SỐNG LÀ KHÔNG CHỜ ĐỢI!

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về văn hoá trong đời sống xã hội

Re: SỐNG LÀ KHÔNG CHỜ ĐỢI!

Gửi bàigửi bởi Cothi » Thứ 6 02/01/09 14:50

[justify]THỜI GIAN

1. Người Mông Cổ có kể lại một câu chuyện ngụ ngôn như sau:
Một hôm, con Phượng hoàng hỏi con Quạ: " Này anh Quạ, tại sao anh sống trên cõi đời này đến 300 năm, còn chúng tôi chỉ sống có 33 năm thôi?"
Con Quạ hỏi ngược lại: "Thế tại sao cô bạn chỉ uống máu tươi, còn chúng tôi chỉ sống bằng xác chết ?"
Con Phượng hoàng nghĩ ngợi hay là mình hãy thử ăn xác chết như loài quạ cho biết. Thế là cả hai cùng bay lượn để tìm mồi. Thấy một con ngựa chết thối, cả hai liền lao mình xuống. Con quạ như trúng số, nó ăn lấy ăn để một cách ngon lành. Con Phượng hoàng cũng làm theo, nó mổ một cái rồi dừng lại, nó lại thử một lần nữa nhưng lắc đầu bảo Quạ: “Này anh Quạ, tôi không thể tiếp tục được, thà một lần được uống máu tươi còn hơn 300 năm ăn đồ hôi thối”!


2. Một người Do Thái sống tại Alexandria bên Ai-cập khoảng 30 năm trước công nguyên đã ghi lại trong cuốn sách có tựa đề "Khôn ngoan" như sau: người công chính có sống ngắn ngủi cũng sẽ tìm được nơi an nghỉ. Tuổi thọ đáng kính đâu phải là tại sống nhiều năm hay đo bằng số tuổi… Tuổi đời chính là sự khôn ngoan và cuộc sống thọ chính là một cuộc sống không vết nhơ!

3. Một thi sĩ Ba-Tư sống vào thế kỷ thứ 13, trong tập thơ mang tên: "Bài ca những con chim” cũng đã tưởng tượng ra một con chim Chào Mào bay vút lên trời cao, một số chim khác cũng bay theo và cuối cùng bị sức nóng của mặt trời thiêu đốt, thế nhưng có tiếng vọng lại của bầy chim: “Thà bị đốt cháy vì đi tìm kiếm Chúa hơn là miệt mài trong bùn nhơ hôi thối.”

Sưu tầm


Nếu câu chuyện ngụ ngôn nào cũng hàm chứa một bài học, thì bài học của những câu chuyện trên đây hẳn hàm ý: một khoảnh khắc được Thực sống một cách sung mãn, có giá trị tích cực hơn là một cuộc sống kéo lê trong mê lạc, tối tăm, vô nghĩa. Khi nói Sống là không chờ đợi, một số người cho rằng, cuộc đời ngắn ngủi thế, phải hưởng thụ thôi: “Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt/ Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm”…, phải xem Cái Tôi của mình là “trung tâm”, “rốn” vũ trụ, theo kiểu “Ta là một, là riêng, là thứ nhất/ Không có chi bè bạn nổi cùng ta!”… Từ đó, Sống Gấp trở thành định hướng ứng xử và sự lựa chọn Lẽ sống của không ít người. Gấp gáp và Bất Cần với hết thảy! Trong tình yêu thì “Quả tim anh là căn nhà bé nhỏ" (ôi khiêm nhường quá!) và “Gió em vào, nếu Chán gió lại ra” (đơn giản, nhẹ nhõm như không!). Vì vậy, mới xuất hiện lời bài hát: “Tình yêu đến em không mong đợi gì, tình yêu đi em không hề nuối tiếc…”!? Trong đời sống, việc tuyệt đối hóa sức mạnh của vật chất, tiền bạc, biểu hiện khá rõ ở giới trẻ không phải không mang dáng dấp của một quan niệm sống, một trào lưu: “Không có việc gì khó/ Chỉ sợ tiền không nhiều/ Đào núi và lấp biển/ Không làm được thì thuê!”. Muốn “thuê” được, muốn “mua” được tất cả thì lại cần phải có thật nhiều tiền, bởi như ông vua dầu lửa nước Mỹ từng “tuyên ngôn”: Trên đời này, bất kỳ cái gì cũng có thể mua được bằng tiền, nếu có một thứ gì đó không mua được bằng tiền thì sẽ mua được bằng rất nhiều tiền! Thế nên, ai theo “thuyết” này đều hăng hái kết luận: “Có tiền mua tiên cũng được”!; “Ôi, đồng tiền hết ý!”. Thậm chí, cả những người đã thành danh, phong lưu, có vị trí xã hội vẫn khổ sở vì những toan tính danh lợi cá nhân, đánh cược cả “Thân phận và Diện mạo” (chữ mượn của Nhà nghiên cứu Phan Ngọc) của mình, của gia đình, dòng tộc, kể cả tương lai của con cái…cho một thứ triết lý nghe rất “mùi”: Hi sinh đời bố củng cố đời con!

Một cách bình thường, giản dị nhất, ai cũng hiểu, để Sống, con người cần gì, đời sống cần gì? Trước hết, cần phải đảm bảo nhu cầu tồn tại. Vì thế, “Bánh mì” là không thể thiếu. Như nước ta uống, cơm ta ăn, không khí ta hít thở… Sự thỏa mãn nhu cầu bẩm sinh ấy chẳng có gì phải bàn, bởi nó là tất yếu! Và tiền, ít nhiều đáp ứng cho cái Tất yếu ấy. Nhưng sao vẫn có người càng nhiều tiền, càng leo cao trên những nấc thang danh lợi càng thấy rã rời, hiu quạnh, cô đơn? Giữa chốn phồn hoa đô hội, nếm trải đủ mọi thăng hoa tình ái, tột cùng của dục vọng, sân si…, chợt giật mình ngoảnh lại, không ít kẻ thở dài vì “thời gian như que kem/ Tan trên tay lạnh buốt”! Cái buốt giá của tâm hồn khiến họ thèm khát tìm lại quá khứ, để được sống giữa những điều ấm áp, bình dị nhất như “tiếng kẽo kẹt nhịp nhàng của cô gái gánh lúa giữa hoàng hôn đê làng, và tiếng cầu kinh của mẹ đều đều vĩnh cửu…” (Chuyển hệ tăng-gô, Đức Tế). May mắn thì kịp, bằng không, nếu “gió lay mẹ rụng, con thời mồ côi”… Nỗi đau mất mẹ lớn rộng vô chừng, nhưng có lẽ chưa ám ảnh và đớn đau bằng sự “mồ côi” trong tâm hồn, trong lẽ sống ngay cả khi ta đang tồn tại!

Như vậy, chỉ Sống để Ăn thì cuộc đời phỏng có Nghĩa gì? Ngoài “Bánh mì” con người cần Tình yêu thương, cần lòng trắc ẩn, cần “Hoa hồng”, cần “cả những nụ hôn” dịu ngọt và xao xuyến... Vẫn biết cuộc đời rộng lớn, mỗi người có một sự cảm nhận và lựa cách “thời gian sống” theo cách riêng của mình. Vì thế, sẽ có những cuộc đời lê thê trong “bùn nhơ hôi thối” của tham nhũng, ích kỷ, đố kị và thù hận…Lại có những cuộc sống ngắn ngủi nhưng ngập tràn ngọn lửa đam mê, tìm tòi, sáng tạo và hiến dâng sung mãn.

Những ngày đầu năm, không thể không mời gọi chúng ta suy nghĩ về Thời gian. Ai mà không mong được sống lâu, an lành và may mắn. Lời cầu chúc đầu tiên mọi người Tặng nhau nhân dịp Xuân mới là gì nếu không phải: “An khang, Hạnh phúc"!

Người ta thường ca tụng và khao khát hướng tới sự Vĩnh cửu. Nhưng thực tế diễn ra trước mắt chúng ta từng giây từng phút là: mọi sự đều sẽ qua đi…Trong tôi, luôn vang vọng câu hát: “sẽ có một ngày niềm vinh quang say đắm không đến tìm anh… sẽ có một ngày, cả nhan sắc cũng sẽ trốn bỏ em ra đi…Em biết và em vẫn biết, điều đó sẽ đến rất nhanh…”. Vậy, có những điều thiêng liêng và cao cả gấp bội phần mọi thứ của cải chất chồng, mọi danh vọng hão huyền có trong nhân thế - những thứ ấy rồi cũng tiêu tan theo mây gió… Chỉ có Tình Người và những giá trị tinh thần bền bỉ là còn mãi mãi. Chính đôi bàn tay chất phác, chăm chỉ và trái tim mẫn cảm, nồng ấm của chúng ta đã và đang dệt nên Cuộc Sống Vĩnh Cửu ấy qua từng Khoảnh Khắc của đời sống thường nhật. Sống như thế mới thật sự là sống sung mãn! [/justify]
RANDOM_AVATAR
Cothi
 
Bài viết: 22
Ngày tham gia: Thứ 4 17/12/08 21:21
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: SỐNG LÀ KHÔNG CHỜ ĐỢI!

Gửi bàigửi bởi Le Truc Anh » Thứ 4 14/01/09 10:17

[justify]Thời gian - một khái niệm văn hoá

Mỗi một nền văn hoá đều có khái niệm về thời gian riêng của mình. Trong bài viết này, chúng ta hãy so sánh khái niệm thời gian trong văn hoá của người châu Âu và châu Phi. Khi xem xét quan niệm về thời gian của người châu Phi, chúng ta phải lưu ý rằng, có nhiều nền văn hoá khác nhau cùng tồn tại ở châu lục này. Và, một số quan niệm trong số đó có vẻ giống với người phương Tây.

Vậy thì những gì chúng ta đang nói, phải được hiểu theo nghĩa là “trong quan niệm truyền thống” và “cho nhiều nền văn hoá châu Phi”. Quan điểm của một số tộc người và cá nhân ở châu Phi ngày nay có khác nhau. Tuy nhiên, cũng không khó khăn để nhận ra những giá trị truyền thống trong lòng một châu Phi hiện đại.

