc.vv. Do cấu trúc xã hội là xã hội nông nghiệp, quần cư nên người ta thường phát sinh những điều trong cuộc sống có liên quan hoặc cần sự giúp đỡ bởi nhiều người. Họ thể hiện sự quan tâm đến nhau qua những câu chuyện, giống như tìm sự liên kết với các cá thể khác trong lao động cộng đồng. Người ta có thể giao tiếp với nhau trong các buổi gặt hái, buổi thu hoạch mùa vụ của làng, hay công việc đào kênh, mương tưới tiêu nông nghiệp. Việc cùng nói về một điều khiến cho câu chuyện trở nên vui vẻ và làm cho họ khắn khít với nhau hơn.
Hơn nữa, trong cuộc sống giao tiếp, nhất là trong cuộc sống cộng đồng nơi mà nhiều người sống tương tác với nhau thì việc không hiểu nhau hoặc những tranh chấp có thể xảy ra. Do xã hội nông nghiệp mang tính cộng đồng cao, người ta ưa chuộng sự yên bình hòa thuận trong quan hệ nên việc giữ kín, kiêng dè, vị nể nhau rất lớn. Điều đó dẫn đến những bực dọc, bức bách cần được giải bày. Việc tìm đến một người để giải bày là một cách để làm vơi đi những xúc cảm đó. Bởi con người sẽ cảm thấy nhẹ nhàng dễ chịu hơn khi có ai đó đồng cảm, tâm sự và thấu hiểu mình.
Mở rộng ra, trong xã hội hiện đại, quan hệ giữa người và người càng thêm phức tạp. Nó không chỉ gói gọn trong phạm vi gia đình, làng xã... mà còn là trong trường học, công sở, công việc…Những áp lực đó khiến người ta phải hứng chịu nhiều hậu quả tai hại từ một triệu chứng gọi là stress. Người ta có thể bực mình một ai đó nhưng vì công việc vì mối quan hệ đồng nghiệp, thủ trưởng- cấp dưới mà không thể nói ra, việc hay nhất có thể làm là tìm một người có thể chia sẽ. Lấy ví dụ như xã hội Hàn Quốc, nơi mà sự liên kết nhóm cộng đồng là vô cùng mạnh mẽ,một xã hội công nghiệp với đầy đủ áp lực của nó, người Hàn lại thường có thói quen nói về một người nào đó. Một điều mà bất cứ ai khi tham gia vào một nhóm người Hàn cũng lấy làm ngạc nhiên, nhất là các người phương Tây. Người Hàn Quốc luôn tỏ ra rất vui vẻ, thân thiện trước mặt một người nhưng sau lưng họ lại nói về người đó. Đối với nhiều người, đó là một tập quán không hay nhưng trong suy nghĩ của người Hàn thì đó không có gì là xấu, mà chỉ là một cách để giảm stress. Việc đó cũng có nguồn gốc sâu xa từ ý thức văn hóa cộng đồng. Khi người ta cùng có chung một điều quan tâm, thấu hiểu nhau thì người ta dễ gần nhau hơn.
Ở điểm này người Hàn hoàn toàn khác người phương Tây, hay như người Mỹ. Người Mỹ khi bất bình thường thể hiện cụ thể qua lời nói hay hành động và điều đó khiến họ cảm thấy được thõa mản hơn. Sự khác biệt là do nguồn gốc văn hóa du mục, xã hội đề cao cá nhân cái “tôi” là bất khả xâm phạm. Người ta tỏ ra không coi trọng những người thích dè biểu kẻ khác sau lưng.
Nói sau lưng ai đó còn có vai trò tích cực khác. Ví dụ như khi một cô gái , khi tìm hiểu một người con trai sẽ khó ngỏ lời hay như người con trai có ý đồ tương tự có thể dò la thông tin mình cần với những người thân cận của đối tượng và điều đó giúp họ đạt được mục đích của mình. Hay như một trường hợp khác, khi mà đối tượng biết mình là mục tiêu nhưng vẫn vui vì họ chắc rằng trong câu chuyện của người khác, họ đã được đề cao, khen ngợi.
RANDOM_AVATAR
La duy tan
 
Bài viết: 11
Ngày tham gia: Thứ 6 14/11/08 12:53
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Nói sau lưng- mặt tích cực trong văn hóa cộng đồng.

