không gian văn hoá cồng chiêng tây nguyên

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về văn hoá trong đời sống xã hội

không gian văn hoá cồng chiêng tây nguyên

Gửi bàigửi bởi Mr John vhh » Thứ 2 21/12/09 21:29

BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU KHÔNG GIAN VĂN HÓA CỒNG CHIÊNG TÂY NGUYÊN


 PHẦN MỞ ĐẦU:
1/ GIỚI THIỆU
Tây Nguyên, dằng dặc một miền núi Trường sơn chạy suốt miền trung đất nước, từ cực Bắc Kon Tum, đến cực nam Lâm Đồng.
Các vùng núi cao và cao nguyên miền Trung không chỉ giới hạn ở Việt Nam, mà là một bộ phận không thể tách rời của vùng núi cao nguyên Trung Hạ Lào và Đông Bắc Campuchia.
Tây nguyên với năm tỉnh thành: Kon Tum, Gia Lai , Đắc Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng đã cùng góp chung vào nền văn hóa Việt Nam thêm những màu sắc rực rỡ bởi những áng trường ca, sử thi ,hay những bộ Luật tục đồ sộ thì trong đó không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên đã được UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại ngày 15/11/2005 đã góp thêm vào nền văn hoá chung của Việt Nam nói riềng và của thế giới nói chung thêm một sắc màu mới .
Hiện nay, thời kỳ hoà nhập cùng với sự phát triển nhanh của khoa học kỹ thuật khiến bộ mặt xã hội cũng thay đổi một cách nhanh chóng. Những bản sắc văn hoá truyền thống càng lúc càng bị mai một và biến mất. Trong đó ngay cả những giá trị văn hóa đã được thế giới công nhận là giá trị văn hoá nhân loại cũng đang bị mai một dần theo sự lãng quên của con người.
Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên không chỉ mang đậm nét bản sắc văn hoá của mỗi dân tộc ở Tây Nguyên mà nó còn là một trong những hình thức ghi nhận tập trung nhất những giá trị văn hoá ở mức độ cao, độc đáo và đặc sắc.

2/ MỤC ĐÍCH VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu và tìm hiểu không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên sẽ giúp chúng ta nhìn nhận rõ nét hơn về những nét văn hoá
Đối tượng nghiên cứu chính là “Không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên”

3/ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên ở 5 Tỉnh Tây Nguyên: Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Lâm Đồng, Đăk Nông
4/ ĐÓNG GÓP
- Qua bài tiển luận này sẽ giúp cho mọi người hiểu rõ hơn về văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, nhằm xây dựng trong mỗi người ý thức bảo vệ và phát huy nền văn hóa của dân tộc.
5/ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Chúng tôi dùng phương pháp điền dã, sử dụng các tài liệu cho phép…
- Điều kiện cho phép nên, nhóm chúng tôi đã được nhìn thấy tận mắt những bộ cồng chiêng này, cho nên tính xác thực rất cao
6/ BỐ CỤC TRÌNH BÀY
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo thì phần nội dung được chia thành 3 phần:
Phần 1: Vài nét giới thiệu về không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên
Phần 2: Giá trị của không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên
phần 3: Thực trạng về di sản văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên
 NỘI DUNG