Thời gian trong quan niệm văn hoá của người châu Âu

Chúng ta hãy phân tích khái niệm về thời gian của người châu Âu để so sánh. Trong cách nhìn của người châu Âu, thời gian luôn chuyển động về phía trước, khởi nguồn từ những gì đã qua. Người châu Âu cho rằng, thời gian tồn tại như một thực thể, và luôn chuyển động. Chúng ta hãy xem xét chuyện du lịch trong thời gian ở các tác phẩm khoa học viễn tưởng. Khi đó, thời gian có thể hướng tương lai hoặc trôi về quá khứ. Theo quan niệm của người phương Tây, mỗi sự kiện là một cấu thành của thời gian. Khi thời gian chuyển động, bạn có thể sử dụng nó, hoặc đánh mất nó. Nếu bạn không nắm lấy, thời gian sẽ trôi qua.

Thời gian trong quan niệm văn hoá của người châu Phi

Quan niệm của người châu Phi cho rằng thời gian luôn trôi ngược lại. Nó đến với bạn từ phía trước, từ tương lai. Càng nhiều sự kiện, hay hành động diễn ra càng nhanh, thì thời gian trôi tới càng mau. Thời gian được xác lập thông qua tri giác.

Trong nhận thức của người châu Phi, bản thân thời gian không là cái gì cụ thể. Cuộc sống được tạo ra bởi những sự kiện, hình thành bởi những mối quan hệ. Và thời gian là một cấu thành của sự kiện.

Những hành động của bạn sẽ xác định lượng thời gian trôi qua. Điều đó có nghĩa là bạn làm việc càng nhanh, thì bạn càng sử dụng nhiều thời gian, bởi vì, cứ thêm những hành động, thì bạn đã dùng thêm tiềm năng của mình. Nếu bạn nghỉ ngơi, tức là bạn đang bảo tồn thời gian. Thời gian không tự nhiên qua đi, mà nó đang đợi bạn.

Nguồn: Dịch từ Focus on Communication Efectiveness, bản có hiệu chỉnh vào tháng 12/2008 của Orville Boyd Jenkins. (Orville Boyd Jenkins - Tiến sĩ triết học, nhà dân tộc học và chuyên gia về giao tiếp liên văn hoá người Ai-len. Hiện sống và làm việc tại Nam Phi.)

Từ góc nhìn Văn hóa học so sánh (môn học của cô Hiền), các bạn có ý kiến gì về những quan niệm nêu trên?
[/justify]
RANDOM_AVATAR
Le Truc Anh
 
Bài viết: 184
Ngày tham gia: Thứ 4 19/11/08 21:27
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: SỐNG LÀ KHÔNG CHỜ ĐỢI!

Gửi bàigửi bởi Le Truc Anh » Chủ nhật 08/02/09 13:16

[justify]Mình lại tiếp tục chủ đề này bằng những dòng viết về Sự ám ảnh của thời gian

Quả thật, cho đến bây giờ, dường như thời gian luôn là nỗi ám ảnh khôn nguôi của nhân loại. Thời gian là gì? Đó lại là nỗi trăn trở lớn và có lẽ chẳng bao giờ dứt. Nhiều khi, thời gian là cái gì đó có vẻ quá đỗi mênh mang và hư vô đến tận cùng. Những thế kỷ, thiên niên kỷ, những thời đại v.v... rồi cũng trôi vào đâu đó trong cõi vô thường của tạo hoá. Nhưng rồi có lúc lại thấy, thời gian vô cùng bé nhỏ, đến nỗi như không có gì. Thi sĩ Xuân Diệu - người luôn hối hả sống và yêu, và không lúc nào ngừng “cuống quýt” với cuộc sống, đã một lúc nào đó chợt nhận ra: “Cái bay không đợi cái trôi. Từ tôi phút trước, sang tôi phút này.” Vâng, chính vì thế, mà sống là không chờ đợi. Và bạn thấy không, “tôi phút trước” , đã khác lắm với “tôi phút này”. Cái tích tắc ấy là cả một sự kiện lớn: thêm một lượng thời gian trong bạn. Nhưng có vẻ như không mấy ai để tâm lắm đến chuyện đó, hoặc phải đến một lúc nào đó, trong bối cảnh nào đó, mới nhận ra điều ấy. Thời gian không tự nhiên sinh ra, cũng không tự nhiên mất đi - điểm này có gì tương đồng với Định luật bảo toàn năng lượng. Nó tồn tại trong mỗi sự vật, hiện tượng, mà không phụ thuộc vào việc chúng ta có cảm nhận được, hoặc ý thức được hay không. Nó là một yếu tố đương nhiên trong quá trình vận động, phủ định hay khẳng định sự vật, hiện tượng. Như thế, theo một cách hiểu không cực đoan, thì thời gian luôn ám ảnh tất cả. Thậm chí là chuyện về một chiếc bình hoa đơn giản mà ta nói sau đây cũng có thể làm rõ thêm điều này.

I. Bạn đang có một chiếc bình cắm hoa rất đẹp. Bạn có nhớ đã mua nó với giá bao nhiêu? Mà nếu không nhớ, cũng không có gì quan trọng lắm. Bạn chỉ biết rằng, bạn đã trả một số tiền nào đó để có nó. Và, có lẽ, cũng không ai phân tích cho bạn rõ, trong giá bán của chiếc bình ấy, có bao nhiêu phần trăm là tiền nguyên vật liệu, tỷ lệ tiền công trong giá thành là thế nào v.v... Như vậy, hiển nhiên những điều như thế tuyệt đại đa số là không cần thiết trong khi mua bán hàng ngày. Tuy nhiên, nhà sản xuất lại phải tính toán rất kỹ lưỡng và chi tiết để có thể đưa ra giá thành một sản phẩm, mà cụ thể là chiếc bình hoa của bạn. Người ta hoàn toàn tính được giá trị những vật chất và phi vật chất (sức lao động) để tạo ra chiếc bình. Nhưng không ai tính toán hàm lượng thời gian đã kết tinh trong chiếc bình. Cũng bởi thời gian không thuộc cả hai phạm trù đó. Khi ấy, dường như thời gian đã không được đối xử công bằng, và có lẽ vì thế, sự ám ảnh của nó càng lớn, không chỉ ở trường hợp chiếc bình hoa của bạn!

II. Bạn hãy tưởng tuợng nhé (nghĩ thôi, vì không ai muốn điều này xảy ra), là một ngày nào đó, bạn lỡ tay đánh rơi chiếc bình hoa ấy, và nó vỡ tan. Nguời ta vẫn giải thích điều này như một sự cố đáng tiếc. Nhưng xét cho cùng, thì đó là cách mà mọi sự vật, hiện tượng có nhiều khả năng xảy ra. Điều này lại thêm một lần nữa minh chứng cho Định luật Murphy (hay người ta quen gọi một cách hài hước là Định luật Bánh mì phết bơ). Theo đó, thì nếu sự vật, hiện tuợng có khả năng diễn biến theo nhiều hướng khác nhau, kể cả tích cực và tiêu cực, thì nó thường có xu hướng tiến triển theo chiều hướng xấu nhất có thể. Nhưng, vậy thì thời gian có liên quan gì đến chuyện này nhỉ? Điều dễ dàng nhận thấy là chỉ sau một khoảnh khắc ngắn ngủi, chiếc bình hoa trên tay bạn đã là những mảnh vụn lóng lánh trên sàn nhà. Đó thực sự là những mảnh vỡ của quá khứ. Diễn biến của câu chuyện chiếc bình hoa vỡ là một thí dụ cho khái niệm Mũi tên thời gian mà nhà vật lý lý thuyết lẫy lừng Stephen Hawking đã đưa ra. Chiếc bình hoa vỡ - xét về bản chất khoa học, là kết quả của việc tăng vô trật tự (entropy) theo thời gian. Và sự việc chỉ xảy ra theo chiều duy nhất đó của Mũi tên thời gian, mà không có hướng ngược lại. Không bao giờ chúng ta có thể thấy chiếc bình hoa trở lại trạng thái nguyên vẹn như trước đó từ những mảnh vỡ của chính nó. Vậy là thời gian luôn có mặt trong mọi sự vật, hiện tượng, nhưng chính nó lại luôn góp phần phủ định bản thân sự vật, hiện tượng đó trong quá trình phát triển.

III. Bây giờ, ta nói đến tình huống còn lại với chiếc bình hoa. Đó là nó luôn được giữ gìn hết sức cẩn thận. Và nếu thế, chắc chắn vài trăm, hay vài ngàn năm sau, nó sẽ trở thành một thứ cổ vật vô cùng quý giá. Lúc đó, thời gian đã lãng quên bản thân, nó đã, đang và sẽ luôn đi qua chính nó mà không bao giờ trở lại. Nhưng chúng ta thì nhớ được, vì theo chiều tâm lý của Mũi tên thời gian, người ta chỉ vọng được về quá khứ, mà không thể “hoài niệm” được tương lai. Giá trị của thời gian vì thế mà trở thành giá trị lịch sử, trong chiếc bình hoa kia cũng vậy. Mỗi một đơn vị thời gian, dù có nhỏ đến thế nào, cũng chứa đựng một cái gì đó của quá khứ, một cái gì đó của hiện tại. Việc đo đếm thời gian cũng là do con người đặt ra để cụ thể hoá cảm nhận của tâm thức mà thôi. Và, bạn thấy không, dường như giá trị đích thực, cũng là ám ảnh tuyệt đối của thời gian, chính là sự vĩnh cửu...[/justify]
RANDOM_AVATAR
Le Truc Anh
 
Bài viết: 184
Ngày tham gia: Thứ 4 19/11/08 21:27
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

TỒN TẠI VÀ THỜI GIAN

Gửi bàigửi bởi sinan » Thứ 2 09/02/09 2:12

[justify]Một điều hết sức “ngớ ngẩn”, thậm chí, nó ngớ ngẩn đi suốt cuộc đời ta, cho đến khi ta vào hẳn vô thường. Đó là, ta chưa từng hỏi: Being là gì? Và tại sao nó “Là-Tồn tại”, tại sao nó “Tồn tại-Là”?

