THÊ THẢM LỄ HỘI HOA HÀ NỘI, VÌ ĐÂU...?

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về văn hoá trong đời sống xã hội

Re: THÊ THẢM LỄ HỘI HOA HÀ NỘI, VÌ ĐÂU...?

Gửi bàigửi bởi hoangoclan » Thứ 5 26/02/09 2:46

Pham Thi Van Phuong đã viết:Nguyên nhân sâu xa của sự thất bại lễ hội thì chúng ta đã tìm ra nhưng kỳ thực vẫn chưa có một hướng khắc phục nó.
Cụ Khổng Tử đã có thuyết chính danh rồi. Thành phố, có ai biết ai đâu cứ luật mà làm. Dân phương Tây hình thành được nếp sống văn minh đô thị nhờ họ có luật sớm và thực thi nghiêm túc. Chính phủ ban hành luật chặt chẽ, nhân dân thực thi luật đúng đắn, thì đâu khắc vào đó. Cứ phạt nặng hết khung hình phạt xem có tỉnh ngộ ngay không.

Khổ nỗi, cả nước VN này, ai chả có ít nhiều cái máu nông nghiệp lúa nước từ thời cụ kị xa xưa truyền lại trong huyết mạch, nên không thể rụp một cái, hôm nay chúng ta bắt đầu cái mới. VN chuyển mình nhiều rồi. Đó là kết quả của mấy chục năm giáo dục nhà trường và xã hội. Nhưng nét bản sắc nông nghiệp thì không thể mất. Đến như đường sắt hòan tòan là sản phẩm văn minh đô thị phương Tây mà đưa vào VN còn bị nông thôn hóa tới mức
Cothi đã viết:Tỷ như chị đàn bà nhuộm tóc vàng hoe, móng sơn xanh đỏ, thản nhiên mở iPhone mời mọi người cùng nghe nhạc sến. Tỷ như em gái ngồi ghế nhựa, ngủ vạ vật suốt đêm, nhưng tỉnh giấc là cắn hạt dưa tanh tách, và hồn nhiên xả rác xuống sàn tàu.…

Ôi, đúng là "VN mình nó thế!".

"Sự kiện nhân viên hỏa xa Việt Nam thẳng tay đuổi một em bé xuống ga Thanh Hóa lúc nửa đêm" tuy bị công luận lên án, bản thân nhân viên bị xử lý nhưng nó giúp cho người Việt ta tỉnh ngộ rằng nước ta có luật đường sắt, nếu không mua vé mà cứ lên tàu thì bị đuổi xuống dù có là một em bé. Ít ra nó giúp giảm bớt hiện tượng trốn vé, khai giảm tuổi của con, cháu để hưởng lợi từ việc miễn giảm vé dành cho đối tượng ít tuổi hơn.

Các bạn trẻ cứ việc kiến nghị về việc người lớn tuổi không làm gương trong việc thực hiện nếp sống văn minh đô thị và kết quả cũng vẫn là trẻ em văn minh hơn người lớn, vì đơn giản là chất nông nghiệp giảm dần trong các thế hệ người thành thị, cũng đơn giản như thế, nét bản sắc văn hóa thể hiện tăng dần theo tuổi tác.

Singapore cũng phải mất bao năm "thiết quân luật" mới xây dựng được quốc gia-thành phố như hiện nay, nhưng nghe đồn rằng (tôi chưa được nhìn tận mắt) Singapore như một thành phố phương Tây hiện đại, ít giữ được bản sắc VH ĐNÁ.
RANDOM_AVATAR
hoangoclan
 
Bài viết: 32
Ngày tham gia: Thứ 7 07/06/08 16:34
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: THÊ THẢM LỄ HỘI HOA HÀ NỘI, VÌ ĐÂU...?

Gửi bàigửi bởi Cothi » Thứ 5 26/02/09 23:50

[justify]Ngày xưa, nàng Kiều đi hội hoa xuân, chỉ vô tình làm gẫy cành mẫu đơn mà bị trói. Lúc ấy chàng nho sinh Từ Thức đi qua liền cởi áo đền cho người bán hoa… Giả thiết, nàng Kiều không “bị trói” (một hình thức bêu xấu và phạt nặng trước hành vi làm gẫy một cành hoa, tức có phạm lỗi dù vô tình hay cố ý) thì liệu chàng nho sinh Từ Thức có “cơ hội” mở lòng từ bi, trắc ẩn “cởi áo đền”- một hình thức nộp phạt “cho người bán hoa” không? Như vậy, bêu xấu và phạt nặng là một biện pháp chế tài có tác dụng tích cực trong giáo dục, điều chỉnh hành vi của con người và quản lý xã hội. (Dĩ nhiên, tác dụng tích cực đến mức nào, có phù hợp không… còn phụ thuộc vào không gian, thời gian và chủ thể được xem xét). Dưới đây, nhân một số ý kiến góp bàn của các thành viên trong chủ đề này có nhắc tới cách quản lý đô thị của Singapore, xin giới thiệu một trong những kinh nghiệm ấy:

Kinh nghiệm của Singapore: Bêu xấu và phạt nặngSingapore vốn nổi tiếng với việc giữ gìn vệ sinh môi trường, điều đó đã trở thành phản ứng ăn sâu vào tiềm thức, vào mỗi hành động của người dân. Có nhiều câu chuyện thú vị liên quan đến việc bảo vệ môi trường của đất nước xanh, sạch này.