1.Vài nét giới thiệu về không gian văn hóa cồng chiềng Tây Nguyên
Không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại vào ngày 15 tháng 5 năm 2005.
Không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên trải dài trên 5 tỉnh Tây nguyên :Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Lâm Đồng, Đăk Nông. Chủ thể của không gian văn hoá này là bao gồm nhiều dân tộc khác nhau: Êđê, Bana, Gia rai,Mạ, lặc...
Không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên bao gồm các yếu tố bộ phân: cồng chiêng, các bản nhạc tấu bằng cồng chiêng những người chơi chiêng, các lễ hội có sử dụng cồng chiêng.
Cồng chiêng thuộc bộ gõ và bộ gõ chiêng đồng gồm hai loại: Có núm và không có núm( còn gọi là chiêng bằng)
Trong tài liệu nghiên cứu các nhà lý luận âm nhạc Việt Nam thường gọi chung hai loại này là cồng chiêng (cồng là tên gọi dành cho chiêng có núm, chiêng là tên gọi của loại không có núm )
Hầu hết các tộc người ở trường sơn Tây Nguyên đều có sử dụng chiêng trong âm nhạc của mình. Nhưng mỗi dân tộc Tây Nguyên lại có cách biên chế bộ chiêng, cách diễn đạt cách gọi riêng, trong đó không có thuật ngữ ''cồng''
Người Êđê và Gia rai gọi là “CHING” những chiếc có núm. Còn chiêng bằng gọi là “KNAL” cả dàn chiêng tiếng Êđê gọi là “ching char”. Người GiaRai gọi một loại ching quý là “ching arap’
Người Mnông, Cơho, Mạ đều gọi những chiếc có núm là “goong” và gọi chiêng bằng là “chung” (có nơi còn gọi là bộ đồng la). Tên gọi chung cho cả dàn là “chưng goong” hoặc “chưng bor”.
Người Ba Na gọi những chiếc chiêng bằng là “chinh” và “chêng” cho những chiếc có núm.Tên gọi chung cho cả dàn là “ching chêng”.
Người XơĐăng cũng gọi những chiếc có núm là goong và những chiếc chiêng bằng là chêng. Tên gọi chung cho cả dàn là goong chêng...
Người Tây Nguyên rất quý cồng chiêng, trước tiên bởi họ không thể làm ra được mà phải dùng trâu, bò, thẫm chí cả voi để đổi chác. Có các tên gọi để chỉ xuất xứ của dàn chiêng : Chiêng của người kinh (ching Joăn), chiêng mua từ người Lào (Ching Lào ), ching mua từ vùng Campuchia (ching Kur).Do đó chiêng còn là biểu tượng của sự giàu có. Sau nữa, chiêng là phương tiện giao lưu với các thần linh, với bè bạn. Âm thanh nhịp điệu của chiêng có thể tiêu biểu cho tâm hồn và tính cách của một tộc người. Nó mang trong mình cả niềm vui, nỗi buồn, niềm tự hào của cả một dân tộc.
2.Giá trị của không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên:
2.1/ Giá trị lịch sử:
Có lịch sự hình thành từ rất lâu đời ( Cách đây khoảng 3500 - 1000 năm )
• Về cội nguồn:
- Cồng chiêng là ''hậu duệ" của đàn đá trước khi có văn hoá Đông Sơn người xưa đã tìm đến loại khí cụ đá theo ''quy trình tiến hoá' cồng đá , chiêng đá, chiêng...tre, rồi mới tới cồng đồng, chiêng đồng...
- Cồng chiêng Tây Nguyên là cái nôi của cồng chiêng Đông Nam Á, bởi những yếu tố:
- Về vết tích hiện vật, những nét chạm khắc biểu hiện người đánh cồng chiêng (Dáng đánh rất giống người Tây Nguyên) có trên trống đồng Đông Sơn vốn có lịch sự.Hơn 4000 năm. Về lối đánh, ''rất nguyên thuỷ'', người Tây Nguyên vẫn ''mỗi người một cái'', chưa kết thành dàn do một nghệ sĩ biểu diễn như các dân tộc ở Thái Lan, Malaysia, Lào, Campuchia (Theo nguyên lý phát triển từ đơn giản đến phức tạp; càng đơn giản càng gần ý nghĩa là ''vật tổ''); hình dáng cồng chiêng cũng thế, chưa phát triển theo dạng trống (tức chiêng có đế, vuông hoặc tròn).
Về Mục đích:

- Cồng chiêng Tây Nguyên vẫn mang ý nghĩa từ thuở sơ khai của nó: Dùng để mừng lúa mới, xuống đồng; biểu hiện của tín ngưỡng - là phương tiện giao tiếp với siêu nhiên…qua các lễ thổi tai, bỏ mả v.v…,nghĩa là vẫn thuần chức năng phục vụ đời sống con người. Trong khi ở các vùng Đông Nam Á khác, cồng chiêng đã “tiến hoá’ đến mức thành phương tiện biểu diễn cung đình, mang chức năng giải trí.
=>Xét về lịch sử tiến hoá, mỗi sự biến chuyển tính năng nhạc khí (Ở thời bây giờ) diễn ra trong hang mấy trăm năm. Và có thể khẳng định , căn cứ trên vết tích trống đồng ( mà những gì quý giá mới được khắc lên đó), cồng chiêng Tây Nguyên đã có ít nhất 2000 năm.
2.2/ Giá trị văn hoá
- Cồng chiêng Tây Nguyên là bằng chứng độc đáo, là nét truyền thống văn hoá các dân tộc Tây Nguyên. Nó là một loại hình sinh hoạt gắn liền với đời sống văn hoá, tinh thần và tín ngưỡng của con người từ lúc được sinh ra cho đến khi trở về với đất trời, với vú trụ. Trong khi đa số các dân tộc ở Tây Nguyên, chơi chiêng phải là nam giới , thì cũng có một số dân tộc phụ nữ là nghệ nhân trình diễn chiêng; đồng thời phụ nữ tham gia múa cùng với nghệ nhân trình diễn chiêng. Điều ấy không chỉ minh chứng cho truyền thống lâu đời của cồng chiêng Tây Nguyên mà còn cho thấy tính độc đáo văn hoá của nó.
Ở Việt Nam , hầu như tất cả các tộc người đều sử dụng cồng chiêng. Nhưng các dân tộc thường chỉ dung 1-2 cồng phối hợp với mặt trống dung trong nghi lễ hoặc giữ nhịp cho múa .Biên chế chiêng thành dàn là đặc trưng trong văn hoá của các tộc người Tây Nguyên.
Các dàn cồng chiêng Tây Nguyên có nhiều điểm tương đồng với cồng chiêng Đông Nam Á. Tuy vậy, nó có những nét khác biệt: Văn hoá và âm nhạc cồng chiêng Tây Nguyên là văn hoá và âm nhạc dân gian. Nó là sở hữu cộng đồng, là chuẩn mực văn hoá cho thành viên cộng đồng thực hiện.
2.2.1/ Giá trị cố kết cộng đồng:
- Với các dân tộc Tây Nguyên, phương tiện để nối kết cộng đồng chính là cồng chiêng. Tiếng cồng chiêng vang lên để nối kết cá thể với cộng đồng, giữa cộng đồng với cộng đồng này với cộng đồng khác của cùng một dân tộc. Ở Tây Nguyên có nhiều dân tộc, nhưng các dân tộc luôn hoà hợp lẫn nhau trong văn hoá cồng chiêng mà vẫn giữ được bản sắc văn hoá của dân tộc mình , không có hiện tượng loại trừ hay đồng hoá văn hoá của nhau trong sinh hoạt văn hoá cồng chiêng. Các dân tộc đều có thể đến với nhau khi sinh hoạt văn hoá cồng chiêng. Tiếng cồng chiêng luôn đem đến một cảm xúc rạo rực khỏ tả trong mỗi con người, như sự đồng thanh tương ứng khiến họ tìm đến nhau.
Âm thanh cồng chiêng là sợi dây nối cá thể với cộng đồng, cộng đồng với cộng đồng một cách linh thiêng và thế tục, cộng niệm và cộng cảm. Chiêng cồng đã trở thành biểu tượng cuộc sống các dân tộc Tây Nguyên.
2.2.2/ Giá trị biểu thị sự giàu sang và quyền uy
Cồng chiêng là tài sản quý giá, biểu tượng cho quyền lực và sự giàu có. Đã có một thời chiếc chiêng giá trị bằng hai con voi hoặc 20 con trâu.
Nhà nào có nhiều chiêng, có chiêng quý là nhà có quyền lực và giàu có trong buôn làng.
Với người Tây Nguyên, cồng chiêng và văn hoá cồng chiêng là tài sản vô giá.
2.2.3/ Giá trị biểu thị đặc trưng và bản sắc văn hoá vùng
Bản sắc văn hoá các dân tộc ít người ở Tây Nguyên thể hiện đậm đà nhất trong cồng chiêng và sinh hoạt văn hoá cồng chiêng. Tín ngưỡng, lễ hội, nghệ thuật tạo hình, múa dân gian và ẩm thực dân gian… đều thể hiện, gắn bó mật thiết với cồng chiêng (các tượng tròn ở nhà mồ của các dân tộc Tây Nguyên chỉ trở nên đẹp hơn với ngày lễ bỏ mả trong một không gian huyền ảo đầy những tiếng cồng chiêng sâu lắng).
2.2.4/ Giá trị tinh thần
Theo quan niệm của người Tây Nguyên, đằng sau mỗi chiếc cồng, chiêng đều ẩn chứa một vị thần. Cồng chiêng càng cổ thì quyền lực của vị thần càng cao (Tín ngưỡng vạn vật linh thiêng).
Vào những ngày hội, hình ảnh những vòng người nhảy múa quanh ngọn lửa thiêng, bên những vò rượu vần trong tiếng cồng chiêng vang vọng núi rừng, tạo cho Tây Nguyên một không gian lãng mạn và huyền ảo. Cồng chiêng do vậy góp phần tạo nên những áng thơ ca đậm chất văn hoá Tây Nguyên vừa lãng mạn, vừa hung tráng
