CON NGƯỜI NỔI LOẠN

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về văn hoá trong đời sống xã hội

CON NGƯỜI NỔI LOẠN

Gửi bàigửi bởi sinan » Chủ nhật 25/11/07 23:58

Mở mắt chào đời, rồi bước vào tuổi đôi mươi (đôi mươi là độ tuổi để nhận thức , để đột nhiên nhận ra rằng mình sống 1 cách máy móc, nghĩa là cử động theonhp tuần hoàn hàng ngày. Vậy thì cuộc đời này có đáng sống hay không?
HỎi như vậy, tức là đã thấu hiểu rằng mỗi ngày sống là dẫn tới ngày hôm sau. lệ thuộc vào thời gian vốn đi không bao giờ trở lại và ngẫu nhiên san bằng hết mọi nỗ lực của chúng ta. Nói như vậy, tức là cầm chắc rằng số phận con người là đi vào cõi chết
Cuộc đời là vô nghĩa như vậy. Nhưng tự thân nó không phi lý. Tính chất phi lý nằm ở chỗ một bên là đầy rẫy bao nhiêu chuyện nghịch lý và trái lẽ, bên k hác là con người sáng suốt đòi hỏi mọi sự phải rành rẽ, rõ ràng, 2 bên đối lập như vây mà lại hiện hữu bên nhau, và đối diện nhau hàng ngày. Tính chất phi lý này là sự thật chủ yếu của cuộc đời chúng ta.
Cảm nhận, rồi nhận thức bản chất vô nghĩa của cuộc đời và tính chất phi lý nằm trong sự xung khắc giữa cuộc đời và chính mình, con người mới cố gắng tìm kiếm cho mình một đạo làm người thì chứng minh vớii tình cảm phi lý đó.
Trước đây, con người chưa tỉnh giấc đã bị gò bó trong thói quen, nô lệ trong định kiến bao nhiêu, thì nay, y lại cảm thấy mình được tự do hành động bấy nhiêu. Vậy thì cái đạo làm người thích ứng nhất với tình cảm phi lý là sống hết mình, là tận hưởng hết mọi niềm vui hiện hữu trên quả đất này.
Sống hết mình, tận hưởng mọi niềm vui hiện hữu trên quả đất này cũng là 1 cách để nổi loạn, tích cực phản kháng chống lại tình cảm phi lý mà con người dầu muốn dâu không đều ohải gánh nặng trên đôi vai, ngay khi vừa mới lọt lòng
Nhưng tại sao con người lại nổi loạn trong thời đại ngày nay?
Bởi vì nổi lọan tự nó hàm súc 1 giá trị vượt trên chính nó: Chúng nó nổi loạn để làm gì, nếu không phải là để bảo vệ một giá trị nào đó. Giá trị này chính là bản chất con người.
Nhân danh bản chất con người, hay vì bản chất con người mà nổi lọan, tức là đã thừa nhận rằng mình có nhiệm vụ bảo vệ nó. hành động của con người buộc phải quy hứơng về công cuộc phòng thủ này, ý nghĩa và giới hạn của hành động,vì vậy nằm trọn vẹn ở tác phong này.
Ví bằng cái đạo làm người trong tình cảnh phi lý là sống hết mình ở mọi vòng kiềm tỏa của luân lý, thì con nguời nổi loạn, trong khuôn khổ chât hẹp của nhân loại không còn Thượng đế này, biết vạch ra cho mình 1 nền tảng đạo đứccăn cứ trên những yếu tốlàm nên bản chất con người là công bằng, bác ái, liên đới, hỗ trợ, tận tâm ,tận tình
Bởi vì cuộc đời này mang tính ngẫu nhiên, mà lý trí con nguời thì bất lực truớc sự vô hạn cũa vũ trụ này. Cuộc sống của con nguời thì mong manh và hữu hạn, con nguời sinh ra chắc chắn 1 điều là đối mặt với cái chết, kết thúc bằng cái chết.
Con nguời là chủ thể của sự hư vô, bản thân cũng là hư vô.
Con nguời cô đơn với những bí mật của riêng mình, con nguời sinh ra và chết trong cô đơn, mang theo khổ ải và bí mật riêng tư không ai hiểu. Trên đòi cái gì cũng chỉ là một mà thôi. CHính vì vậy, con người quay về đời sống nội tâm riêng tư
Chính vì lẽ đó mà con nguời cần phải làm gì???
Con nguời cần phải có bản lĩnh: dám nghĩ, dám làm, dám hành động coi thường sự dèm pha, đố kỵ, soi mói của người khác.
Con người cần có tự do:Không phải sống vật vờ vô nghĩa ,mà phải luôn luôn tự vươn lên.
Dấn thân: COn người phải dám nhận trách nhiệm về cuộc đời của mình làm cho đời mình có ý nghĩa, có nhân cách bằng cách dám dấn thân phụng sự sự nghiệp có ý nghĩa.

(Theo Albert Camus)
Sin Ân
Hình đại diện của thành viên
sinan
 
Bài viết: 193
Ngày tham gia: Thứ 2 21/05/07 20:40
Đến từ: TPHCM
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 3 lần

Re: CON NGƯỜI NỔI LOẠN

Gửi bàigửi bởi VOVANTHANH » Thứ 4 28/11/07 0:22

"Ở thế kỷ 19, vấn đề là Thượng Đế đã chết. Ở thế kỷ 20, vấn đề là con người đã chết" (In the nineteenth century, the problem is that God is dead. In the twentieth century, the problem is that man is dead.)Eric Fromm đã viết như vậy trong quyển Tình cảnh hiện tại của con người. Con người đã chết ở đây là đã chết về mặt tâm hồn, tức nó không còn cảm nhận được ý nghĩa đích thực của cuộc sống nữa. Hay nói cách khác, con người hiện đại đã bị tha hoá, tức là đã đánh mất bản chất người cho nên nó biến thành những con người máy, những robot. Nhưng những robot thì không biết nổi loạn, nhưng con người thì khác, một khi nó đánh mất bản chất người, nó cảm thấy cô đơn, và có thể hủy diệt chính bản thân nó và thế giới vì nó không thể chịu đựng thêm nữa sự vô nghĩa. Nếu nói như Albert Einstein thì con người nào không còn khả năng thảng thốt hay kinh ngạc, thì kẻ đó như đã chết về mặt tâm hồn, đã tắt rụi lửa sống trong mắt mình, mặc dù nó vẫn còn sống. (Tham khảo thêm quyển [Thế giới như tôi thấy, NXB Tri thức 2007, tr.20])
Làm thế nào con người có thể thoát khỏi được tình hình hiện tại,Eric Fromm viết: "Con người hãy có một ý thức mới về cái ta, biết thương yêu và biết công tác của mình thành một hoạt động sáng tạo, cụ thể và có ý nghĩa. Nó phải thoát khỏi xu hướng duy vật chất và đạt tới một bình diện, trong đó những giá trị tâm linh như tình thương, chân lý và công lý trở thành những giá trị bậc nhất, cứu cánh."
Liệu con người có vượt qua được tình cảnh hiện tại của mình không? Đó vẫn còn là một câu hỏi! Hy vọng con người có đủ khả năng lý trí để không đến nỗi phá hủy đi sự sống xinh tươi trên hành tinh xanh này.
"What ever joy there is in this world, all comes from desiring others to be happy."
Hình đại diện của thành viên
VOVANTHANH
 
Bài viết: 117
Ngày tham gia: Thứ 5 28/06/07 19:34
Đến từ: Vietnam, HCM City
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần


Quay về Văn hoá xã hội

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến17 khách

cron