Sự kiện Trung Quốc lập thành phố Tam Sa...

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về văn hoá trong đời sống xã hội

Sự kiện Trung Quốc lập thành phố Tam Sa...

Gửi bàigửi bởi BAY DANG » Thứ 6 14/12/07 23:57

Trung Quốc xâm chiếm Trường Sa- Hoàng Sa...

Mấy ngày qua, nghe tin bà con ta biểu tình trước cửa lãnh sự quán Trung Quốc tại TPHCM và đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội làm cho tôi suy nghĩ rất nhiều. Thật tình mà nói, vì biết tin này quá muộn chứ nếu không thì tôi cũng đã góp mặt vào trong dòng người biểu tình ấy rồi.
Tôi không biết chân dung của những người biểu tình ấy là ai, và họ đã làm gì khi tụ tập lại cùng nhau tại những nơi ấy, nhưng trong tim tôi dâng lên niềm ngưỡng mộ những người ấy vô cùng . Cho dù việc họ làm chưa mang lại một kết quả nào, nhưng ít nhất cũng cho ta biết rằng trong 80 triệu người Việt Nam chúng ta vẫn còn có rất nhiều người dành một con tim cháy bỏng cho quê mẹ, cho đất nước Việt Nam thương yêu. Báo chí có nói rằng đây là trường hợp tự phát, chưa có sự đồng ý của chính phủ,…có thể đó là cách nói ngoại giao, nhưng theo tôi thì việc giữ kẻ với anh bạn láng giềng khó chơi như Trung Quốc là điều không cần thiết. Bởi vì việc thể hiện tình yêu đối với quê hương đất nước là điều đáng trân trọng, việc thể hiện ấy không cần đến bất kì một sự cho phép nào, nó là lẻ tự nhiên. Bà con ta tụ tập nhằm bày tỏ thái độ bất bình với những kẻ xâm lược là điều nên làm, chẳng những ta không ngăn cấm mà trái lại cần khuyến khích để mọi người Việt Nam được thể hiện quan điểm và lòng yêu nước của mình. Việc cất lên tiếng nói bất bình của những người con nước Việt trước cửa lãnh sự quán của quân cướp nước là điều bình thường, nó bình thường và đáng khuyến khích vì nó phù hợp với đạo lí và truyền thống yêu nước của dân tộc ta. Sẻ là một cái gì đấy rất bất bình thường và ghê tởm khi mà chúng ta, những con người được sinh ra và nuôi lớn từ những hạt gạo, ngọn rau của quê hương lại có thể dửng dưng bình thản đứng nhìn tổ quốc của chúng ta bị xâm hại một cách trắng trợn. Sự gìn giử ổn định chính trị, lòng yêu chuộng hòa bình của dân tộc ta là khôn ngoan và cần thiết, nhưng không có nghĩa là chúng ta cứ phải ngồi yên mà nhắm mắt làm ngơ khi chủ quyền đất nước bị chà đạp.
Là một con người, tôi nghĩ ai cũng thích sự ổn định, ai cũng thích được hưởng thụ cuộc sống, nhưng không có nghĩa là ta có thể đánh đổi điều ấy bằng mọi giá, mà theo tôi nếu như trong trường hợp cần thiết thì chúng ta cũng không ngần ngại vác cây súng ra chiến trường, nhưng việc phải cầm súng là điều không ai muốn, nó chỉ là chuyện đặng chẳng đừng mà thôi. Tuy nhiên, thời thế đã thay đổi, ta không nên mù quáng đánh nhau theo kiểu lấy đá chọi trứng khi điều kiện tương quan lực lượng giửa ta và Trung Quốc còn nhiều bất lợi cho ta. Lịch sử đã chứng minh, ý đồ bành trướng của Trung Quốc đối với dân tộc ta đã có từ bao nghìn năm nay, nhưng ông cha ta cũng đã dạy cho chúng những bài học đắt giá.
Ta cần phải chứng minh, phải bảo vệ truyền thống ấy. Có thể ta chưa đủ mạnh để đòi lại hết quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, nhưng ngày nào ta chưa lấy về hai quần đảo ấy thì chúng ta phải không được quên, chúng ta đã nhân nhượng trong việc phân chia biên giới phía Bắc, nhưng thực tế thì Trung Quốc luôn thể hiện là một tên hàng xóm xấu xa tham lam. Vì vậy một lần nữa tôi nghĩ rằng ta không nên nhân nhượng, ta cần phải có những hành động cụ thể hơn quyết liệt hơn. Những nhà nghiên cứu văn hóa, lịch sử, khảo cổ của Việt Nam cần phải tích cực cũng cố những bằng chứng pháp lí để đưa ra tòa án quốc tế, một mặt chúng ta cần phải cũng cố lực lượng quân sự để khi có thời cơ thì phải tìm cách giành lại chủ quyền ngay. Nếu lực ta yếu thì chúng ta có thể đợi khi nội tình Trung Quốc suy yếu, hay khi có bão lụt thiên tai hay có khủng bố ở Bắc Kinh….. thì mình phải ra tay chớp nhoáng giành giật lại ngay, và thậm chí nếu đòi không được hôm nay thì 100.000 năm sau hay lâu hơn nữa chúng ta cũng phải nhắc nhở con cháu đòi lại từng tấc đấc của quê hương.
Tổ tiên của chúng ta cũng đã từng làm thế, Trung Quốc từng cướp nước ta hơn 1000 năm nhưng khi có cơ hội thì ông cha ta đã giành lại chủ quyền ngay. Gương tày liếp vẫn còn đây.
Đấy là quan điểm của tôi, của một người học ít hiểu ít, không biết còn các bạn, những người học cao hiểu nhiều nghĩ gì, suy tính gì thì xin vui lòng chỉ giáo cho kẻ tiện dân này chút ít đạo lí để có phương hướng hành xử ở đời.
Một lần nữa xin cảm ơn những ai bỏ chút ít thời gian ghé qua nơi diễn đàn để lắng nghe lời tâm tình của Bảy Đắng , và càng nghiêng mình tri ân những ai cùng vào đây hiến kế giúp cho đất nước giành lại chủ quyền, nhân đây cũng xin nói rằng ông già Bảy Đắng này sẳn lòng nghe lời chỉ dạy của tất cả các bậc cao niên cũng như của những vị tuổi trẻ đầu xanh, cả những em gái mới lớn thích nổi loạn, ưa đua xe, yêu áo hai dây thích mặc quần lững xệ mông hở rốn luôn. Tất cả cao kiến hạ kiến đều được Bảy Đắng lắng nghe hết.
Bạc Liêu, ngày 14 tháng 12 năm 07
Kính bút
Bảy Đắng
RANDOM_AVATAR
BAY DANG
 