Tại Singapore đã có các mức phạt rất nặng dành cho người vứt rác, hút thuốc bừa bãi nơi công cộng. Người vi phạm có thể phải trả tới 500 đô la cho một lần hút thuốc nơi không có gạt tàn hoặc vứt rác không đúng quy định. Nhưng kèm theo đó là 2 tuần phải khoác lên mình bộ quần áo bảo hộ lao động và miệt mài xúc đất, nhổ cỏ, dọn vệ sinh dọc bờ biển để... trừ nợ.

Đó là đối với khách du lịch, còn người dân Singapore cố tình vi phạm Luật Bảo vệ môi trường ngoài hình thức bị phạt tiền sẽ bị bắt mặc chiếc áo in hàng chữ ‘’con sâu rác rưởi’’ sau lưng, kèm theo là lao động. Ai vi phạm nhiều lần sẽ “được”’ đưa hình ảnh lên báo như một... tấm gương xấu! Điều đó khiến cho không một ai dám tùy tiện vứt rác dù cho đó là một mẩu giấy nhỏ.

Nguồn: Theo goviet.com.vn[/justify]
RANDOM_AVATAR
Cothi
 
Bài viết: 22
Ngày tham gia: Thứ 4 17/12/08 21:21
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: THÊ THẢM LỄ HỘI HOA HÀ NỘI, VÌ ĐÂU...?

Gửi bàigửi bởi Le Truc Anh » Thứ 7 14/03/09 11:43

[justify]Trong topic này, hầu hết các ý kiến đều đồng thuận ở điểm: một trong những nguyên nhân gây ra sự thê thảm Lễ hội hoa Hà Nội là do giáo dục. Chúng ta cũng hiểu, đây không phải là nguyên nhân cơ bản, chủ yếu nhất. Nó là nguyên nhân phái sinh.

Tôi còn chia sẻ với TV phamthithuynguyet ở cách nhìn nhận bao quát vấn đề:… “Khi câu chuyện được đem ra lý giải nguyên nhân, ám ảnh của câu hỏi “ai làm” và cái định kiến “không phải người Hà Nội đích thực gây ra” vẫn cứ chi phối các cuộc thảo luận sôi nổi xung quanh chủ đề này. Ám ảnh đó lớn đến nỗi, nó bóp méo suy nghĩ của nhiều người khi đọc các bài viết liên quan đến chủ đề này, trong đó có bài trả lời phỏng vấn của giáo sư Trần Ngọc Thêm (TNT) trên báo Pháp luật TP.HCM. Kiến giải của thầy TNT về vấn đề này không ám chỉ hay chỉ trích gì người nông thôn, càng không có ý buộc người nông thôn phải chịu trách nhiệm cho việc tàn phá phố hoa thay cho người Hà Nội. Thầy chỉ cố gắng nhìn sâu hơn vào cái căn tính nông dân của người Việt thông qua một trường hợp điển hình như chuyện tàn phá phố hoa để nhận diện những nguyên nhân gây ra chuyện này từ nhiều phía: từ người phá hoa đến các nhà tổ chức, từ mỗi người dân đến nhà chức trách. Người phá hoa thiếu ý thức văn hóa công cộng, nhà tổ chức phố hoa thiếu tính chuyên nghiệp, người dân thờ ơ trước hành vi phá họai giá trị công cộng của người khác, nhà chức trách giữ thái độ kẻ cả và thiếu trách nhiệm”…và cách bạn kết thúc bài viết bằng một câu hỏi mở: “Có một vấn đề khác nữa phải suy nghĩ, bởi lẽ nó đã “hiện hình”: văn hoá Hà Nội giờ ra sao? Ra sao sau những bão táp quốc tế hoá, bão táp nhập cư, bão táp suy thoái đạo đức, xuống cấp giáo dục. Câu trả lời chẳng phải cho riêng Hà Nội đâu, mà cho mọi người Việt...”

Những cái còn “thiếu” ấy làm sao bù đắp? Cơn “bão táp suy thoái đạo đức, xuống cấp giáo dục…” từ đâu mà ra? Trả lời cho thấu đáo quả là không dễ bởi nó đụng chạm đến cả một hệ thống cơ thể xã hội từ vĩ mô đến vi mô. Để thỏa mãn nhu cầu Sống Cùng và Sống Với nhau, từ thưở hồng hoang, con người đã lựa chọn nhiều Kiểu tổ chức xã hội, sao cho phù hợp nhất với điều kiện địa lý – khí hậu và lịch sử - kinh tế của mình. Trong tổ chức xã hội, không thể không nói tới vai trò của chủ thể quản lý – như một Tổng chỉ huy, Kiến trúc sư Trưởng, người thiết kế “mô hình” dựa trên những “khung lý thuyết” nhất định. Nói tới Lý thuyết là nhìn ra vấn đề lớn hơn: Cách nghĩ, Cách tư duy. Tư duy thế nào thì “lý thuyết” thế ấy, “lý thuyết” làm sao thì “mô hình” tất vậy (như ông bà ta nói nôm na: Người làm sao của chiêm bao làm vậy!). Còn tồn tại kiểu Tư duy “thời vụ”, “đánh trống bỏ dùi”, “nước đến chân mới nhảy”…(toàn những “bệnh” nghe quen quen…!) và không “Đồng Tâm, Quyết Tâm, Tín Tâm” (chữ dùng của Hồ Chí Minh) mà trị bệnh này tận “căn” (“căn” này GS. Trần Ngọc Thêm đã phân tích kỹ) thì dù ngày ngày nói “giáo dục là quốc sách hàng đầu”, rốt cuộc vẫn cứ ngậm ngùi, loay hoay… với những biểu hiện “đầu hàng” của nó trước bao thách thức lớn đang đặt ra cho đất nước trong qúa trình hội nhập. Nhân đây, gửi tới các thành viên GĐ VHH chúng ta một bài viết liên quan đến “nguyên nhân giáo dục” từ cách nói “thẳng thắn đến mức nhiều khi “nghịch nhĩ” của GS. TSKH Hồ Ngọc Đại - người từng có kinh nghiệm “54 năm làm nghề sư phạm” và đã từng giữ cương vị quản lý giáo dục ở Việt Nam một thời gian khá dài. Hãy dành chút thời gian lắng nghe “người trong cuộc” nói:

Cần sự nổi dậy của tư duy giáo dục

Niên học 2007-2008 kết thúc với khá nhiều ấn tượng đáng ghi nhận. Ngành giáo dục, sau nhiều năm bê trễ và luẩn quẩn có vẻ như đã tìm được hơi thở mới. Hàng loạt các phong trào “Hai không”, “Bốn không” đã thu được những thành quả nhất định. Các kỳ thi đã diễn ra nghiêm túc hơn, đặc biệt là kỳ thi đại học. Gần đây nhất, việc Bộ GD-ĐT cho in 3 cuốn đính chính sai sót trong SGK đã thể hiện tinh thần cầu thị, nhìn thẳng vào sự thật.

Tuy nhiên, trên tinh thần khoa học, thẳng thắn và xây dựng, không ít nhà chuyên môn cho rằng cách làm giáo dục theo kiểu phong trào nối tiếp phong trào như hiện nay sẽ khó đem lại hiệu quả lâu dài như mong muốn bởi phong trào chỉ mang lại hiệu quả trong những thời điểm nhất định. Hình như giáo dục của ta vẫn đang loay hoay với một tư duy giáo dục quen cam chịu, không dám “nổi loạn”.

Dân trí đã có cuộc trò chuyện với một nhà giáo dục nói dai, nói mãi, nói nhiều nhưng cũng là người nói đúng, nói trúng, nói quyết liệt và thẳng thắn đến mức nhiều khi “nghịch nhĩ” - GS. TSKH Hồ Ngọc Đại.


Thiếu lý luận giáo dục

Cách đây không lâu, khi trả lời phỏng vấn chúng tôi, TS Chu Hảo nói đại ý rằng, giáo dục của chúng ta lại đang đi vào bất cập như đã từng bất cập, rằng giáo dục chưa được bắt đúng "bệnh" và những thành công hiện nay là thành công của cách làm phong trào và không bền vững. Ông có đồng ý với nhận xét này?
Tôi xin được thay 2 chữ: Bất cập = Thất bại.

Có lẽ trong văn cảnh này thì bản chất của hai từ trên không khác nhau nhiều lắm. Nó cũng chỉ là cách nói "nhiều" với "không ít" thôi. Tuy nhiên, vì sao các ông lại có nhận xét bi quan thế?

Tôi không bi quan, hiện tại nó đang như thế. Có lẽ câu cần hỏi là vì sao lại vẫn cứ để cho điều đó xảy ra?

Vâng, cứ cho là như thế, theo ông thì nguyên nhân sâu xa của nó là gì?

Đó là vì chúng ta làm giáo dục bằng kinh nghiệm, bằng thói quen, bằng mò mẫm, thậm chí không loại trừ bằng lợi ích của một nhóm người mà không xây dựng cho mình một nền tảng lý luận để phát triển giáo dục. Vì không có lý thuyết nên không có cách làm thực tiễn phù hợp với lý thuyết đó. Và do đó, không biết phải bắt đầu từ đâu, thực hiện điều đó như thế nào.

Trẻ em đang cần một nền giáo dục khác

Trước khi từ giã thế kỉ 20, chúng ta đã cố gắng hoàn thiện một nền tảng lý thuyết về giáo dục cho thế kỉ 21. Thế nhưng đã bước sang thế kỉ mới 8 năm rồi mà ông vẫn nói là vẫn chưa biết bắt đầu từ đâu?

Khi chuẩn bị việc đó, chúng ta vẫn là con đẻ của thế kỉ 20 đi lo công việc của thế kỉ 21. Đó là một sai lầm. Phải coi thế kỉ 20 ra đi như một kẻ đột tử mà không thể "ăn bám" vào nó thêm nữa. Do đó, thế kỉ 21 phải tự lo liệu thân mình. Đây là hai thế kỉ hoàn toàn khác nhau về bản chất. Những đứa trẻ của thế kỉ 21 không phải là những đứa trẻ của thế kỉ 20.

Chúng đi xe hiện đại, sử dụng điện thoại di động hiện đại, sử dung intenet siêu tốc và máy vi tính hiện đại. Ngay cả đồ chơi và trò chơi chúng cũng không còn chơi những đồ chơi và trò chơi của các thế kỉ trước. Do đó, chúng rất cần được hưởng nền giáo dục hiện đại, nội dung hiện đại, phương pháp hiện đại thì ngược lại, chúng đang bị "nhốt" trong cái lồng quá cũ và được "nhồi nhét" kiến thức theo phương cách cũ. Tóm lại, trẻ em hôm nay cần một nền giáo dục khác.

"Nền giáo dục khác" là nền giáo dục như thế nào?

Một nền giáo dục có lý thuyết, không mò mẫm, không đối phó, không lừa dối, dù lừa dối người khác hay tự lừa dối chính mình. Tiếc thay có nhiều điều tỉnh táo thì lại đang được thực hiện một cách ngông cuồng!

