Ngày xưa ơi!Em về đâu?

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về văn hoá trong đời sống xã hội

Ngày xưa ơi!Em về đâu?

Gửi bàigửi bởi Le kieu anh » Thứ 4 13/05/09 14:57

Thuở bé,tôi vẫn thường có cảm giác sung sướng đến tê người mỗi khi được mẹ cho quà.Thi thoảng lắm,khi là con tò he,lúc thì là bộ que chuyền được mẹ vót cẩn thận đều tăm tắp...Lũ trẻ con trong khu tập thể-toàn loại trứng gà trứng vịt sàn sàn tuổi nhau-chỉ chực hết giờ ăn và giờ học là chạy ào ra sân.Rồi đuổi bắt,rồi trốn tìm,rồi nhảy dây,chơi chuyền,đánh khăng,ô ăn quan,rồng rắn lên mây...đủ cả.Lăn lộn đất cát lấm lem,áo quần tơi tả,lúc khóc lúc cười và cứ thế hồn nhiên lớn.Đứa nào cũng gầy guộc,đen nhẻm nhưng rắn đanh như cục gạch nung.
Thoắt một cái,mấy chục năm đã trôi qua.Chợt nhìn lại,thấy các em bây giờ đứa nào cũng trắng trẻo nuột nà,mũm mĩm như tranh.Nhưng lại bỗng giật mình vì tìm mỏi mắt cũng không thấy một đám ném lon,đánh đáo.Giờ đây,mỗi em một chiếc máy vi tính,ngồi đều đặn như xếp cá trong gian phòng chật hẹp.Lướt net,chơi game,và còn những gì nữa thì chỉ có trời mới biết!!!Cả buổi(hoặc cả ngày),những tương lai của đất nước cứ ngồi trong trật tự như vậy,mắt dán vào màn hình.Không thiết ăn,không thiết ngủ,không cần nói cười và không cần đi vệ sinh!Khá hơn một chút thì giải trí ngay tại nhà với đồ chơi,sách truyện và băng đĩa hình có những câu thoại kiểu như "Nhà ngươi là đồ vô lại!Ta sẽ tiêu diệt ngươi" hoặc những hình ảnh mà ngay cả đến người lớn nhìn thấy có khi còn phải xấu hổ.
Người lớn chúng ta đã dành cho các em những gì?Các em cần gì còn chúng ta có gì?Để nhiều người trong chúng ta được lợi thì các em phải mất những gì?
RANDOM_AVATAR
Le kieu anh
 
Bài viết: 8
Ngày tham gia: Thứ 2 27/04/09 10:11
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Ngày xưa ơi!Em về đâu?