Bài viết: 12
Ngày tham gia: Thứ 3 20/11/07 23:02
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Sự kiện Trung Quốc lập thành phố Tam Sa...

Gửi bàigửi bởi ngungudainguyensoai » Thứ 7 15/12/07 21:11

TÔI ĐÃ RƠI NƯỚC MẮT KHI BIẾT CÓ MỘT CÔ BÉ SINH VIÊN ĐỨNG LÊN NÓI VỚI ÔNG NGUYỄN THÀNH TÀI RẰNG: "TẠI SAO CHÚNG CHÁU YÊU NƯỚC MÀ CÔNG AN LẠI NGĂN CẢN"!!!
TÔI CŨNG VỪA ĐỌC XONG TÁC PHẨM " TÔTEM SÓI NÊN NHẬN THẤY RẰNG MÌNH THẬT "CỪU TÍNH" (TÔI KHÔNG DÁM DÙNG TỪ CHÚNG TA, VÌ TRÊN DIỄN ĐÀN VĂN HOÁ HỌC CÓ ÍT NHẤT MỘT MEMBER BẢYĐẮNG LÀ NGƯỜI ĐẦU TIÊN POST BÀI THỂ HIỆN TINH THẦN YÊU NƯỚC VÀ PHẢN ĐỐI SỰ XÂM LƯỢC CỦA TQ )
NGÀY MAI, TÔI SẼ XUỐNG ĐƯỜNG. VÂNG NGÀY MAI TÔI XUỐNG ĐƯỜNG VÌ TỔ QUỐC THIÊNG LIÊNG VÀ VÌ MUỐN BỚT ĐI "CỪU TÍNH" TRONG VĂN HÓA VIỆT NAM.
RANDOM_AVATAR
ngungudainguyensoai
 
Bài viết: 70
Ngày tham gia: Thứ 4 03/10/07 21:17
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Sự kiện Trung Quốc lập thành phố Tam Sa...

Gửi bàigửi bởi BAY DANG » Chủ nhật 16/12/07 9:35

Xin cám ơn anh Ngungudainguyensoai, nhưng khi nào anh xuống đường, và xuống chổ nào? sao không thông báo cho mọi người biết với, già này cũng rất muốn đi với anh lắm đây.
Bảy Đắng
RANDOM_AVATAR
BAY DANG
 
Bài viết: 12
Ngày tham gia: Thứ 3 20/11/07 23:02
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Sự kiện Trung Quốc lập thành phố Tam Sa...

Gửi bàigửi bởi ngungudainguyensoai » Chủ nhật 16/12/07 19:13

Kính gui bac Bay Dang
Sáng nay cháu có xuống đường như đã nói nhưng đến 10h thì cháu đi ... uống café vì ê chề quá. Vì những lí do nhạy cảm cho nên cuộc biểu tình không được tổ chức. Nhưng nhiều người vẫn tập trung tại công viên đối diện Diamon và đáng tiếc là có nhiều người đối lập trà trộn vô. Vì vậy lực lượng an ninh phải kiểm soát đám đông. Họ đã làm tốt khi nhìn nhận theo góc độ an ninh.
Cháu ê chề vì thân phận "cừu" của mình, ê chề vì kiến thức còn yếu kém của mình- biết một mà không biết mười. Thui bác ạ, bác kiếm một xị đế và vài con kèo khô, một đĩa mắm me rồi ra khu vườn nhãn quê bác mà uống, uống để nghe : Dạ cổ hoài lang.
Còn cháu, tuy vẫn cay cay sống mũi khi nghĩ đến sự kiện này - vận mệnh của dân tộc mà người Việt Nam chúng ta ít hiểu về nó quá, nhưng cháu sẽ trở lại "cừu tính" như vốn có. Cháu sẽ không bao giờ nhắc đến những vấn đề tương tự trên diễn dàn VHH này - cũng như bác có lẽ cũng vì sự kiện này mà quay lại diễn đàn sau một thời gian bỏ bẵng đi.
Kinh chúc bac manh khoe va vui voi cuoc song thường ngày!!!
Kính bác một ly.
Ngungudainguyensoai
RANDOM_AVATAR
ngungudainguyensoai
 
Bài viết: 70
Ngày tham gia: Thứ 4 03/10/07 21:17
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Sự kiện Trung Quốc lập thành phố Tam Sa...