Mỗi dàn cồng chiêng là tiếng nói tâm linh, tâm hồn của người Tây Nguyên, để diễn tả những niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống lao động và sinh hoạt hằng ngày của họ. Người Tây Nguyên quan niệm chiêng là tiếng nói của thần linh và vì thế họ dung chiêng trong các lễ hội và họ quan niệm rằng tiếng chiêng là tiếng nói của con người với thần linh.
2.2.5/ Giá trị biểu thị đặc trưng văn hoá tộc người hoặc nhóm tộc người
Cồng chiêng Tây Nguyên giữ vai trò là phương tiện để khẳng định cộng đồng và bản sắc văn hoá chung các dân tộc Tây Nguyên cũng như của từng tộc người trên mảnh đất muôn màu, muôn sắc Tây Nguyên. Mỗi dân tộc Tây Nguyên có một cách chơi chiêng khác nhau. Người dân bình thường ở Tây Nguyên tuỳ không phải là những chuyên gia âm nhạc, nhưng chỉ cần nghe tiếng chiêng là họ phân biệt được đó là dân tộc nào.
Mỗi dân tộc đều có những bản nhạc cồng chiêng riêng để diễn tả vẻ đẹp thiên nhiên, khát vọng của con người…Người Giẩi có các bài chiêng Juan,Trum vang…Người Bana có các bài chiêng: Xa Trăng, Sakapo, Atâu, Tơrơi..
Mỗi dân tộc, mỗi vùng miền lại có những đặc trưng riêng của có những đặc trưng riêng của cồng chiêng. Cồng chiêng có thể được dung đơn lẻ, hoặc dung theo dàn, theo bộ từ 2 đến 12 chiếc, cũng có bộ từ 18 đến 20 chiếc như bộ chiêng của người Giarai.
2.2.6/ Giá trị về mặt nghệ thuật
Chiêng là loại nhạc cụ duy nhất làm bằng hợp kim, đựơc hầu hết các tộc người trên dãy Trường Sơn – Tây Nguyên sử dụng. Đây cũng là loại nhạc cụ dân gian Tây Nguyên cần đến một nghệ thuật chế tác cao,mà ngưởi Tây Nguyên không thể làm ra được.
Nghệ thuật cồng chiêng của Việt Nam đã phát triển đến một trình độ cao so với các nước trong khu vực Đông Nam Á. Mỗi bài chiêng đều có rất nhiều bè, trong đó, mỗi cá nhân sẽ dung một cái chiêng, bài chiêng có bao nhiêu chiêng thì sẽ có bấy nhiêu người đánh.Mỗi chiếc chiêng là một nốt nhạc cao thấp khác nhau. Hầu hết các chiếc chiêng có núm chịu trách nhiệm phần đệm, các chiêng bằng đảm nhận phần giai điệu. Với loại chiêng không có núm (chiêng bằng), tất cả đều dung dùi không bọc (có thể bằng chất liệu mềm hoặc cứng) gõ vào mặt lõm.Với chiêng có núm, người ta thường sử dụng chiếc dùi có bọc bằng chất liệu đàn hồi, để cho âm thanh ấm hơn. Nhiều loại nhạc cụ dân gian khác chỉnh âm theo hang âm của bộ chiêng.
Âm nhạc cồng chiêng Tây Nguyên thể hiện trình độ điêu luyện của người chơi trong việc áp dụng những kỹ năng đánh chiêng và kỹ năng chế tác. Từ việc chỉnh chiêng đến biên chế thành dàn nhạc, cách chơi, cách trình diễn, những người dân trong các P’lei, P’lơi, buôn, bon, v.v dẫu không qua trường lớp đào tạo vẫn thể hiện được những cách chơi điêu luyện tuyệt vời.
Phương pháp chỉnh sửa chiêng cộng với tai âm nhạc nhảy cảm của nghệ nhân sửa chiêng đã thể hiện trình độ thẩm âm tinh tế và hiểu biết cặn kẽ về chế độ rung và lan truyền âm thanh trên mặt chiêng và trong không gian.
Các bài chiêng cũng đạt đến một trình độ biểu cảm âm nhạc phù hợp với trạng thái tình cảm của con người trong mỗi nghi lễ: Chiêng tang lễ hay bỏ mả thì chậm rãi, man mác buồn; chiêng mùa gặt thì thánh thót, vui tươi, chiêng đâm trâu thì nhịp điệu giục giã…
Có ít nhất 3 phong cách âm nhạc lớn của cồng chiêng Tây Nguyên: Cồng chiêng Êđê nhịp điệu phức hợp, tốc độ nhanh, cường độ lớn; cồng chiêng Mnông cường độ không lớn mặc dù tốc độ khá nhanh; cồng chiêng Bana- Giarai thiên về tính chất chủ điệu (một bè trầm của cồng có núm vang lên âm sắc vững chãi, hung tráng, một bè giai điệu thánh thót của chiêng không có núm với âm sắc đanh gọn, lảnh lót).
Đặt cồng chiêng Tây Nguyên trong bối cảnh văn hoá, văn hoá âm nhạc, âm nhạc học để cân – đo – đong - đếm, định tính, định lượng những nét khác biệt và tương đồng khi so sánh cồng chiêng Tây Nguyên với các nước trong khu vực Đông Nam Á. Nghiên cứu tương quan cao độ các âm, phương pháp hoà tấu bồi âm, kích âm, nghệ thuật diễn tấu…,các nhà khoa học đã “khẳng định sự phong phú, độc đáo và đa dạng từ toàn bộ đến từng phần của nghệ thuật cồng chiêng Tây Nguyên. Từ chủng loại, phương pháp kích âm, biên chế và thang âm cho đến hệ thống bài bản và nghệ thuật diễn tấu, chúng ta sẽ bắt gặp những gì của một dải nghệ thuật đa diện từ đơn giản đến phức tạp, từ ít đến nhiều, từ đơn tuyến đến đa tuyến…Trong đó sẽ thấy cả những lớp cắt lịch sử của tiến trình phát triển âm nhạc” (Bùi Trọng Hiền)
