RÁC. TẠI SAO CHỈ LÀ NGƯỜI DỌN VỆ SINH ?

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về văn hoá trong đời sống xã hội

RÁC. TẠI SAO CHỈ LÀ NGƯỜI DỌN VỆ SINH ?

Gửi bàigửi bởi nguyenhoale » Thứ 5 16/04/09 10:43

Tại các phòng học của trường XH&NV bạn có thấy rằng có quá nhiều rác không? Và ngoài các cô dọn vệ sinh ra hình như cũng chẳng còn ai quan tâm đến sự tồn tại của rác. Tại sao vậy nhỉ ? Bạn có ý kiến gì về vấn đề này không ?
RANDOM_AVATAR
nguyenhoale
 
Bài viết: 24
Ngày tham gia: Thứ 3 24/02/09 10:34
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: RÁC. TẠI SAO CHỈ LÀ NGƯỜI DỌN VỆ SINH ?

Gửi bàigửi bởi ongcon » Thứ 5 16/04/09 22:07

Không chỉ trong phòng học của trương nhân văn,ma tôi thây rác ở cả ven đường đi tới trường.Tại sao?Đó là do ý thức của sinh viên chúng ta quá kém,mọi nơi trong trường đều có thùng rác,nhưng do lười...Cái cảnh phát tờ rơi trước cổng trường,nhiều bạn nhận nó sau đó vứt luôn tại chỗ. Không biết do vô tình hay cố ý,điều đó là không thể chấp nhận. Vì chúng ta đã là sinh viên,tối thiểu phải hiểu được điều đó.
Vì vậy các bạn sinh viên chúng ta cũng như mọi người hãy nói không với rác,chịu khó bỏ chúng vào nơi quy định nhé! Như thế chúng ta đã giúp cô dọn vệ sinh đỡ vất vả đó các bạn. :D
RANDOM_AVATAR
ongcon
 
Bài viết: 15
Ngày tham gia: Thứ 4 25/02/09 14:11
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: RÁC. TẠI SAO CHỈ LÀ NGƯỜI DỌN VỆ SINH ?

Gửi bàigửi bởi nguyenhoale » Thứ 2 20/04/09 8:36

Ô nhiễm môi trường hiện đang là một vấn nạn của toàn xã hội. Một trong những nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường đó là rác thải sinh hoạt , đi đến đâu ta cũng có thể nhìn thấy rác loại này. Và một trong những nguyên nhân khiến cho rác thải sinh hoạt tự do chu du như thế chính là ý thức của mỗi người về bảo vệ môi trường.
Không nói ở đâu xa ngay tại trường XH&NV-Thủ Đức cứ sau mỗi buổi học là phòng học lại đầy loại rác nằm ngổn ngang trong hộc bàn, dưới nền nhà mặc dù trước đó phòng đã được quét dọn rất sạch sẽ. Tại bất cứ phòng học nào hễ có sinh viên vào học là y như rằng sẽ để lại rác. Có lúc sinh viên xả rác nhiều quá mà thầy cô phải nhắc khéo: “ Hình như hôm nay cô dọn vệ sinh bệnh hay sao mà không dọn phòng.” Thầy cô thấy thì nói thế chứ sinh viên có mấy người nghe, mà có nghe xong rồi cũng coi như không có gì .
Đối với nhiều người việc cúi xuống nhặt một cái bịch nylon, một tờ giấy, một lon nước... và bỏ nó vào thùng rác là một việc làm “xa xỉ” thời gian hay sao ấy. Mà nói chi đến việc thấy rác nhặt bỏ vào thùng, có bạn nhiều ăn uống xong tiện tay để lại rác ngay trong hộc bàn hoặc vứt xuống đất dù rằng cái thùng rác cũng chẳng nằm ở đâu xa xôi. Thậm chí có bạn nói rằng nếu mình làm thì người dọn vệ sinh sẽ thất nghiệp mất. Có đôi lúc mình cảm thấy thật ngại ngùng khi nhặt một cái rác nhỏ bỏ vào thùng vì quay lại bắt gặp vài ánh mắt nhìn mình như thể mình là một sinh vật lạ vậy. Như vậy là sao nhỉ ??? Vấn đề này có thể được xem là một kiểu văn hóa ứng xử của người Việt không ?
Mình có biết ở các nước trên thế giới (đặc biệt là ở các nước tiên tiến), người ta giáo dục học sinh ngay từ lứa tuổi nhà trẻ phải có ý thức bảo vệ môi trường bằng những việc nhỏ như : bỏ rác đúng nơi qui định, thấy rác là phải nhặt,giáo dục ở nhà trường cùng với sự tham gia cộng tác của phụ huynh. Ban đầu có thể chỉ là những việc đơn giản như thế nhưng dần dần khi ý thức ấy ăn sâu vào tâm trí của đứa trẻ thì đối với nó việc bỏ rác ra ngoài còn khó hơn là bỏ rác vào thùng. Còn ở nước ta có nhiều trường hợp thật buồn cười: một đứa trẻ ở trường được dạy là phải luôn bỏ rác vào thùng không được vứt bừa bãi. Thế mà ở trong công viên, sau khi uống hết hộp sữa đứa bé loay hoay nhìn khắp nơi rồi quay sang hỏi người mẹ : “ Mẹ ơi thùng rác nằm ở đâu vậy ?” Người mẹ cau mặt nhìn đứa con và bảo : “ Tìm thùng rác làm gì, cứ vứt ra đấy đi có người dọn cho.” Tại sao cứ phải là người dọn vệ sinh mới phải làm việc ấy nhỉ?
Mình còn biết ở Singapore nếu ai bị phát hiện là bỏ rác không đúng nơi qui định (dù chỉ là một cái tàn thuốc lá) sẽ bị phạt lao động công ích với số lượng ngày tùy theo mức độ rác thải.
Nhìn lại nước ta, mình có cảm tưởng gần như ở đâu cũng có khả năng trở thành thùng rác và ai cũng có thể vô tư mà xả rác nếu như ở đó không có ai nhắc nhở. Việc bảo vệ môi trường thật ra đôi lúc bắt đầu từ những hành động có vẻ đơn giản ấy thôi. Nhưng chưa chắc ai cũng có thể làm được những việc như vậy.
Tất nhiên cũng sẽ là phiến diện nếu chỉ xét đến những mặt tiêu cực mà không nhìn đến những mặt tích cực trong việc góp phần bảo vệ môi trường như tổ chức những ngày tình nuyện xanh, sạch hay những đội công tác xã hội với các tình nguyện viên tích cực đi thu gom , phân loại rác, tuyên truyền ý thức bảo vệ môi trường …hoặc những người có ý thức tích cực trong vấn đề này . Nhưng ước gì đó là phần đông trong xã hội...
Xin cám ơn phần góp ý của [color=#0000FF]ongcon. Mong rằng sẽ có
nhiều người nhận thức về vấn đề này như bạn không chỉ để cô dọn vệ sinh đỡ vất vả mà góp phần xây dựng một môi trường sống trong lành và hình thành tính tự giác của mỗi người[/color].
RANDOM_AVATAR
nguyenhoale
 