Ngông cuồng. Đó là những điều gì vậy?

Loạn trường đại học, loạn giáo sư, loạn tiến sỹ… Cái cần "nổi loạn" nhất là sự nổi loạn của tư duy thì lại trì trệ, lại không dám, chỉ biết cam chịu.

Bằng đại học “cỏ đồng ta”


Cái mà ông nói là "nổi loạn tư duy" cụ thể ở đây là cái gì vậy?

Là thay đổi cách học và nội dung cần học, đặc biệt là ở tiểu học và đại học.

Tại sao lại đặc biệt ở tiểu học và ở đại học?

Đó là hai bậc học hoàn toàn khác nhau về mục đích. Nếu bậc học tiểu học là cơ hội cuối cùng để duy trì, gìn giữ bản sắc dân tộc thì ở bậc đại học lại là cơ hội đầu tiên để hòa nhập, hội nhập quốc tế. Một chương trình tiểu học không cần phải giống nước nào và cũng không cần nơi nào công nhận thì ngược lại, chương trình đại học phải là chương trình quốc tế và bằng cấp phải được thế giới thừa nhận. Một bằng tốt nghiệp đại học chỉ dùng ở "tiêu thụ nội địa" là một bằng đại học "trâu ta ăn cỏ đồng ta", chỉ có sức để kéo cày chìa vôi thôi.

Vô trách nhiệm là tội ác

Ông là người cả đời đi dạy tiểu học nên ông đặt vấn đề quá lớn về cấp tiểu học này chăng?

Tôi xin nói lại, không phải cả đời mà tính đến nay, tôi mới có 54 năm làm nghề sư phạm thì 40 năm gắn bó với tiểu học và tôi rất hiểu bậc học này. Đây mới là bậc học liên quan đến từng gia đình, toàn xã hội nên đòi hỏi phải có nghiệp vụ sư phạm tinh tế nhất, hiệu quả nhất, chặt chẽ nhất. Ở đây, đúng là đúng mãi mãi mà sai là sai mãi mãi, không thể sửa chữa sai lầm. Thiếu trách nhiệm, "bôi bẩn" những trang đầu đời của trẻ em là tội ác.

Theo ông, cần phải "bôi" cái gì lên trang giấy ấy? Hay nói cách khác, yêu cầu cụ thể ở từng lớp bậc tiểu học là gì?

Ví dụ lớp một là đọc thông, viết thạo, nắm vững luật chính tả, không thể tái mù. Đối với lớp hai viết thành câu, lớp ba không bao giờ viết sai câu. Thật vô lý khi 5 - 6 tuổi đã nói rất sõi, rất tinh tế, nhưng đến hết đại học vẫn viết sai chính tả. Viết sai tiếng mẹ đẻ là một điều sỉ nhục.

Sẽ sớm có sự thay đổi

Vừa qua trên Diễn đàn dân trí, rất nhiều giảng viên trẻ rời bỏ giảng đường để đi tìm một môi trường khác mà theo họ, không chỉ là đồng lương. Ông giải thích gì về hiện tượng này?

Tôi có theo dõi diễn đàn này và thấy những người ra đi đều có lý của họ. Tôi trân trọng họ vì họ dám thể hiện quan điểm của mình. Một nền đại học là rao giảng, là bằng cấp, là đối phó… là vì những mục đích cá nhân đương nhiên là một môi trường bê trễ.

Quả là từ nhiều năm nay, nền giáo dục chưa bao giờ làm yên lòng dư luận xã hội, thậm chí chưa bao giờ không được coi là vấn đề bức bách. Theo ông, tình trạng này liệu còn kéo dài?

Không, không thể chịu được nữa rồi. Cuộc sống đã quá bí bách, không thể chịu được với thực trạng giáo dục, nên dứt khoát chỉ vài ba năm tới, sẽ có sự thay đổi lớn. Khi đó, những đòi hỏi chính đáng từ cuộc sống sẽ đủ sức mạnh vượt qua những lợi ích cục bộ, những lợi ích tạm thời của một nhóm người để giáo dục phát triển.

Nếu vài ba năm tới, giáo dục có một cuộc cách mạng thực sự và đem lại thành công sẽ là điều rất vui nhưng giả sử không có điều đó?

Thì sẽ là bi kịch lớn và giả sử có được thành công thì cũng vẫn là bi kịch, bởi đáng lẽ giáo dục, đào tạo phải lĩnh ấn tiên phong, đi trước, dự đoán trước những đòi hỏi của xã hội mà bây giờ mới làm chạy theo, đuổi theo, lẽo đẽo theo. Nói vậy thôi, muộn còn hơn không.

Tôi chỉ là người cảm nhận được hơi thở thời đại

Thưa giáo sư Hồ Ngọc Đại, cách đây tròn 30 năm (1978), khi đó Nghị quyết 14 của Bộ Chính trị về cải cách giáo dục vừa ra đời, Thủ tướng Phạm Văn Đồng có hỏi ông và khi đó, ông đã nói là sẽ thất bại. Giờ đây, ông lại nói về những bi kịch của giáo dục Việt Nam. Ông là người bi quan hay bởi cái tính thích nói khác người?

