Tại sao phim Hàn Quốc lấn át phim Việt Nam?

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về văn hoá trong đời sống xã hội

Tại sao phim Hàn Quốc lấn át phim Việt Nam?

Gửi bàigửi bởi osakura » Thứ 6 30/11/07 15:32

Sáng nay, sau khi học xong buổi học đầu tiên về Phương Pháp nghiên cứu khoa học, GS.Trần Ngọc Thêm đã đưa ra một đề tài gây nhiều tranh luận. Đó là đề tài: Tại sao phim Hàn Quốc lấn át phim Việt? Ngay lập tức có rất nhiều ý kiến được đưa ra, ai cũng có cách nhìn cách đánh giá vấn đề của riêng mình. Tôi cũng tranh thủ nêu lên một vài suy nghĩ của minh về vấn đề này như sau:
- Trước hết phải nói đến tên của đề tài: thật thời sự, thật nóng hổi và rất nhiều tầng lớp (già - trẻ - nam - nữ) đều rất dễ bị lôi cuốn vào cuộc tranh luận.
- Thứ hai là về nội dung của đề tài: có 4 điểm cần phải làm rõ, đó là:
1. Phim Hàn Quốc là gì? Nội dung, đề tài, bối cảnh nhân vật, diễn viên, đối tượng, mục đích...mà phim HQ đề cập đến.
2. Phim VN là gì? Nội dung, đề tài, bối cảnh nhân vật, diễn viên,đối tượng, mục đích...mà phim HQ đề cập đến.
3. Từ "lấn át" có nghĩa gì? bên chiếm số lượng nhiều thì được coi là "lấn át" bên ít, bên lớn lấn át bên nhỏ.
4. "Tại sao phim HQ lại lấn át phim Việt? từ đây mới rút ra được sợi dây liên hệ giữa các yếu tố lại với nhau: Phim HQ lấn át phim Việt vì nội dung, vì hình thức, vì cách tiếp cận vấn đề , vì diễn xuất, vì mục đích,.....chuyên nghiệp hơn...vv...
- Cuối cùng, tôi xin được nói rằng "Tôi thích xem phim HQ hơn" vì nó nhẹ nhàng, thanh thoát, ẩn hiện đâu đó yếu tố chân - thiện - mỹ - yếu tố rất cần cho cuộc sống hiện đại của chúng ta ngày nay.

Còn ý kiến của các bạn về đề tài này thì sao?
Đừng tưởng Xuân tàn Hoa rụng hết
Đêm qua sân trước một Nhành Mai.
Hình đại diện của thành viên
osakura
 
Bài viết: 82
Ngày tham gia: Thứ 6 20/07/07 13:38
Đến từ: TP.HCm
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Tại sao phim Hàn Quốc lấn át phim Việt Nam?

Gửi bàigửi bởi haiphuong69 » Thứ 7 01/12/07 9:19

Thân gửi bạn Osakura.
Nếu tôi nhớ không lầm thì đề tài mà Thầy đưa ra là" Tại sao phim Hàn quốc lấn át ở Việt nam" chứ không chỉ đơn thuần là lấn át "phim Việt nam". Nếu như vậy thì cách nhìn nhận vấn đề của chúng ta sẽ có khác đi ít nhiều rồi.
Tuy nhiên trên báo Thanh niên mới đây (29-11-07) vừa có một bài phỏng vấn rất hay cũng về đề tài này, chúng ta có thể cùng tham khảo thêm nhé.

Viện trưởng Viện Quảng bá hình ảnh quốc gia Hàn Quốc:.
Xuất khẩu hình ảnh quốc gia quan trọng hơn xuất khẩu hàng hóa
22:37:41, 29/11/2007Hương Lan


Các ca sĩ, người mẫu, diễn viên... Hàn Quốc đã xua tan ấn tượng về một Hàn Quốc lạnh lùng - Ảnh: Trường Sơn
Vì sao chỉ trong một thời gian ngắn, "Làn sóng Hàn Quốc" đã lan tỏa khắp các nước châu Á? Viện trưởng Viện Quảng bá hình ảnh quốc gia (thuộc Ủy ban Thông tin hải ngoại Hàn Quốc) Jung Young Ryo (ảnh) chia sẻ những kinh nghiệm thú vị nhân Tuần lễ văn hóa Hàn Quốc tại Việt Nam (22.11- 2.12).


* Xin được bày tỏ lòng thán phục! Với những gì đạt được, các bạn đã chứng minh, trong thời đại ngày nay, cạnh tranh bằng văn hóa chính là chiến lược thông minh, hợp lý và hiệu quả nhất.

