THÊ THẢM LỄ HỘI HOA HÀ NỘI, VÌ ĐÂU...?

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về văn hoá trong đời sống xã hội

Re: THÊ THẢM LỄ HỘI HOA HÀ NỘI, VÌ ĐÂU...?

Gửi bàigửi bởi levan_hanh_k9 » Thứ 3 13/01/09 19:59

“Thê thảm lễ hội hoa Hà Nội” đã trở thành chủ đề “hót” được bàn tán trên các diễn đàn trong những ngày qua. Đã có nhiều quan điểm trái ngược nhau. Tuy nhiên, dưới góc nhìn văn hoá, có thể lý giải những hành động bất thường ấy do “văn hoá nông thôn, văn hoá làng xã mà ra” cũng phản ánh phần nào. Đứng ở mỗi góc cạnh khác nhau, chúng ta có cái nhìn khác nhau. Chúng ta cần ghi nhận, tổng hợp các ý kiến từ nhiều góc cạnh và đưa ra những biện pháp cải thiện tình hình nhằm xây dựng thủ đô nước ta đúng với cái tên thân thương của nó- “Hà Nội thanh lịch”.
RANDOM_AVATAR
levan_hanh_k9
 
Bài viết: 15
Ngày tham gia: Chủ nhật 07/12/08 14:31
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: THÊ THẢM LỄ HỘI HOA HÀ NỘI, VÌ ĐÂU...?

Gửi bàigửi bởi Le Truc Anh » Thứ 4 14/01/09 0:45

[justify]Xin phép đặt lại câu hỏi ở bài trao đổi trước của tôi:

1. Nếu “căn tính nông dân” được xem là một đặc trưng văn hóa chung của người Việt Nam thì Tại sao Lễ hội hoa tổ chức tại Đà Lạt, Thành phố Hồ Chí Minh..vv..thành công, còn ở Hà Nội thì thất bại?

2. Giáo dục có phải là nguyên nhân chính không, khi toàn quốc (từ 1975 đến nay) đều thống nhất một hệ thống giáo dục, trong đó Hà Nội - thủ đô của cả nước là nơi được thụ hưởng nhiều điều kiện thuận lợi nhất?


Tôi thấy nhiều ý kiến nghiêng về lý giải nguyên nhân thất bại của Lễ hội hoa Hà nội vừa qua là do giáo dục. Xin đồng cảm và chia sẻ. Nhưng dường như tất cả các lý giải chưa thật sự thuyết phục. Tôi xin nhấn mạnh, bản thân tôi nghi ngờ nếu xem đây là nguyên nhân chính. Bởi, từ năm 1975 đến nay, cả nước đều thống nhất một hệ thống giáo dục, riêng Hà Nội với vị trí trung tâm, gần với Chủ thể quản lý cấp cao nhất, luôn nhận được nhiều quan tâm, ưu ái nhất so với các địa phương khác... Nhưng thực tế sự "thê thảm" đến mức ấy chỉ xuất hiện tại Hà Nội??? Mong được nghe góp bàn. Cảm ơn![/justify]
RANDOM_AVATAR
Le Truc Anh
 
Bài viết: 184
Ngày tham gia: Thứ 4 19/11/08 21:27
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: THÊ THẢM LỄ HỘI HOA HÀ NỘI, VÌ ĐÂU...?

Gửi bàigửi bởi Cothi » Thứ 4 14/01/09 1:27

[justify]Tôi đồng ý giáo dục là nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của Lễ hội hoa Hà Nội. Nhưng từ năm 1975 đến nay, cần xem xét tác động của giáo dục đến con người từ hai góc độ: Giáo dục xã hội và giáo dục gia đình. Đành rằng, có sự thống nhất trong hệ thống giáo dục cả nước nhưng dường như giáo dục trong gia đình ở Hà Nội hiện nay "có vấn đề" hơn so với các địa phương khác! Đây chỉ là cảm nhận cá nhân. Mong quý vị cho ý kiến?[/justify]
RANDOM_AVATAR
Cothi
 
Bài viết: 22
Ngày tham gia: Thứ 4 17/12/08 21:21
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: THÊ THẢM LỄ HỘI HOA HÀ NỘI, VÌ ĐÂU...?

Gửi bàigửi bởi meohen » Thứ 4 14/01/09 6:30

Giáo dục là một bộ phận của thượng tầng kiến trúc. Nó vẫn phải dựa vào hạ tầng cơ sở. Vậy nếu nói nguyên nhân chủ yếu là giáo dục thì vẫn là chỉ cái ngọn của vấn đề.
Hình đại diện của thành viên
meohen
 
Bài viết: 229
Ngày tham gia: Thứ 3 23/10/07 20:51
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 2 lần

Re: THÊ THẢM LỄ HỘI HOA HÀ NỘI, VÌ ĐÂU...?