Ta bắt đầu học “ngôn ngữ” khi vào lớp một, và rồi, ta tiếp tục học “ngôn ngữ” đủ loại của thế giới này, ta có thể đi “du học”, lấy bằng cử nhân, tiến sỹ, v.v... ta học với những giáo sư uyên bác, khả kính, ta đọc vô số sách, triết học, khoa học, tâm lý, v.v... Tuy nhiên, các vị giáo sư ấy, có thể chưa bao giờ “dạy” ta Being là gì? Họ dạy ta “nghĩa” của nó và, ta “cam lòng” tiếp nhận cái nghĩa đó vô tư, mặc định. Chí đến, vì một vài động cơ nào đó ta “Quy y Tam bảo”, ta đọc vô số kinh điển, bằng nhiều thứ ngôn ngữ, thế nhưng, ta có bao giờ tự hỏi “Sad [t]” là gì? Chẳng hạn, Sad-dharma. Không, ta chưa từng “ngớ ngẩn” hỏi về một sự kiện ngôn ngữ có vẻ “ngớ ngẩn” này. Ta học ngôn ngữ học hình thức, ta chớ hề học “tâm ngữ” bao giờ. Ngôn ngữ học hình thức là một bẫy rập của chúng ta, bởi vì, ta cứ tưởng nó, bản ngữ của ta, là cái “được cho” như một người theo Chúa, chẳng hạn(1).

Chân lý hay sự thật, thì không thể miêu tả được, song, thuộc tính của chân lý thì có thể miêu tả được. Thí như, ta chẻ trái đào ra, ta bắt gặp hạt nhân của nó, ta đập vỡ hạt nhân ra, đập vỡ cho đến khi không còn đập vỡ được nữa. Ta có “không”. Như vậy, “không” là chân lý, là sự thật của trái đào. Đến đây, có một sự thật mà ta cảm nhận được, đó là cái “không” của trái đào. Thế thì, chân lý luôn dành cho trực nhận, luôn dành cho cảm nghiệm, nhưng, cái sự thật là, thuộc tính của nó, ta hoàn toàn mô tả được. Thậm chí, mặt trái của cảm nghiệm, ta vẫn cảm nghiệm được cái không là gì. Như ta nói, có cái không trong toàn thể, trái đào, chẳng hạn. Thậm chí, ta có thể “dán nhãn” cho cái không này, chữ K, chẳng hạn, thế thì, sự thật xuất hiện, sự thật xảy ra trên ký hiệu, ký hiệu là thành viên, là “tướng phần” của lý tính chúng ta. Nó khiến ta nhận ra nó bằng ký hiệu, đó là “kiến phần” của dòng bộc lưu, của cái mà ngôn ngữ học ngày nay gọi là “Cấu trúc bề sâu” hay “ngữ trí-Knowledge of language”. Tướng phần là ký hiệu, kiến phần là cái khiến cho người ta nhận biết sự thật bằng chính tiềm năng của nó, bằng chính cái khối “tập” qua hình thái năng lượng “khí”. Tập là tướng phần, khí là kiến phần vậy. Vậy thì, “dòng bộc lưu” hay “cơ cấu điện toán” bao hàm “Ký Hiệu” và chức năng “Lãnh hội ký hiệu” của mình. Cả hai, khiến cho thức biến. Thức biến là biến trên và trong ngôn ngữ vậy. Nói cách khác luân hồi là luân hồi trong và trên ngôn ngữ. Chomsky gọi trạng thái này là trạng thái “quỹ đạo êlíp”, nó tạo nên “hằng số hấp dẫn”, ở đó chúng ta có “chúng đồng phần”.
Khi xưa, học tiếng Latin và Hy-lạp với một Cha cố tại quê nhà, tôi được nghe cha kể rằng, một thi sỹ người Mỹ nọ, khi được hỏi thi ca là gì? Thì anh ta trả lời rằng, “thi ca là tiếng kêu của một người khi được một triệu đô-la, và cũng là tiếng kêu khi mất một triệu đô.” Ký ức thời nhỏ tuổi ấy, tôi chỉ có thể biết, ý nghĩa của câu chuyện kể này được nhấn mạnh vào trạng thái Xúc khi ta có một triệu đô: cái vui của được và khổ đau của cái mất, thế thôi, và tôi nghĩ, Cha cố cũng chỉ hiểu đến thế. Song, khi về Già-lam học Phật, thì Xúc không thuần túy là những trạng thái Hỷ và Ưu cũng như Vô ký, nó còn là chất liệu tạo nên ngôn ngữ nữa. “Thi ca” sinh ra từ xúc. Tuy nhiên, trạng thái ngôn ngữ này, chỉ còn trong trạng thái ngôn ngữ hình học, nó cần phải di chuyển đến tận “tưởng”, lúc này ngữ ngôn mới hình thành. Ngôn cú sinh ra từ xúc, trưởng dưỡng ở Thọ và hình thành ở saṃjña và hoạt động với tư cách là Karma—ngôn ngữ trên cấu trúc hiển hay bề mặt vậy. Tuy nhiên, nhà ngôn ngữ học, giới hạn của anh ta là nghiên cứu cấu trúc tiềm thể của lý tính ngữ ngôn và hệ thống lý tính này cần phải băng qua các tiến trình như thế nào mà các dấu ấn để lại nó sẽ tương tác ra sao để hình thành nên tổng thể của một phát ngôn. Tôn giáo không có mặt trong sự nghiên cứu của anh ta. Anh ta có thể đi đến tới ngưỡng của “văn” và “tư” mà thôi. Chẳng hạn, khi ta nói: “thực tại không dễ dùng ngôn ngữ mà hiểu được,” tức là ta nói “không nên chấp ngữ.” Tuy vậy, nhà ngôn ngữ sẽ cho ta biết là, bạn đã “chấp” ngữ để tuyên giảng về chấp ngữ như là ngữ chấp—tiến trình giao hỗ của tướng và kiến phần. Nghĩa rằng, bạn vẫn cứ di động trong trạng thái hấp dẫn của Being. Thế thì, Being, tồn tại trong các chi tiết hình học của chuỗi xúc, thọ, tưởng, hành và thức. Quá trình nội tính hóa này là quá trình chi phối của Being, cái mà Chomsky gọi là “quỹ đạo êlíp” của cách ngôn ngữ vận hành. Trừ phi, sự vận hành này được tẩy sạch bởi các công phu của thực hành tôn giáo và lúc bấy giờ hành giả Phật giáo thấy mình liên hệ đến chúng sinh như thế nào. Do tính liên hệ này mà Đại nguyện phát sinh. Như 32 hành tướng ngữ ngôn của Bồ-tát Quán Thế Âm. Như vậy, ngôn ngữ, dù là Pháp ngữ, luôn tương ưng với con người nhiều hơn là ngôn ngữ của vật và súc loại. Sự hiện thân của pháp là sự tồn tại của Being khi nó được tịnh hóa trong lộ trình tối hậu của Thiền định, Being tái hiện bằng bản chất Đại bi siêu việt của mình. Nhà ngôn ngữ học chỉ cho ta về nguyên lý biết tổ chức của Being và tôn giáo dạy ta về lộ trình mà Being dẫn ta vào tuệ giác. Để giải thích Being là gì, các nhà soạn từ điển DUDEN, dựa vào triết học: wovon ausgesagt wird dass es ist (cái gì được thể hiện do một cái gì đó, thì cái đó tồn tại). Như vậy, Being được tồn tại qua hệ thống Đối vị (Paradigm). Ta thấy cái này hiện hữu, thì cái hiện hữu đó phải được thấy từ một cái khác, hoặc là cái khác đang trở thành tùy thuộc vào nó. Tư duy là tư duy về một cái “có” nào đó. Sắc hiện hữu trong mọi trường hợp của tư duy, đúng như Sarte đã nói: “What is not possible is not to choose – cái không là không thể chọn. Còn, J.Guiton thì: Pourquoi y a-t-il quelque chose plutôt que rien? Tại sao có cái gì đó còn hơn không có gì? Và đối với Tịnh Độ tông thì: “Thà chấp có như núi Tu-di, còn hơn chấp không như hạt cải.” Do vậy, tồn tại sẽ được nghiên cứu trên cả hai mặt Lý và Sự. Trong bản văn này, Lý thì nhất thể, như một đơn nguyên, còn Sự thì hàm dung vô thể. Chomsky cho ta một thí dụ đơn giản về tiến trình [hiện hữu của một câu] trong cách tương ưng với cấu trúc tiềm tại như sau:

“A wise man is honest-bậc thánh trí là một bậc trung thực // một người có trí là một người trung thực” nó có thể sở phân: “a wise man” là chủ ngữ, còn “is honest” là vị từ (predicate). Tuy nhiên, cấu trúc tiềm thể sẽ phải khác hơn nhiều. Nhất là, nó thoát thai từ ý tưởng phức hợp để cấu thành chủ ngữ của cấu trúc biểu thể một mệnh đề “chìm” với chủ ngữ “man” và vị từ “be wise”. Thật vậy, theo quan điểm truyền thống, cấu trúc tiềm thể là một hệ thống của hai mệnh đề, không phải cả hai mệnh đề của cấu trúc này được chèn vào, nhưng mà nó hỗ tương quan hệ(2) (interralate-ngôn ngữ quan hệ nội sinh) trong một đường hướng như thế nhằm hiển đạt nghĩa của câu “A wise man is honest”. Ta có thể tái hiện cấu trúc tiềm thể này bằng biểu thức 1, và cấu trúc hiển thể bằng biểu thức thứ 2, ở đây, các dấu ngoặc kép ghép đôi được đính nhãn để cho biết phạm trù ngữ đoạn giới hạn chúng lại.

Các dấu ngoặc kép này như là các khoang lý tính, như karma, khép các chu trình nội tính lại, như là các file của đời ta được Being chi phối. Trong các file như thế, qua biểu ngôn, hầu như nó chứa đựng rất nhiều mệnh đề của đời sống ta, nó mã hóa đời sống chúng ta, những liên hệ mà ta không kiểm soát được, như giấc mơ, như tia chớp, như thành Càn-thát-bà. Thế nhưng tất cả đều được vo tròn hay đóng khung, chứa đựng các hình vị băng qua lớp vỏ bọc của tiềm thức để thể hiện nghiệp và hoàn trả lại dòng tâm với các cấu trúc từng bậc như một cấu trúc của dòng sông , như Hecralitus đã nói (on stepping of the river) như vậy.