- Lời khen của bạn khiến tôi nhớ lại giai đoạn độc tài tại Hàn Quốc: hoàn toàn đóng cửa với thế giới bên ngoài. Phải mất một thời gian dài, chúng tôi mới nhận ra "xuất khẩu" hình ảnh quốc gia còn quan trọng hơn xuất khẩu hàng hóa. Và muốn làm kinh tế thì trước tiên phải "gia cố" hình ảnh quốc gia. Hiện tại, Hàn Quốc đứng thứ 12 trên biểu đồ kinh tế thế giới. Bây giờ, tôi có thể tự hào nói với bạn rằng, sau bao nhiêu nỗ lực, rốt cuộc, chúng tôi đã xua tan ấn tượng về một Hàn Quốc lạnh lùng trong mắt bạn bè quốc tế.

Mỗi năm, chúng tôi sẵn sàng chi 15 tỉ won (16 triệu USD) để mở rộng hoạt động của Viện tại khắp nơi trên thế giới. Và có một bộ phận chuyên theo dõi sít sao tất cả những bài viết, cảm nhận của bạn bè quốc tế về đất nước chúng tôi, để từ đó, Hàn Quốc nhìn lại mình và rút kinh nghiệm. Quảng bá hình ảnh quốc gia luôn là một bài tập lớn của các nhà lãnh đạo Hàn Quốc.

* "Dynamic Korea" - Hàn Quốc năng động, là một thông điệp mạnh mẽ, hiện đại hơn hẳn so với câu slogan dịu dàng trước đây - "Buổi sáng yên bình". Các bạn muốn thay đổi nhận thức của thế giới về Hàn Quốc, rằng Hàn Quốc không chỉ có những buổi sáng êm đềm?

- Thú thực, chúng tôi đã mất rất nhiều công sức, thậm chí phải huy động tài trí của nhân dân và cả người nước ngoài sống tại Hàn Quốc mới "ra" được slogan này. Nó ngắn gọn, dễ hiểu và... hấp dẫn hơn "Buổi sáng yên bình", mặc dù buổi sáng ở Hàn Quốc đúng là yên bình thật (cười). Hiện nay, các nước trên thế giới đang có trào lưu lập slogan ngắn gọn, chẳng hạn "Ấn Độ huyền bí". Tôi nghĩ các bạn cũng nên xây dựng cho mình một slogan ấn tượng.

* Ngoài ra, chúng tôi có thể học tập gì từ bước tiến ngoạn mục của "Làn sóng Hàn Quốc"?

- Tôi muốn chia sẻ với các bạn 3 kinh nghiệm: thứ nhất, trước khi quảng bá hình ảnh của quốc gia mình đến quốc gia khác, nên tìm hiểu văn hóa của quốc gia ấy. Thứ hai, không đưa những thông tin mình muốn đưa, mà đưa những gì người khác cần. Và cuối cùng, tất cả những chương trình nghệ thuật, ẩm thực, sự xuất hiện của các ca sĩ, người mẫu, diễn viên, hoa hậu... sẽ không tạo thành sức mạnh tổng lực nếu ta không hoạch định một chiến lược quảng bá, với những mục tiêu cụ thể.

Theo nhận định của tôi thì Việt Nam, với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, dân số đông, con người thông minh, thân thiện và cởi mở hoàn toàn có khả năng "đi tắt đón đầu" trong việc tạo ra một "Làn sóng Việt Nam". Không chỉ riêng tôi nghĩ vậy đâu nhé! Hiện tại, thế giới đang rất quan tâm đến Việt Nam và dành cho Việt Nam những tình cảm tốt đẹp. Các bạn nên tận dụng ưu thế này.

Từ giữa thập kỷ 90 của thế kỷ trước đến nay là thời gian châu Á đón nhận sự xuất hiện và lan tỏa của "Làn sóng Hàn Quốc". Khởi đầu từ những bộ phim truyền hình mang đề tài tâm lý, làn sóng phim Hàn nhanh chóng khuấy đảo hầu khắp các quốc gia châu Á. Tại Nhật Bản, Bản tình ca mùa đông đưa cơn sốt phim Hàn lên đến đỉnh điểm. Bộ phim sướt mướt này không chỉ đưa hai diễn viên chính Choi Ji Woo và Bae Yong Joon trở thành thần tượng của khán giả xứ hoa anh đào, mà còn lôi kéo du khách Nhật đến với Hàn Quốc, đặc biệt là những địa điểm được chọn làm bối cảnh trong phim.