2.2.7/ Giá trị về mặt du lịch
Là một sáng tạo mang tầm kiệt tác nhân loại, không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên có khả năng hấp dẫn, thu hút khách du lịch.
3. Thực trạng của di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên
Trước hết là sự suy giảm nhanh chóng về số lượng các dàn cồng chiêng.Theo thống kê của Sở Văn Hoá Thông tin Gia Lai, trứơc năm 1980 trong các P’lei/P’lơi của người Giarai, Bana trong tỉnh có hang chục ngàn bộ cồng chiêng.Có gia đình sở hữu 2-3 bộ,mỗi P’lei có hang chục bộ. Đến năm 1999,cả tỉnh có 900 p’lei và chỉ còn 5.117 bộ, năm 2002 còn chưa đến 3000 bộ. Tỉnh Lâm Đồng chỉ còn lại 3.113 bộ. Từ năm 1982 đến 1992, tỉnh Đăk Lăk đã mắt 5.325 bộ chiêng, từ năm 1993 đến năm 2003 lại mất tiếp 850 bộ, hiện tại cả tỉnh chị còn 3.825 bộ cồng chiêng.
Nguy cơ mai một cồng chiêng còn thể hiện ở các bài bản nhạc chiêng dần dàn bị lãng quên. Các nghệ nhân trải qua thời gian, do nhiều tác động khác nhau đã quên nhiểu bản nhạc chiêng.Người Mnông trước đây có 40 bản nhạc chiêng, nay các nghệ nhân chỉ còn nhớ, lưu truyền và trình diễn được 10 bản nhạc chiêng. Mặt khác, những nghệ nhân có đôi tai thẩm âm, có năng khiếu trong việc chỉnh chiêng cũng thưa vắng dần trong các cộng đồng dân cư.
*Nguyên nhân của sự mai một
Trước hết đó là những nguyên nhân bắt nguồn từ những biến đổi hết sức lơn lao trong đời sống vật chất và tinh thần của cư dân, cùng với những biến đổi của môi trường tự nhiên và xã hội mà cư dân Tây Nguyên sinh sống. Như những sự thay đổi trong phương thức canh tác; sự thay đổỉ trong mối quan hệ giữa con người với môi trường tự nhiên và thiên nhiên Tây Nguyên; sự bùng nổ công nghệ thong tin v.v. Những sự biến đổi ấy dẫn đến sự thờ ơ của một bộ phận dân cư, nhất là trong lớp trẻ đối với văn hoá cồng chiêng.
Hiện nay nhiều người trong buôn làng không còn biết hết các nghi lễ truyền thống.Việc tập hợp đủ người đánh chiêng cũng không dễ dàng như xưa bởi trong buôn, mọi người lại theo nhưng tôn giáo, tín ngưỡng khác nhau. Trong khi đó, bản than những bản nhạc cồng chiêng còn giữ lại quá ít ỏi.Với lóp trẻ, nhiều bài cồng chiêng trở nên đơn điệu, nhàm chán, khó hiểu. Người ta không thể thực hiện những bài cồng chiêng cúng lúa trên rẫy giờ đã trồng toàn cà phê, tiêu.Nhiều gia đình mang bán những bộ cồng chiêng quý để lấy vốn sản xuất và giải quyết đời sống.
Nhịp sống hiện đại có sức hút mạnh mẽ với lớp trẻ. Không ít thanh niên con em dân tộc ở Tây Nguyên tuỳ được giáo dục truyền thống dân tộc, những vẫn bị ảnh hưởng của văn hóa hiện đại của phương Tây, coi sinh hoạt văn hoá cồng chiêng của buôn làng mình là lạc hậu và không phù hợp với hiện đại. Thậm chí họ vận động người già mang bán những bộ cồng chiêng quý để mua những thiết bị âm thanh điện tử hiện đại.
Từ trước đến này, công tác quản lý về văn hoá cồng chiêng chưa được đặt ra một cách cụ thể. Chúng ta chỉ coi trọng các hoạt động quản lý video, băng nhạc, văn hoá phẩm… mà bỏ quên công tác quản lý cồng chiêng. Đội ngũ cán bộ quản lý chuyên trách về công tác này hầu như không có. Bên cạnh đó, các nhà quản lý cũng chưa tuyên truyền cho nhân dân hiểu được giá trị văn hóa cồng chiêng của dân tộc mình để cùng giữ gìn, bảo vệ phát huy nó trong nền văn hoá cộng đồng.
Đáng tiếc nhất là khi những người già, những nghệ nhân Tây Nguyên chết đi đã mang theo cả kho tang di sản văn hoá cồng chiêng mà không dễ dàng tạo dựng và khôi phục được. Sự đứt gãy dòng chảy của văn hoá truyền thống dẫn đến sự thờ ơ, hờ hững của lớp trẻ với văn hoá của các thế hệ tiền nhân, trong đó có văn hoá âm nhạc cồng chiêng.
* Những đề xuất và biện pháp khắc phục
Bản chất của cồng chiêng Tây Nguyên là sáng tạo của cộng đồng và cũng chình cộng đồng bảo tồn, lưu giữ, trao truyền nó. Vì vậy, phát huy vai trò của cộng đồng phải là yêu cầu có tính nguyên tắc.

