Giao thông

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về văn hoá trong đời sống xã hội

Giao thông

Gửi bàigửi bởi bea » Chủ nhật 17/05/09 20:55

Văn hóa giao thông... đèn đỏ đèn xanh


- Trên đời này có mấy thứ văn hoá hả bác?
- Nhiều lắm. Văn hoá ẩm thực, văn hoá du lịch, văn hóa Nhiều vô kể.
- Có loại văn hoá đi lại không?
- Có chứ! Nhưng người ta không gọi là văn hoá đi lại mà gọi là văn hoá giao thông.
- Hay nhỉ, nhưng bác nói vậy chứ tôi không hiểu lắm đâu. Giao thông mà cũng cần có văn hoá à?
- Rất cần, nhất là trong tình trạng giao thông hiện nay.
- Ông bác cho một vài thí dụ xem nào?
- Chật nhà thì nép, chật đường thì chen. Đèn đỏ, mọi người dừng lại trước vạch vôi, ấy thế mà có một cô nàng xinh đẹp cứ đạp chân xuống đường cố nhích, cố lách mũi xe của mình nhoi lên trước dù chỉ là vài xăng ti mét đường. Để làm gì. Không hiểu. Kết quả là bánh xe của cô chẹt lên bàn chân của một người khác đang dừng xe bên cạnh cô. Và thế là
- Toáng lên chửi nhau?
- Đúng quá. Nghe tiếp nhé. Đèn đỏ bật lên rồi ấy vậy mà một chàng trai bảnh bao cứ rú ga lao vút lên phía trước. Kết quả là
- Cả một đám người ở tuyến đường bên kia hoảng hồn cuống cuồng...
- Kể tiếp đi.
- Có anh cảnh sát lăm lăm dùi cui đứng bên đường thì đi đứng sao mà nghiêm chỉnh thế. Vậy mà khi vắng bóng anh thì ôi thôi Đường ta, ta cứ đi, chẳng còn coi thiên hạ xung quanh là cái quái gì nữa.
- Thì ra những người đó sợ anh cảnh sát chứ không đoái hoài gì đến luật lệ an toàn giao thông.
- Vì thế cho nên mới có chuyện tiếu lâm hiện đại như sau. Có một người không bao giờ đi qua ngã tư khi đèn xanh bật lên. Anh ta chỉ lăm le vượt khi bật đèn đỏ. Hỏi tại sao vậy thì anh ta thành thật trả lời rằng anh ta rất sợ đâm vào cô người yêu đang vượt đèn đỏ ở tuyến đường bên kia vì cô nàng này có cái tật là thường xuyên bứt phá vượt qua đèn đỏ.
- Tình trạng giao thông ở các thành phố lớn đông dân cư đang rơi vào những thảm hoạ kinh khủng chết người gần như thảm hoạ chiến tranh vậy.
- Gần như gì nữa. Còn kinh hoàng hơn cả chiến tranh ấy chứ. Thử hỏi hiện nay trên thế giới có nơi nào, có nước nào xảy ra chiến tranh mỗi ngày hàng chục mạng người chết không?
- Kinh hoàng quá bác ạ. Ta phải làm gì để vãn hồi việc tai nạn giao thông chết người như cơm bữa này hả bác?
- Sao lại hỏi tôi? Hãy hỏi tất cả mọi người hàng ngày vẫn nhong nhong trên ô tô, trên xe máy, xe đạp ấy.
:idea: :idea: :?:
Hình đại diện của thành viên
bea
 
Bài viết: 38
Ngày tham gia: Thứ 2 01/12/08 21:57
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Giao thông