Điện ảnh Trung Quốc cũng ngay tức khắc bắt kịp thời cuộc bằng một loạt sản phẩm hợp tác Trung-Hàn với sự tham gia của các diễn viên nổi tiếng Hàn Quốc. Việt Nam là một trong những nước đón nhận "Làn sóng Hàn Quốc" sớm nhất. Bộ phim Anh em nhà bác sĩ, Bản tình ca mùa đông, Trái tim mùa thu... và đặc biệt Nàng Dae Chang Kum đã mở ra một trào lưu ăn mặc, trang điểm, ẩm thực theo phong cách Hàn Quốc. Tới lúc này, "Làn sóng Hàn Quốc" không còn tự phát nữa mà đã chính thức nằm trong chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia của Chính phủ Hàn Quốc.
Hương Lan.
Hỏi thì xấu hổ một lúc nhưng không hỏi thì xấu hổ cả đời.
Ngạn ngữ Nhật bản
RANDOM_AVATAR
haiphuong69
 
Bài viết: 99
Ngày tham gia: Thứ 5 01/11/07 22:37
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Tại sao phim Hàn Quốc lấn át phim Việt Nam?

Gửi bàigửi bởi osakura » Thứ 6 07/12/07 16:11

Chị Haiphuong ơi đến bao giờ phim Việt nam hiện nay của mình mới được người nước ngoài đón nhận như thế nhi? Em thấy phim Việt ngay cả người Việt cũng ít muốn xem (nếu có xem thì cũng chỉ vì nghe đồn thổi có cảnh này cảnh nọ, hoặc sự có mặt của diễn viên này điễn viễn kia... mà thôi chứ không phải vì nội dung phim hấp dẫn, cũng chẳng phải sự lôi cuốn trong cách diễn xuất của diễn viên ). Em rất thích xem những bộ phim của VN sản xuất những năm 70-80 gì đó. Những bộ phim mà ngày nay vẫn còn thu hút người xem mỗi khi phát sóng như: Ván bài lật ngửa, Cánh đồng hoang, Bao giờ cho đến tháng 10.....Hiện nay em chỉ thấy có phim giã sử (kể chuyện cổ tích) do có các bé đóng chung là còn có sức hấp dẫn mà thôi huhuhu:( :( :(
Đừng tưởng Xuân tàn Hoa rụng hết
Đêm qua sân trước một Nhành Mai.
Hình đại diện của thành viên
osakura
 
Bài viết: 82
Ngày tham gia: Thứ 6 20/07/07 13:38
Đến từ: TP.HCm
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Tại sao phim Hàn Quốc lấn át phim Việt Nam?

Gửi bàigửi bởi ngocthem » Thứ 6 07/12/07 23:31

Đọc ý kiến của các bạn, tôi không kiềm chế được ý muốn “nhảy vào” tâm sự vài câu – không phải với tư cách người thầy đâu, mà như một người bình thường, một người bạn của các bạn.
Tôi mới biết đến văn hoá khi bắt đầu nghiên cứu nó từ khoảng năm 1989-1990, nhưng từ nhỏ tôi vẫn thích xem truyện Việt Nam hơn truyện nước ngoài, phim Việt Nam hơn phim nước ngoài... Khi gia đình tôi mắc truyền hình cáp DTH thì cả nhà tôi đều biết sở thích của tôi là bật kênh VCTV chuyên về phim Việt Nam và biết rằng tôi có thể xem bất cứ phim gì (trừ phim cũ đen trắng vì lý do kỹ thuật thuần tuý) một cách đầy hào hứng.
Trước đây tôi cũng không để ý lắm đến chuyện đó, nhưng đọc ý kiến Sakura, tôi lờ mờ hiểu ra rằng sở dĩ tôi thích truyện/phim Việt Nam hơn nước ngoài có lẽ chỉ vì mọi thứ ở chúng đều gần gũi hơn, thân thương hơn.
Thì ra, đó chính là sự gắn bó về văn hoá – nó đã có ở tôi một cách vô thức từ lâu.
Hình đại diện của thành viên
ngocthem
Quản trị viên
 
Bài viết: 243
Ngày tham gia: Thứ 7 20/10/07 6:55
Cảm ơn: 1 lần
Được cám ơn: 9 lần

