mỗi giây một thay đổi

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về văn hoá trong đời sống xã hội

mỗi giây một thay đổi

Gửi bàigửi bởi thai_quyen0910 » Thứ 2 11/05/09 14:05

MỘT GIÂY MỘT THAY ĐỔI!
“ Trái đất vẫn quay, xã hội vẫn phát triển nếu chúng ta đứng yên tức là chúng ta đang thụt lùi”.
Đúng như vậy! Ngày qua ngày, chung quanh chúng ta, mọi vật đều có sự thay đổi nhưng có những sự thay đổi tưởng chừng gần gũi nhưng lại khó phát hiện ra. Đó chính là sự thay đổi trong gia đình.
Các nhà khoa học nghiên cứu xã hội và cơ cấu tổ chức của nó, họ nghiên cứu niềm tin của xã hội và cách thức nó chuyển biến. Họ giải thích phương thức con người cư xử như thế nào.
Hầu hết mọi xã hội đều dựa trên gia đình, một số gia đình hạt nhân.Trong gia đình hạt nhân cha mẹ và con cái sống trong một nhà. Những xã hội khác có mô hình gia đình mở rộng. Trong mô hình gia đình nầy có ông bà, cha mẹ, con cái, chú bác và những họ hàng khác cùng sống chung. Ở một số xã hội có bộ lạc, bộ lạc là một nhóm các gia đình mở rộng, chung một tổ tiên. Ở Bắc và Nam Mỹ, các thành viên của một bộ lạc da đỏ nói cùng một thứ tiếng. Mỗi bộ lạc ở Châu Phi cũng có ngôn ngữ riêng của họ. Ở Ả Rập Saudi và các nước vùng vịnh khác, các bộ lạc đều nói tiếng Ả Rập.
Đôi khi quyền lực của một gia đình mở rộng hay của bộ lạc tùy thuộc số đất đai họ sở hữu. Mỗi người trong gia đình biết cách ứng xử với tư cách là một thành viên của gia đình. Trẻ em học theo người lớn bằng cách quan sát người lớn như thế nào. Chúng học xem làm cha mẹ như thế nào. Mọi người đều biết cách ứng xử đúng đắn và họ hang cũng thích nói về chuyện này, rằng chị B có làm tròn vai trò của người mẹ hay không? Anh C có đúng là một người chồng gương mẫu hay không?
Khó mà xem xét, nghiên cứu về gia đình bằng trí não thay vì bằng tình cảm. Mỗi người là một phần của gia đình và xã hội và đều biết gia đình phải như thế nào. Khó mà nhận thức được một mô hình gia đình có thể phù hợp với một xã hội, cho dù nó rất khác xa với mô hình gia đình trong xã hội chúng ta.
Suốt trong lịch sử có những tthay đổi chậm trong gia đình và cuộc sống gia đình. Nhưng ngày nay gia đình đang thay đổi nhanh chóng. Đổi thay này làm phát sinh nhiều vấn đề cho cả xã hội và cá nhân.
Một trong những lý do chính trong sự thay đổi nhanh chóng này trong gia đình là sự thay đổi trong phương thức kiếm tiền. Ngày nay càng lúc càng có nhiều người làm việc trong nhà máy chế tạo xe hơi, đồ đạc, quần áo và hang ngàn sản phẩm khác. Ngày càng có ít người làm việc ở nông trại hoặc sản xuất tại nhà. Thay vào đó, người ta làm việc trong công nghiệp. Sự thay đổi này được gọi là công nghiệp hóa. Quyền sở hữu trong xã hội công nghiệp không còn quan trọng như lúc người ta sống ở làng mạc.
Trong nhiều thập niên, thanh niên đã rời bỏ làng mạc và thị trấn nhỏ lên thành phố và làm việc trong các nhà máy. Họ thường lập gia đình tại các thành phố thay vì cưới người đồng hương. Họ tạo dựng gia đình cho riêng mình. Xa gia đình cũ, những thanh niên này thường kiếm được nhiều tiền hơn những người lớn tuổi trong gia đình họ.
Trong cuộc sống ở làng thanh niên đến gặp những bậc tôn trưởng khi có thắc mắc hoặc gặp vấn đề. Người già sống lâu và hiểu biết nhiều hơn. Tuy nhiên khi thanh niên lên thành phố học nhiều hơn và biết tiếp thu kỹ thuật, họ phát hiện ra người già không thể giải đáp hết thắc mắc của họ về sống. Cuộc sống mới ở thành phố quá khác biệt so với cuộc sống ở làng. Ngoài ra, ở một số nước, chính phủ bắt đầu soạn thảo ra luật về những vấn đề trước đây do bộ lạc quyết định.
Cuộc sống cứ tiếp tục thay đổi và con cái của những thanh niên này lại thấy những bậc cha mẹ của mình sống ở thành phố cũng không giải đáp được mọi thắc mắc. Cuộc sống đổi thay nhanh quá.Từ lúc thế chiến thứ hai kêt thúc, quá trình công nghiệp hóa rất nhanh trên toàn thế giới, điều này khiến cho gia đình biến chuyển nhanh hơn nữa. Các xã hội đang mất đi những gia đình mở rộng. Nhiều cặp gia đình mở rộng. Nhiều cặp gia đình muốn ra riêng để sống với con cái của họ.
Phương Tây có gia đình hạt nhân thay vì gia đình mở rộng. Ít nhất kể từ cách mạng công nghiệp phát sinh ở Anh khoảng năm 1760 khi người ta chuyển từ sản xuất thủ công sang công nghiệp.
Những gia đình ở phương Tây cũng thay đổi khi người ta được giáo dục tốt và có nghề nghiệp tốt, họ có thể cải thiện cuộc sống của mình. Họ thấy rằng nếu có ít con hơn, họ có thể tạo dựng cuộc sống tốt hơn cho những đứa hiện có. Ngày nay, nhiều phụ nữ đi làm hơn và ho hoãn có con, gia đình trở nên nhỏ hơn. Ở Hoa Kỳ, một số gia đình hạt nhân nhỏ này dọn nhà nhiều lần, mỗi khi thu nhập tăng lên và mức sống cao hơn. Một số cặp vợ chồng trẻ không thường xuyên thăm cha mẹ lắm, họ không nghĩ phải nhất thiết mời cha mẹ lúc về nhà chung sống khi họ già. Nhiều bậc cha mẹ lúc về già cũng không muốn sống với con cái đã trưởng thành.
Khi các nước thế giới thứ ba công nghiệp hóa, họ cũng thấy họ cũng gặp phải những vấn đề như phương Tây. Nếu đất nước hiện đại hóa và công nghiệp hóa nhanh, gia đình cũng thay đổi nhanh. Nhiều người già muốn cuộc sống giữ nguyên như trước đây, người trẻ muốn tiến lên và thay đổi. những ý tưởng mâu thuẩn này có thể tạo những rắc rối trong gia đình.
Chúng ta co thể tìm biết những thay đổi này trong gia đình từ các nhà xã hội học và biết được lý do vấn đề nảy sinh. Sẽ có lợi cho chúng ta hiểu biết những vấn đề xảy ra trong xã hội nhưng mỗi gia đình phải cố gắng giải quyết lấy những vấn đề riêng nó.
RANDOM_AVATAR
thai_quyen0910
 
Bài viết: 49
Ngày tham gia: Chủ nhật 22/02/09 19:30
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Quay về Văn hoá xã hội

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến21 khách