Gửi bàigửi bởi NhaQue » Chủ nhật 16/12/07 23:44

Chào bác Bảy Đắng và bạn Ngungudainguyensoai!

Tôi đang ở xa đất nước, nên tiếc hùi hụi vì không được tham gia các cuộc biểu tình. Song nghe bạn Ngungudainguyensoai kể lại như vậy thì cũng bớt tiếc đi một phần.

Đọc những dòng tâm huyết hừng hực của bác Bảy Đắng và bạn Ngungudainguyensoai, tôi vừa thấy vui vừa thấy buồn.

Vui vì ở đâu trên đất nước mình và ở đâu có dân tộc mình thì đều có vô vàn những con người như bác và bạn.

Buồn vì thấy dân tộc mình DUY TÌNH, DUY CẢM quá.

Đấy, như bạn Ngungudainguyensoai ấy. Lúc thì hừng hực như có thể đốt cháy cả thế gian, lúc thì ỉu xìu như con mèo ướt.

ngungudainguyensoaec đã viết:Còn cháu, tuy vẫn cay cay sống mũi khi nghĩ đến sự kiện này - vận mệnh của dân tộc mà người Việt Nam chúng ta ít hiểu về nó quá, nhưng cháu sẽ trở lại "cừu tính" như vốn có. Cháu sẽ không bao giờ nhắc đến những vấn đề tương tự trên diễn dàn VHH này


Điều đó có thể chấp nhận được đối với một thanh niên, nhưng không chấp nhận được đối với một trí thức. Nhất là một trí thức văn hoá học.

Trách nhiệm của trí thức lớn hơn nhiều so với việc đi biểu tình. Tham gia biểu tình, hoà nhập với số đông để thể hiện tình cảm của mình – rất cần, rất tốt. Đó là trách nhiệm công dân.

Nhưng trách nhiệm của người trí thức thì không chỉ có thế.

Người trí thức phải lo trước thiên hạ và phải đau sau thiên hạ. Người trí thức phải suy nghĩ: vì sao – như thế nào. Và trên cơ sở ấy mà tư vấn cho chính quyền, dẫn dắt nhân dân.

Với trí thức văn hoá học thì trách nhiệm lớn hơn: Vì mọi sự kiện xảy ra hàng ngày đều có thể xem xét dưới góc nhìn văn hoá học, và chính khi đó vấn đề sẽ trở nên sáng tỏ hơn. Hữu ích hơn.

Chuyện ai cừu tính, ai sói tính thì GS. Trần Ngọc Thêm đã phân tích quá rõ rồi. Đó là hai loại hình văn hoá. Văn hoá Việt Nam thuộc loại hình âm tính nên sẽ chẳng có gì phải ngạc nhiên về những gì đã và đang xảy ra.

Vì vậy, người trí thức có thể xuống đường hoặc không, nhưng không được phép dừng suy nghĩ.

Theo tôi, chủ đề này không nên giới hạn ở chuyện yêu nước hay không yêu nước, xuống đường hay không xuống đường – nếu chỉ có vậy thì nó sẽ kết thúc một cách đáng buồn như tâm trạng Ngungudainguyensoai vậy.

Theo tôi, chủ đề này cần chuyển sang thảo luận một cách nghiêm túc về các sự kiện có liên quan dưới góc nhìn văn hoá học.

Nếu vậy, nó chỉ mới bắt đầu...

Và người trí thức – trong đó có trí thức văn hoá học – không thể bắt đầu việc gì mà lại thiếu các dữ liệu thông tin một cách đầy đủ và có hệ thống. Vậy nên tôi xin bắt đầu bằng việc cung cấp một số thông tin tối thiểu.
Hình đại diện của thành viên
NhaQue
 
Bài viết: 24
Ngày tham gia: Thứ 7 03/11/07 9:06
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Sự kiện Trung Quốc lập thành phố Tam Sa...

Gửi bàigửi bởi NhaQue » Chủ nhật 16/12/07 23:57

Tôi xin cung cấp các thông tin lấy từ BBC liên quan đến Trường Sa - Hoàng Sa, bắt đầu từ sự kiện TQ bắn súng vào một số thuyền đánh cá của ngư dân Việt Nam trong vùng biển gần Trường Sa vào tháng 7-2007:

Bàn về xung khắc Việt Trung trên biển

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam ... ayer.shtml

20 Tháng 7 2007 - Cập nhật 11h26 GMT


Tàu hải quân Trung Quốc hôm 9/7 đã nã súng vào một số thuyền đánh cá của ngư dân Việt Nam trong vùng biển gần Trường Sa, cách TP Hồ Chí Minh 350km.

Các nguồn tin quân sự cho hay một thuyền của Việt Nam đã chìm trong vụ tấn công nay. Một ngư dân thiệt mạng và một số người khác bị thương.