Một ý kiến về hiện tượng phim Hàn Quốc đang lấn át ở Việt Na

Gửi bàigửi bởi nguyen binh » Thứ 4 02/01/08 1:00

Tính đến nay, phim Hàn đã du nhập vào nước ta khoảng trên dưới 10 năm. Có thể nói, phim Hàn đã tạo một làn sóng thưởng thức văn hoá phim ảnh khá mới mẻ và mang tính lâu dài tại Việt Nam. Trước phim Hàn, người Việt say sưa thưởng thức hàng loạt phim Hồng Kông, Đài Loan vốn làm mưa làm gió tại thị trường phim ảnh Việt trong những thập niên 80,90. Vậy điều gì đã khiến phim Hàn Quốc trở thành "con át chủ bài" trên thị trường phim ảnh Việt Nam, cả màn ảnh nhỏ lẫn màn ảnh rộng?
Theo tôi, có nhiều lý do để phim Hàn thu hút khán giả Việt Nam.
Trước hết, người có công lớn nhất đưa phim Hàn đến với khán giả VN phải kể đến là đài truyền hình, cụ thể là HTV. Chính HTV là đài truyền hình đầu tiên giới thiệu các bộ phim như Hoa cúc vàng, Anh em nhà bác sĩ đến khán giả truyền hình. Nhưng phải nói trước đó, HTV cũng đã tích cực giới thiệu phim Thái Lan (như Con nhà nghèo chẳng hạn) đến khán giả nhưng không tạo được cơn sốt đặc biệt như những bộ phim Hàn. Vậy thì, ngoài cái may mắn là được tiếp cận với khán giả VN, phim Hàn tự thân nó phải có sức mạnh nội tại để thu hút họ. Sức mạnh đó thể hiện qua nội dung, qua diễn viên, qua những góc quay đẹp... mà báo chí và nhiều nhà nghiên cứu đã lý giải. Có thể nói, TÍNH NHÂN VĂN được lồng trong những câu chuyện hết sức thường nhật và BẢN SẮC VĂN HOÁ là hai trong những yếu tố khiến nhiều khán giả VN yêu mến, đồng cảm và song hành cùng phim Hàn. Đơn cử một ví dụ: tôi từng xem một tập nhỏ của một bộ phim Hàn phát sóng trên VTV3 dạo gần đây (xin lỗi, do tình cờ xem nên tôi không biết tựa phim) và có một đoạn làm tôi khá ấn tượng. Đó là một cảnh mùa đông, tuyết rơi phủ kín cây hồng trồng ngoài sân, có một ông già đứng dưới gốc cây và nói "Cây ơi, năm ngoái cây đã cho nhiều quả ngọt rồi, năm nay cây cứ nghỉ ngơi đi, rồi năm sau hẵng cho quả tiếp". Chỉ một cảnh nhỏ với một câu thoại nhẹ nhàng nhưng ý nghĩa của nó hết sức sâu sắc và đậm nét phương Đông. Đây là điều mà phim Việt nên học hỏi vì đôi khi chúng ta mất quá nhiều câu hô hào, nhiều cảnh quay nhưng hiệu ứng lại không được như thế. Điều này tuỳ thuộc vào "chất xám" của nhà biên kịch, của đạo diễn...
Thứ nữa, phim Hàn Quốc dường như chưa có đối thủ thật sự ở VN. Hiện nay, các nhà đài đã quen cung cấp món ăn của xứ Kim Chi và nhận thấy khán giả vẫn chưa ngán món ăn này nên cũng chậm chạp trong việc tìm kiếm món mới. Nhưng nếu nói phim Hàn Quốc lấn át tại thị trường VN vào thời điểm hiện nay theo tôi cũng chưa thật chính xác. Chúng ta có thể cảm nhận rằng phim Hàn đang ở trong tình trạng bão hoà. Mặc dù phim Hàn vẫn chiếm tỉ lệ phát sóng cao trên màn ảnh VN nhưng sức hút của nó không được như trước đây nữa. Phần vì khán giả VN đã quá "quen" với phim Hàn nên cảm xúc không còn "mãnh liệt" như trước đây, phần vì truyền hình cáp tại nhà đã mang đến một thực đơn phong phú cho chúng ta chọn lựa. Người "hướng ngoại" có thể xem các phim của HBO, Star Movie, Cinemax, Disney Channel... Người "hướng nội" có thể xem hàng loạt các kênh truyền hình chuyên chiếu phim Việt Nam. Thêm vào đó, phim Việt cũng đang ra sức "lấy lòng" khán giả (dù thực tế "lòng" có lấy được hay không thì chưa biết) với hàng loạt phim mới, diễn viên mới. Đến rạp chiếu phim, ta cũng có thể nhận thấy phim Hàn cũng chỉ chiếm một vị trí khiêm tốn trong lịch chiếu chung.
Vậy thì, theo tôi, cái cốt lõi ở đây là không phải chúng ta đi tìm hiểu lý do phim Hàn lấn át tại VN vì vấn đề không còn mang tính thời sự cao, mà chúng ta nên học hỏi từ phim Hàn Quốc cách thức làm sao để phim Việt cũng tạo được sức hút với khán giả VN.
RANDOM_AVATAR
nguyen binh
 
Bài viết: 19
Ngày tham gia: Thứ 5 13/12/07 22:23
Đến từ: Ho Chi Minh city
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Tại sao phim Hàn Quốc lấn át phim Việt Nam?

