"Xin ăn từ thuở còn thơ"

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về văn hoá trong đời sống xã hội

"Xin ăn từ thuở còn thơ"

Gửi bàigửi bởi meizen » Thứ 2 01/12/08 9:04

[justify]“Ăn xin” là một hiện tượng có ở hầu hết các nước trên thế giới bất kể là quốc gia còn đang rất nghèo khó hay quốc gia rất phát triển. Nó có lịch sử rất lâu. Lực lượng đi xin ăn thường là tầng lớp dưới của xã hội chủ yếu sống nhờ vào tình thương, sự bố thí của người khác.
Ở Việt Nam những năm gần đây có một hiện tượng ăn xin rất đặc biệt. Thay vì chính bản thân người đó dựa vào khuyết điểm cơ thể hay hoàn cảnh đáng thương để cầu xin sự giúp đỡ của người khác thì người nhận được sự giúp đỡ về mặt vật chất lại không phải là người trực tiếp đi xin. Đó là những người phụ nữ đi thuê mướn những đứa bé khoảng chừng 2, 3 tuổi bồng trên tay đi lân la khắp nơi để xin ăn. Người đi qua cứ tưởng đó là con ruột của họ, vì hoàn cảnh phải rời bỏ quê hương, không nơi nương tựa hay vì lý do nào đó phải đi cầu xin tình thương của những người xung quanh. Trông họ và đặc biệt là đứa trẻ thật là đáng thương. Nhưng có ai ngờ đó chỉ là một thủ thuật để kiếm tiền, lợi dụng lòng trắc ẩn của người khác để làm lợi cho bản thân mình.
Nếu sự việc chỉ dừng lại ở đây thì vấn đề cũng rất bình thường giống như những kẻ lười biếng lao động chỉ chờ người khác làm sẵn để mình hưởng thụ. Tuy nhiên, hiện tượng xin ăn của những người mẹ hờ này lại liên quan đến vấn đề đạo đức. Đó là: để thu hút được lòng trắc ẩn của người khác, họ đã thuê mướn những đứa trẻ còn rất nhỏ, cho chúng uống thuốc để chúng ngủ li bì từ sáng đến tối. :x Vì cái lợi trước mắt của bản thân, họ đã cố tình hủy hoại cuộc đời của một sinh mệnh bé bỏng. Có lẽ họ không không ý thức được hết tác hại của thứ thuốc mà họ cho những đứa bé uống nhưng chẳng lẽ với bản năng làm mẹ sẵn có, họ lại không hề biết tác hại của những ngày dang nắng dầm mưa mà đứa trẻ phải hứng chịu hay sao? Tương lai của những đứa trẻ này sẽ đi về đâu? Rất có thể chúng lại tiếp tục cuộc đời ăn xin bởi sức khỏe suy giảm trầm trọng từ những ngày lăn lộn với mưa nắng cùng với lượng thuốc ngủ khổng lồ trong cơ thể để kiếm tiền cho người mẹ hờ của mình. Chúng lại tiếp tục đi xin ăn vì không được học hành đàng hoàng bởi môi trường nơi chúng lớn lên đen tối với sự bỏ rơi không chút thương tiếc của ba mẹ ruột, với sự lạnh lùng đến tàn khốc của người mẹ hờ.
Vậy thì, chúng ta với tư cách là những người đứng quan sát sẽ nhận định và xử lý như thế nào nếu như hôm nay bước ra đường bắt gặp hình ảnh một bà mẹ bồng đứa con trên tay đang đi xin ăn :?:[/justify]
Meizen
RANDOM_AVATAR
meizen
 
Bài viết: 3
Ngày tham gia: Thứ 5 20/11/08 16:41
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: "Xin ăn từ thuở còn thơ"