Gửi bàigửi bởi tuechi050672 » Thứ 5 14/05/09 12:20

Đọc bài của bạn, tôi có một cảm giác khó tả, bồi hồi, bâng khuâng. Những ký ức từ thời thơ ấu ùa về hiện lên ngay trước mắt. Ôi! những ngày hè nắng trang trang cùng chúng bạn bắt ve đầu phố, những buổi trưa không ngủ chốn bố mẹ chơi trò ô ăn quan, những hôm địu em trên lưng nhưng vẫn nhảy lò cò cùng các bạn….
Tất cả những ký ức đó đã từ lâu được xếp kỹ vào một ngăn nào đó trong con người tôi. Nay đã được bạn khơi dậy, có phải chăng đó là liều thuốc giúp cho con người ta tươi trẻ hơn, làm giảm đi những căng thẳng mệt mỏi do áp lực công việc mang lại. Cám ơn bạn rất nhiều!
Qua nội dung bài viết của bạn tôi hiểu rằng bạn đang muốn so sánh những trò chơi của thời chúng ta và của các con chúng ta bây giờ.
Theo tôi mỗi thời mỗi khác và chủ thể của mỗi thời phải tuân theo hoàn cảnh nhất định lúc bấy giờ. Tuổi thơ của chúng ta sống trong hoàn cảnh đất nước mới giải phóng, đất nước còn rất khó khăn. Bởi vậy những trò chơi của chúng ta thời ấy chỉ là những trò chơi dân gian hay tự nghĩ ra để chơi với nhau. Mặc dù vậy nhưng chúng cũng không kém phần hấp dẫn và thú vị. Còn ngày nay đất nước đang trên đà phát triển về mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá…. Trẻ em được tiếp thu những cái mới mẻ. Các trò chơi của chúng cũng hiện đại hơn chúng ta như chơi game, lướt nét….. Chúng say mê đến quên ăn, quên ngủ, quên học và quên cả đi
vệ sinh (theo nh ư bạn đ ã viết).
Tại sao chúng ta lại nghĩ theo hướng tiêu cực như vậy? Theo tôi mỗi vấn đề đều có hai mặt của nó đó là tích và tiêu cực.
+. Các trò chơi của trẻ em bây giờ cũng có mặt tích cực của nó:
- Nó giúp cho con cái chúng ta tiếp cận với văn minh của nhân loại.
- Nó giúp cho con cái chúng ta suy nghĩ nhanh nhạy, chính xác trong công việc
- N âng cao hiệu quả trong công việc và học tập.
Nhưng một vấn đề được đặt ra ở đây là: Đối tượng chơi, thời gian chơi, không gian chơi
Vậy bạn sẽ hỏi tôi rằng: Làm thế nào để cho trẻ em chơi theo hướng tích cực? Có phải là lúc nào mình cũng ở bên chúng đâu?
Theo tôi muốn làm được như vậy chúng ta là những người bố người mẹ phải
hướng đ ược cho con cái chúng ta những bước đi đúng đắn, không phải là ngày
một ngày hai mà là từ khi chúng còn trong trứng nước. Một ý nữa đó là không
được cấm đoán. Cứ suy từ chúng ta, khi yêu một người mà bị cấm ta sẽ yêu hơn và lấy bằng được (không cho ăn thì sẽ ăn vụng). Đó chỉ là hiện tượng tự nhiên của con ng ười, và trẻ con cũng vậy.
Với tít bài của bạn “Ngày xưa ơi! Em đâu rồi!” như một lời kêu gọi níu kéo. Sẽ không phải níu keó nữa khi chúng ta dành thời gian dạy lại cho con cái những trò chơi mà ta đã từng chơi. Có phải chăng chúng ta cũng có một phần trách nhiệm ở trong đó?
Bạn có đồng ý với tôi không?
luôn yêu đời, yêu mình, yêu người
Hình đại diện của thành viên
tuechi050672
 
Bài viết: 19
Ngày tham gia: Thứ 2 27/04/09 17:13
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Ngày xưa ơi!Em về đâu?

Gửi bàigửi bởi ngo thanh huong » Thứ 5 14/05/09 16:34

Khi đọc bài viết này những kí ức trong tôi chợt ùa về, nhớ lắm cái ngày cả tụi bạn cùng xóm chụm đầu lại chơi chuyền với nhau, chơi Ô ăn quan và còn chơi " nhảy ngựa " nữa chứ... thật dân dã nhưng vui biết nhường nào.
Giờ mới thấy giật mình khi chỉ còn lại những game, hiphop... mới thấy " thương " cho giới trẻ ngày nay quá!
RANDOM_AVATAR
ngo thanh huong
 
Bài viết: 8
Ngày tham gia: Thứ 2 27/04/09 15:30
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Ngày xưa ơi!Em về đâu?

Gửi bàigửi bởi Le kieu anh » Thứ 6 15/05/09 14:06

Thật vui khi những suy nghĩ của tôi đã khơi dậy được những cảm xúc của các bạn,chia sẻ với các bạn những tình cảm sâu kín mà lâu nay vì mải mê vật lộn với cuộc sống,chúng ta tưởng chừng như quên mất.Bạn nói rất đúng:Điều gì cũng có hai mặt và sống trong thời điểm nào thì con người phải chấp nhận,thích nghi với thời điểm đó.
Tuy vậy,tôi muốn chia sẻ thêm với bạn vài ý nghĩ.Khoa học kỹ thuật phát triển trang bị cho con em chúng ta nhiều kỹ năng để bắt kịp cuộc sống hiện đại.Điều đó quá tốt.Nhưng việc thiếu không gian rộng rãi cho các em có thể chơi những trò chơi dân gian(chứ không hề lạc hậu) là không phải do lỗi của hoàn cảnh.Và còn truyện tranh thiếu nhi với nội dung hình vẽ không phù hợp cũng không do lỗi của thời đại..."Ngày xưa ơi!Em về đâu?" là một tiếng thở dài nuối tiếc cho những giá trị tinh thần mà con em chúng ta đáng lẽ phải được hưởng.Và người lớn-trước tiên phải nhận trách nhiệm về mình!Những trò chơi dân gian với sự vận động cả về thể chất lẫn trí tuệ cùng hoạt động chơi trong tập thể sẽ giúp các em phát triển toàn diện hơn,từ đó giúp hình thành,phát triển nhân cách các em theo chiều hướng tích cực hơn.
Mong nhận được đóng góp của bạn.
RANDOM_AVATAR
Le kieu anh
 
Bài viết: 8
Ngày tham gia: Thứ 2 27/04/09 10:11
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Ngày xưa ơi!Em về đâu?