Gửi bàigửi bởi levan_hanh_k9 » Thứ 4 14/01/09 10:38

“Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng”!
Câu nói ấy lại càng trở nên thấm thía đối với GS. Trần Ngọc Thêm trong lúc này hơn bao giờ hết!
Trong suy nghĩ và phản tỉnh, nhiều khi chúng ta chỉ mới thoáng qua cái nhìn chung chung, chưa định hình xem mình đứng ở góc cạnh nào để nhìn nhận vấn đề. Một cách vô tình, đôi khi chúng ta lại biến một con người thiện tâm thành một con người khó chấp nhận!
Nhà nghiên cứu văn hóa đôi khi lý giải vấn đề khác với nhà xã hội học, lại càng khác với nhà báo nữa ...
Vấn đề trả lời báo pháp luật của GS. T.N.T phải được nhìn nhận dưới khía cạnh văn hóa học và ở bình diện khoa học.
Chúng ta phải thừa nhận rằng “chất nông thôn- làng xã” đã cản trở đà tiến của xã hội Việt Nam rất nhiều. Ngày nay, tính chất ấy vẫn là một rào cản khó khăn trong quá trình hội nhập quốc tế. Hệ thống giáo dục của ta cũng không thoát khỏi ảnh hưởng của rào cản ấy.
Sự thật ấy khiến chúng ta không thể nào chối cãi được. Và việc GS. T.N.T nói như thế cũng là nói sự thật. Điều đó có thật, đã được nghiên cứu thật. Tôi nghĩ rằng GS. T.N.T thật lòng đưa ra hướng lý giải để tìm một giải pháp cải thiện tình hình. GS đâu có muốn chê người nông thôn như một số người đã khuếch tán lên. Đáng tiếc! Vậy cớ chi chúng ta lại không đón nhận quan điểm này như một bài học đáng ghi nhận để cải thiện và định hướng trong việc xây dựng xã hội Việt Nam ngày một tốt hơn? Đúng là “sự thật mất lòng!”.
RANDOM_AVATAR
levan_hanh_k9
 
Bài viết: 15
Ngày tham gia: Chủ nhật 07/12/08 14:31
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: THÊ THẢM LỄ HỘI HOA HÀ NỘI, VÌ ĐÂU...?

Gửi bàigửi bởi Cothi » Thứ 4 14/01/09 11:54

[justify]Thật thú vị! Càng có nhiều tranh luận trái chiều, càng hé lộ chân lý khoa học. Đã là khoa học thì cần khách quan, lý tính, phải minh chứng được bằng thực tế , thực nghiệm. Vì thế, Trọng Thầy, bảo vệ Thầy là bảo vệ chân lý khách quan ấy! Nếu quan điểm của GS.TSKH Trần Ngọc Thêm đúng, thì chúng ta phải có sự phân tích, chứng minh bằng cơ sở lý luận sao cho thuyết phục. Ngược lại, nếu muốn phủ nhận quan điểm của GS T.N.Thêm, thì cũng phải chỉ ra GS đã Sai ở điểm nào, điểm nào còn yếu, còn thiếu...trong cách lập luận khi lý giải nguyên nhân dẫn đến sự thê thảm của Lễ hội hoa Hà Nội vừa qua (lưu ý, đối với Hà Nội, đây không phải là thất bại lần đầu!). Nếu mới chỉ dừng lại ở cảm nhận, "hình như Thầy đúng"- vẫn chưa đạt tới nhận thức khách quan, khoa học. Và như thế, dù có chia sẻ một cách xót xa và đáng trân trọng: "sự thật mất lòng" thì cũng mới dừng lại như là một trắc ẩn, một niềm an ủi! Muốn cộng đồng xã hội thừa nhận, phải chứng minh được bằng những cơ sở khoa học chặt chẽ. Chỉ trên nền tảng sự hiểu biết khoa học thì niềm tin mới vững chắc, mới ứng dụng một cách khả thi trong đời sống. Ta đang đi tìm nguyên nhân chính, nguyên nhân cơ bản. Xác nhận được nguyên nhân (khách quan - chủ quan, hiện tượng - bản chất...) mới có giải pháp khắc phục phù hợp và chính xác. Nếu tiếp tục đi tìm nguyên nhân theo kiểu "Thầy bói sờ voi" thì sẽ dẫn tới tình trạng "máy bay xuất hiện đằng Đông, vác súng bắn đằng Tây"! Đây chính là trách nhiệm và sự góp sức của những người nghiên cứu VHH, yêu Hà Nội, yêu văn hóa Việt.[/justify]
RANDOM_AVATAR
Cothi
 
Bài viết: 22
Ngày tham gia: Thứ 4 17/12/08 21:21
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: THÊ THẢM LỄ HỘI HOA HÀ NỘI, VÌ ĐÂU...?