Ta từng nghe Phật dạy là, “trong khi cái này có thì cái kia có”. Cả hai cái có này, về mặt từ nguyên thì “có” khác, bởi vì Hoa dịch là “Hữu”. Song, một đàng, ban đầu là asti, một đàng sau đó là bhāvati, nghĩa của asti là tồn tại, còn nghĩa của bhāvati là trở thành. Như vậy, Pháp ngữ này, dịch đúng là, “trong khi cái này tồn tại, thì cái kia đang trở thành.” Thế thì, sẽ có yếu tố chính và yếu tố phụ, diễn ra trong pháp ngôn này. Yếu tố “toàn hiển” sinh và yếu tố “đang sinh”.

Thực tế của Pháp chính là minh định cách tồn tại của tánh không. Người ta vẫn hay ngơ ngác trước biện chứng pháp của Hegel, nhưng người ta sẽ ngơ ngác hơn, khi “sừng” và “thỏ” là hai thực thể, nhưng ráp lại với nhau, thì nó lại là vô nghĩa thể. Một nghịch lý của khái niệm, khi cho rằng cái này diệt cái kia để thành một cái gì đó, nhưng ai ngờ, đó chỉ là cách nội tính hóa của lộ trình sanh tử, lộ trình của cái tôi, thoát thai từ xúc, v.v... để khẳng định cái tôi. Nói cách khác, lộ trình này là lộ trình ghép chữ trong “không tính”. Tasmin, liên hệ theo lộ trình nội tính hóa một cách rõ ràng, chớ không chỉ liên hệ trên mặt samjnà, có nghĩa là, khi ta nhận thấy cái cây, chẳng hạn, thì cái cây phải kéo theo một chùm khái niệm đồng phần của nó và rồi, nó còn liên hệ đến thời gian và không gian, con sông, dáng đứng... với tất cả cách tồn tại của nó. Thế giới nội tại, như ta nói, là nó phải nội tính hóa theo một lộ trình nhất đinh, nó quy thuộc hẳn vào cái cây, như lá, hoa chủng tính, gốc rễ, v.v...Tính liên hệ này đặc biệt chỉ cho các vùng tâm thức, không liên hệ gì cả đến thế giới ngoại cảnh bị vật lý chi phối, sự khác biệt này như là sự khác biệt của mặt trăng và mặt trời, chỉ có thông qua ánh sáng mà thôi, chỉ có cùng một đặc tính chung là thiên thể, một cộng nghiệp. Còn cách năng và hưởng thì hoàn toàn sai biệt như đã nói.

Như vậy thì, sự tồn tại, tính tồn tại và cách tồn tại, nó được phạm trù hóa bằng cái khả tính của nó, trong trường hợp này, thì nó giới hạn mình lại, trong trường hợp khác thì nó mở rộng ra. Tồn tại là tồn tại trong tính vô hạn của nó trong khả tính biết tự giới hạn mình. Như Being chia phần mình cho THỜI GIAN, chia phần mình cho HAVE trong một điểm giới hạn của quá khứ toàn phần. Chẳng hạn, theo Chomsky:

“Có rất nhiều câu lưỡng nghĩa mơ hồ không chỉ định một điều gì cả trên cấu trúc hiển thể, như câu 4 mà ta có thể thấy sau đây:

4. I disapprove of John’ drinking (Tôi phản đối việc uống của John).
Câu này có thể chỉ cho việc uống của John, hoặc có thể chỉ cho đặc tính của việc uống đó (vì men của nó có tính gây nghiện). Sự mơ hồ này được giải quyết bằng các cách khác hơn qua câu 5 và 6 như sau:

5. I disaprove John’ drinking the beer. (Tôi phản đối việc John uống bia)
6. I disapprove John’ drinking excesive. (Tôi phản đối việc John uống quá nhiều)
Rõ ràng, các tiến trình văn phạm được tương ưng. Nên nhớ là, ta không thể cùng lúc mở rộng câu 4 bằng cả hai cách trong câu 5 và 6; tiến trình này sẽ cho ta thấy ở câu 7:
7. *I disapprove John’ excessive drinking the beer.(3)

Lý thuyết văn pháp nội tính hóa của ta chỉ định hai cấu trúc trừu xuất sai biệt từ câu 4, một là cấu trúc 5 tiềm thể và hai là cấu trúc 6 (cũng ở dạng tiềm tại) và tiếng Anh thì chúng phổ quát hoàn toàn. Như thế, câu “I disapprove of John’ cooking - Tôi phản đối việc nấu của John”, có thể ứng dụng cho cả hai trường hợp, hoặc là, tôi nghĩ vợ anh ấy có thể nấu hay anh ta sử dụng, chẳng hạn, quá nhiều tỏi. Ngược lại, câu lưỡng nghĩa, như câu 4, được phân giải, khi ta mở rộng nó qua cách đã chỉ định ở câu 5 và 6.

Sự thật là câu 7 là câu lạc đề, nó cần được giải thích. Trong trường hợp này, sự giải thích sẽ được cung cấp bằng cách công thức hóa của các nguyên tắc văn phạm để chỉ định những cấu trúc tiềm tại luân phiên trên bình diện văn phạm cá biệt và để cho phép trong mỗi một trường hợp này, nhưng không cho phép trường hợp khác về các cách mở rộng sang câu 5 và 6. Thế thì, chúng ta sẽ giải thích sự lạc đề của câu 7 và câu 4 lưỡng nghĩa bằng cách quy cho hệ thống của các nguyên tắc này với người tri nhận ngôn ngữ, xét như là khía cạnh ngữ trí của anh ta.”

Ở trường hợp này, cái cây là thức ăn của con mối, là hang ổ của loài kiến và, trong trường hợp khác nó là kèo cột của căn nhà chúng ta, v.v... Kinh Kim Cang dạy rằng, “để tâm ấy phát sinh, thì ta nên tồn tại trong cái không tồn tại của nó vậy.” Tức là chỉ cho trạng thái này.

Như vậy, tồn tại là DUYÊN KHỞI: “Thức a-lại-da đoạn diệt hay thường tồn? Nó không đoạn diệt cũng không phải thường tồn. Vì nó hằng chuyển.” (Tuệ sỹ / Thành Duy Thức luận).

Nó hằng chuyển vì nó biết tổ chức nội tính hóa.

“Hằng, vì kể từ vô thủy nó thuần nhất, liên tục tiếp nối thường hằng không gián đoạn.” (Tuệ Sỹ / Thành Duy Thức luận).

“Nó thuần nhất và liên tục vì nó là văn phạm phổ quát với tính tương quan sai biệt giữa âm tố và nghĩa, chẳng hạn nó chuyển hóa thành năm thức thân hay cấp độ sai biệt của các cấu trúc hữu biểu (different surface structures).” (Chomsky / Languistic Contributions: Present).

“Và vì tính chất của nó bền vững, duy trì chủng tử không để cho tiêu mất.” (Tuệ Sỹ / Thành Duy Thức luận).

“Như những quỹ đạo êlíp (elliptical orbit) được tính không duy trì và tạo nên hằng số hấp dẫn (gravitational constant) với tính không.” (Chomsky / Languistic Contributions: Present).

“Chuyển, thức này, kể từ vô thủy, sinh diệt trong từng sát na, liên tục biến dị; vì nhân diệt thì quả sinh, nó không thường trực nhất tính, vì nó có thể được các chuyển thức huân tập thành chủng tử.” (Tuệ Sỹ / Thành Duy Thức luận).

“Những phép chuyển biến này phác họa vô biểu thành hữu biểu; chẳng hạn, câu (2.) thành (1.) ở trên.” (Chomsky / Languistic Contributions: Present).

“Thức này cũng vậy, cùng với tập khí nội tại và xúc các thứ ngoại tại hằng tiếp nối nhau vận chuyển.” (Tuệ Sỹ / Thành Duy Thức luận).

“Do vậy, ngữ trí cần được tiệm phát bằng sự mô phỏng và trau dồi, sự phức hợp nảy sinh của nó có kết quả từ cách phát triển nhanh của các yếu tố rất đơn thuần hơn là có kết quả từ các nguyên lý bề sâu của tổ chức lý tính(4) để có thể xét như là tính bất khả tri của nội quan do cơ chế của (tri thức) lãnh hội hay sự vận hành tương đẳng hóa hoặc vận hành theo tổ chức khối (co-ordinated mouvement).” (Chomsky / Languistic Contributions: Present).

