NHỮNG NGƯỜI ĐÀN ÔNG KHIẾM KHUYẾT

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về văn hoá trong đời sống xã hội

NHỮNG NGƯỜI ĐÀN ÔNG KHIẾM KHUYẾT

Gửi bàigửi bởi meokhung » Thứ 6 08/05/09 19:22

1. Khái niệm:
Thái giám hay còn gọi là hoạn quan là những nam nhân khiếm khuyết về bộ phận sinh dục, được đưa vàotrong cung để làm công việc của người đầy tớ trai, phục vụ sinh hoạt cho nhà vua và các cung phi . Về mặt thể lực họ khoẻ hơn nữ nô, và không có khả năng quan hệ tình ái với các nữ chủ nhân.
2.Nguồn gốc:
Thái giám được hình thành có lẽ là bắt đầu từ những triều đại cổ của chế độ phong kiến Trung Quốc.Từ ngữ thái giám xuất hiện sớm nhất vào thời Đường Cao Tông.Chữ Hán có hơn 30 chữ chỉ hoạn quan, nhưng hai chữ này có chỗ khác biệt nhau,mới đầu hoạn quan không nhất thiết phải bị thiến ,hoạn quan chỉ là danh xưng cho những quan viên phục dịch , hầu hạ hoàng đế và gia tộc trong hoàng cung .Cho đến đầu đời Đông Hán mới ban lệnh các hoạn quan tất yếu phải thiến.
Ở Việt Nam thái giám được ghi nhận có từ thời Lí .
Vua có quá nhiều cung tầng ,mĩ nữ,ngày đêm khoá mình trong cung cấm, đòi hỏi phải có nam nhân để làm những công việc nặng nhọc,chính vì vậy cần phải thủ tiêu cái của quý ấy đi để tránh những sự cố đáng tiếc xảy ra.Bị thiệt hại như vậy thì phải được đền bù bằng một chức quan nào đó do đó mới hình thành nên hoạn quan, tên gọi các quan một cách văn chương.
Đầu triều Nguyễn mỗi thời có hơn 200 thái giám . Đến thời Thành Thái số lượng giảm còn khoảng 15 người , vua Duy Tân có một lần nạp thiếp nên thái giám thất ngiệp. Đến 1914, việc tuyển chọn thái giám thực sự chấm dứt, chỉ còn lại 9 vị được giữ lại trong cung để sống nốt những năm tháng tuổi già.Vau Khải Định thể trạng yếu nên chỉ có duy Nguyễn Hữu Thị Lan. Do đó dưới thời hai ông vua này thái giám trở nên không cần thiết .Một lớp người tồn tại cả ngàn năm trong lịch sử phong kiến đã bị biến mất.
3.Cơ cấu tổ chức hoạn quan :
Để phân biệt với các quan lại khác, họ được cấp một loại trang phục riêng bằng lụa xanh ,dệt hoa trước ngực, đội một thứ mũ cứng hoặc khăn đóng .
Có hai loại thái giám là giám sinh và giám lặt :
+Giám lặt là những người bình thường chấp nhận bị thiến để được vào cung hầu hạ .
+Giám sinh là những người bẩm sinh ngay từ khi mới chào đời đã không có sinh thực khí dù của đàn ông hay đàn bà .
Việc kén chọn thái giám ưu tiên những trẻ em ái nam ái nữ , nếu không đủ số trẻ em ái nam ái nữ, những thanh niên tự nguyện thiến bộ phận sinh dục sẽ được tuyển.
Căn cứ vào vai trò phục dịch có thể phân thành các loại hoạn quan sau : Có loại được hầu hạ nhà vua, truyền đạt giấy tờ , có mặt tại buổi chầu , có người làm vệ sĩ hoặc tương tả hữu . Loại khác chuyên hầu hạ các hậu , phi tần, có loai chuyên lo việc ăn ngủ của vua , lại có người được hân hạnh hầu hạ đấm bóp chân tay cho các bà hoàng .
Triều Nguyễn hoạn quan được chia thành 5 trật:
+Quản vụ thái giám và Điển sự thái giám.
+Kiểm sự thái giám và Phụng nghi thái giám.
+Thừa vụ và Điển nô thái giám.
+Cung sự và hộ nô thái giám .
+Cung phụng và thừa biện thái giám .
Và có một sự thật ai cũng thấy rằng vì chịu đựng một hoàn cảnh sinh lí bất thường như vậy , con người sẽ tuỳ theo trường hợp mà biến đổi.Có người hạn chế mặt này thì phát triễn mặt kia . Do đó hoạn quan có những người thấp kém , có người lại tài năng lỗi lạc phi thường.