Tôi luôn luôn dựa trên những luận cứ khoa học. Tôi không bi quan, không lạc quan mà cũng không bao giờ cho mình được phép nói khác những điều mình thu nhận được. Cũng xin nhắc lại rằng nhận định của tôi 30 năm trước đã hoàn toàn chính xác và trên thực tế, rất tiếc là công cuộc cải cách giáo dục đã thất bại. Còn những gì tôi nói hôm nay là thực tế đang diễn ra ở ngay ngày hôm nay ở mọi lớp học, cấp học, mọi trường, mọi lớp.

Ông là người hay nói những điều "nghịch nhĩ", thậm chí có người còn cho là gàn. Phải chăng vì là con rể của cố Tổng bí thư Lê Duẩn nên ông tự cho mình cái quyền gàn đó?

Ông Lê Duẩn đã mất cách đây 22 năm và 22 năm qua đầy biến động. Tôi là con đẻ của thời đại, cảm nhận được hơi thở của thời đại và cũng dám bỏ qua những lợi ích tầm thường để đi theo tiếng gọi của thời đại. Tiếc nỗi tôi đã 72 tuổi, cái quỹ thời gian không còn nhiều...

Nếu như được yêu cầu góp ý cho giáo dục hiện nay, ông sẽ nói điều gì?

Như anh Chu Hảo nói, không thể cải cách giáo dục bằng phong trào và làm phong trào nhiều như thế là đủ rồi. Nói "không" với cái xấu, cái ác là cần thiết nhưng quan trọng không phải là những cái "không" mà làm ra một cái "có"; trên cơ sở cái "có", hãy tập trung vào xây dựng một chiến lược phát triển giáo dục cho thế kỉ 21. Đừng chần chừ! Mất thời gian là mất tuyệt đối!

Xin cám ơn giáo sư!
(Bùi Hoàng Tám thực hiện bài phỏng vấn)

Nguồn: Theo Dân trí.com

P/S: Mạn phép hỏi các nhà Nghiên cứu VHH và những ai yêu quý văn hóa Việt Nam, biểu hiện “trì trệ” của tư duy và gắn liền với nó là hình ảnh “Trâu ta ăn cỏ đồng ta”… như những gì được phản ánh trong bài phỏng vấn trên, từ đâu mà ra nhỉ?[/justify]
RANDOM_AVATAR
Le Truc Anh
 
Bài viết: 184
Ngày tham gia: Thứ 4 19/11/08 21:27
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: THÊ THẢM LỄ HỘI HOA HÀ NỘI, VÌ ĐÂU...?

Gửi bàigửi bởi Le Truc Anh » Thứ 5 02/04/09 22:16

[justify]Qua những người bạn đang công tác trên lĩnh vực báo chí, được biết, tuần qua tại Hà Nội, một cuộc họp báo đã được tổ chức. Trong cuộc họp ấy, những người có mặt đã nhận thông cáo sau (xin đăng toàn văn):

Tư liệu thông tin :

Hoạt động kỷ niệm 999 năm Thăng Long Hà Nội: Tuần lễ Nhật Bản –
“LỄ HỘI HOA ANH ĐÀO NHẬT BẢN TẠI VIỆT NAM 2009”

Ngày 01 tháng 03 năm 2009
Hội giao lưu Văn hóa Việt - Nhật
Hội giao lưu Văn hóa Nhật -Việt

Hội giao lưu văn hóa Nhật -Việt là tổ chức được sự quản lý của Bộ Khoa học và Giáo dục Nhật Bản, do ông Tsutsui Toyoharu là Tổng Thư Ký, phối hợp cùng Hội giao lưu Văn hóa Việt - Nhật đồng tổ chức: Tuần lễ Nhật Bản- “Lễ hội Hoa anh Đào Nhật Bản tại Việt Nam 2009” từ ngày 10/4 ~ 12/4/2009.

̣ Được sự cho phép và hỗ trợ của UBND Thành Phố Hà Nội, “Lễ hội hoa Anh Đào Nhật Bản tại Việt Nam 2009” sẽ được tổ chức như là một trong những hoạt động chào mừng kỷ niệm 999 năm Thăng Long Hà Nội. Tại sân vận động Quần Ngựa - hội trường chính của Lễ hội, sẽ diễn ra rất nhiều các hoạt động giới thiệu văn hóa, nghệ thuật truyền thống của Nhật Bản cũng như các hoạt động giao lưu văn hóa ẩm thực giữa hai nước. Tại các gian hàng của các công ty Nhật Bản và các trường đại học Nhật Bản sẽ diễn ra các hoạt động thúc đẩy giao lưu, hợp tác về kinh tế cũng như xúc tiến lưu học sang Nhật Bản. Sự kiện này dự kiến sẽ thu hút được khoảng 200.000 người tham gia.

Lễ hội này là sự kiện được tổ chức dưới sự cho phép và ủng hộ từ các cơ quan Chính Phủ, các tổ chức đoàn thể và các doanh nghiệp của hai quốc gia. Chương trình cụ thể sẽ được gửi kèm cùng bản thông báo này.

Khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay đang thể hiện rõ hạn chế của mô hình kinh tế trọng Mỹ - mô hình kinh tế nâng đỡ nền kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh. Tình hình này buộc Nhật phải xem lại chiến lược phát triển kinh tế của mình theo hướng lấy khu vực Châu Á Thái Bình Dương làm trọng tâm, Việt Nam chính là một trong những đối tác chiến lược quan trọng đó.

“Lễ hội hoa Anh đào Nhật Bản tại Việt Nam” đã được tổ chức hàng năm từ năm 2007 như là một trong những hoạt động góp phần thúc đẩy sự giao lưu Văn hóa giữa hai nước Việt Nam - Nhật Bản.