Tâm bất khả đắc, chủng tử quay cuồng như bộc lưu, chống lại thuyết tam thế thực hữu của Nhất thiết hữu bộ, đắc, không thể nắm bắt được, vậy thì “điểm cái tâm nào đây”, tuy nhiên, có một cái tồn tại bất khả đắc trong chính chúng ta. Mặt trời là năng hiển còn mặt trăng là hưởng thể của mặt trời, cái đồng tính hay cộng nghiệp của cả hai là “thiên thể”, nhưng cái dị của chúng là năng và sở. Như ta nói duyên khởi, là cái này vươn đến cái kia trong lực hút và đẩy, còn ta cho là cái này dựa vào cái kia để tồn tại, tồn tại là sự tương quan, là, ta thấy duyên khởi trên quan điểm liên kết mà không thấy được trường hấp dẫn của chúng. Thuật ngữ paratantra svabhāva, được dịch là “y tha khởi”, có ý nghĩa vươn ra, nội tính hóa, và chu kỳ phát triển này tạo ra một hằng số hấp dẫn trong cả hai cách: đồng và dị. Chẳng hạn, khi ta nói đến con gà là ta nội tính hóa theo danh ngôn thuộc tính về con gà, như cái trứng, quá trình hình thành, quá trình sinh diệt, v.v... và quá trình rớt trở lại trong tàng thức. Khi ta nói đến cái trứng thì ta liên tưởng đến các thuộc tính của con gà và quá trình sinh thành của cái trứng, cái khối quỹ đạo này nó vẹt ra hai đầu để con gà xuất hiện hay cái trứng xuất hiện—sự va chạm của xúc, thiện ác, âm chủng, v.v... Nhân diệt chính là nhân sinh. Như thí dụ Chomsky đã cho, văn pháp nội tính hóa không phải đơn thuần là ta chèn vào một mệnh đề nào đó, mà thật sự cả hai mệnh đề (sự va chạm của xúc, thiện ác, âm chủng, v.v...) hoặc nhiều hơn nữa là khả năng nội sinh ngôn ngữ của Danh ngôn tập khí. Như trường hợp tâm quá khứ bất khả đắc... tuy nhiên tất cả phải xuất hiện đồng một thời và đồng điểm, tuy hoàn toàn bất khả đắc, nhưng có thể luận suy trên phương diện phóng ảnh của cái tồn tại này, bởi vì ta có thể chứng minh rằng, chúng đồng thời và đồng điểm trong being, nghĩa rằng: “đây là hiện tại của quá khứ, đây là hiện tại của tương lai. Đây là sự chuyển di hình hài của quá khứ vào hiện tại, đây là chuyển di tương lai vào quá khứ”—sự liên tưởng của chúng ta thần kỳ, đến độ, tất cả thời đồng trụ trên một điểm. Thật vậy, người Hoa xem ý thức như là “một vị Thánh vĩ đại, san bằng cả trời, vị thánh ấy, biết hộ trì Tam tạng, biết chống lại mọi định hướng của nghiệp và, vị ấy cần được ‘đội mão kim cô’ của ngôn ngữ thanh tịnh nữa. Bởi vì, vị ấy có thể là kẻ phá hoại do tính hiếu động của mình. Vị ấy được Xúc khởi sinh, và hoạt động theo chiều đối lưu của cấu trúc tiềm và hiển thể.” Chu kỳ sinh và hình học của xúc được minh họa như sau: ta thấy cái cây là vì lý tính ta đang vươn tới chu cảnh của cái cây, nhưng phần hậu diện của nó là khả tính đệ quy (recursive), theo những trạng thái hay cảnh nội tính của mình, sự liên hệ của nội tính đệ quy phóng ra các tướng phần đặc trưng của cái cây. Vậy thì, cái cây, trên mặt nhận thức, nó tồn tại dưới dạng ý niệm và nó còn tồn tại dưới dạng khái niệm hay xúc với các chùm danh ngôn nữa. Nó đồng thời theo cách năng và sở duyên và ta thấy như là có cái trước và cái sau thuộc phạm trù THỜI GIAN, chớ thật ra, lực vươn ra, cũng chính là lực hút vào, như tham sân và si vốn vô thủy vô chung xét như là “tồn tại” vậy. Ta chỉ thấy cái bóng của cái cây, và các khái niệm viền quanh nó, thực tại của cái cây là thực tại của being được phóng ảnh từ tàng thức, và được kết nối từ xúc manh nha bằng các điểm hình học vươn dài của cái tôi, trên sự hoàn chỉnh của cộng tri (saṃjña). Câu-xá cho ta biết rằng, các ảnh tượng, những ám ảnh và các chủng tử sẽ bị sạch tận, trên lộ trình A-la-hán. Tuy nhiên, sự “tồn tại” ở trạng thái không tồn tại này là gì? Đó lại là một câu hỏi khác của tôn giáo, thuộc về lãnh vực tu hành. Còn xét về mặt ngôn ngữ học hay quá trình diễn ra cho đến khi nó thành ngôn, thì nó phải bằng qua quá trình hình học trên cả hai mặt, hữu và vô biểu, được Chomsky minh họa như sau:

(Chomsky / Languistic Contributions: Present)

(còn tiếp)

Chú thích:

1. N.Chomsky: Languistic Contributions: Present.
2. Thức Ālaya (tạng thức) có hai hình thái: kiến phần (dṛṣṭi-aṅga) và tướng phần (lakṣana-aṅga). Tuy nhiên, các chủng tính mà nó chứa nhóm vốn là dạng vô ký ở mặt tiềm thể. Ta nói nó vô ký vì, nó chỉ là quá trình xử lý, thuật ngữ gọi là thức biến (Vijñāpatiṇāma). Trong quá trình chuyển biến, nó tạo nên các năng lực hay các trường thực tại và nó cung cấp chất liệu cho ý thức, ngôn ngữ học gọi là những điểm phóng chiếu của tâm (projection). Khi sát-na sinh diệt, nó tạo nên một môi trường hình học, khiến cho cơ bắp hay thân thể ta hoạt động và di chuyển theo phương hình học. Phương hình học này, tức là các điểm ngôn ngữ nối kết nhau mà Chomsky gọi là: complex idea (ý tưởng phức hợp) tạo thành nhiều bộ phận nằm trong 2 yếu tố theo thiên hướng chúng đồng phần, Có nghĩa là bộ loại nào theo bộ loại đó và nó dán lên từng bộ phận bằng những con tem để ta định vị thế giới và tái sinh vào các thế giới như đã được định vị: Kiến phần và Tướng phần. Kiến phần là bộ phận nhận thức của tâm pháp, tức là tác dụng của nhận thức. Duy Thức chủ trương có bốn loại tâm pháp bao hàm 5 ý nghĩa, hay gọi là tác dụng năng duyên, là chủ thể nhận thức sự vật với tiềm năng quán sát đối tượng (mà các đối tượng này chỉ là hình ảnh của tâm, tức chủng tử hiện hành). Đối tượng của nhận thức là tướng phần. 1/ Bộ phận cơ bản của tri kiến (chứng kiến danh kiến, thuộc về lãnh vực ngôn ngữ). 2/ Chiếu chúc danh kiến. Bộ phận này liên quan đến 6 thức (nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý-cũng thuộc về lãnh vực của ngôn ngữ). 3/ Năng duyên danh kiến (chủ thể tạo điều kiện cho sự hiểu biết, nên gọi là kiến); tức là tự chứng phần, chứng tự chứng phần (thuộc về lãnh vực danh ngôn của quá khứ, các liên hệ ngôn ngữ của quá khứ). 4/ Niệm giải danh kiến. Vì có bản chất tư duy và lý giải đối tượng, nên gọi là kiến. 5/ Suy độ danh kiến. Vì có khả năng suy diễn và phân biệt mọi đối tượng, nên gọi là suy độ. Do tiềm năng kiến phần này mà nó cấu trúc đối tượng thành ngôn ngữ (tướng phần) còn ở dạng tiềm thể, tức là còn ở dạng vô biểu, khi nó phóng chiếu lên bề mặt của thức phân biệt, thì nó thành cấu trúc hiển thể, tức là ta có danh cú, ngữ đoạn... như ở công thức 2. Tướng phần, đây cũng là một loại tác dụng của tâm pháp, tức là bộ phận của đối tượng nhận thức, chỉ cho thế giới ngoại tại ảnh hiện trong tâm với hình thái là các chủng tử di chuyển theo phương hình học (như dạng cây, ở trên). Ảnh tượng này, có thể phân làm 4 loại: 1/ Thực tướng danh tướng, vì bản chất của nó là chân thật, nên gọi là chân tướng. 2/ Cảnh tướng danh tướng, vì nó có khả năng tạo nên đối cảnh của căn và tâm, nên gọi là cảnh tướng danh tướng. 3/ Tướng trạng danh tướng, vì đối tượng này là hình tướng của pháp hữu vi, nên gọi là cảnh tướng. Trong ba loại đối tượng này, bao gồm luôn độc ảnh cảnh và đới chất cảnh. Có nghĩa là nét nghĩa của đối tượng và các thành phần đặc trưng hay thuộc tính của nét nghĩa này. 4/ Nghĩa tướng danh tướng, vì nó có ý nghĩa năng thuyên và sở thuyên (cái có thể giải thích và cái được giải thích, nó đồng thể hiện một lúc hai tính chất: năng và sở.)
3. Dấu hoa thị này chỉ cho một câu phái sinh từ nguyên tắc văn pháp ở một phương diện nào đó.
4. Vô biểu (avijñapti). Eng: deep construction. Khi một hành vi cố ý hay thức với ý hướng tính của nó được thực hiện bằng thân, khẩu, ý, thì sau hành vi ấy, năng lực của nó sẽ rớt xuống tàng thức, hình thành sự hoạt động của chủng tử hay năng lượng của tâm ở dạng tiềm thể và, khi có những điều kiện, chúng sẽ xuất hiện như là kết quả của nghiệp báo luân hồi. Sự tồn tại dưới dạng năng lượng như vậy, chính là sự tồn tại của thức. Nó bao gồm hai mặt: tướng phần và kiến phần, phóng rọi lên mặt nhận thức chúng ta, tạo thành thế giới khách quan. Do vậy, thế giới khách quan, đích thực là thế giới của tâm hay là thế giới ảnh hiện của thức Ālaya.

(Đăng trong Tập san Pháp luân 59 )

Nguồn: http://www.phapluanonline.com[/justify]
Sin Ân
Hình đại diện của thành viên
sinan
 
Bài viết: 193
Ngày tham gia: Thứ 2 21/05/07 20:40
Đến từ: TPHCM
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 3 lần

Re: SỐNG LÀ KHÔNG CHỜ ĐỢI!

Gửi bàigửi bởi comay » Thứ 6 06/03/09 0:29

[justify]Bạn sinan ơi, sao không post nốt phần “còn tiếp” của bài viết trên? Trong lúc chờ đợi đoạn “tiếp theo”…, tôi xin “chen ngang tí xíu” để tham gia chủ đề này nhé!

Tôi đọc và nhớ một câu ai đó viết ở mấy bài trên “Mỗi phút giây Thực sống/ An nhiên cõi Vô thường”. Có phải “Sống là không chờ đợi”, đơn giản chính là hãy biết trân trọng đời sống hiện tại. Ai đã từng không may phải trải qua những giây phút hiểm nghèo, nằm chôn mình trên giường bệnh, mới hay, Sống là được thở, được lắng nghe Trái tim của chính mình đập một cách khỏe khoắn, bình yên. Tình cờ tôi tìm được Blog này của một người con gái, chắc còn trẻ lắm, có nick Ruby- linh hồn không bao giờ tuyệt vọng. Bạn ấy đang mang trong mình căn bệnh ung thư thời kỳ cuối… Đau đớn khủng khiếp… nhưng bạn ấy vẫn luôn tự nhủ lòng Tôi ơi! đừng tuyệt vọng!Có lẽ vì thế mà bạn ấy đã nhận được rất nhiều sự quan tâm chia sẻ của bạn bè gần xa… Và ngược lại, chính họ lại học được từ người bạn gái nhỏ bé, mong manh ấy một niềm yêu tin cuộc sống và nghị lực vượt qua khó khăn, thử thách của số phận: “Tôi muốn sống những ngày cuối cùng này, thật có ý nghĩa! Cho dù, tôi biết là tôi sắp phải xa mọi người, nhưng trong tôi vẫn luôn chứa đầy niềm tin yêu của cuộc sống!”