Gửi bàigửi bởi Huan_NgheAn » Thứ 6 27/11/09 21:19

Giao thông đã và đang trở thành vấn đề "quốc nạn" của nước ta. Nguyên nhân thì nhiều nhưng việc nâng cao văn hóa của người khi tham gia giao thông cũng rất là quan trọng để giảm thiểu tình trạng ùn tắc và tai nạn giao thông của nước ta hiện nay. Theo tôi để là người có văn hóa khi tham gia giao thông trước hết chúng ta phải là người hiểu biết đầy đủ và nghiêm chỉnh chấp hành luật giao thông.Và phải có tính cộng đồng khi tham gia giao thông. Khi lưu thông trên đường phải biết không chỉ vì lợi của bản thân mình mà còn phải bảo đảm an toàn cho những người tham gia giao thông. Gặp trường hợp người bị nạn cần giúp đỡ, chia sẻ kịp thời. Ngoài ra chúng ta phải biết cư xử có văn hóa khi lưu thông trên đường như: ưu tiên cho người già, trẻ nhỏ, biết xin lỗi, cảm ơn khi có va quệt, không xả rác khi tham gia giao thông,...
Khi văn hóa giao thông của mỗi người được nâng lên, những hành vi sai trái, quậy phá trên đường sẽ trở thành " không giống ai",bị cộng đồng lên án. Từ đó, văn hóa giao thông của cả cộng đồng sẽ được nâng lên, TNGT và ùn tắc giao thông sẽ giảm.
Chỉ nói thôi thì chưa đủ...
Hình đại diện của thành viên
Huan_NgheAn
 
Bài viết: 71
Ngày tham gia: Thứ 6 27/11/09 13:37
Đến từ: Nghệ An
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Cùng bàn luận về khái niệm Văn hóa và nếp sống Văn hóa giao

Gửi bàigửi bởi Huan_NgheAn » Thứ 6 27/11/09 21:59

Thứ tư, 05/08/2009

Ủy ban an toàn giao thông Quốc gia vừa có kế hoạch hoạt động Tháng An toàn giao thông năm 2009 với chủ đề trọng tâm là “Tháng văn hóa giao thông”. Để hưởng ứng và hiểu thêm về kế hoạch này, chúng ta cùng bàn luận, suy nghĩ các khái niệm về Văn hóa và nếp sống Văn hóa giao thông.
Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời đã nói: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, mà loài người mới sáng tạo ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa…”.
Để làm rõ khái niệm và tính chất của nền văn hóa mới, Đảng ta và Bác Hồ đã nêu ra nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng là: Xây dựng một nền văn hóa mới, tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Về tính chất phải đảm bảo: tính dân tộc, tính khoa học và tính đại chúng.
Trong cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, Đảng ta nhấn mạnh chức năng của văn hóa mới quy tụ vào ba điểm chủ yếu là:
- Bồi dưỡng tư tưởng đúng đắn và tình cảm cao đẹp;
- Nâng cao dân trí;
- Bồi dưỡng những phẩm chất tốt đẹp, những phong cách lành mạnh luôn hướng con người vươn tới “cái chân, cái thiện, cái mỹ” để không ngừng hoàn thiện bản thân mình(trích tài liệu: đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh-NXB Chính trị quốc gia do Ban tư tưởng văn hóa trung ương phát hành).
Từ 3 nội dung trên, Bác Hồ đã chỉ rõ: Phải làm thế nào để cho văn hóa vào sâu trong tâm lý quốc dân, nghĩa là văn hóa phải sửa đổi được những tham nhũng, lười biếng, phù hoa, xa xỉ,…Văn hóa mới phải gắn liền với xây dựng đạo đức mới trên cơ sở những nguyên tắc cơ bản mà chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu ra:
+ Nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức: Bác dạy “Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước”. Những tấm gương đạo đức của những người tiêu biểu, những người tốt, việc tốt có ý nghĩa thúc đẩy cho quá trình đó”.
+ Xây đi đôi với chống: Trong đời sống hàng ngày, những hiện tượng tốt-xấu, đúng-sai, cái đạo đức-cái vô đạo đức vẫn luôn đan xen, đối chọi nhau, thông qua hành vi của những con người khác nhau. Vì vậy việc xây dựng nếp sống văn hóa mới, đạo đức mới đặc biệt là nếp sống văn hóa giao thông phải được tiến hành và phối hợp chặt chẽ từ bản thân với gia đình, nhà trường và ngoài xã hội; nhất là những tập thể mà nơi con người, công nhân viên chức lao động dành phần lớn thời gian cuộc đời gắn bó.
+ Phải thường xuyên tu dưỡng văn hóa, đạo đức suốt đời: Đây là một công việc phải làm suốt đời. Là người thì ai cũng có chỗ hay, chỗ dở, chỗ xấu, chỗ tốt. Vấn đề là ở chỗ thấy rõ cái hay, cái tốt, cái thiện để phát huy, thấy rõ cái dở, cái xấu, cái ác để khắc phục. Vì vậy, mỗi người phải tự tu dưỡng, gia đình và tập thể giúp đỡ tu dưỡng.
Từ những nội dung về văn hóa mới, con người mới, chúng ta thu hoạch được trong cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Chúng ta có thể hiểu Văn hóa là một tập hợp đặc trưng về tâm hồn, vật chất, tri thức, cách sống, cách ứng xử, lối suy nghĩ và hành động của con người với con người, với thiên nhiên và xã hội. Qua đó, chúng ta thấy rằng:
Văn hóa giao thông là một bộ phận của văn hóa ứng xử của con người khi tham gia giao thông. Đó là sự tôn trọng, là sự hiểu biết đầy đủ và nghiêm chỉnh chấp hành các Luật về Giao thông như Luật giao thông đường bộ, Đường thủy nội địa, Đường sắt, Hàng hải và Hàng không dân dụng.
Xây dựng nếp sống văn hóa giao thông khi tham gia giao thông nhằm tạo nên trạng thái nếp sống cư xử có văn hóa, đúng luật, an toàn và có ý thức lịch sự, tự giác tuân thủ pháp luật về an toàn giao thông như một chuẩn mực đạo đức truyền thống, khơi dậy nét đẹp thuần phong mỹ tục khi tham gia giao thông; Giúp cho chúng ta ý thức và trách nhiệm đúng khi tham gia giao thông, không chỉ vì lợi ích của bản thân mình mà còn phải đảm bảo an toàn cho những người khác.