Năm nay, lần đầu tiên nội dung giao lưu thương mại giữa các doanh nghiệp Nhật Việt được đưa vào Lễ hội Hoa Anh đào. Mục tiêu của chúng tôi là bên cạnh giới thiệu một cách sâu rộng nhất đến người dân Việt Nam về hình ảnh đất nước Nhật Bản, còn muốn giới thiệu với Nhật Bản và thế giới hình ảnh một đất nước Việt Nam trẻ, nhiệt huyết, năng động và không ngừng phát triển. Với sự tham gia đồng tổ chức của hai doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam là Tập đoàn FPT và Vietnam Airline và rất nhiều doanh nghiệp hai nước, Ban tổ chức mong muốn đây sẽ là dịp để hai bên tăng cường hiểu biết và tìm kiếm những cơ hội hợp tác trong tương lai.

Nội dung các hoạt động:

● 15 nhóm với hơn 200 thành viên từ các đoàn múa nghệ thuật truyền thống của Nhật Bản, đoàn diễn thời trang Tokyo, đoàn chiếu phim hoạt hình Nhật Bản sẽ tình nguyện đến Việt Nam để giới thiệu văn hóa Nhật Bản.
● Đoàn múa nghệ thuật truyền thống của Việt Nam cùng 10 đội múa Yosakoi với sự tham gia của 700 sinh viên, học sinh Việt nam sẽ cùng tham gia trong các hoạt động giao lưu văn hóa.
● Các cơ quan của Việt Nam như Hãng hàng không Quốc Gia Việt Nam, Tập đoàn FPT cũng tham gia lễ hội với tư cách là cơ quan đồng tổ chức.
● 80 gian hàng của các doanh nghiệp, các trường đại học cùng khoảng 40 gian hàng ẩm thực Nhật Bản sẽ trở thành trung tâm giới thiệu về Nhật Bản và Việt Nam.
● Các buổi hội thảo về hoạt động nghiên cứu của các nhà nghiên cứu Việt Nam hàng đầu Nhật Bản.
● Các buổi thuyết trình của công ty Nhật Bản về “mô hình kinh doanh kiểu Nhật” và của các trường Đại học về “Hướng dẫn du học Nhật Bản”.
400 cành Anh đào tươi được mang trực tiếp từ Nhật Bản bằng đường hàng không cùng 400 cờ cá chép sẽ là những biểu tượng mang đến không gian của mùa xuân Nhật Bản.
● Những địa điểm giao lưu văn hóa dành cho 200.000 bạn trẻ từ Việt Nam và Nhật Bản trong suốt 3 ngày.
● Sự kiện này được sự đóng góp, xây dựng từ hơn 100 tình nguyện viên Việt Nam và 40 tình nguyện viên từ Nhật Bản.

Chương trình chính:

Ngày 1/4 ( thứ Tư): Họp báo về việc tổ chức Lễ hội (khách sạn Deawoo Hà Nội)
Ngày 9/4 (thứ Năm): Vận chuyển hoa Anh đào tươi từ sân bay Narita sang Việt Nam
Ngày 10/4 (thứ Sáu): Bắt đầu “Tuần lễ Nhật Bản”
(tại Sân vận động Quần Ngựa Hà Nội)
Ngày 11/4 (thứ Bảy): Tiệc chiêu đãi (khách sạn Deawoo Hà Nội)
Ngày 12/4 (Chủ nhật): Lễ khai mạc “Lễ hội hoa Anh Đào Nhật Bản 2009”

Nội dung chương trình cụ thể xin xem bản “chương trình” kèm theo.
Mọi thông tin xin liên hệ:
Văn phòng Lễ hội hoa Anh đào:
Tel: 04-38460213
Email: yosakoisakura@jvca. or.jp
H/P: http//www.sakuravietnam.org
Phụ trách : Murakami, Suzuki.


Tài liệu gửi kèm1. Bản tóm tắt công tác tổ chức
        2. Tập tài liệu tổ chức
        3. Bản giới thiệu về Hội.

BẢN TÓM TẮT CÔNG TÁC TỔ CHỨC

Thời gian tổ chức:
Ngày 10 (thứ Sáu), 11 (thứ Bảy), 12 (Chủ nhật) - tháng 4 năm 2009

Địa điểm tổ chức: Sân vận động Quần Ngựa Hà Nội
Phòng Triển lãm trường Đại học Mĩ Thuật Hà Nội
      Khách sạn Deawoo Hà Nội
Dự kiến số người tham dự: (dự kiến) 200.000 người trong 3 ngày

Cơ chế tổ chức:

Đơn vị tổ chức:
Ban tổ chức Tuần lễ Nhật Bản - “Lễ hội hoa Anh đào Nhật Bản tại Việt Nam 2009”: Hội Giao lưu văn hóa Nhật - Việt và Hội Giao lưu văn hóa Việt- Nhật

Đơn vị Đồng tổ chức: Tổng công ty hàng không Quốc Gia Việt Nam, Tập đoàn FPT, Tập đoàn chứng khoán Capital Partners

Đơn vị Tổ chức Kết hợp:
OASIS REIJINSHA (Phòng triển lãm Trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội)

Đơn vị Hỗ trợ:
(Phía Nhật Bản):
Bộ Ngoại giao, Bộ Khoa học và Giáo dục, Bộ Giao thông và Lãnh thổ, Tổng Cục Du lịch, Chương trình Năm Giao lưu Mekong – Nhật Bản 2009, Tổ chức Hợp tác Quốc tế, Hội Giao lưu Văn hóa Xuất bản Quốc tế, Cục Du lịch Chính phủ Nhật Bản, Hiệp hội Lữ hành Nhật Bản, Phòng Công thương Osaka, Hội Sakura Nhật Bản, Ban Điều hành Lễ hội Harajuku Omotesando Genkimatsuri
(Phía Việt Nam):
Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Việt Nam, Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội, Phòng Công Thương Việt Nam, Hội Công Thương Việt Nhật, Hội Hữu nghị Việt- Nhật
    
Đơn vị Tài trợ Đặc biệt: OBIC, Sogo Jutaku, Miki, Kanefuku, Super Fund, SMS, Dragon Capital Management Limited, Tập đoàn SOVICO, Tập đoàn Mai Linh, AJINOMOTO Việt Nam.