Gửi bàigửi bởi Dong Thi » Thứ 4 02/01/08 19:05

Tôi cũng muốn đóng góp một chút ý kiến của mình vào đề tài này!
Tôi đồng ý với ý kiến của người viết nguyen binh, vấn đề phim Hàn Quốc gây lấn át ở Việt Nam theo hiện tượng Hàn lưu đã không còn là vấn đề mang tính thời sự cao nữa, và Việt Nam nên học hỏi từ phim Hàn Quốc cũng như học hỏi từ những nước có nền điện ảnh phát triển để cải thiện tình trạng của phim Việt Nam hiện nay.
Gần đây Việt Nam đã và đang hợp tác với các nhà làm phim Hàn Quốc để thực hiện những bộ phim mới như "Mùi ngò gai", "Dốc tình"... Học tập điện ảnh ở những nước phát triển hơn để phát triển cho điện ảnh trong nước là điều tốt, nhưng học tập như thế nào lại là chuyện rất cần bàn đến với điện ảnh Việt Nam hiện nay. Nhìn qua các bộ phim như "Mùi ngò gai" hay "Dốc tình"... hoặc một số những phim trẻ của Việt Nam hiện nay, chúng ta có thể nhận thấy được Việt Nam đang cố gắng đưa Cái Mới trong đời sống xã hội đất nước hiện nay vào phim nhưng có lẽ do Quá Cố Gắng nên bộ phim có nhiều chi tiết hoặc quá trơ trẽn (những cảnh nam nữ ân ái...) hoặc quá vô lý (cách thể hiện cảm xúc của vai diễn nhiều khi hoàn toàn không thực tế)... Thêm vào đó, trong khi khán giả Việt Nam đã trở nên quá nhàm chán với các tình tiết kiểu phim Hàn Quốc (bi lụy trong tình yêu, cuộc tình tay ba, chết vì bệnh ung thư, những cảnh sống sang giàu...) và thật sự Hàn Quốc cũng đang kêu gọi cải tiến, nâng cao chất lượng phim ảnh của mình... thì các đạo diễn Việt Nam giờ đây lại bê nguyên xi những tình tiết kiểu Hàn Quốc như vậy vào phim Việt Nam. Theo một số kết quả thăm dò ý kiến khán giả của Công ty Nielsen ở Hàn Quốc đã cho thấy lượng người xem phim Hàn của năm 2006 - 2007 đã giảm, chỉ còn khoảng 20% so với thời đại huy hoàng của những năm 2004 - 2005. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng này, trong đó nguyên nhân về nội dung nhàm chán của phim với một vài biểu hiện như tôi đã nêu trên cũng là một nguyên nhân quan trong. Thế thì, việc phim Việt Nam hiện nay đang cố gắng làm phim theo kiểu Hàn Quốc như vậy khác nào là lặp lại vết xe đổ của phim Hàn Quôc?!
Thầy Thêm có viết rằng thầy vẫn thích xem phim Việt Nam hơn phim nước ngoài bởi thầy cảm thấy nó rất thân thuộc với mình... hihi... Em không biết thầy đã xem qua một vài bộ phim trẻ và mới hiện nay của Việt Nam mình chưa? Em nghĩ rằng nếu thầy xem được thì thầy sẽ rất Buồn và sẽ rất Cười cho phim của Việt Nam hiện nay thôi thầy ạ! Em nghĩ đây thực sự là một vấn đề của điện ảnh Việt Nam cần được chúng ta quan tâm đến!
Sinae
Hình đại diện của thành viên
Dong Thi
 
Bài viết: 11
Ngày tham gia: Thứ 4 02/01/08 17:36
Đến từ: ĐH KHXH&NV Tp.HCM
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Tại sao phim Hàn Quốc lấn át phim Việt Nam?