Gửi tới sinan và các bạn theo dõi chủ đề này một vài dòng tâm tình của Ruby nhé!

….Đừng bao giờ tuyệt vọng nhé, tôi ơi - cho dù cuộc đời này chỉ còn được tính bằng ngày, bằng tháng nữa thôi! Bây giờ ngồi đây, là những khoảnh khắc đau thương nhất trong cuộc đời, nhưng tôi ơi - hãy cứ sống với niềm tin và với cả niềm vui của những người thân yêu mang đến nhé!

Tôi à! Vẫn biết là cuộc sống của mình từ trước đến giờ chỉ toàn là những nỗi đau thương mà thôi, nhưng tôi vẫn sống kiên cường đấy chứ nhỉ! Hơn hai mươi năm của cuộc đời ,vậy mà tôi đã trải qua không biết là bao nhiêu thăng trầm ...!
Tôi này! những đêm vật vã với những cơn đau của bệnh tật, tôi có thấy chán nản cuộc sống này không?
- Chán nản à? Có chứ, nhưng mà chỉ chút xíu thôi, rồi tôi lại lấy lại tinh thần, để mà sống tiếp chứ! Nếu tôi cứ chán nản mãi, thì sao tôi sống tiếp được.
Tôi ơi ! Tôi vừa đáng thương, vừa đáng khâm phục đấy chứ nhỉ ! Tôi mang trong mình một căn bệnh hiểm nghèo, vậy mà tôi không chịu ca thán với ai!
- Có đấy chứ. Tôi đang ca thán trên blog đây này ! và tôi có ca thán với cả một người bạn thân nữa _ người bạn đó ở xa lắm, rất xa, ở tận trong NAM cơ, mà trong khi đó tôi lại đang ở HÀ NỘI!
Tôi đang khóc đấy à?
- Ừ! cho tôi khóc chút đi, là cảm xúc đó mà!
Căn bệnh của Tôi ra sao? chữa trị mất nhiều tiền lắm à? và sẽ có kết quả ra sao?
- Tôi không trả lời là tôi đang mang căn bệnh gì nhé. Chỉ cần biết là tôi mang trong mình căn bệnh hiểm nghèo. Chữa trị à! Nếu nói về tiền bạc, thì là vô kể. Còn kết quả à! Rồi tôi cũng sẽ phải ra đi trong một ngày sớm nhất mà!
Tôi ơi ! Thôi, đừng khóc như thế nữa! dù biết là tôi đang rất đau, cả về thể xác lẫn tinh thần... nhưng mà khóc nhiều sẽ đau hơn đấy!
- Ừ ! Tôi đang cố kìm nén mà. Nhưng mà, cứ cố kìm nén, thì cũng sẽ đau khổ lắm chứ! Hãy để cho tôi khóc hết những cảm xúc này nhé! Rồi thì tôi mới lấy lại được tinh thần
Tôi thường bị đau vào những lúc nào? cơn đau có kéo dài lắm không?
- Cơn đau chết tiệt đó hả? Nó đâu có giờ giấc gì chứ! Khi tôi đói, nó cũng đau. Khi tôi no, nó cũng đau. Nó đau vô điều kiện mà.......
Vậy thì khổ cho Tôi quá nhỉ !
- Nếu ai ở trong hoàn cảnh của tôi, cũng sẽ khổ như tôi khi bị cơn đau hoành hành mà!
Xin hỏi tôi một câu hỏi tế nhị nhé! Tôi đã có gia đình riêng chưa?
- Tôi ấy à! chưa đâu. Tôi vẫn đang sống độc thân mà. Có lẽ, độc thân như tôi lại hay ở trong hoàn cảnh này... vì khi tôi ra đi, sẽ không phải mang theo thêm một nỗi lo về gia đình riêng của mình nữa!
Tôi lại đang khóc nữa rồi kìa! Bình tĩnh lại nào, Tôi ơi!
- Đừng bảo tôi phải kìm nén quá mà! vì dù sao thì tôi cũng là một phận gái mà! Tôi rất muốn được an ủi, vỗ về mà!
Tôi à ! ước nguyện của Tôi bây giờ là gì vậy ?
- Tôi muốn làm tất cả những gì tốt đẹp nhất cho người thân của tôi! Tôi muốn sống những ngày cuối cùng này, thật có ý nghĩa! Cho dù, tôi biết là tôi sắp phải xa mọi người, nhưng trong tôi vẫn luôn chứa đầy niềm tin yêu của cuộc sống! Tôi cảm ơn những người bạn, những ngưòi thân yêu, đã dành những tình cảm tốt đẹp cho tôi, đã mang đến những niềm vui, những tiếng cười... và cả những niềm tin, mà bấy lâu nay tôi bị đánh mất!
Đặc biệt, tôi cảm ơn một người bạn _ người chị, mà tôi đã quen được ở trên mạng! Người ban_ người chị đó đã dành cho tôi một tình cảm vô bờ bến, một tình cảm chân thành, và cả những niềm tin duy nhất nữa! Tôi muốn được gọi chị ấy là chị gái yêu quý của tôi! Mới chỉ một tuần trước đây thôi, chị ấy đã bay từ TP.HCM ra thăm tôi, mặc dù công việc của chị rất bận. Xin cảm ơn chị_ người chị tuyệt vời! Những ngày hai chị em ở cùng nhau, đi chơi cùng nhau, tôi đã rất vui, tôi quên đi cả những cơn đau, quên đi cả một tâm hồn thương đau của mình! Và từ tình cảm tốt đẹp đó, tôi nhận ra được một điều: cho dù là bất cứ ai, và ở bất cứ nơi đâu, nếu ta sống tốt, sống chân thành, thì ta sẽ nhận được những tình cảm tốt đẹp của những người bạn! Những người bạn tốt là những sự liên kết của nhiều niềm tin yêu! Tôi còn muốn nhắn nhủ với mọi người_ với tất cả những người đang có cuộc sống hạnh phúc, hay đau buồn: "mọi người hãy sống tốt, thật tốt, thật có ý nghĩa và hãy biết trân trọng cuộc sống của mình trong từng giây phút ... và điều quan trọng nữa là phải sống có niềm tin!". Cho dù tôi có đang mang trong mình nỗi bất hạnh, nỗi đau đớn, nhưng tôi vẫn luôn cố gắng sống tốt, sống trong niềm tin yêu của người thân, và cả niềm tin yêu của chính tôi nữa!
Tôi còn ước nguyện gì nữa không?
- Ước nguyện của một con người trên cõi đời, thì nhiều lắm chứ. Nhưng, mình có thực hiện được ước nguyện đó không, mới là điều quan trọng. Tôi còn muốn rằng: Khi tôi ra đi rồi, nhưng trong lòng, trong tâm trí của những người thân vẫn luôn dành một ví trí cho tôi, không bao giờ lãng quên tôi. Nghĩa là khi còn sống, tôi luôn phải sống cho tốt, sống chân thành, và sống có tình người. Thì cho dù khi tôi ra đi rồi, nhưng mọi người vẫn nhớ mãi về tôi! Tôi không muốn, khi ra đi mà để lại ấn tượng không tốt đẹp trong lòng mọi người!
Tôi ơi ! Tôi sao thế? Tôi lại bị đau à? đau lắm à, sao quằn quại vậy?
- Ừ ! Tôi lại bắt đầu đau rồi. Có lẽ là tôi phải nghỉ thôi. Tôi phải tạm biệt mọi người ở đây thôi. Mọi người ơi! hãy sống vui, sống khoẻ, sống có ý nghĩa, và sống có niềm tin nhé! Tôi cầu chúc mọi điều tốt đẹp nhất đến với mọi người! Chúc mọi người thật hạnh phúc!
Chào thân mến!

Gửi từ email HoangThamTran – Rubi - 9654 - * Tôi của mọi người : Ruby - linh hồn không bao giờ tuyệt vọng !

Nguồn: www.vietnamnet.vn/blogviet/ketnoi[/justify]
RANDOM_AVATAR
comay
 
Bài viết: 13
Ngày tham gia: Thứ 5 05/03/09 17:38
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: SỐNG LÀ KHÔNG CHỜ ĐỢI!

Gửi bàigửi bởi xanhnguyen » Chủ nhật 08/03/09 22:59

[justify]GÍA TRỊ CỦA HIỆN TẠI

"Thật dễ để thấy được rằng không có lúc nào là chúng ta không sống ở thời điểm hiện tại. Cũng thật đơn giản để thấy được rằng chúng ta chỉ có thể hạnh phúc ở thời điểm hiện tại." (Gerald Jampolsky)

Cảm nhận về thời gian của con người dường như luôn bất định. Trẻ em ngày này qua ngày hớn hở lớn nhanh như thổi. Người trưởng thành ước ao thời gian cứ chầm chậm trôi qua. Những người già thì mơ về "những ngày xưa cũ". Chúng ta hoài niệm về quá khứ, dự định cho tương lai, nhưng dường như vẫn rất thường lãng quên hiện tại.

Hiện tại là một ngày, một giờ, một phút, hay thậm chí là một giây. Hiện tại sẽ chóng qua đi nhưng hiện tại cũng chính là vĩnh viễn bởi chúng ta mãi mãi sống trong hiện tại. Nhưng trong xã hội hiện đại ngày nay, con người có quá nhiều lý do để hoặc bỏ phí, hoặc lãng quên hiện tại.

Với những bạn trẻ, do nhu cầu vui chơi giải trí khá cao nên họ thường xuyên lãng phí thời gian. Cách tốt nhất là mỗi người nên tự lập ra cho mình một khoảng thời gian thư giãn ổn định trong ngày để tinh thần được thoải mái sau một ngày học hành, làm việc căng thẳng. Hãy chọn cho mình hình thức giải trí thoải mái nhất, sao cho hợp với quỹ thời gian cũng như sở thích của mình nhất.