...........
Nội dung chương trình:

Giới thiệu văn hóa Nhật

■ Biểu diễn Harajuku Super Yosakoi (gồm 4 đoàn múa: Machida, Harajuku, Metro Tokyo, Makoto Oka)
■ Múa nón hoa Hanagasa Ondo (đoàn múa thành phố Narita, tỉnh Chiba)
■ Kịch Nam kinh Tama Sudare (thành phố Kobe)
■ Nhóm nhảy Shirabyoushi
■ Biểu diễn làm mỳ Soba (Thành phố Komoro, tỉnh Nagano)
■ Biểu diễn đàn Koto, Đàn dây Samisen, nhạc cổ truyền bằng sáo trúc (Thành phố Nagano, tỉnh Nagano)
■ Biểu diễn thời trang (Bộ sưu tập thời trang Tokyo)
■ Chương trình chiếu phim Nhật Bản ‘Người đàn bà tinh thông ở Saga’ (Hãng phim Tokyo)
■ Ca sỹ Jipushikuin, Minamigawa Shinobu

Giới thiệu về văn hóa Việt Nam

■ Múa lân, đàn Bầu
■ Biểu diễn của đoàn múa Yosakoi Việt Nam

Hội giảng
Giáo sư Sakurai Yumio - Giáo sư danh dự Đại học Tổng hợp Tokyo
Giáo sư Ueno Kunikazu - Giáo sư trường Đại học Nữ sinh Nara
Giáo sư Shibayama Mamoru - Giáo sư trường Đại học Kyoto
Giáo sư Yoneyama Tsuyoshi - Phó giáo sư trường Đại học Kyoto

Hội thảo của các doanh nghiệp
Ông Abe - Giám đốc công ty Panasonic Việt Nam
Ông Kikuchi - Giám đốc công ty Honda Việt Nam
Ông Sato - Phó giám đốc công ty Hoya
Ông Yokomizo - Giám đốc công ty Eusol Việt Nam

Các gian hàng triển lãm của các doanh nghiệp và các trường đại học
80 gian hàng của các doanh nghiệp và 40 gian ẩm thực.

Giới thiệu về Hội giao lưu văn hóa Nhật Việt

Hội giao lưu Văn hóa Nhật Việt được Bộ Khoa học và Giáo dục Nhật cấp giấy phép hoạt động vào năm 1992 với mục tiêu: thông qua các hoạt động giao lưu văn hóa, giáo dục, thể thao,...thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị và tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa hai nước. Năm 2003, Hội được Ngoại trưởng Kawaguchi Nhật Bản trao tặng huân chương dành cho những thành tích cống hiến quốc tế

Quá trình hoạt động :

Tại Việt Nam:
■ Trung tâm tiếng Nhật Núi Trúc Hà Nội
Là một trong những cơ quan đào tạo tiếng Nhật hàng đầu Việt Nam, chúng tôi mang đến cơ hội học tập tiếng Nhật cho khoảng 1,900 học viên hiện đang theo học tại trường và hơn 15,000 học viên đã tốt nghiệp.
■ Tổ chức “Lễ hội hoa Anh đào tại Việt Nam”
Năm 2007 Tại trung tâm tiếng Nhật Núi Trúc : 16,000 người tham gia
Năm 2008 Tại Hội chợ triển lãm Giảng Võ : 120,000 người tham gia
Năm 2009 Tại sân vận động Quần Ngựa với mục tiêu : 200,000 người tham gia

Tại Nhật Bản:
■ Tuần lễ Việt Nam tại Nhật Bản (năm 2007 tại Tokyo, Osaka, Fukuoka, thu hút được 800 người tham gia)
■ Hội thảo tuần lễ Việt Nam tại Nhật Bản (năm 2008 tại Tokyo, Osaka, thu hút được 250 người tham gia)
■ Khóa học Đại sứ giao lưu văn hóa Nhật Bản -Việt nam JVCA (15 học viên năm 2008)
■ Bản điều tra ý thức sinh viên Nhật -Việt (Ban hành bản báo cáo năm 2008)
■ Thành lập Hội học thuật Nhật -Việt (năm 2008)
■ H/P http//www.jvca@or.jp, và xuất bản một số ấn phẩm khác

PS: Điều đáng lưu ý, nghe nói, trong cuộc họp báo, Ban Tổ chức đánh giá Lễ hội hoa Anh đào năm 2008 là thành công??? (phải chăng do mức độ thất bại chưa thê thảm bằng Lễ hội hoa Hà Nội!!!). Chính vì vậy, Ban Tổ chức cũng thấy không có điều gì cần phải khắc phục, đối phó. Có chăng, để tránh hiện tượng “bẻ cành, ngắt hoa”… đã từng xảy ra, đợt Lễ hội hoa Anh đào lần này sẽ huy động thêm nhiều cảnh sát, bảo vệ hơn nữa. Liệu đây có phải là giải pháp phù hợp? (Về logic tư duy, nguyên nhân nào thì giải pháp ấy. Nói cách khác, qua giải pháp có thể biết được chủ thể quản lý và Ban Tổ chức nhận thức về nguyên nhân như thế nào). Đành chờ xem, dù thực tâm mong muốn mọi việc sẽ xuôi chèo mát mái![/justify]
RANDOM_AVATAR
Le Truc Anh
 
Bài viết: 184
Ngày tham gia: Thứ 4 19/11/08 21:27
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: THÊ THẢM LỄ HỘI HOA HÀ NỘI, VÌ ĐÂU...?

