GIÁ TRỊ VĂN HOÁ TRONG BỮA CƠM VĂN HOÁ CUẢ NGƯỜI VIỆT NAM

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về văn hoá trong đời sống xã hội

GIÁ TRỊ VĂN HOÁ TRONG BỮA CƠM VĂN HOÁ CUẢ NGƯỜI VIỆT NAM

Gửi bàigửi bởi discovery » Thứ 5 14/05/09 11:59

GIÁ TRỊ VĂN HOÁ TRONG BỮA CƠM CỦA NGƯỜI VIỆT NAM
Nếu như người Phương Tây coi trọng văn hoá cá nhân thì người Phương Đông lại quý trọng gia đình hơn. Chính vì vậy, trong văn hoá Việt Nam thì văn hoá gia đình đóng một vai trò quan trọng. Trong đó đặc biệt là bữa cơm gia đình luôn được mọi người Việt quan tâm. Vì bữa cơm không chỉ là nơi để gắn kết các thành viên lại gần nhau hơn mà còn tạo nên nét độc đáo riêng trong văn hoá Việt.
Nếu như bữa ăn của người Phương Tây đa phần chủ yếu là thịt thì trong bữa ăn của người Việt cơm gạo lại chiếm 70%-80% cơ cấu bữa ăn, vì Việt Nam vốn có nền văn hoá nông nghiệp lúa nước rất lâu đời. Bởi vậy còn gọi bữa ăn là bữa cơm.
Cấu trúc bữa cơm thường ngày của gia đình Việt Nam chủ yếu thường gồm một món canh, một món mặn, và một món xào. Chúng được chế biến với nhiều vị, đủ chất, rất cân bằng âm dương, vừa ngon vừa lành. Món canh thường đủ loại từ rau, củ, với cá,thịt, đậu. Món mặn tức là các loại kho: thịt, cá, tôm, đậu, củ…Món thứ 3 là xào hay luộc với đủ loại rau, củ, quả với thịt, cá, trứng. Nhưng nhìn chung mỗi bữa ăn của người Việt đều ít thịt mà chủ yếu là cơm với rau. Vì vậy, bữa cơm còn gọi là “cơm canh” hay “cơm rau”. Mỗi món ăn được chế biến hài hoà hợp khẩu vị với từng người trong gia đình vừa mặn như kho vừa nhạt như canh, xào. Chính vì vậy, mà bên cạnh các món chính trong mâm cơm của người Việt còn có các loại mắm nước, mắm cải hay mắm dưa cà làm bữa cơm thêm đậm đà màu sắc hơn. Ở đây, người Việt có món canh rất độc đáo ở chỗ món canh có thể ăn chung với cơm được chứ không ăn riêng như một số món canh hay súp của các nước khác(Nhật, Hàn Quốc và một số nước Châu Âu)
Bữa cơm trong gia đình thường được chuẩn bị từ bàn tay khéo léo của các bà, mẹ, vợ hay các chị em gái trong gia đình. Nó không chỉ thể hiện giá trị truyền thống tốt đẹp của phụ nữ Việt mà còn muốn nói lên chính họ sẽ là người giữ cho ngọ lửa tình yêu thương trong gia đình luôn còn mãi. Tuy công việc có vất vả nhưng họ sẽ cảm thấy vui khi được chăm sóc các thành viên trong gia đình và nhìn không khí gia đình vui vẻ.
Trong cách ứng xử trong việc ăn uống người Việt ta có câu “Ăn trông nồi, ngồi trông hướng” thể hiện ở chỗ: Người phụ nữ cao tuổi nhất, bà hoặc mẹ hoặc chị em gái là người ngồi đầu nồi, một chỗ không phải là danh dự nhưng lại để cầm cân nảy mực, để vừa ăn vừa trông chừng vừa xới cơm phục vụ cả nhà. Nếu thiếu, thì người đầu nồi ăn chậm lại nhường khác phải luôn tạo không khí vui vẻ trong bữa ăn. Ngoài ra,phải biết”Học ăn, học nói, học gói, học mở” muốn nói ăn uống cũng cần phải học. Chính vì vậy. mà trong cách ăn cũng được xem là nét văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc. Mỗi bữa cơm gia đình không chỉ để ăn cho no mà để mọi người trong gia đình hiểu nhau hơn, là sợi dây vô hình gắn kết tình thân của các thành viên trong gia đình
Trong thời đại công nghiệp hoá ngày nay, hầu hết ai cũng vội vã bận rộn nên mọi người thường chọn cách ăn tiện lợi như: ăn ở cửa hàng, các tiệm hay thức ăn nhanh… mà không còn chú tâm đến các bữa cơm gia đình nữa. Bản thân tôi khi vào đây sống và học tập vẫn luôn nhớ đến bữa cơm ở quê nơi có đầy đủ ba mẹ. anh em. Bởi ở đây tuy được ăn đầy đủ nhưng tôi thấy thiếu thiếu một cái gì đó. Phải chăng đó là bầu không khí của gia đình mà tôi luôn chờ mong. Tôi tin mỗi người trong tiềm thức của mình dù bận rộn thế nào cũng đều ao ước có bữa cơm gia đình mà hơn hết là không khí của gia đình. Bởi vậy, vào các dịp lễ, tết, giỗ, rằm…mọi thành viên đều sum họp lại với nhau dù có đi làm ăn xa ở đâu đều về quây quần bên mâm cơm gia đình. Và trong mâm cơm ấy có thêm vài món ngon như nem rán, thịt gà, chả lụa… như chào đón mọi người trở về bên gia đình Người Việt thường đánh giá một gia đình qua mỗi bữa cơm . Bữa cơm đông thành viên và không khí ấm cúng thì càng thể hiện đó là một gia đình ấm cúng
Đối với mỗi người Việt Nam, gia đình là gốc, là giá trị truyền thống hình thành nên con người. Vì vậy, có thể coi bữa cơm là một biểu tượng cho văn hoá Việt Nam. Thông qua mỗi bữa cơm giúp mọi thành viên trong gia đình hiểu nhau hơn chia sẻ được mọi điều và gắn kết mọi người lại với nhau. Bữa cơm gia đình là một giá trị văn hoá trong bản sắc Văn hoá Việt Nam
RANDOM_AVATAR
discovery
 
Bài viết: 15
Ngày tham gia: Chủ nhật 30/11/08 10:52
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: GIÁ TRỊ VĂN HOÁ TRONG BỮA CƠM VĂN HOÁ CUẢ NGƯỜI VIỆT NAM

Gửi bàigửi bởi ngoc hien » Thứ 6 22/05/09 20:43

Tự dưng tình cờ đọc được chủ đề của bạn viết, Hiền không biết nói thế nào nhưng thấy nhớ nhà lắm! Nhớ những buổi ăn cơm cùng gia đình, ngồi quây quần với cả nhà vừa ăn vừa nói chuyện thật ấm cúng. Đi học xa nhà vừa phải thay đổi khẩu vị, vừa phải dần quen với việc ăn một mình, và thay đổi cả cách dùng chén và đũa thay cho đĩa và thìa để ăn...Ôi nhiều thứ lắm!!! Thật không gì bằng khi bây giờ được ở nhà cùng gia đình thưởng thức một bữa cơm mẹ nấu 8)
RANDOM_AVATAR
ngoc hien
 
Bài viết: 23
Ngày tham gia: Chủ nhật 03/05/09 11:11
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần


Quay về Văn hoá xã hội

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến15 khách

cron