Tuyên truyền đội mũ bảo hiểm cho trẻ em tại trường học ở Hà Nội
Xây dựng nếp sống văn hóa giao thông là nâng cao ý thức và thái độ của mọi người khi tham gia giao thông. Biết từ tốn, bình tĩnh ưu tiên nhường nhịn cho người già, trẻ em. Biết xin lỗi, cảm ơn khi có va quệt, biết đội mũ bảo hiểm cho mình và cho trẻ em khi tham gia giao thông…Văn hóa giao thông nâng lên thì những hành vi sai trái, quậy phá, không đội mũ bảo hiểm, uống rượu bia khi tham gia giao thông…sẽ trở thành lố bịch, bị cộng đồng lên án, khi đó văn hóa giao thông của cả cộng đồng sẽ được nâng lên, tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông sẽ từng bước được đẩy lùi.
Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cuộc sống mới luôn đòi hỏi phải xây dựng nền văn hóa đạo đức mới Việt Nam ngang tầm với yêu cầu của cuộc cách mạng mới và hội nhập quốc tế. Mỗi người chúng ta phải nghiêm túc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào xây dựng nếp sống văn hóa giao thông, góp phần đưa đất nước phát triển bền vững.


Đỗ Trọng Hiếu (tổng hợp và bổ sung từ Tài liệu tuyên truyền nếp sống VHGT)
Chỉ nói thôi thì chưa đủ...
Hình đại diện của thành viên
Huan_NgheAn
 
Bài viết: 71
Ngày tham gia: Thứ 6 27/11/09 13:37
Đến từ: Nghệ An
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần


Quay về Văn hoá xã hội

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến5 khách

cron