Gửi bàigửi bởi Le Truc Anh » Thứ 3 07/04/09 1:17

[justify]Dĩ nhiên, không thể xếp Lễ hội Hoa Anh Đào và Lễ hội hoa Hà Nội vào cùng một "hội nghị bàn tròn"! Nhưng những băn khoăn, bức xúc của công luận liên quan đến những Lễ hội kiểu này có nhiều điểm chung - vấn đề cần xây dựng các giá trị và cách ứng xử văn hóa như thế nào cho phù hợp với một môi trường đô thị đang ngày càng có nhiều biến động đa dạng và phức tạp? Nhân Lễ hội hoa Anh Đào (lần thứ hai) sắp diễn ra tại Hà Nội (Lễ khai mạc dự kiến vào ngày Chủ Nhật 12/4/2009 tuần này), liên hệ qua bạn bè, tôi xin được bài viết sau của tác giả Đỗ Huy Chí - Thời Báo Ngân hàng, post ở đây để những ai quan tâm đến chủ đề này đọc và cùng cảm nhận nỗi lo âu không hề mơ hồ...

Thưa thốt với "Anh đào"...

Năm nay là lần thứ hai, lễ hội hoa Anh đào Nhật Bản được tổ chức tại Hà Nội. Tại lễ hội năm trước (lần đầu tiên được tổ chức), đã có vô vàn nỗi buồn làm héo những cánh hoa. Vượt cả ngàn cây số từ xứ sở Mặt trời mọc đến Hà Nội, Anh đào đã được bảo quản và bảo vệ rất tốt. Chúng tươi lành và đầy sinh khí trước và ngay khi xuất hiện ở Trung tâm triển lãm Giảng Võ, hay nói đúng hơn, là trước khi lễ hội bắt đầu.

Nhưng sự thật phũ phàng thế nào thì ai cũng biết. Nhiều người, mà đa phần là thanh niên đã ‘thảm sát’ Anh đào bằng cách tranh nhau trèo lên cây hái hoa không thương tiếc. Sau sự kiện đó, không có phát biểu nào chính thức bày tỏ sự phản đối từ phía các đối tác Nhật Bản được công khai. Nhưng người ta hiểu rằng, hình ảnh Việt Nam và người Việt trong mắt bạn bè quốc tế (chắc chắn và ít nhất là các bạn Nhật Bản), những ảnh hưởng tiêu cực không hề nhỏ.

Nguyên nhân sự việc được cho là do ý thức của người dân, chứ không phải do khâu tổ chức. Nhưng đó là cách giải thích phiến diện và vì thế không thỏa đáng. Để một sự kiện diễn ra thành công, thì khâu tổ chức là tối quan trọng, thậm chí có thể khẳng định là mang tính quyết định. Vậy tại sao các nhà tổ chức (đa phần là người Việt), lại không hiểu, hay cố tình bỏ qua thói quen cư xử theo kiểu “xấu đều hơn tốt lỏi”, a dua mang đậm đặc trưng của văn hóa nông nghiệp – nông thôn của rất, rất nhiều người Việt hiện nay? Và nếu không thừa nhận đó là thiếu sót trong khâu tổ chức, thì hà cớ gì tại lễ hội năm nay, Ban tổ chức đã có sự “phòng thủ” bằng cách hợp tác với lực lượng cảnh sát nhằm đảm bảo an toàn cho các gốc Anh đào! Nhà tổ chức cần phải hiểu rõ đối tượng mà họ hướng tới, đặc biệt là trong các sự kiện văn hóa. Và hãy thử tưởng tượng, trong khi các hội thảo và giao lưu văn hóa đang diễn ra rất sôi nổi với nhiều lời hay, ý đẹp, thì ngoài kia, Anh đào đang bị “hãm hại” một cách thật thô bạo!

Vấn đề là phải kết hợp một cách hiệu quả giữa giáo dục ý thức tự giác và quản lý. Hai điều này tỷ lệ nghịch với nhau. Chừng nào ý thức đó chưa cao hoặc chưa có, thì cần một “tỷ trọng” lớn cho công việc quản lý. Đến lúc nào đó, khi mọi người đều tự giác dừng lại trước đèn đỏ mà không cần nhìn ngó xem có cảnh sát giao thông quanh đó không, thì hầu như quản lý có thể lui vào “hậu trường” (dù không phải không còn cần thiết và quan trọng). Để được như thế cần nhiều thời gian và công sức. Nhưng nhất thiết có những việc phải làm ngay. Vậy, các nhà quản lý sẽ “chế tài” ra sao nhỉ?[/justify]
RANDOM_AVATAR
Le Truc Anh
 
Bài viết: 184
Ngày tham gia: Thứ 4 19/11/08 21:27
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Trang trước

Quay về Văn hoá xã hội

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến12 khách

cron