Cùng với việc nâng cao lòng tự hào, cần nêu cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng trong việc giữ gìn, bảo vệ giá trị của cồng chiêng, văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.
Cần phải đẩy mạnh công tác sưu tầm, ghi chép những bài chiêng, những sinh hoạt văn hóa,âm nhạc gắn bó với cồng chiêng. Ghi âm, ghi hình các tài liệu, tư liệu về cồng chiêng về văn hóa cồng Tây Nguyên để lưu giữ, bảo quản và phát huy lâu dài.
Tiếp tục nghiên cứu khoa học về công chiêng và văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên một cách hệ thống và toàn diện ở năm tỉnh Tây Nguyên và vùng phụ cận.
Phục hồi và giữ gìn các sinh hoạt văn hóa, các lễ hội gắn với vòng đời người và vòng đời cây trồng ở các cộng đồng dân tộc thiểu số tại năm tỉnh Tây Nguyên để tạo môi trường diễn xướng của cồng chiêng và sinh hoạt văn hóa cồng chiêng.
Từng bước xây dựng phòng lưu trữ di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên tại trung tâm Dữ liệu Di sản văn hóa (Viện Văn hóa – Thông tin) và tại Bảo tang các tỉnh Tây Nguyên.
Xây dựng một chiến lược dài hạn cho việc phục hồi, bảo tồn và phát huy di sản cồng chiêng và văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên. Đẩy mạnh công tác đào tạo trong các trường nghệ thuật về cồng chiêng và không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.
Tổ chức biểu diễn, giới thiệu trên các phương tiện thông tin đại chúng, ở các trường học để nâng cao trình độ thưởng thức của mọi tầng lớp nhân dân về cồng chiêng và văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên. Mở rộng công tác tuyên truyền đến du khách du lịch trong nước và nước ngoài để mọi người hiểu được một tài sản văn hóa phi vật thể vô giá đang được lưu giữ tại Tây Nguyên.
Tăng cường hợp tác, giao lưu văn hóa để quảng bá cồng chiêng trong phạm vi quốc gia và quốc tế, nhằm xây dựng các chương trình nghiên cứu và phục hồi không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.
Tăng cường hợp tác, giao lưu văn hóa để quảng bá cồng chiêng trong phạm vi quốc gia và quốc tế, nhằm xây dựng các chương trình nghiên cứu và phục hồi không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.
Cần có kế hoạch đào tạo dài hạn, cơ bản đội ngũ cán bộ khoa học am hiểu về âm nhạc truyền thống, văn hóa, lịch sử Tây Nguyên, chú trọng đào tạo cán bộ là người dân tộc thiểu số. Mở lớp truyền dạy kinh nghiệm đánh chiêng, chỉnh chiêng tại cộng đồng.