Bài viết: 24
Ngày tham gia: Thứ 3 24/02/09 10:34
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: RÁC. TẠI SAO CHỈ LÀ NGƯỜI DỌN VỆ SINH ?

Gửi bàigửi bởi lethihang » Thứ 6 01/05/09 22:48

tôi đồng ý với ý kiến của bạn Hoa Lệ, đâu phải những người dọn vệ sinh mới là người dọn rác, chúng ta ở bất cứ nơi đâu lúc náo cũng cần có ý thức bảo vệ môi trường luôn xanh, sạch đẹp. nếu mình không làm được việc nhặt rác thì cũng không nên xả rác bừa bải. tôi mong mọi người ý thức hơn về việc này đặc biệt là những sinh viên như chúng ta.
RANDOM_AVATAR
lethihang
 
Bài viết: 35
Ngày tham gia: Thứ 3 03/03/09 20:23
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: RÁC. TẠI SAO CHỈ LÀ NGƯỜI DỌN VỆ SINH ?

Gửi bàigửi bởi coutcung » Thứ 7 09/05/09 8:53

Rác.Tại sao chỉ là những người dọn vệ sinh?Câu hỏi rất hay nhưng bạn có đặt ra trường hợp là nếu là chính bản thân mình,đứng chung với một đám bạn trên đường nhìn thấy những chiếc bịch....ngổn ngang (mặc dù bạn biết rác giục bừa bãi là không tốt như ng bạn có "dám" cúi xuống để nhặt chúng không?Buổi học vừa qua mình mới học về nhận định văn hoá,thầy Thêm đã nói một câu rất ứng tượng,đáng để được suy nghĩ trong đầu mình:"Người Việt Nam rất trọng sỉ diện",mặc dù biết những điều đó là sai.là cần nên làm nhưng vì sỉ diện mà lại thôi.......làm cho bản thân mình không thể nào phát triển hay khá lên được."Dốt là không chịu thừ nhận là mình dốt",đó là câu nói mà mình cảm thấy thầy nói rất đúng,rất có nghĩa.Bản thân mình cũng vậy:nhiều lúc mình không biết nhiều chuyện lắm nhưng mình không dám hỏi,không dám nói ra,sợ người khác nói là mình ngu,là mình dốt.Chẳng hạn như cách đây mấy hôm mình đi trên con đường Minh Phụng,nhìn thấy rácnằm ngổn ngang trên chân mình,đứng kế bên rất nhiều người mà không có ai nhặt cả,mặc dù mình thấy là họ nhìn rác nằm dưới chân mình rất nhiều
Hình đại diện của thành viên
coutcung
 
Bài viết: 71
Ngày tham gia: Thứ 4 25/03/09 14:53
Đến từ: thành phố hồ chí minh
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần


Quay về Văn hoá xã hội

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến23 khách