Trả lời phỏng vấn của Ban Việt ngữ đài BBC, Giáo sư Carlyle Thayer, một chuyên gia về Việt Nam tại Học viện Quốc phòng Úc châu, cho biết: "Các sỹ quan hải quân Việt Nam nói các tàu của Trung Quốc đã có hành động gây hấn một thời gian nay."

GS Thayer: Đây rõ ràng là biến cố thứ hai trong vòng ba tháng vừa qua. Nó cho thấy các tàu của Trung Quốc ngày càng hoạt động mạnh hơn đẩy thuyền đánh cá của ngư dân Việt Nam trở về. Tôi không nghĩ rằng đây là chiến lược mới của Trung Quốc, thế nhưng những quan chức quân sự của Việt Nam mà tôi có dịp nói chuyện cho biết từ năm ngoái đến năm nay, mỗi khi có tàu đánh cá hay tàu hải quân của Việt Nam vào khu vực tranh chấp thì họ sẽ phải đương đầu với sự đe dọa của Trung Quốc.

BBC: Theo ông, tại sao Việt Nam vẫn không lên tiếng mặc dù vụ việc này đã xảy ra cách đây cả chục ngày rồi?

GS Thayer: Theo tôi thì thứ nhất là họ còn đang đợi có thêm thông tin. Vụ đụng độ lần trước xảy ra khi ông Triết đi thăm Bắc Kinh và ông ta cũng im lặng. Về mặt công khai thì cả hai phía đều nói họ sẽ có các hành động để không làm tồi tệ thêm tình hình. Thế nên theo tôi Việt Nam phải chờ đợi để tìm hiểu thực tế là như thế nào, có phải các ngư đang đi vào vùng tranh chấp hay không, và có thể họ sẽ đưa ra phản đối riêng chứ không công khai.

BBC: Cái vùng tranh chấp mà ông nói thì nó khó phân định đến đâu?

GS Thayer: Hai phía mới chỉ phân định ở vịnh Bắc Bộ, trong khi vụ việc này xảy ra ở dưới phía nam. Theo thông tin của tôi thì tại khu vực đảo Trường Sa và hai khu vực khác, hai phía vẫn chưa nhất trí được về cách phân định ranh giới, và điều này là không thể vì cả hai đều có sự hiện diện lẫn lộn tại đây. Vịnh Bắc Bộ không có các đảo nhô lên nên người ta mới phân định được đường biên cũng như khu vực đánh cá chung. Thế còn tại quần đảo Trường Sa thì cả hai phía đều tuyên bố chủ quyền tại nhiều khu vực, thế nên cần có thiện chí của cả hai bên thì mới ngăn ngừa được những biến cố như thế này xảy ra.

BBC: Theo ông thì biến cố này sẽ có hậu quả như thế nào tới quan hệ song phương?

GS Thayer: Theo tôi thì hiện nay trong khi vấn đề này vẫn đang được giữ im lặng, cả hai phía đều muốn giải quyết về mặt ngoại giao. Những biến cố như thế này đôi khi vẫn xảy ra, và người ta phải đợi quyết định ở cấp cao nhằm thể hiện sự kiểm soát và ảnh hưởng đối với những vấn đề mà về cơ bản là thuộc về các cơ sở làm ăn tư nhân, trong trường hợp này là những ngư dân. Nói chung cũng khó để chính phủ kiểm soát chuyện này; tuy nhiên tôi nghĩ chính phủ Việt Nam cần nêu rõ quan điểm là việc các lực lượng vũ trang TQ bắn, giết hay đánh chìm ngư dân Việt Nam không phải là cách hành xử hợp lý. Thay vào đó, người ta nên bắt giữ, đưa ra xét xử hay phạt những ngư dân vi phạm thì hơn. Cả hai nước, Trung Quốc và Việt Nam, cần phải chỉ thị cho các tàu quân sự tránh dùng vũ lực gây chết người như trong trường hợp này.

BBC: Tác động của vụ này đối với việc giải quyết các tranh chấp trên quần đảo Trường Sa là như thế nào thưa ông?

GS Thayer: Theo tôi thì tác động của nó không nhiều, nhưng nó cũng là chỉ dấu khiến các bên liên quan cấp cao hơn lo ngại. Chính phủ VN thì bây giờ đang rất muốn tập đoàn dầu lửa Anh Quốc tiếp tục triển khai công việc thăm dò, thế nhưng việc Trung Quốc phản đối khiến cho BP đã phải ngừng dự án. Những vụ việc như thế này là bị liệt vào dạng hoạt động mà hai phía đã nhất trí là không gây ra để làm xáo trộn tình trạng hiện thời. Tuy nhiên, đó cũng chỉ là một dạng thỏa thuận mơ hồ và hai phía cần phải gia tăng các hành động để giảm bớt đi những mơ hồ khó hiểu tại khu vực này.

BBC: Thế ông có cho là Việt Nam nên gia tăng khả năng quân sự, đặc biệt là cho lực lượng hải quân, để đối phó với những biến cố như thế này trong tương lai?

GS Thayer: Thì Việt Nam đã làm việc này trong mấy năm vừa qua rồi, họ mua các thiết bị của Nga, như tàu chiến cơ động mà có thể xuất hiện tại mọi nơi, và trong biến cố mới nhất đây thì một chiếc BPS 500 đã có mặt ngay thế nhưng nó phải đứng từ xa vì khả năng hỏa lực của chiếc tàu chiến Trung Quốc mạnh hơn nhiều. Khả năng quân sự như thế là cũng có vấn đề, nhưng trong trường hợp này, ít nhất Việt Nam đã có sự hiện diện và có thể báo cáo lại những gì họ thấy đã xảy ra.