Gửi bàigửi bởi TIEUTY » Thứ 5 03/01/08 18:17

Phim Hàn Quốc lấn át ở VIệt Nam, chị Hải Phượng nói: "lấn át ở Việt Nam chứ không lấn át phim Việt Nam". vậy thì theo chị Hải Phượng lấn át ở đây là lấn át cái gì? nếu như không phải lấn át phim Việt Nam? (hay là lấn át những phim của nước khác). Phim Mỹ, phim Trung Quốc, NHật bản,... cũng rất hấp dẫn nhưng sao không được ưu chuộng bằng phim Hàn Quốc? (những phim trên cũng có tình cảm, cũng có gây cấn, cũng lãng mạng, diễn viên cũng đẹp, diễn xuất cũng rất tài tình... chứ bộ, thế những em muốn các chị góp ý để nói lên cái nét đặc biệt của phim HQ, đặc biệt đến thế nào mà mọi người ham thế?)
theo bản thân em thây thì đúng là có nhiều lý do lắm. một trong những lý do đó chính là tâm lý của người xem, ngay cả chị em mình cũng thế, thích tình cảm, thích lãng mạng, mặc dù lãng mạng đến giả tạo, thế mà vẫn thích. híc : :mrgreen:
thứ nữa là có thời lượng phát sóng, đó là phát miễn phí (cái này em cũng bít) họ phát tràn lan vào nhiều giờ và nhiều đài, bất cứ lúc nào và đài nào cũng có. có một thời gian cách đây vài năm có một cơn sóng mà các bạn trẻ gọi là cơn sóng phim Hàn Quốc, lậm Hàn Quốc tới nỗi có người lý tưởng hoá những cái gì thuộc về Hàn Quốc, cái gì cũng Hàn Quốc: quần áo HQ, Giày HQ, thẩm mỹ kiểu HQ,...theo các anh chị những vấn đề này có liên quan tới phim HQ không? có khi nào họ quảng bá những thương hiệu thời trang của họ trên phim còn chúng ta thì sưu tầm những bộ phim để sưu tầm những mốt mới không? híc các anh chị giải dùm em nha.
RANDOM_AVATAR
TIEUTY
 
Bài viết: 45
Ngày tham gia: Thứ 6 30/11/07 13:55
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Đi tìm lời giải đáp : phim Hàn Quốc lấn át phim Việt Nam

Gửi bàigửi bởi TrangTrinh » Thứ 5 03/01/08 23:59

Đi tìm lời giải đáp : phim Hàn Quốc lấn át phim Việt Nam

Nguyễn Hoàng Anh Tuấn - HVCH K8


1. Phim Hàn Quốc là gì? Nội dung, đề tài, bối cảnh nhân vật, diễn viên, đối tượng, mục đích...mà phim HQ đề cập đến.
2. Phim VN là gì? Nội dung, đề tài, bối cảnh nhân vật, diễn viên,đối tượng, mục đích...mà phim đề cập đến.
3. Từ "lấn át" có nghĩa gì? bên chiếm số lượng nhiều thì được coi là "lấn át" bên ít, bên lớn lấn át bên nhỏ.
4. "Tại sao phim HQ lại lấn át phim Việt? từ đây mới rút ra được sợi dây liên hệ giữa các yếu tố lại với nhau: Phim HQ lấn át phim Việt vì nội dung, vì hình thức, vì cách tiếp cận vấn đề , vì diễn xuất, vì mục đích,.....chuyên nghiệp hơn...vv...



Từ khái niệm đến sự phân biệt phim Hàn Quốc và phim Việt Nam
Thật khó mà định nghĩa thế nào là phim Hàn Quốc hay phim Việt Nam mà chỉ có định nghĩa về thể loại phim ( phim truyền hình, phim nhựa ... ) Trong tiếng Việt, các phim điện ảnh được gọi là "phim nhựa", phân biệt với phim video. Nhưng thực tế, phim nhựa không phải là chất liệu duy nhất của điện ảnh. Có những phim dùng chất liệu video đã được làm lại để trình chiếu ở rạp và ngược lại, một số phim truyền hình cũng sử dụng chất liệu phim nhựa.
Lưu ý :
Đề tài "Phim Hàn Quốc lấn át phim Việt Nam" tôi giới hạn ở lĩnh vực phim truyền hình. Vì ở lĩnh vực khác , thị trường phim Việt Nam còn có các đối thủ mạnh như phim Mỹ, phim Trung Quốc, Hongkong... Phim Hàn Quốc chỉ lấn át phim Việt Nam trên lĩnh vực truyền hình vào cuối thập niên 90 trở lại đây. Chúng ta không bàn tới phim Mỹ và phim Trung Quốc vì đó là hai trung tâm phim lớn nhất thế giới. Điều này cũng không có nghĩa là phim Mỹ và phim Trung Quốc không lấn át phim Việt Nam như phim Hàn Quốc.