Còn với một số người quá " tham công tiếc việc" thì ý nghĩa của việc trân trọng hiện tại khá mờ nhạt trong họ. Họ cứ lao vào công việc bất kể ngày đêm và tình trạng sức khỏe của mình. Lời khuyên cho những người này là thỉnh thoảng, họ nên tự cho phép mình nghỉ phép dài ngày để có thể hồi phục năng lựơng và quay lại với công việc một cách tích cực hơn, năng động hơn.

Ngoài ra, một vấn đề chúng ta cần lưu ý là hiện nay, căn bệnh “trì hoãn" đang “lây lan như một nạn dịch". Hẳn bạn cũng đã nhiều lần tự nhủ rằng: "Đến thời điểm thích hợp, mình sẽ giải quyết việc đó". Nhưng rồi sau đó thì sao? Khi nào mới là lúc để bạn quyết định hành động hay tìm một sự thay đổi? Khi nào mới là thời điểm để bạn bắt tay vào giải quyết những mâu thuẫn phát sinh trong các mối quan hệ hay tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn trong công việc? Bạn đang cố chờ đợi một thời điểm thích hợp mà không để ý thấy các vấn đề đó ngày một chồng chất hơn...Thật ra,chẳng có thời điểm nào là thích hợp hơn thời điểm hiện tại cả. Tất cả các vết thương đều cần được điều trị càng sớm càng tốt trước khi nó khiến cho nhiều tế bào khỏe mạnh cũng sẽ bị hoại tử theo.

Cuộc sống sẽ rất tuyệt vời nếu bạn biết trân trọng từng khoảnh khắc và dám dấn thân. Hãy thử sống như bản thân mong muốn ngay từ sáng hôm nay, để đến một ngày nào đó, khi vốn thời gian của bạn đã cạn kiệt, bạn sẽ không phải hối tiếc vì chưa kịp làm quá nhiều điều, cả những điều rất nhỏ và những điều lớn lao.

Bạn chớ để cuộc sống trôi qua kẽ tay vì cứ mãi đắm chìm trong quá khứ hay mộng tưởng về tương lai. Chỉ bằng cách sống với từng khoảnh khắc của đời mình, bạn mới thực sự có một cuộc sống trọn vẹn. Cũng chớ nên chớ thờ ơ với những gì gần gũi xung quanh mình, bởi nếu không có chúng, cuộc sống của bạn sẽ mất đi ý nghĩa.

Ngày hôm nay sẽ là thời điểm bạn dành trọn vẹn cho tình yêu thương, cho nụ cười, cho lòng can đảm, cho sự hân hoan. Bạn có thể làm được tất cả những gì mình mong muốn, chỉ cần luôn nhắc nhở bản thân một điều rằng: đời sống của con người là giới hạn và thời gian chỉ có 24 giờ mỗi ngày.

Nguồn: my.opera.com/velvetsky8888/blog/index.../[/justify]
RANDOM_AVATAR
xanhnguyen
 
Bài viết: 16
Ngày tham gia: Thứ 4 04/03/09 20:41
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: SỐNG LÀ KHÔNG CHỜ ĐỢI!

Gửi bàigửi bởi comay » Thứ 3 10/03/09 8:33

[justify]Có bao giờ?

Trong cuộc sống không thiếu những điều thú vị mà đôi lúc bị chúng ta lãng quên, phải không các bạn? chúng ta chỉ quan tâm đến công việc, đến những thứ tạo ra vật chất cho chúng ta, mà lãng quên đi phần "tâm hồn "đang thiếu chất dinh dưỡng trầm trọng. Nó rất cần sự chăm sóc, sự tái tạo từng ngày của mỗi chúng ta.
Đừng nói là tôi đang mơ mộng hay xa rời thực tế nhé! Chỉ 1 phút thôi, hãy dừng mọi việc lại, hãy "lắng nghe" xem xung quanh ta, ngay đây thôi, rất gần ta thôi, chẳng hạn như nơi ta đang đứng, những âm thanh ta đang nghe, những cảnh vật ta đang nhìn, những con người xung quanh ta như thế nào chưa? tôi chắc là rất nhiều người đã quên mất điều này. Ngay như tôi đây, lâu lâu tôi cũng quên đấy.

Có bao giờ bạn thấy hạnh phúc trước một cử chỉ đẹp, "một nụ cười" chẳng hạn, một sự giúp đỡ rất nhiệt tình "nhặt giúp bạn cái nón mà bạn đánh rơi trên đường" chẳng hạn, hay chỉ là một lời nhận xét rất khách quan của một người mà bạn không hề quen biết không "trông bạn tươi quá" chẳng hạn?

Có bao giờ bạn nhìn thấy một ai đó đang vui sướng với niềm vui của chính họ mà bạn cũng bị vui lây không? đừng nói là chưa bao giờ nhé! ;)

Có bao giờ bạn thấy làn gió thoảng qua làm lá cây lay nhè nhẹ theo, bỗng nhiên trong lòng cảm thấy thanh thản nhẹ nhàng hẳn chưa?

Còn rất ....rất nhiều thứ nữa bạn ạ!

Có một người đã từng nói với tôi rằng: "có những mối quan hệ vô hình mà nếu không đặt sự quan tâm, xem trọng, có lẽ bạn sẽ chẳng bao giờ tìm thấy điều tốt đẹp của mình ở trong đấy". Ngẫm lại cũng thấy hay hay chứ nhỉ! Theo dòng thời gian gần như ta đã lãng quên mất tâm hồn ta đang nghĩ gì? đang muốn gì?

Tôi rất thích một câu nói của nhân vật RUTH trong "Hình hài yêu dấu" của tác giả Alice Sebold. Đây được xem là một quy tắc đạo đức của cô mỗi khi có nhu cầu cấp thiết nói lên điều gì "Hãy nhìn vào lòng mình, soi rọi tâm tư của chính mình".

Với mỗi chúng ta trên mỗi con đường, trên mỗi bước đi, mong sao chúng ta đừng đánh mất con người của chính chúng ta. "Luôn luôn lắng nghe tâm hồn mình nhé!". Hãy sáng suốt lựa chọn trước khi quyết định một điều gì, dẫu biết rằng đó thật sự là một điều rất khó khăn. Quyết định đúng thì tốt, còn sai thì hãy xem đó là bài học rất có giá trị, bài học không thể mua được bằng bất cứ thứ gì.

Nguồn: my.opera.com/velvetsky8888/blog/index.../[/justify]
RANDOM_AVATAR
comay
 
Bài viết: 13
Ngày tham gia: Thứ 5 05/03/09 17:38
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: SỐNG LÀ KHÔNG CHỜ ĐỢI!

Gửi bàigửi bởi Le Truc Anh » Thứ 6 13/03/09 21:34

[justify]Tâm tĩnh lặng

Trong suốt cuộc đời, chúng ta hiếm khi có được những giây phút cô liêu, tịch mịch. Ngay cả những khi sống một mình, cuộc đời chúng ta cũng tràn ngập với quá nhiều nguồn tác động, quá nhiều kiến thức, quá nhiều kỷ niệm của những kinh nghiệm chúng ta đã trải qua, quá nhiều lo âu, đau khổ và mâu thuẫn khiến cho tâm trí chúng ta ngày càng trì trệ, ngày càng chai lì, hoạt động một cách tẻ nhạt, chán chường. Có bao giờ chúng ta được sống đơn độc, thanh thoát? Hay chúng ta luôn luôn mang theo bên mình cả cái đống bùi nhùi của quá khứ?

Có câu chuyện về hai vị sư, một hôm, trong lúc đi trên con đường từ làng này qua làng khác, hai người gặp một cô gái ngồi bên bờ sông sụt sùi khóc. Một vị bèn bước tới bên cô, hỏi: - Tại sao cô khóc?Cô gái đáp: - Thầy có thấy căn nhà bên kia sông không? Sáng nay con từ nhà lội sang bên này, không có trở ngại gì, nhưng bây giờ nước sông dâng lên, con không lội về được mà lại không có ghe thuyền gì cả. Vị sư nói: - Ồ, cô khỏi lo, không thành vấn đề! Vừa nói, ông vừa bế xốc cô ta lên, lội phăng phăng qua sông, bỏ cô xuống bờ bên kia, rồi cùng người bạn đồng tu tiếp tục lặng lẽ bước. Vài giờ sau, nhà sư kia lên tiếng: - Sư huynh, chúng ta đã nguyện không đụng vào phụ nữ. Việc sư huynh mới làm là một trọng tội. Bộ chuyện sờ vào đàn bà làm cho sư huynh vui thú, khoái lạc lắm hay sao? Thì vị sư đã giúp cô gái qua sông trả lời:
- Tôi bỏ cô ta lại phía sau đã hai giờ đồng hồ rồi. Còn sư đệ, chú vẫn mang cô ta theo đấy à?

Chúng ta đều thế cả. Suốt đời, chúng ta mang theo đủ loại linh tinh, không bỏ chúng lại phía sau. Chỉ khi nào chúng ta chú tâm vào một vấn đề, giải quyết ngay lập tức, trọn vẹn, không để dây dưa đến ngày sắp tới, đến phút giây sắp tới, khi đó chúng ta sẽ có thời gian thanh tịnh, cô tịch. Trong trường hợp đó thì dù chúng ta đang ở trong căn nhà đông người hoặc trên xe buýt, chúng ta vẫn đang sống trong sự tịch mịch, trống vắng. Tâm trí trong trạng thái trống vắng đó là tâm trong sáng, hồn nhiên. Một nội tâm trong sáng, trống vắng, là điều vô cùng quan trọng để có thể tự do thoải mái trong mọi hành động, tự do đi lại, bay nhẩy. Tóm lại, lòng tốt chỉ nẩy nở từ một nội tâm khoáng đạt, không bị gò bó, cũng như trí tuệ chỉ phát triển khi có tự do. Chúng ta có thể có tự do về vấn đề chính trị, nhưng nội tâm chúng ta không khai phóng cho nên chúng ta không có khoảng trống cho tâm hồn. Thiếu khoảng trống mênh mông, thiếu sự phóng khoáng này trong nội tâm thì không có trí tuệ, không có phẩm chất giá trị nào có thể hoạt động và phát triển.