BBC: Theo ông thì căng thẳng này liệu có gia tăng thêm, và nó có thể tồi tệ đến đâu?

GS Thayer: Tôi nghĩ đây chỉ là một biến cố riêng rẽ và sẽ không dẫn tới tình hình quá tồi tệ thêm. Tôi nghĩ cả hai phía sẽ thảo luận về những gì đã xảy ra, vì đây là một vụ việc đặc biệt, làm tổn thất sinh mạng người. Việt Nam có thể sẽ không nêu công khai biến cố này để tránh lên án trước khi thương lượng, nhưng tôi nghĩ đây là vấn đề đáng được nêu lên cả ở cấp ngoại giao và cuối cùng là ở cấp cao nhất.



Đài Loan phản bác tuyên bố từ VN


http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam ... tlys.shtml

20 Tháng 11 2007 - Cập nhật 16h34 GMT

Hôm thứ ba (20.11), Đài Bắc phản bác bình luận mới đây của Việt Nam rằng Đài Loan vi phạm chủ quyền trên quần đảo Trường Sa.

Bộ Ngoại giao Đài Loan ra thông cáo trong đó có đoạn: “Về mặt lịch sử và địa lý, Trường Sa là lãnh thổ truyền thống của Đài Loan. Chủ quyền và quyền hạn trên các hòn đảo ở đây là không thể tranh cãi”.

Tuyên bố cũng cho biết rằng Đài Loan đã triển khai lính tới đảo Taiping (Ba Bình) nhiều năm nay và đã xây một đường băng nhằm vận chuyển các nhu yếu phẩm tới đây.

Hãng tin DPA trích lời các nghị sĩ đối lập Đài Loan cho biết, đường băng được mở rộng trên đảo Ba Bình nhằm chuẩn bị cho chuyến thăm của người đứng đầu chính quyền Trần Thủy Biển tới đảo này, trước khi nhiệm kỳ hai của ông này kết thúc vào tháng Năm năm 2008.

Bằng chứng

Tuyên bố của Đài Loan được đưa ra sau khi hôm 15/11, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Dũng lên tiếng phản đối việc Đài Loan xây dựng lại đường băng và bia kỷ niệm công trình trên đảo Ba Bình.

Ông Dũng nói: "Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”.

Ông nói thêm: “Mọi hoạt động tiến hành tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà không được sự đồng ý của Việt Nam là vi phạm chủ quyền của Việt Nam và không có giá trị pháp lý".

Khu vực mà Việt Nam gọi là Trường Sa, còn được các nước bao gồm Trung Quốc, Đài Loan, Brunei, Malaysia và Philippines tuyên bố chủ quyền.

Năm 1988 từng xảy ra đụng độ vũ trang giữa Trung Quốc và Việt Nam tại Trường Sa, trong đó hơn 70 thủy thủ Việt Nam thiệt mạng.



TQ bác bỏ phản đối về Hoàng Sa


http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam ... test.shtml

27 Tháng 11 2007 - Cập nhật 11h26 GMT


Theo bản tin tiếng Anh của Tân Hoa Xã hôm 27.11.2007, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Tần Cương đã nói việc Việt Nam phản đối là "thiếu cơ sở" (groundless).

Theo ông, "Cuộc tập trận của hải quân Trung Quốc ở các đảo Tây Sa là hoạt động bình thường trong vùng lãnh hải của Trung Quốc,"

Ông cũng nói "Trung Quốc có chủ quyền không ai có thể chối cãi được với các đảo Tây Sa và vùng nước kế cận."

Theo ông, "tranh chấp về vùng này giữa Trung Quốc và Việt Nam là hoàn toàn không có".

Vẫn Tân Hoa Xã trích lời ông Tần Cương trả lời phóng viên trong buổi họp báo hàng tuần rằng: "Cáo buộc của Việt Nam là hoàn toàn vô lý".

Cách đây ít hôm, Thông tấn xã Việt Nam trích lời người phát ngôn bộ Ngoại giao Lê Dũng nói việc Trung Quốc tiến hành tập trận tại khu vực này ngày 16 đến 23/11 là "vi phạm chủ quyền Việt Nam".

Theo nguồn tin này, ông Lê Dũng nói:

"Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa".

Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng nói sự kiện mới này "không có lợi cho quan hệ hữu nghị giữa hai nước".

Trên thực tế, Trung Quốc đã chiếm lấy quần đảo Hoàng Sa, mà Trung Quốc gọi là Tây Sa từ tay Việt Nam Cộng Hòa ngay trước khi cuộc chiến Việt Nam kết thúc tháng Tư 1975.

Dù các bên tranh chấp đã ký Tuyên bố về cách ứng xử trên biển Đông (biển Nam Hải) vào năm 2002, khu vực này vẫn thường xuyên xảy ra các hoạt động gây căng thẳng.



