VĂN HOÁ XEM KỊCH

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về văn hoá trong đời sống xã hội

VĂN HOÁ XEM KỊCH

Gửi bàigửi bởi nguyentuyethanh » Thứ 2 12/11/07 15:35

Không ai trong chúng ta mà không cười cả. Người Việt Nam có thói quen là lúc nào cũng cười được cả: vui cũng cười, buồn cũng cười, được khen cười, bị chê cười.. nói chung là lúc nào cũng có thể “khoe răng” được cả.
Tôi đã cảm thấy rất là khó chịu khi phải chứng kiến những tiếng cười không đúng lúc, đúng chỗ này. Đó là lần tôi đi xem kịch ở sân khấu kịch Phú Nhuận, vở Người vợ ma. Đây là một vở kịch mang tính chất kinh dị, huyền bí có xen lẫn những pha hài hước.
Thế nhưng, mỗi lần đến cảnh hồi hộp, gay cấn - khi bé Yến gặp hồn ma của mẹ về, cứ y như rằng cả rạp lại râm ran tiếng người. Cứ cho rằng họ sợ, mình cũng không trách, vì đôi khi có những tình huống bất ngờ, không khiến người xem phải giật mình, ngay cả bản thân mình.
Nhưng có những cảnh, mình thấy cần chăm chú lắng nghe lời thoại, chăm chú đến diễn xuất của diễn viên thì họ lại nói cười, thậm chí là cười lớn tiếng nữa là khác,lấy cái sợ hãi làm trò đùa, còn đâu nữa không khí coi kịch. Không hiểu nỗi họ cười gì và họ suy nghĩ gì khi làm như vậy?
Và còn nhiều chuyện nếu chúng ta thử đặt mình là những diễn viên thì mình sẽ nghĩ như thế nào về những vị khán giả: Khi vở kịch còn độ 5 phút nữa thì kết thúc thì có nhiều người lục tục đứng dậy đi về. Giả dụ như các diễn viên đó diễn không hay hay nội dung vở kịch quá tệ thì cũng nên đợi kết thúc thì hẵn về bởi vì khi những khán giả này bỏ về sớm có thể sẽ làm ảnh hưởng đến những khác giả khác và những diễn viên trên sân khấu. Thiết nghĩ 5 phút có thể bạn làm được nhiều việc đấy nhưng khôngn lẽ bạn đã dành thời gian đi xem kịch, xem từ đầu thì được nhưng còn 5 phút nữa sao lại thế … Khi vở kịch kết thúc thì hầu như tất cả các diễn viên đều bước ra chào khán giả một cách trang trọng và nói lời cảm ơn , thế sao với cương vị là khán giả- những người thưởng thức tác phẩm nghệ thuật lại quên đi những người tạo ra tác phẩm nghệ thuật đó cho chúng ta thưởng thức chứ? Tại sao không nán ở lại xem đến hết, để cổ vũ động viên cho họ bằng những tràng pháo tay của mình chứ? Thiết nghĩ việc này có to tát, lớn lao gì đâu nhỉ ???
Hình đại diện của thành viên
nguyentuyethanh
 
Bài viết: 8
Ngày tham gia: Thứ 4 10/10/07 22:39
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: VĂN HOÁ XEM KỊCH

Gửi bàigửi bởi maruvikin » Thứ 7 17/11/07 21:50

[justify]Chào bạn! Nhân dịp đọc bài viết của bạn, mình cũng muốn đưa ra một số suy nghĩ về vấn đề này.
Có thể nói những ví dụ mà bạn đưa ra đã thể hiện một phần nào tính cách, hành động chung của một số người Việt Nam mình. Tại sao mình nói là chỉ ở một số người mới có? Những hành động đó cũng là do hoàn cảnh sống của người dân mình. Chẳng hạn hành động thường thấy nhất, là khi chương trình ca nhạc, kich, phim...chuẩn bị kết thúc (có nghĩa là chưa kết thúc) thì một số người đã đứng lên bỏ về, mà ngay cả chính bản thân họ nhiều khi cũng muốn ráng ở lại xem cho hết, vì sao lại như vậy? Vì họ nghĩ rằng phải tranh thủ ra lấy xe, nếu không lát nữa đông người sẽ phải chờ đợi lâu lắc. Họ thưởng thức nghệ thuật nhưng lại không thể toàn tâm với nó, mà lại bị chi phối bởi những sự việc khác. Thử hỏi, sau khi trình diễn một chương trình nghệ thuật nào đó. Khi họ sắp kết thúc hoặc vừa kết thúc, mọi người trong đoàn cùng ra vẫy chào thể hiện sự cám ơn đối với quý khán giả thưởng thức, thì đáp lại không phải là những tràn vỗ tay khen ngợi cho công sức của họ, không phải là những ánh mắt nhìn nuối tiếc, mà là những cái lưng bước vội cho kịp ra cửa...
Mình đã từng đi xem nhiều chương trình ca nhạc có những vị khách nước ngoài tham dự. Thật sự là có sự khác biệt sau khi chương trình kết thúc. Phải nói là hiếm khi thấy có vị khách nước ngoài nào bỏ ra về giữa chừng, dẫu cho chương trình không đặc sắc cho nữa. Hiếm khi thấy có vị khách nước ngoài nào mà khi thấy chương trình gần kết thúc lại lật đật đi ra lấy xe cho kip. Chắc rằng có bạn sẽ nói là vì người nước ngoài họ không đi xe máy như mình, nhưng không phải vậy, họ cũng đi xe máy như mình đấy thôi, nhưng họ biết cách thưởng thức nghệ thuật trọn vẹn, biết cách thể hiện sự yêu mến chương trình, thể hiện lòng cảm phục những người biểu diễn bằng những tràn vỗ tay không dứt khi chương trình kết thúc, thậm chí họ đứng dậy hàng loạt và vỗ tay tán dương người làm nghệ thuât. Thử suy nghĩ xem người nghệ sĩ còn gì hạnh phúc bằng khi được sự cổ vũ nhiệt tình như vậy từ phía khán giả? Và người nghệ sĩ lấy đó làm động lực để phấn đấu hơn nữa, để có thể phục vụ hết mình hơn nữa cho chúng ta.
Vậy thì hành động quay lưng của khán giả có khác gì thái độ "quay lưng" đối với người nghệ sĩ? Phải chăng chúng ta nên xem lại cách hành xử của mình, đừng đặt nặng vấn đề di chuyển mà làm mất đi mục đích ta đã cất công đến đây để thưởng thức nghệ thuât.[/justify]
RANDOM_AVATAR
maruvikin
 
Bài viết: 5
Ngày tham gia: Thứ 5 08/11/07 22:14
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần


Quay về Văn hoá xã hội

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến13 khách