Gửi bàigửi bởi nguyenphuong2011 » Thứ 7 15/11/08 12:00

" Nói xấu sau lưng" không chỉ là nét văn hóa riêng mà ta có thể tìm thấy trong văn hóa Hàn Quốc . Mà chúng ta vẫn có thể tìm thấy trong văn hóa Việt Nam chúng ta. Nói xấu được xem là một hành vi không tốt,làm tổn hại đến người khác. Với tôi, tôi vẫn không chấp nhận được điều đó ( mặc dù bản thân mình cũng làm vậy ^_^ ). Thế nhưng, muốn nói trực tiếp với họ, thì họ giận dỗi, trách hờn..Phù...con người phức tạp thật , bạn nhỉ ? :D
RANDOM_AVATAR
nguyenphuong2011
 
Bài viết: 6
Ngày tham gia: Thứ 4 12/11/08 19:16
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Nói sau lưng- mặt tích cực trong văn hóa cộng đồng.

Gửi bàigửi bởi nguyen truc dung » Thứ 7 29/11/08 0:48

Thật ra, nếu xét theo mặt tích cực thì hiện tượng "nói xấu" như bài viết đề cập có thể gọi là "bàn tán", tôi nghĩ là sẽ chính xác hơn. Trong xã hội, mỗi người đều có nhiều mối quan hệ chồng chéo lên nhau. Trong quá trình làm việc, sinh sống, sẽ có không ít những lần va chạm, những ức chế mà bạn không thể nói ra trong một hoàn cảnh thông thường, mà nếu cứ để những vấn đề đó tích tụ thì đến một lúc nào đó, chúng sẽ trở thành tác nhân châm ngòi nổ cho những xung đột tệ hại hơn. Vậy làm cách nào để giải toả những vấn đề đó? Khi người ta không nói được trong môi trường truyền thống, họ sẽ tìm cách nói ra trong môi trường tự do thoải mái hơn. Và những lần tụ tập chính là một trong những cơ hội đó. Những vấn đề được mang ra và được bàn tán một cách thoải mái, cởi mở, giúp người ta giải toả được ức chế trong lòng. Bên cạnh đó, nếu tình cờ đối tượng được mang ra làm đề tài trong buổi bàn tán có biết được thì ít nhất họ cũng biết là mọi người đánh gía mình như thế nào. Nói cách khác, họ có dịp để tự nhìn lại mình và thay đổi để hoàn thiện hơn.
RANDOM_AVATAR
nguyen truc dung
 
Bài viết: 10
Ngày tham gia: Thứ 6 14/11/08 13:25
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Nói sau lưng- mặt tích cực trong văn hóa cộng đồng.

Gửi bàigửi bởi joiedevivre » Thứ 7 29/11/08 1:08

Mình nghĩ cái gì cũng có mặt tích cực và mặt hạn chế của nó tùy vào cách mình nhìn nhận từ góc độ nào mà thôi.
" Nói sau lưng " cũng vậy.
Nhưng cụm từ " nói sau lưng" trong tiếng Việt thường ám chỉ đó là hành động không tốt, không đàng hoàng, không quân tử.
Thực ra nếu nói là " nói sau lưng " là xấu thì cũng có lý của nó. Nhưng nếu cho rằng nói sau lưng là hoàn toàn xấu thì không đúng. Vì nói sau lưng không có nghĩa là nói xấu sau lưng, bôi nhọ danh dự người khác, tam sao thất bản, cố tình nói sai sự thật...
RANDOM_AVATAR
joiedevivre
 
Bài viết: 1
Ngày tham gia: Thứ 5 20/11/08 21:08
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Nói sau lưng- mặt tích cực trong văn hóa cộng đồng.

Gửi bàigửi bởi La duy tan » Thứ 4 03/12/08 19:28

đúng là vậy rồi...dĩ nhiên cái nào cũng có mặt tốt mặt xấu, cái thú vị là mình muốn xem xét qua mặt tích cực thôi...dù là nó nhỏ và nhiều người chẳng ai ưa gì những hành động loại này
RANDOM_AVATAR
La duy tan
 
Bài viết: 11
Ngày tham gia: Thứ 6 14/11/08 12:53
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần


Quay về Văn hoá xã hội

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến38 khách