Gửi bàigửi bởi Thuy Trang » Thứ 2 08/12/08 16:24

Mấy người đó lương tâm bị chai rùi!!!
Gặp cảnh mẹ bồng con hả, khó xử lắm! Không cho thì tội người ta (dù chẳng biết có đúng là mẹ con nhà khổ hay không), cho thì tội mình (vì sợ bị ăn thịt lừa). Tốt nhất là mua con heo đất, mỗi khi họ xin mình thì đừng rút ví ra làm gì, muốn cho bao nhiêu thì lúc về bỏ vào heo. Khi nào heo đầy, mang đến các nhà thờ hay dòng tu, đảm bảo tiền đến đúng người. An toàn!
RANDOM_AVATAR
Thuy Trang
 
Bài viết: 8
Ngày tham gia: Thứ 2 10/11/08 8:26
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: "Xin ăn từ thuở còn thơ"

Gửi bàigửi bởi nguyenthihanh » Thứ 3 09/12/08 14:06

Nói gì đến những người mẹ hờ. Ti vi, báo chí còn đưa tin hà rầm về những ông bố, bà mẹ ruột ăn không ngồi rồi, lười biếng lao động bắt con cái đi ăn xin. Chúng mà ham chơi hay không xin được gì còn bị đánh đập dã man. Thật là man rợ! Đau đớn thay hai chữ "tình thâm". "Tình thâm" còn không có, sao có thể nói đến "tình người"!
Hình đại diện của thành viên
nguyenthihanh
 
Bài viết: 52
Ngày tham gia: Thứ 7 29/11/08 9:34
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: "Xin ăn từ thuở còn thơ"

Gửi bàigửi bởi DUONG MINH HOANG » Thứ 6 12/12/08 16:56

Tôi sống ở khu phố Tây balo, nơi tập chung rất đông người nước ngoài và khách du lịch trong nước cũng như lực lượng ăn xin và đánh giày. Mỗi lằngpj những người ăn xin tôi đều rất khó xử, nhìn vẻ tội nghiệp của họ khó mà cần lòng dù vẫn biết có thể họ không phải là những người chịu bất hạnh.

Có lần, buổi sáng tôi cho tiền một đứa trẻ ăn xin, buổi chiều tôi và bạn gái ra công viên ngồi chơi uống sinh tố thì cũng đứa trẻ đó tiến đến xin tiền, tôi nói " lúc sáng anh cho rồi mà" nó liền quay đi và nói vọng lại "đồ ba xạo", tôi cảm thấy thật buồn và hơi bực tức, chợt nghĩ biết vậy lúc sáng mình đừng cho nó. Có lần tôi và đồng nghiệp đang ngồi ăn cơm ở quán cơm bình dân, một đứa trẻ khác tới xin, bạn tôi bảo " có ăn cơm không tôi mua cho, chứ tôi không cho tiền" nó liền bỏ đi không nói một lời.

Cũng ở khu phố Tây balo có một chị bán tranh lụa, chị khoảng 40 tuổi, tàng tật, có lễ bị bẩm sinh, chân không đi được phải đi bằng tay. để đi được một quãng đường 1km có lẽ phải mất hàng tiếng đồng hồ. Chị lê la từ đường nầy qua đường khác để bán tranh. một lầ tôi thấy chị đang bò qua hẻm thì có một người khách nước ngoài tới đưa cho chị 10 ngàn đồng, chị ngước mặt nhìn lên, nở một nụ cười và nói " I am not a beggar". Tôi cảm thấy thật tự hào về chị. Chắc hẳn trong lòng chị có một tinh thần tự tôn cao lắm, sáng lắm. Tôi lại nghĩ đến những người ăn xin khỏe mạnh, những bà mẹ hờ những người cha người mẹ lười biếng bắt con cái mình đi ăn xin còn mình thì ở nhà chơi không. Thật khó mà chấp nhận được những kẻ lười biếng, trà đạp lên những giá trị đạo đức và nhân phẩm.
RANDOM_AVATAR
DUONG MINH HOANG
 
Bài viết: 6
Ngày tham gia: Thứ 5 30/10/08 17:05
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần


Quay về Văn hoá xã hội

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến23 khách

cron