Gửi bàigửi bởi sinan » Thứ 4 14/01/09 18:05

Từ khi tôi còn nhỏ, hay nghe người lớn nói đùa nhau rằng: TỰ NHIÊN NHƯ NGƯỜI HÀ NỘI.
Tôi không biết khi áp dụng câu nói đó cho lễ hội hoa Hà Nội có đúng không?
Và không biết, những người bẻ hoa hầu hết thuộc thành phần nào? Theo như bài báo đưa tin thì đó chính là "các nam thanh nữ tú, có người mặc nguyên đồng phục, vẫn nhanh chân nhanh tay tranh thủ ngắt hoa, bẻ cành khi bảo vệ không để ý tới."
Và thường thì những người đi tham dự lễ hội hoa đó chủ yếu là cư dân trẻ tuổi của Hà Thành.
Vì thế, tôi nghĩ vấn đề ở đây là về giáo dục ý thức.
Nhưng tại sao cũng 1 nên giáo dục mà lại có sự khác biệt? Thì chẳng phải Hà Nội không phải là tphcm thì đương nhiên nó không giống nhau dù hưởng chung 1 nền giáo dục. Đâu phải cứ có cùng sự giáo dục là giống nhau hết đâu.
Bên cạnh đó, hình như từ trong suy nghĩ của mọi người, khi hoa đem bày giữa đường thì nó đã trở thành của chung rồi, người khác hái thì mình hái theo, ngu gì mà không hái. Điều này chính là sự thể hiện của văn hóa làng xã ăn sâu vào tiềm thức của mọi người rồi. Nó trờ thành vô thức tập thể. Ở Hà nội vẫn còn giữ những nét đó vì dù là thủ đô của cả nước, nhưng nếp sống từ ngàn xưa đã duy trì tận máu xương của họ, không dễ gì 1 sớm 1 chiều có thể thay đổi được.
Vả khi so sánh với tphcm, ta thấy có sự khác biệt lớn bởi tphcm mới được hình thành hơn 300 năm nay, nhưng văn hóa nam bộ có nhiều sự khác biệt so với Hà Nội, đó không còn là văn hóa làng xã đơn thuần nữa rồi, nó dễ tiếp thu và hội nhập hơn, nên nói nôm na là nó văn minh hơn trong cách ứng xử. Ở Hà Nội thì yếu tố văn hóa vẫn mạnh hơn.
Sin Ân
Hình đại diện của thành viên
sinan
 
Bài viết: 193
Ngày tham gia: Thứ 2 21/05/07 20:40
Đến từ: TPHCM
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 3 lần

Re: THÊ THẢM LỄ HỘI HOA HÀ NỘI, VÌ ĐÂU...?

Gửi bàigửi bởi vo thi thu thuy » Thứ 4 14/01/09 19:10

Trúc Anh đã thật nhanh tay khi mở diễn đàn chia xẻ cảm xúc của mình cùng mọi người về sự kiện mang yếu tố văn hóa cộng đồng nóng hổi này. Một cách thể hiện sự "day dứt" rất thiết thực và hiệu quả! Cần thật nhiều những khơi nguồn như vậy để chia xẻ và được chia xẻ!
Xin góp thêm một ý kiến nhỏ: hành động vô ý thức có thể bắt đầu chỉ ở một số ít người thiếu ý thức, nhưng góp phần làm "lễ hội hoa Hà Nội" nhanh chóng thành một "nghĩa địa hoa" thì có thể do sự bắt chước và tính bầy đòan. Tâm lý mọi người có thể thấy đẹp ai cũng có mong muốn được sở hữu và khi thấy người khác ngắt, hái, bưng bê về được thì mình cũng (không kém miếng!) hùa theo... nhanh chóng đến mức không khi kịp nhận thức điều ấy nên hay không nên làm!
Thu Thủy
RANDOM_AVATAR
vo thi thu thuy
 
Bài viết: 1
Ngày tham gia: Thứ 6 21/11/08 21:16
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: THÊ THẢM LỄ HỘI HOA HÀ NỘI, VÌ ĐÂU...?

Gửi bàigửi bởi phanthikimanh » Thứ 5 15/01/09 3:11

Tại Huế, ngay cả các lễ hội Festival hoành tráng là thế cũng xảy ra những tình trạng tương tự. Ở Festival 2006, tác phẩm sắp đặt “chuông gió” của Đinh Khắc Thịnh sau một đêm đã bị mất 50%, tác giả đành phải gỡ bỏ toàn bộ vì không thể phục hồi kịp. Festival 2008, tác phẩm Truyện Kiều khắc trên đá cuội sắp được ghi danh vào sách kỷ lục Việt Nam bị những người đi xem thiếu ý thức, thản nhiên "lượm" bỏ vào túi! Nguyễn Văn Tân, tác giả của tác phẩm truyện Kiều trên đá cuội trắng phải thức cả đêm để canh tác phẩm của mình! Còn những tác phẩm điêu khắc bên bờ sông Hương bị người ta vặt tay chân, gỡ nón lá...chỉ còn trụi lủi mấy cây thép, đau đớn thay!