Gửi bàigửi bởi minhdung1976 » Thứ 6 15/05/09 23:08

Với chủ đề "Ngày xưa ơi" của lekieuanh, tôi thật sự "đồng cảm" với những gì bạn đã nêu ra. Ở đây chỉ xin tiếp tục đưa ra thêm một minh họa cho "ngày xưa" trong lĩnh vực âm nhạc mà tôi đã trải qua, trưởng thành và hiện nay đang làm việc đó chính là "Đồng dao". Tuổi thơ tôi trải qua với những trò chơi: "Rồng rắn lên mây"; "Cạo giếng bắt con kiến" (từ của người Nam Bộ)...với những trò chơi này, vô tình hay chủ đích đã hình thành cho tôi rất nhiều điều hay mà đến giờ này khi đã là một giáo viên âm nhạc tôi mới nhận ra. Thông qua các trò chơi này, nó đã giúp tôi hình thành được nhiều tố chất tốt. Vậy, mạo muội xin phép nêu ra đây một vài ý kiến để các bạn cùng comment nhé! Thứ nhất thông qua Đồng giao, nó đã tạo cho tôi ý thức tập thể, sự khéo léo, tinh thần đồng đội và còn rèn luyện được tính dẻo dai cho thể lực nữa. Thứ hai, bản thân đồng giao có tiết tấu và giai điệu của các bài hát (dùng để hát khi chơi), điều đặc biệt là nội dung bài hát hoàn toàn do bọn trẻ con tự sáng tác lấy theo nhịp điệu và vần vè, nó vô tình đã giúp tôi hình thành kĩ năng sáng tạo, kích thích tư duy...Cuối cùng, sau mỗi cuộc chơi, đứa nào cũng mệt nhoài và lấm lem bụi đất nhưng chẳng thấy đứa nào "đau yếu" (do vi khuẩn, theo cách nghĩ bây giờ). Phải chăng, tuổi thơ của tôi đã hòa mình vào thiên nhiên, chịu được cái khắc nghiệt của thiên nhiên và tự "đề kháng" cho bản thân!?. Chỉ biết rằng bây giờ đã là giáo viên đứng trên giảng đường, tôi thật sự rất tâm đắc với "Đồng dao" bởi vì nó là một phần hun đúc nên nghề nghiệp của tôi! Còn các bạn thì sao???
RANDOM_AVATAR
minhdung1976
 
Bài viết: 17
Ngày tham gia: Thứ 7 25/04/09 9:05
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Ngày xưa ơi!Em về đâu?

Gửi bàigửi bởi vinhnguyenbmt » Thứ 7 16/05/09 10:49

Theo tôi, cho dù là lĩnh vực văn hóa hay là bất kỳ một lĩnh vực nào khác, khi xét đến tính "giá trị" của nó cũng phải đề cập đến yếu tố lịch sử, và như vậy thì "giá trị" của một "cái gì đấy" cũng chỉ mang tính tương đối.
Chắc hẳn bạn cũng đã từng nghe bố mẹ hay một người lớn tuổi nào đó kể về cái "thời thơ ấu", cái "thời hào hùng" của họ, và rõ ràng, nó sẽ có những nét khác biệt so với thời của bạn.
Bạn thử hình dung, đến thế hệ con cháu của ban, khi chúng đã lớn và ngồi nghĩ về "thời thơ ấu" của chúng, chúng cũng sẽ có những cảm xúc tương tự bạn mà thôi, "cái còn lại" trong tâm trí chúng cũng chính là những kỷ niệm đã có ở cái "thời thơ ấu" ấy - Đó cũng có thể gọi là "nét" văn hóa của thế hệ mà chúng sống.
Édouard Herriot (1872-1957) – nhà khoa học và chính khách, viện sĩ Viện hàn lâm Pháp – đã nói câu bất hủ: “Văn hoá là cái còn lại khi ta quên tất cả, là cái còn thiếu khi ta đã học tất cả”
Relax and share, if you want
Hình đại diện của thành viên
vinhnguyenbmt
 
Bài viết: 30
Ngày tham gia: Thứ 3 28/04/09 17:28
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần


Quay về Văn hoá xã hội

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến36 khách

cron