Sinh viên và Mobile

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về văn hoá trong đời sống xã hội

Sinh viên và Mobile

Gửi bàigửi bởi Huan_NgheAn » Thứ 2 30/11/09 20:25

Là sinh viên, trong chúng ta chắc hẳn đến hơn 90% có sử dụng điện thoại di động. Hằng ngày chúng ta dung di động ít nhất cũng vài lần hoặc hơn thế nữa, đơn giản vì điện thoại ngày nay không chỉ là phương tiện liên lạc nhanh chóng, tiện lợi mà còn là phương tiện để học tập, nắm bắt thông tin và giải trí. Sử dụng điện thoại là việc rất bình thường… Thế nhưng nói về “Văn hóa điện thoại” thì thật “vô vàn”, nhất là trong giới sinh viên chúng ta.
Nếu như khoảng 8 năm trước, việc sinh viên sử dụng điện thoại di động khi đến trường còn là chuyện hiếm ngay cả ở các thành phố lớn thì hiện nay, cùng với sự phát triển nhanh chóng của khoa hoc kỹ thuât, các phương tiện truyền thông, thông tin đại chúng thì điện thoại di động đã nhanh chóng “phủ sóng” trong giới sinh viên chúng ta.
Ngày nay, điện thoại di động không còn là mặt hàng xa xỉ mà đã tràn ngập thị trường với đầy đủ kiểu dáng, chủng loại. Giá một chiếc điện thoại với đầy đủ chức năng cũng không còn quá cao. Trong khi đó, giá cước liên lạc của các nhà cung cấp dịch vụ ngày càng có xu hướng giảm do yếu tố cạnh tranh.
Tất cả những yếu tố trên cùng với mục đích quản lý, giám sát việc học hành, đi lại của con đã khiến cho nhiều bậc phụ huynh đồng ý “đầu tư” cho con sử dụng điện thoại di động. Điện thoại di động là một phương tiện hữu ích và vô cùng thuận tiện cho việc thông tin liên lạc mà có lẽ bất kỳ trong chúng ta không ai lại không biết về nó. Nhưng bên cạnh đó vẫn có rất nhiều mặt tiêu cực mà nó đem lại cho giới sinh viên chúng ta. Tất cả những điều này là do ý thức của người sử dụng đưa tới .
Khi lên lớp đa số những sinh viên có điện thoại di động đều mang theo bên mình và hầu như không tắt máy, các cuộc gọi đến sẽ nghe và ảnh hưởng đến giờ học là không tránh khỏi. Đặc biệt nhiều bạn SV không để ở chế độ rung và có không ít giáo viên, sinh viên đã phàn nàn về việc tiết học đang tiến hành thì bị “ chú ý” bởi một tiếng chuông điện thoại trong lớp bất ngờ vang lên khiến cho mạch giảng của giáo viên bị ngắt quãng và sự tập trung của sinh viên bị phân tán.
Còn lúc ở nhà, nhiều bạn sinh viên suốt ngày loay hay nhắn tin tới tận đêm khuya mà không chú ý đến bài vở. Nhiều bạn gọi nói chuyện tào lao mà không tính đến chuyện cước phí trong khi đó tiền ăn , tiền mua tài liệu, tiền chi phí sinh hoạt thì chắt bóp từng đồng. Có những trường hợp còn dung di động để “nháy máy”, trêu đùa thậm chí đe dọa nhau.
Nhiều bạn còn chạy theo mốt , đua dòi mua những loại điện thoại đắt tiền có nhiều chức năng: nghe nhạc, quay phim, chụp hình, có dung lượng thẻ nhớ lớn...Hoặc nhiều bạn gia đình khó khăn nhưng đua đòi bạn bè nên cũng “chắt chiu” mua để dùng trong khi đó bố mẹ ở nhà phải rất vất vả mới kiếm ra đồng tiền nuôi con ăn học.
Không những thế điện thoại đi động còn là phương tiện để cho một số đối tượng sinh viên lưu trữ và phát tán văn hoá phẩm đồi truỵ. Có lẽ sức anh hưởng lớn nhất là sau clip “riêng tư” của nhân vật chính trong bộ phim “Nhật ký Vàng Anh”, “ Hai học sinh ở Quảng Bình” bị tung lên mạng, ngay lập tức, nó được lan truyền nhanh chóng trong giới học sinh qua những chiếc điện thoại di động. Trong một thời gian ngắn nhiều chiếc điện thoại di động của các bạn sinh viên đã có đầy đủ phiên bản của đoạn phim. Bên cạnh đó, nhiều bạn sinh viên còn cài những bài nhạc chuông, nhạc chờ nghe rất “ độc đáo” và gây không ít phiền hà cho những người xung quanh.
Có thể nói, làn sóng sưu tầm, phát tán phim ảnh có nội dung đồi truỵ qua điện thoại di động đã và đang tác động tiêu cực tới nhận thức, tư tưởng của một bộ phận không nhỏ sinh viên hiện nay.
Đến bây giờ, điện thoại di động đã trở thành một phương tiện thiết yếu trong cuộc sống. Là sinh viên, hơn ai hết chúng ta hãy sử dụng điện thoại đúng mục đích và phải có ý thức sử dụng thì mới phát huy được tính ưu việt của nó, nếu không nó sẽ trở thành phương tiện phản tác dụng.
Rất mong các bạn đóng góp ý kiên !
Chỉ nói thôi thì chưa đủ...
Hình đại diện của thành viên
Huan_NgheAn
 
Bài viết: 71
Ngày tham gia: Thứ 6 27/11/09 13:37
Đến từ: Nghệ An
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Quay về Văn hoá xã hội

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến10 khách

cron