 KẾT LUẬN
Thế hệ hôm nay tràn đầy tự hào bởi trong 90 di sản của các nước trên thế giới được UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu và di sản phi vật thể của nhân loại,Việt Nam ngoài nhã nhạc cung đinh Huế nay đã có thêm Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.
Tồn tại trên mảnh đất Tây Nguyên hung vĩ đã hàng ngàn đời nay, nghệ thuật cồng chiêng ở đây đã phát triển đến một trình độ cao. Và “phải hiểu là một dân tộc dù nhỏ bé, dân số không đông, nền kinh tế còn chưa phát triển nhưng hoàn toàn có khả năng đóng góp xứng đáng vào kho tang di sản văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.”(TS.Đặng Văn Bài – Cục Di sản Văn Hóa)..
Danh tiếng văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên từ nay đã vượt ra khỏi biên giới quốc gia, trở thành tài sản của nhân loại.Những giá trị đặc sắc của Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, một bộ phận cảu di sản và tinh hoa văn hóa Việt Nam được cộng đồng quốc tế biết đến và được tôn vinh. Di sản Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyen của Việt Nam đã hoàn toàn đáp ứng được những tiêu chuẩn của một Kiệt tác truyền khẩu và di sản phi vật thể của nhân loại do UNESCO đưa ra.
Được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại, Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là niềm tự hào của cả nước và đồng thời vấn đề bảo tồn, phát huy giá trị của nó cũng lại là vấn đề quan trọng và cũng là nhiệm vụ của tất cả mọi người chúng ta. Làm tốt công việc ấy không chỉ có ý nghĩa với hôm nay mà cả với mai sau.
một bài viết của mình gửi lên mọi người xem cho vui mắt và nếu thick thì góp ý cho nha!!!!! thank u
RANDOM_AVATAR
Mr John vhh
 
Bài viết: 3
Ngày tham gia: Thứ 4 16/12/09 21:44
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Quay về Văn hoá xã hội

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến12 khách

cron