Khoảng trống mênh mông và sự tĩnh lặng của tâm hồn thật là cần thiết vì chỉ khi nào tâm trí ở trong trạng thái cô liêu, tịch mịch, không bị ảnh hưởng, không bị gò ép, không bị tràn ngập với đầy dẫy những kinh nghiệm linh tinh, thì tâm hồn mới sẵn sàng tiếp thu được những điều hoàn toàn mới mẻ. Người ta chỉ có thể nhận chân sự thật "như là chính nó" khi tâm trí tĩnh lặng và trong sáng.

Mục đích của thiền định ở Đông phương là để đưa tâm trí đến tình trạng kiểm soát được tư tưởng, cũng như liên tục nhắc lại một lời cầu nguyện để cho tâm được an tịnh với hy vọng trong tình trạng đó, người ta có thể thấu suốt, giải quyết được những nỗi đau khổ của kiếp người. Nhưng trừ phi người ta đặt được nền móng, đó là giải thoát khỏi sự sợ hãi, khỏi sự đau buồn, lo lắng và tất cả những vướng mắc mà họ tự quàng vào, tôi không thấy cách nào có thể làm cho tâm trí thật sự tĩnh lặng.
(trích "KRISTNAMURTI")

Nguồn: www.my.opera.com[/justify]
RANDOM_AVATAR
Le Truc Anh
 
Bài viết: 184
Ngày tham gia: Thứ 4 19/11/08 21:27
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: SỐNG LÀ KHÔNG CHỜ ĐỢI!

Gửi bàigửi bởi Le Truc Anh » Thứ 3 17/03/09 8:51

[justify]Ai đó đã viết…

Giá trị của thời gian

…“Một kỹ sư đã tính được rằng với một thanh sắt nặng 5 kg, chúng ta có thể làm được một trong các việc sau đây: Nếu làm đinh sẽ bán được 10 USD. Nếu làm kim may sẽ bán được 300 USD. Còn nếu dùng làm những cái lò xo đồng hồ sẽ đem lại 25.000 USD.
Mỗi ngày đều cho chúng ta 24 giờ bằng nhau, còn sử dụng những nguyên liệu đó như thế nào, dùng chúng để làm gì là tùy thuộc chúng ta. Thời gian là một trong những thứ hiếm hoi duy nhất mà khi đã mất rồi chúng ta không thể nào tìm lại được. Tiền bạc mất đi có thể tìm lại được nhưng thời gian sẽ không bao giờ quay trở lại.
Không có cụm từ nào tai hại cho bằng ba chữ "giết thời gian". Nhiều người tìm những thú vui, tìm những việc làm để chỉ mong giết thời gian. Thật ra chúng ta được ban cho thời gian để sử dụng chứ không phải để "giết" chúng”... (ST)


Còn tôi viết:

Phản kháng lại thời gian

Ai cũng biết, khu lăng mộ Giza gồm 3 kim tự tháp Ai-cập là một trong 7 kỳ quan của thế giới cổ đại. Đây cũng là kỳ quan duy nhất còn tồn tại cho đến ngày nay, bất chấp việc nó xuất hiện cách đây gần 5000 năm. Trong đó, lừng danh nhất là kim tự tháp Cheops. Để xây dựng công trình này, hơn 100.000 nô lệ đã làm việc ròng rã trong 20 năm, sử dụng hơn 2.000.000 phiến đá, mỗi phiến nặng hơn 2 tấn.

Cho đến tận bây giờ (và chắc còn rất lâu sau này nữa), người ta vẫn không hết kinh ngạc về độ tinh xảo, sự hoành tráng và công phu của kim tự tháp. Tuy nhiên, có lẽ điều trăn trở lớn nhất, gây bàng hoàng nhất, lại là “sự vĩ đại của nỗi sợ thời gian” hiển hiện. Kim tự tháp, nên chăng, được coi là một biểu tượng hiện hữu không thể phủ nhận, và có sức “công phá” mạnh mẽ nhất, cả ở giác quan và cảm quan, về điều đó? Vì sao một pharaon trẻ tuổi của một nền văn minh trác tuyệt thời ấy, lại ra lệnh xây cho mình “ngôi nhà cuối cùng” huyền bí như thế? Do Người tin rằng, linh hồn mãi mãi tồn tại sau khi cuộc sống sinh vật kết thúc, và nó cần một nơi trú ngụ trong thân xác? Và Người đã ra tìm mọi cách thực hiện điều này, bằng cách ướp xác, rồi làm cho nó một “nơi ở” khả dĩ trường tồn là kim tự tháp. Nhưng không hẳn thế, và không chỉ có thế. Chính sự ám ảnh về cái chết, về sức mạnh vô song của thời gian, về sự bất lực của những sinh linh bé nhỏ, đã thôi thúc. Đó dường như là “nỗi sợ hãi nguyên thuỷ” của con người. Và hàng ngàn năm trôi qua, đã có một nhận xét thật tinh tế cho câu chuyện này: “Thời gian thổi, hồn vua không sợ rét...” (Huy Cận). Các pharaon đã chống lại nỗi ám ảnh bản năng ấy bằng tất cả những gì có thể. Nhưng thế cũng là một hình thức thỏa hiệp với chính tâm thức, khi con người nhận ra rằng, không bao giờ có thể thoát khỏi vòng kiềm tỏa của thời gian.

Vâng, thời gian và quyền lực của nó là thế. Nó có khả năng chi phối mọi thứ. Đến như các kim tự tháp nói trên, cũng chắc chắn không trường tồn, cho dù có vẻ vĩnh cửu. Ngay cả trong tình yêu, rồi người ta cũng nhận ra rằng “Anh với em dẫu yêu nhau chung thuỷ. Đến bạc đầu, bất quá chỉ trăm năm!” (Anh Ngọc). Thế thì hãy làm cho mỗi phút giây tồn tại thực thể, là những khoảnh khắc được sống với chính mình, yêu thương và được yêu thương. Đó cũng là cách phản kháng lại những gì nghiệt ngã mà thời gian – như “một phần tất yếu của cuộc sống”, mang lại. Đến đây, xin chép một bài thơ mới viết, như một chia sẻ cùng các bạn về chuyện này, với DÒNG SÔNG MẸ THỜI GIAN:

Nay, mai

Nay thế này, mai thế kia
vừa đây, mà đã chia lìa như không

Ta về thưa với Mẹ Sông
nay đây mai đó theo dòng phù sa

Bãi bờ lau trắng nhạt nhoà
gió miên man gió, quê nhà xa xôi

Khói nhang vạch lối về Trời
vết chân chim vẽ mắt người xưa, sau

Bao giờ còn gọi tên nhau
Biết đâu, mây đã ngang đầu rưng rưng...
[/justify]
RANDOM_AVATAR
Le Truc Anh
 
Bài viết: 184
Ngày tham gia: Thứ 4 19/11/08 21:27
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: SỐNG LÀ KHÔNG CHỜ ĐỢI!

Gửi bàigửi bởi Le Truc Anh » Thứ 4 18/03/09 9:45

[justify]Chút suy tư trong ngày

"Sống là thực hiện một kế hoạch do chính mình vạch ra".
Một bác thợ mộc đến tuổi về hưu nói cho ông chủ thầu biết những dự tính của mình trong thời gian sắp tới. Bác sẽ xin nghỉ hưu để vui hưởng tuổi già với con cháu. Bác biết rằng nếu nghỉ việc thì tài chính của gia đình sẽ có phần nào thiếu hụt nhưng bác tin rồi đây gia đình sẽ có cách xoay xở được ...

Ông chủ thầu tỏ ra tiếc khi thấy người thợ lành nghề xin thôi việc. Ông ta đề nghị bác cố xây giúp cho hãng thêm một ngôi nhà nữa rồi nghỉ coi như là vì ông. Bác thợ đồng ý làm nhưng ai cũng hiểu rằng bác miễn cưỡng nhận lời chứ không thực lòng muốn nhận công việc này.

Bác ta gọi đại một nhóm thợ có tay nghề kém và mua những loại vật tư chất lượng kém để xây dựng căn nhà ấy. Khi ngôi nhà được xây xong, ông chủ thầu đến tiếp nhận công trình và trao vào tay bác chiếc chìa khóa nhà. Ông nói với bác: "Đây là nhà của anh. Tôi biếu anh món quà này để cảm ơn anh đã làm việc cho công ty bấy lâu nay".

Chúng ta thì có khác gì bác thợ ấy. Chúng ta xây dựng cuộc đời mình một cách cẩu thả, tùy tiện với tâm lý đối phó thay vì tích cực và chủ động làm cho nó thật tốt đẹp. Ở một vài thời điểm quan trọng trong cuộc đời mình, chúng ta không hề dốc sức lực để thực hiện mọi việc cho thật tốt. Thế rồi khi trông thấy tình trạng tồi tệ và nhận ra rằng mình đang sống trong căn nhà do chính tay ta dựng nên thì chúng ta cảm thấy bị sốc. Giá như được biết trước hẳn chúng ta đã hành động khác đi.

Hãy hình dung mình là bác thợ mộc, còn cuộc đời chúng ta chính là ngôi nhà. Mỗi ngày bạn đóng đinh, lát sàn hoặc xây tường, bạn hãy xây nhà mình một cách khôn ngoan. Bạn chỉ có một cuộc đời mà thôi. Ngay cả trong trường hợp bạn chỉ còn sống một ngày, ngày sống đó cũng đáng để bạn sống sao cho tử tế và có tư cách.

Tấm bảng gắn trên tường ghi rằng: "Sống là thực hiện một kế hoạch do chính mình vạch ra".

Cuộc sống của bạn hôm nay là kết quả từ thái độ sống và những chọn lựa của bạn trong quá khứ. Cuộc sống của bạn ngày mai là kết quả từ thái độ sống và những lựa chọn của bạn ngày hôm nay.

Nguồn: Internet - Sưu tầm.[/justify]
RANDOM_AVATAR
Le Truc Anh
 
Bài viết: 184
Ngày tham gia: Thứ 4 19/11/08 21:27
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Trang trướcTrang kế tiếp

Quay về Văn hoá xã hội

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến10 khách

cron