4.Vai trò và địa vị cuả thái giám
Văn hoá Việt Nam chịu ảnh hưởng nhiều từ văn hoá Trung Quốc.Hoạn quan ở Việt Nam cũng bắt nguồn từ từ Trung Quốc nhưng Việt Nam chỉ là một lớp người chứ không phải là một tầng lớp như Trung Quốc. Mặt khác ít được trọng vọng chỉ làm những công việc nặng nhọc chứ không tham gia làm đảo điên triều chính ở Tung Quốc.
Trong lịch sử có nhiều danh thần xuất thân từ thái giám :Lí Thường Kiệt đòi nhà Lí với chiến công phá Tống bình Chiêm;Việp quận công Hoàng Ngũ Phúc làm quan dưới thời vua Lê Hiển Tông, cùng Phạm Đình Trọng dẹp yên hai cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Cầu và Nguyển Danh Phương, khi về hưu được phong làm quốc lão , về sau đem quân đánh vào Phú Xuân bắt được Trương Phúc Loan rồi trấn thủ ở Thuận Hoá , chấm dứt một giai đoạn phân tranh Nam Bắc kép dài hơn 200 năm ; Tả quân Lê văn Duyệt khai quốc công thần triều Nguyễn , phò vua Gia Long lập được nhiều công trạng, về sau bị tân vương Minh Mạng ghét bỏ vì phản đối sự nối ngôi của vua Minh mạng .
Bên cạnh đó cũng có một số gian thần xuất thân từ thái giám như: Đinh Thắng cùng hoàng hậu Nguyễn Thị Anh hãm hại đại gia đình Nguyễn Trãi và Tiệp dư Ngọc Dao;Nguyên Khắc hài âm mưu giết vua;Hoàng nhân Dũng nuôi Tuyên Đức một kẻ có tà thuật , làm hình nhân đẻ yểm bùa vua.
Dưới thời Gia Long thái giám vẫn được tham gia quốc sự nhưng đến thời Minh Mạng , nhà vua ban chỉ dụ , thái giám không được can dự vào phẩm hàm hay quan chức triều đình và chỉ được hầu hạ trong cung .
Trong một số thời kì nước Việt phải đem cống sang Tàu một số quan giỏi sau đó trở thành quan hoạn .
Từ những công việc trong nội cung như trà nước xe kiệu , chợ búa , hầu hạ hoàng đế , thái hậu ,phi tần đến những công việc vặt như quét tước nhà cửa ,cây cối , cất giữ hoá phẩm…Trong nhiều trường hợp ,chính họ là nạn nhân của những cung phi bị dồn nén , nhất là những thái giám nhỏ tuổi .Trong một vài triều đại họ được phép ngủ chung với đàn bà trong cung để cho các phi tần có chút khí dương ngõ hầu ít bị bệnh tật. Đối với những hoạn quan chỉ bị cát bỏ dịch hoàn rât có thể vẫn cương cứng được và chính vì thế nhiều lời đồn đãi rằng họ vẫn có thể phục vụ cung nhân…Những tiểu thái giám xinh đẹp chừng mười mấy tuổi được tĩnh thân để tiến cung, thường được hoàng hậu , quý phi nuôi như người ta nuôi một con vật yêu thích , phục vụ các cung nhân trong khuê phòng hay buồng tắm , ở những khung cảnh kín đáo nhất . Khi lớn họ được thay thế bằng những thái giám nhỏ tuổi hơn và được điều động ra làm công việc ở bên ngoài khu vực phụ nữ sinh sống.
Hoàng cung đối với thái giám có một nội vi rất nghiêm khắc , nếu có vi phạm nội quy nhẹ thì phạt lương , đánh đập đến rách da rách thịt , nặng thị giao cho Bộ Môn trừng phạt
Tuy bản thân không đạt được nhiều vinh dự như các quan tước khác song họ vẫn đem lại quyền lợi nhất định cho cha mẹ , họ hàng và nhất là làng họ sinh ra. Những giám sinh(bẩm sinh ngay từ khi mới chào đời ), làng được miễn binh lính , phu phen tạp dịch . Vì vậy những đứa trẻ giám sinh không những không bị xem thường mà còn được dân làng cung kính gọi là ông Bộ.
