Văn hoá ứng xử của giới "tóc dài" ngày nay.

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về văn hoá trong đời sống xã hội

Văn hoá ứng xử của giới "tóc dài" ngày nay.

Gửi bàigửi bởi ngoc hien » Thứ 2 04/05/09 22:22

Con đường hình thành bản sắc dân tộc của văn hóa không chỉ trông cậy vào sự tạo tác của chính dân tộc đó, mà còn trông cậy vào khả năng chiếm lĩnh, khả năng đồng hóa những giá trị văn hóa bên ngoài. Vẫn biết là thế, nhưng nghiền ngẫm lại một số lối ứng xử của giới “tóc dài” ngày nay, chúng ta không khỏi bang hoàng, giật mình.
Ngày xưa, nói đến con gái, là nói đến phái đẹp, phái “liễu yếu đào tơ”, duyên dáng, dịu dàng, kín đáo. Ở họ có sự kết hợp của những tố chất: mặn mà, thanh nhã, một chút đằm thắm, pha với sự dịu ngọt, e thẹn, rất duyên, rất nền nã. Ngày nay với sự tiếp nhận và pha trộn của văn hóa phương tây, giới nữ dường như không còn vẻ thuần khiết, một số dặc trưng bay đi, thay vào đó là một số yếu tố mới: tích cực có, mà tiêu cực cũng nhiều. Ta thử điểm lại một số biểu hiện về nói năng, ăn mặc, về sở thích, thị hiếu, hoặc quan niệm của họ về cuộc sống, tình yêu… Ta sẽ rất bất ngờ trước sự biến đổi khác thường đó.
Trước đây giới nữ kín đáo bao nhiêu, thì nay họ ăn mặc khá phóng túng. Có những chiếc váy, quần soọc, dài không quá hai gang tay, gọi là “siêu ngắn” hoặc “cực ngắn”. Họ sẵn sàng phô đôi chân dài của mình trước mắt mọi người, và cho rằng: “Cái gì đẹp thì có thể phô trương, không cần phải giấu giếm”. Có những cô gái, không chỉ ăn mặc quá “mát mẻ”, mà còn “ăn nhậu” như nam giới, họ nghĩ: “Tại sao nam giới mượn rược giải sầu, hoặc tìm niềm vui trong bàn nhậu_mà họ lại không làm được thế!” Đã là người ai cũng như nhau, thế là họ lao vào cuộc sống buông thả, sống không đúng là mình, sẵn sàng làm méo mó nhân cách của nữ giới. Ranh giới giữa nam và nữ bị xóa nhòa, vô tình họ trượt xuống vực thẳm của lối sống sa đọa như chiếc xe không phanh.
Đáng sợ hơn nữa khi ta tìm hiểu về quan niệm tình yêu của giới nữ ngày nay. Tất nhiên không phải tất cả các bạn nữ là như thế, nhưng có thể khẳng định đa phần các cô gái trẻ bây giờ đã nghĩ và hành động như thế: Khi yêu, họ sẵn sàng hiến dâng cho người mình yêu, từ suy nghĩ, tình cảm, đến sự trong trắng của đời con gái… Có thể sau này họ không đến được bến bờ của tình yêu, nhưng họ vẫn không sợ, không tiếc, họ nghĩ đơn giản: Đừng để lại “hậu quả” là được. Cách ứng xử này thật táo bạo, vượt xa rào cản của lễ giáo phong kiến ngày xưa; vì thế dường như không có một điều gì có thể kìm chế, níu giữ họ lại được. Họ cứ thế dấn thân, khám phá, thụ hưởng hương vị ngọt ngào của tình yêu. Để rồi sau những năm tháng mật ngọt ấy là những giọt đắng làm tan nát trái tim, tâm hồn họ. Rất nhiều bi kịch cuộc đời chờ đang chờ đón họ, nuốt lấy số phận họ…
“Chim khôn kêu tiếng rảnh rang. Người khôn ăn nói dịu dàng dễ nghe.”. Các cô gái ngày nay nói chuyện thế nào? Có nhiều bạn nam đã tâm sự với “người lớn” rằng: Bây giờ tìm được một người con gái để làm vợ rất khó, họ không như mẹ, như bà của mình. Bây giờ con gái ăn nói không khác gì nam giới… Ta thực sự ngỡ ngàng, sững sờ khi đi ngang qua một tốp “áo dài” trên đường phố, cũng thướt tha, ôm cặp đi học, nhưng các cô “buông ra” những tiếng chửi thề rất chói tai. Bấy giờ ta sẽ cất lên một tiếng thở dài ngao ngán: “ Đâu rồi …tóc dài ơi!” còn đâu những bóng hình kiều diễm, mĩ miều? Tất cả như lùi xa vào dĩ vãng, lãng đãng, nhạt nhòa…
Nói đến văn hóa là nói đến sự pha trộn, giao thoa. Đồng ý là văn hóa Việt là văn hóa mang đậm nét Á Đông: có những dặc trưng riêng như: Thanh nhã, trầm lắng, ít thích sự rực rỡ, phô trương; chúng ta tiếp nhận một số nét văn hóa của phương tây để làm giàu cho vốn văn hóa dân tộc. Nhưng như thế không có nghĩa là tiếp thu cái mới, đánh mất cái cũ. Vấn đề là biết chắt lọc, tiếp nhận những tinh hoa, làm hoàn thiện cho văn hóa của mình. Nếu tiếp nhận mà làm méo mó, làm cho cái tốt của văn hóa dân tộc bị nhiễm độc thì không nên. Giới “tóc dài” ơi! Hãy biết làm mới mình, nhưng mãi là những bong hoa đẹp đem lại hương vị ngọt ngào cho cuộc đời hôm nay…
RANDOM_AVATAR
ngoc hien
 
Bài viết: 23
Ngày tham gia: Chủ nhật 03/05/09 11:11
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Quay về Văn hoá xã hội

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến25 khách

cron