Sansha Shi - Xisha Nansha Zhongsha Islands [三沙市]
Tam Sa thị - ba quần đảo Tây Sa, Nam Sa, Trung Sa


http://www.sanshashi.com/

Sansha City/County, Hainan Provice, China

Introduction

Sansha Shi or Sansha County/City (Chinese: 三沙市; pinyin: sānshā shì; literal meaning: three sands county or city), is set up by the State Council of the People's Republic of China in November 2007. It is a county-level city and covers the administration for the Nanhai Islands of Zhongsha (Macclessfiled Bank), Xisha (Paracel) Islands and Nansha (Spratly) Islands.

History of Nanhai (South China Sea) Islands

The South China Sea islands were well-documented in Chinese records since Qin Dynasty (around AD 200). They were collectively named as Tough Heads of the Surging Sea(漲海崎頭 Zhànghǎi Qítóu) and Coral Cays (珊瑚洲 Shanhu Zhou) since their discovery by the Chinese in the Qin Dynasty. But seafaring did not occur until the next dynasty, the Han Dynasty. After the Song Dynasty, the Islands had been called The Thousand-Mile Long Sands (千里長沙) and Myriad-Mile Stony Embankment (萬里石塘).

There are houses dated back to the Tang or Song Dynasty on Ganquan Island (甘泉島), which is part of the Xisha Islands. In 1045, during the reign of Emperor Renzong of Song China, imperial troops (王師) were sent to the Paracel Islands. The fishermen of Hainan composed various "Notebooks on Paths and Timing" (更路簿) that recorded over 200 routes, the time needed for sailing among the different isles, and the names of over 100 islands commonly used by the fishermen.

Some of the voyages of Zheng He passed by the Islands, though they probably did not dock on them. There is an atoll in the Spratly Islands named after Zheng He though.

The Republic of China founded in 1911 claimed the islands as part of the province of Canton (Guangdong), and later of the Hainan special administrative region. Maps published in early 1930s by China have also included these slands into Chinese boundary.

In the 19th century, as a part of the occupation of Indochina, France claimed control of the Spratlys from 1932 until the 1930s, exchanging a few with the British and also caused protests from China. During World War II, the Islands were annexed by Japan since 1939 until 1945.

The Japanese and the French renounced their claims as soon as their respective occupations ended.

In 1946, the Republic of China government recovered these islands from Japan. On September 13 1946, the Chinese government renamed then "Nansha Islands" to "Zhongsha Islands", and then "Tuansha Islands" to "Nansha Islands", to better fit the locations of these island groups, the names of the four island groups in South China Sea have sinced remained the same. A list of old and new names for the reefs and islands were published in November 1947 by then Chinese government.

The People's Republic of China (PRC) claims all of these islands as part of its Hainan Province, at the administrative level of banshichu (辦事處/办事处) and the "Xi Nan Zhongsha Banshichu" was set up in 1959 by the central government. In March 1969, it was renamed as Xi Nan Zhongsha Revolution Committe under Guangdong Province (广东省西、南、中沙群岛革命委员会). In October 1981 it was renamed back to "Guangdong Province Xi Nan Zhongsha Banshichu" (county level). This banshichu were put under administration of Hainan Province since the province was set up until 2007.

In November 2007, the State Council granted the founding of Sansha Shi to replace the previous banshichu.

Sansha County/City Office Setup

Since Yongxing Dao (永兴岛) is the biggest islands among all the four island groups in the South China Sea, and its facilities are well in shape and have served the previous banshichu, it probably will remain as the central base for the newly set up Sansha Shi.

Relationship with Wenchang City (Wenchang Shi), Hainan Province

Sansha Shi covers a vast area of the Chinese territory seas and the base island of Yongxing is located far from the mainland, thus Wenchang City of Hainan Province will serve as the supply base for supporting Sansha Shi. Most administrative staff and their families will be allocated in Wenchang. Ports will be built in Qinglan.

In ancient times fishermen from Wenchang and other places of Hainan and Guangdong used to be the only regular visitors to the South China Sea Islands and they used to stay on some islands for months to years before their returns back to homes on land. The Wenchang fishermen have been depending on the Southern Sea to make a living, at the same time their development especially fishing activities brought increased knowledge on these island groups to. Now it is expected that the setup of Sansha Shi will bring a lot of opportunities to Wengchang and is very important to Wenchang's economic development.

It is also expected that the central government will give permits to tourism routes and packages from Wenchang Shi to Sansha Shi. This will further affirm that more investors, tourists will come by Wenchang to Sansha. Wenchang's city expansion, investment and construction will thus be greatly encouraged together with development in human resources, logistics and capital flow. Not only Wenchang, the whole Hainan Province is expecting a nourishing economic and tourism development of the Sansha Shi - Nansha, Xisha and Zhongsha, these Nanhai Islands are now finally given the deserved attention.

References:

http://en.wikipedia.org/wiki/South_China_Sea_Islands, accessed on 16 Nov 2007
http://zh.wikipedia.org/wiki/南海诸岛, accessed on 16 Nov 2007
http://www.wenchang.gov.cn/, accessed on 16 Nov 2007



VN lại lên tiếng về Trường Sa


http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam ... tlys.shtml

03 Tháng 12 2007 - Cập nhật 18h20 GMT


Bộ Ngoại giao Việt Nam lại lên tiếng phản đối động thái mới của Trung Quốc đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền.