Đã từ lâu, mọi người đều công nhận rằng Hà Nội và Huế là những "đất học", con người gốc Tràng An thanh lịch, con người gốc cố đô Huế mang phong cách cung đình...Và như TV Le Truc Anh khẳng định, đây là những nơi được thụ hưởng nền giáo dục nước nhà tốt nhất, bài bản nhất, vậy căn nguyên do đâu?

Lý do ngoài những yếu tố đã được nêu như: văn hóa gốc nông nghiệp nên mang tâm lý bắt chước bầy đàn, dân nhập cư, hệ thống giáo dục...thiết nghĩ cũng nên đặt ra yếu tố địa lý ở đây. Chính những yếu tố địa lý đã ảnh hưởng sâu đậm đến tính cách con người. Miền Bắc và miền Trung không được thiên nhiên ưu đãi nên nạn đê điều sụt lở, hạn hán, bão lụt xảy ra liên miên, con người vì thế phải luôn phấn đấu, phải sống cần kiệm phòng khi sự cố xảy ra. Vì quá khó khăn, con người có xu hướng lo cho bản thân mình trước nên ý thức "bông hoa này là của chung" còn mờ nhạt. Do việc hạn chế mua sắm tối đa nên những hoa hòe nghệ thuật, tác phẩm điêu khắc đối với họ là "xa xỉ" phẩm, là lạ lẫm...Còn miền Nam lại được thiên nhiên ưu đãi về "địa lợi", cuộc sống con người không phải quá bươn chải nên dẫn đến sức phấn đấu của con người kém hơn, họ sống và tiêu xài mọi thứ một cách phóng khoáng, chẳng dành dụm gì cho bản thân, cho ngày mai cho nên họ cũng không có nhu cầu dành thưởng thức cho riêng mình...

Với rất nhiều yếu tố "cấu thành" nên những hành vi ở trên, dù thế nào đi chăng nữa, để xảy ra những điều đáng tiếc ngay tại những thành phố lớn là một thực trạng đáng xấu hổ. Các đơn vị tổ chức cần rút ra "bài học xương máu" để những lễ hội diễn trên khắp đất nước luôn là niềm tự hào của con cháu nòi giống Tiên Rồng!
Tiếng chim hót trong bụi mận gai...
Hình đại diện của thành viên
phanthikimanh
 
Bài viết: 381
Ngày tham gia: Thứ 7 30/06/07 20:55
Đến từ: TP. Hồ Chí Minh
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: THÊ THẢM LỄ HỘI HOA HÀ NỘI, VÌ ĐÂU...?

Gửi bàigửi bởi chuonchuonkim » Thứ 5 15/01/09 7:54

Vấn đề dân nhập cư cũng cần được mổ xẻ. Tại TP HCM, do điều kiện sinh sống dễ dàng hơn các nơi khác nên dân nhập cư ở đây thuộc hàng đông nhất. Hầu hết họ đều có công ăn việc làm. Trong khi đó dân nhập cư tại Hà Nội số lượng không có việc để làm khá nhiều. Báo chí đã từng đưa tin về chuyện ở Hà Nội có "chợ người" nằm ở vùng ngoại ô Thủ Đô. Họ tới đó bán sức lao động, ai cần thuê lao động phổ thông tới đó xem "tướng tá" có khỏe mạnh hay không rồi mới "cò kè bớt một thêm hai". Vậy nên, khi những Lễ hội diễn ra, số người rảnh rỗi, xa nhà đi ngắm hoa cho đỡ buồn lại rơi vào phần lớn dân nhập cư đến từ các tỉnh lân cận Hà Nội và hiển nhiên họ đem văn hóa làng xã vào Lễ hội. Hơn nữa họ cũng chẳng lo bạn bè, người khác chê cười vì ở nơi xa xứ, có ai biết mình là ai đâu! Đây là điều có thể dự đoán trước!
Chuồn chuồn kim bé nhỏ, lặng lẽ bay trong chiều vàng...
Hình đại diện của thành viên
chuonchuonkim
 
Bài viết: 110
Ngày tham gia: Thứ 6 20/06/08 14:05
Đến từ: Bờ ao nhà mình
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Trang trướcTrang kế tiếp

Quay về Văn hoá xã hội

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến1 khách

cron