Tôi tạm thời dùng phương pháp liệt kê để định nghĩa như sau :

1. Phim Hàn Quốc là gì? Đó là những xuất phẩm phim do các hãng của Hàn Quốc với nội dung tình cảm, kinh tế, văn hóa hiện đại và các phim lịch sử, cổ trang … phục vụ đối tượng chủ yếu là giới trẻ nhằm mục đích chính là quảng bá văn hóa của Hàn Quốc ra quốc tế.
2. Phim Việt Nam là sản phẩm phim của các hãng phim Việt Nam xoay quanh các đề tài chính : đề tài truyền thống Cách mạng, tâm lý xã hội, thị trường, hoạt cảnh về truyện cổ tích … phục vụ đối tượng chủ yếu là người bình dân, thiếu nhi và nhất là theo chỉ thị của các Ban lãnh đạo nhà nước nhằm mục đích ôn lại tryền thống Cách mạng ; văn hóa truyền thống dân tộc và dự thi phong trào.
3. Từ " lấn át" có nghĩa gì? Ta có thể hiểu “l ấn át “ về thời lượng chiếu, về cảm tình của khán giả, về chất lượng phim và khả năng tuyên truyền của nó.

Sau đây là bảng so sánh phim Hàn Quốc và phim Việt Nam :

phim Hàn Quốc
N ội dung cu ộc s ống hi ện đ ại
Di ễn vi ên phần lớn là di ễn vi ên tr ẻ,
đẹp về ngoại hình lẫn trang phục
Âm thanh,
ánh sáng và cảnh quan sinh động, đẹp và thơ mộng
Chi ến lược quảng bá văn hóa
Tính chuyên nghiệp cao
Khả năng cạnh tranh mạnh
phim Việt Nam
Nội dung phần lớn là truyền thống Cách mạng
Diễn viên : đủ mọi thành phần , lạm dụng diễn xuất mà không chú ý ngoại hình và trang phục
Âm thanh tẻ nhạt, thiếu ánh sáng, cảnh quay đơn điêu.
Chưa có chiến lược cụ thể, chủ yếu chạy theo phong trào.
Tính chuyên nghiệp thấp và kém về khả năng cạnh tranh

Về mục 1, thiết nghĩ đã có bài viết kh á đ ầy đ ủ c ủa ch ị H ải Ph ư ợng v à osakura nên tôi không giải thích thêm.

Về mục 2, ta cần xem xét ở khía cạnh đầu tư phim Việt Nam. Hầu hết phim Việt Nam là do vốn đầu tư bao cấp của nhà nước nên mục đích chính của phim là phục vụ cho vận động tuyên truyền Cách mạng, ca ngợi truyền thống đấu tranh chống Pháp _ Mỹ của dân tộc: Võ Thị Sáu, Ván bài lật ngửa, Người đẹp Tây Đô … điều này đối với chúng ta không còn gì lạ với những cảnh quay lội nước, lội bùn, nhà tù, tra tấn … hay tuyên truyền về chính sách tạo điều kiện cho đống bào các dân tộc miền núi … Bên cạnh đó một số chủ đề phụ như phim thiếu nhi ( cổ tích, học đường …) hay kinh tế Việt Nam trong bối cảnh hội nhập cơ chế thị trường.

Nguyên nhân là do :
Sai lầm trong nhận thức : Các nhà làm phim, đạo diễn và các vị qunả lý văn hoá đều cho rằng diễn viên bắt buộc phải qua trường lớp, phủ nhận năng khiếu bẩm sinh ( mặc dù có diễn viên có năng khiếu, nhưng không nhiều ), đề cao bài bản một cách khuôn sáo, tầm thường. Đa số diễn viên Việt Nam là “hàng gửi” – con cháu các nghệ sỹ ưu tú, các trường dạy Điện ảnh hay tr ưởng th ành từ Nhà thi ếu nhi Thành phố, ít có sự đột phá tài năng, tiềm kiếm gương mặt mới.


Một nền điện ảnh “tự phát” nhưng “không tự giác”.Tự phát : cá nhân tự đầu tư, tự lăng xê, ai có tiền thì làm phim, thuê đạo diễn và trở thành “sao”.