Quốc Vụ Viện Trung Quốc vừa phê chuẩn việc thành lập thành phố hành chính cấp huyện Tam Sa thuộc tỉnh Hải Nam để trực tiếp quản lý ba quần đảo: Hoàng Sa, Trung Sa và Trường Sa (Trung Quốc gọi là Tây Sa, Trung Sa và Nam Sa).

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Dũng tái khẳng định: "Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa".

"Hành động này đã vi phạm chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam, không phù hợp với nhận thức chung của Lãnh đạo cấp cao hai nước, không có lợi cho tiến trình đàm phán tìm kiếm biện pháp cơ bản, lâu dài cho vấn đề trên biển giữa hai bên."

Thành phố hành chính cấp huyện Tam Sa là đơn vị hành chính mới lập ra để quản lý ba quần đảo. Trước đây, Tây Sa, Trung Sa và Nam Sa thuộc về quyền quản lý trực tiếp của tỉnh Hải Nam.

Tỉnh này mới được thành lập chính thức năm 1988. Trước đó, Hải Nam thuộc quản lý của tỉnh Quảng Đông.

Đảo Hải Nam, với dân số 8 triệu người, là tỉnh thứ 30 và là đặc khu kinh tế lớn nhất của Trung Quốc.

Nay trong tỉnh Hải Nam có ba thành phố và một thành phố hành chính cấp huyện cùng vùng biển xung quanh mà Trung Quốc nói là của mình.

Tuy nhiên, không chỉ có Việt Nam mà một số nước khác cũng đang tuyên bố chủ quyền đối với các đảo và lãnh hải trong khu vực này.





Biểu tình phản đối Trung Quốc


http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam ... test.shtml

09 Tháng 12 2007 - Cập nhật 09h53 GMT


Hàng trăm người đã biểu tình ôn hòa ở Hà Nội và TP HCM hôm chủ nhật (9.12), phản đối việc Trung Quốc lập thành phố hành chính cấp huyện Tam Sa nhằm quản lý quần đảo Hoàng Sa, Trung Sa và Trường Sa.

Những người biểu tình, phần lớn là sinh viên và học sinh, đã tập hợp gần Đại sứ quán Trung Quốc.

Theo lời kể của một số người tham gia, Đại sứ quán Trung Quốc trên đường Hoàng Diệu đã bị phong tỏa nên những người biểu tình đứng ở phía công viên cách Đại sứ quán vài chục mét.

'Máu thịt Việt Nam'

Những người biểu tình hát quốc ca, bày tỏ sự ủng hộ đối với quan điểm của chính phủ, rằng quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Họ mang theo quốc kỳ và biểu ngữ với nội dung như: “Trường Sa và Hoàng Sa là máu thịt của Việt Nam”.

Cuộc biểu tình diễn ra khoảng một giờ đồng hồ trước khi bị cảnh sát giải tán.

Hai ngày trước khi diễn ra cuộc biểu tình, các thông điệp kêu gọi mọi người xuống đường đã lan truyền qua Internet và điện thoại di động, trong đó nhấn mạnh "cuộc biểu tình đã được an ninh cho phép".

Một lời kêu gọi có đoạn: “Chúng ta hãy cùng nhau có những hành động và đóng góp thiết thực để bảo vệ và xây dựng quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”.

Những người biểu tình cho biết họ sẽ tiếp tục biểu tình vào chủ nhật tới.

Cuộc biểu tình hôm 9.12 là một trong các cuộc xuống đường phản đối khá hiếm hoi ở Hà Nội.

Trong khi đó, cùng ngày, một cuộc biểu tình phản đối tương tự cũng diễn ra gần Lãnh sự quán Trung Quốc ở TP HCM, với sự tham gia của khoảng hơn một trăm người.

Vào khoảng 9h30 sáng, nhiều người bắt đầu di chuyển từ cổng chính Nhà văn hóa Thanh Niên sang đứng đối diện với Lãnh sự quán Trung Quốc gần đó.

Theo lời một người có mặt, nhiều cán bộ Đoàn Thanh niên Cộng sản đã thuyết phục đoàn người giải tán và đi vào Nhà văn hóa Thanh Niên để đối thoại.

Tuy vậy, đoàn người vẫn ở lại, hô khẩu hiệu nhấn mạnh Trường Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam.

'Kiềm chế'

Đến 12h trưa, Phó Chủ tịch UBND TP. HCM, ông Nguyễn Thành Tài, xuất hiện và kêu gọi mọi người vào bên trong Nhà văn hóa.

Cuộc đối thoại giữa chính quyền và người dân diễn ra khá sôi động, kéo dài hơn một giờ đồng hồ.

Tại đây, những người lãnh đạo thành phố hứa sẽ có hoạt động "chính thức của Thành Đoàn" để phản đối Trung Quốc.

Một nguồn tin chưa kiểm chứng cho hay Thành Đoàn TP. HCM có thể sẽ tổ chức một cuộc tuần hành cho thanh niên vào tuần sau.

Trước đó, trả lời phỏng vấn của BBC, ông Dương Danh Di, một nhà nghiên cứu quan hệ Việt – Trung và từng làm ngoại giao tại Trung Quốc, nói hành động của Trung Quốc hoàn toàn trái những gì lãnh đạo nước này đã tuyên bố tại Đại hội đảng 17 vừa kết thúc.