Sau khi cắt bỏ bộ phận sinh dục ,vật bị cắt bỏ gọi là bảo cụ , nó được giữ với kỉ thuật riêng và coi như một món đồ quý .Về phần ngoại mạo ,người bị yêm cát bị thay đổi rất nhiều , trở nên có nhiều nữ tính , không mọc râu không lộ hầu, ngực nhô lên ,mông nở , giọng nói the thé , hành động yểu điệu, da dẻ nhẳn nhụi trông chẳng khác gì đàn bà giả đàn ông, đùi và chân to ra nên thường đi bằng chân chữ bát , bước ngắn mà nhanh . Họ trở nên phì nộn, da thịt thuường nhảo nhoẹt nhưng đến già da thịt lại teo đi khiến thái gám 40 tuổi trở nên già đi như 80.Ngoài ra người bị thiến bị khiếm khuyết các cơ ở hạ bộ nên hay bị són nước tiểu ra quần , bị mọi người chế giễu.
Họ sống rất đầy đủ về mặt vật chất nhưng lại chịu sự thiếu thốn đau mặt tinh thần. Họ không thuộc bất cứ giai cấp nào trong xã hội ,bởi sinh ra làm nô bộc , nhưng được ân sủng và có khi quyền hạn đạt được rất lớn , có khi còn lấn át cả các bậc công hầu.
Họ là các thái giám suốt đời sống trong cung cấm nhưng ít khi được can dự vào công việc triều đình , chẳng thuộc hàng quan lại nào , cũng không mấy khi ló mặt ra ngoài , tên tuổi ít được lưu danh vào sử sách.
Không có con cái nối dõi là phạm vào tội bất hiếu , số phận buộc họ phải chối bỏ họ hàng ,thân quyến . Đối với tổ tiên dòng họ , họ tự coi mình là tội nhân , đối với bản thân họ không thoát khỏi mặc cảm tội lỗi . Đến khi nhắm mắt trở thành hồn ma lang thang , không nơi nương tựa . Vì vậy họ nương nhờ vào chùa, để có nơi hương khói sau này.
5. Văn hoá lưu luyến thái giám:
Một lớp người đã đi vào quên lãng . Vết tích duy nhất về họ còn lưu đến ngày nay là vài mươi ngôi mộ ẩn sau 4 bức tường rêu phủ nằm trong khuôn viên chùa Từ Hiếu ở Huế , một ngôi chùa còn lấy tên là chùa Thái giám.
Những bộ phim mô phỏng về chế độ phong kiến như Ngọn nến Hoàng Cung cũng nêu lên sự quá đô của chế đọ phong kiến và kéo theo đó là kết cuộc của hoạn quan.
Bên cạnh đó những vở tuồng, kịch cũng có những vai thái giám .
Một số ca sĩ tự thiến để giọng cao và tron trẻo.
6 Văn hoá sùng bái thái giám ở một số quốc gia khác trên thế giới:
Hiện nay tại một số quốc gia vẫn còn diễn ra các tập tục công khai hay lén lút , cắt bỏ bộ phận sinh dục vì tôn giáo hay bệnh tật.
Tại Trung Đông hay châu phi vẫn diễn ra tập tục cắt bao quy đầu ở tuổ dậy thì để đánh dấu sự thành niên của con trai.
Một số quốc gia khác thì có tập tục thiến những ca sinh có giọng cao trong những ca đoàn tôn giáo để giữ cho những người naỳ khỏi vở tiếng khi dậy thì những ca sinh đó được tĩnh thân từ nhỏ vì người ta tin rằng giọng trong trẻo của họ sẽ khiến cho chúa vừa lòng hơn so với những ca sinh phái nữ và vì thế thời trung cổ , phụ nữ không được tham gia các ca đoàn này.
Tại Nga giáo phái tên là Bồ Câu Trắng vào TK XVIII, đã khuyến khích giáo đồ tự nguyện cắt bỏ bộ phận sinh dục, coi như đó là một hành vi dâng hiến cho chúa.
TỔNG KẾT CHUNG:
Cùng với chế độ phong kiến , một lớp người được gọi là hoạn quan cũng tồn tại và phát triễn,dù có mong muốn hay không thì họ cũng đã đóng gốp một phần không nhỏ cho sự phát triễn của chế độ phong kiến . Sau khi chế độ phong kiến ở Việt Nam sụp đổ thì hoạn quan cũng biến mất. Tuy nhiên họ không được sử sách viết nhiều nên cũng ít người biết nhiều về họ.
Hình đại diện của thành viên
meokhung
 
Bài viết: 20
Ngày tham gia: Thứ 6 21/11/08 11:37
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Quay về Văn hoá xã hội

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến36 khách

cron