Không tự giác :
Quay lưng với sự tiến bộ của điện ảnh thế giới, bỏ mặc các quy tắc làm phim chuyên nghiệp ( cổ trang : thì mang trang phục hát tuồng lên điện ảnh, không vừa vặn và không phù hợp với trang phục từng thời đại mà bộ phim thể hiện ; trang phục hiện đại – mặc chiếc áo sơ mi đẫm mồ hôi ở lưng và nách ra diễn một cách tự nhiên vô tội vạ … )
Dung tục hóa tình dục một cách vô thức : nghĩ rằng xóa đi những cãnh làm tình mà giữ lại cảnh đặc tả gương mặt nhăn nhó, thòm thèm … gọi là lịch sự, phù hợp với văn hóa Việt và để tránh hàng rào kiểm duyệt. Nhưng trớ trêu thay, nó lại gây phản cảm cho người xem một sự dung tục, kém cỏi và phi nghệ thuật. Các tay đạo diễn và quay phim có thói quen lạm dụng cảnh quay "đặc tả" gương mặt diễn viên, khiến người xem nhiều phen buồn nôn.
Hiện tượng nhầm lẫn điện ảnh và kịch khá phổ biến ở một số diễn viên kịch mang lối diễn của kịch lên màn ảnh như Thành Lộc, Kim Xuân, Minh Nhí … làm không khí phim mất đi sự năng động hấp dẫn.

Tuy phim Việt Nam có ưu thế về thể loại phim thiếu nhi như phim cổ tích nhưng số lượng vẫn chưa nhiều.
Thiết nghĩ, các nhà làm phim Việt Nam nên có sự đầu tư hơn về tính chuyên nghiệp , nên học hỏi phương pháp làm phim của các nước bạn.
Một số ý kiến cho rằng phim Hàn Quốc lấn át phim Vi ệt Nam là do vốn đầu tư phát sóng của các công ty Hàn Quốc ( ý ki ến c ủa ch ị Trần Ki ều Lại Thủy ), nhưng t ôi cho rằng đấy chỉ là nguyên nhân thứ yếu. Giả s ử công b ằng về th ời lư ợng chi ếu và phát động điều tra thăm dò ý kiến khán giả thì ưu thế vẫn thuộc về phim nước ngoài. Câu trả lời xin nhường lại cho các cấp có thẩm quyền.
Anh Tuan NGUYEN HOANG - Nghien cuu sinh khoa 5
RANDOM_AVATAR
TrangTrinh
 
Bài viết: 38
Ngày tham gia: Thứ 2 24/09/07 14:15
Đến từ: Tp Hochiminh
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Tại sao phim Hàn Quốc lấn át phim Việt Nam?

Gửi bàigửi bởi kduy000 » Thứ 6 04/01/08 9:01

Hiện nay, phim Hàn Quốc đang là " mode" của giới trẻ. Chúng ta có thể tìm thấy những điều tưởng chừng như không thể thấy trong phim Việt Nam!!!!! Diễn viên, cách diễn xuất, cách ăn mặc, nội dung!!!! chính vì thế mà ngày nay các bạn trẻ đang chạy theo xu Hướng " Hàn Quốc"!!!! Điều đó không có gì là sai, phản bác, hay phê phán!!! Vì chúng ta đang trong thời đại hội nhập, nếu không hội nhập thì sẽ bị tut hậu. Tuy nhiên, sự hộ nhập ấy chỉ nên dừng ỏ mức độ và phạm vi cho phép!!!! nhưng chúng ta thấy cũng không có gì quá đáng nếu phim HQ lấn át phim VN!!!Phim VN có chuyển tải hết tất cả những gì mà chúng ta mong muốn?
RANDOM_AVATAR
kduy000
 
Bài viết: 15
Ngày tham gia: Thứ 4 10/10/07 17:35
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Tại sao phim Hàn Quốc lấn át phim Việt Nam?

Gửi bàigửi bởi haiphuong69 » Chủ nhật 06/01/08 14:06

Bạn TIEUTY ơi !
Mình nói rằng "phim Hàn quốc lấn át ở Việt nam chứ không đơn thuần là lấn át phim VN" tức là phim Hàn lấn át cả dòng phim Mỹ, Trung quốc,...và các nước khác được chiếu ở VN đó. Rất tiếc bạn đã bỏ quên chữ đơn thuần trong phần trích rồi .Điều mà bạn thắc mắc và tự trả lời chính là như ý mình muốn nói vậy.
Hỏi thì xấu hổ một lúc nhưng không hỏi thì xấu hổ cả đời.
Ngạn ngữ Nhật bản
RANDOM_AVATAR
haiphuong69
 
Bài viết: 99
Ngày tham gia: Thứ 5 01/11/07 22:37
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Trang kế tiếp

Quay về Văn hoá xã hội

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến23 khách