Những ngày gần đây, cộng đồng cư dân mạng của Việt Nam cũng đã chuyền nhau những lời kêu gọi viết đơn lên các tổ chức quốc tế, thậm chí cả những hành động như tổ chức biểu tình phản đối trước sứ quán Trung Quốc tại các nước, hay tẩy chay hàng hóa Trung Quốc…

Tuy nhiên, ông Dương Danh Di bình luận rằng các hành động phản đối như biểu tình sẽ không mang lại hiệu quả mà ngược lại, cần chứng tỏ người Việt Nam biết kiềm chế và muốn giải quyết bất đồng thông qua thương lượng và một cách hòa bình.

Tam Sa

Thành phố hành chính cấp huyện Tam Sa là đơn vị hành chính mới lập ra để quản lý ba quần đảo. Trước đây, Tây Sa, Trung Sa và Nam Sa thuộc về quyền quản lý trực tiếp của tỉnh Hải Nam.

Tỉnh này mới được thành lập chính thức năm 1988. Trước đó, Hải Nam thuộc quản lý của tỉnh Quảng Đông.

Đảo Hải Nam, với dân số 8 triệu người, là tỉnh thứ 30 và là đặc khu kinh tế lớn nhất của Trung Quốc.

Nay trong tỉnh Hải Nam có ba thành phố và một thành phố hành chính cấp huyện cùng vùng biển xung quanh mà Trung Quốc nói là của mình.

Tuy nhiên, không chỉ có Việt Nam mà một số nước khác cũng đang tuyên bố chủ quyền đối với các đảo và lãnh hải trong khu vực này.
Hình đại diện của thành viên
NhaQue
 
Bài viết: 24
Ngày tham gia: Thứ 7 03/11/07 9:06
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Sự kiện Trung Quốc lập thành phố Tam Sa...

Gửi bàigửi bởi NhaQue » Thứ 2 17/12/07 0:12

Phóng sự ảnh biểu tình đòi Hoàng Sa 9-12-2007

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/inpictu ... test.shtml

Hình ảnh
Hàng trăm người tập hợp trước cổng Đại sứ quán Trung Quốc, hô vang "trả Hoàng Sa lại cho Việt Nam".


Hình ảnh
Những người biểu tình hát vang quốc ca và bài "Nối vòng tay lớn" của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn

Hình ảnh
Phần lớn những người tham gia biểu tình là sinh viên và học sinh

Hình ảnh
Trước đó, Đại học Công nghệ - Đại học Quốc ra Hà Nội đã ra thông báo yêu cầu sinh viên, giáo viên, nhân viên không tham gia biểu tình, "tránh bị kích động, lôi kéo"

Hình ảnh
Lẫn trong số những người biểu tình, có cả những vị phụ huynh cũng tham gia

Hình ảnh
Sau gần một tiếng từ lúc người dân tập hợp bên ngoài Đại sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội, cuộc biểu tình bị công an giải tán

Hình ảnh
Tại TP HCM, hơn một trăm người đã tới Lãnh sự quán Trung Quốc để biểu tình phản đối

Hình ảnh
Nhiều bạn sinh viên mang biểu ngữ viết bằng tiếng Trung Quốc, đại ý rằng đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam

Hình ảnh
Nhiều bạn trẻ còn viết khẩu hiệu phản đối lên áo.
Hình đại diện của thành viên
NhaQue
 
Bài viết: 24
Ngày tham gia: Thứ 7 03/11/07 9:06
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Sự kiện Trung Quốc lập thành phố Tam Sa...

Gửi bàigửi bởi viking soldier » Thứ 2 17/12/07 0:28

Xin chào bác Bảy Đắng, chào anh Ngungudainguyensoai.
Nghe bác bảy và anh bàn về chuyện Trường Sa, Hoàng Sa mà làm cho em nhớ đến bao nhiêu kỉ niệm nơi đảo Trường Sa.
Số là em có may mắn hơn một lần được đi ra thăm đảo Trường Sa nhà mình, nó đẹp lắm các bác các anh ạ. Kể từ lần ra thăm đảo cách đây hơn năm năm nhưng kí ức của em về chuyến đi này dường như vẫn còn tươi mới, em nhớ từng gốc cây phong ba, từng cây bàng, từng bụi bông giấy đến cả những luống rau của các chiến sĩ ta trồng trên đảo. Đấy là một hòn đảo không to lắm nhưng có những bãi các trắng bên làng nước biển trong xanh, và nếu như các bạn yêu thích scuba diving, thì chỉ cần ra đến đảo Song Tử Tây các bạn sẻ thỏa thích ngắm những rặng san hô bạt ngàn, một thế giới thủy sinh kì ảo không kém gì những chốn bồng lai trên bờ. Thú thật mà nói thì lần lặn biển ấy là một kỉ niệm nhớ đời mà em không thể nào quên. Vì khung cảnh ấy đẹp mê hồn nhưng khả năng diễn đạt, khả năng sử dụng ngôn từ của em có hạn nên em chỉ ước ao là làm sao để các bác, các anh có được một lần “mục sở thị” để mà cảm nhận cái vẻ đẹp, cái hồn phách của quần đảo Trường Sa nhà mình. Ngày còn bé, khi đọc những tài liệu về đảo Trường Sa, Hoàng Sa em thấy có chi tiết là ngoài ấy thiên nhiên trù phú, có những con ốc to đến nỗi mà sau khi làm thịt xong chiến sỉ ta có thể lấy vỏ dùng để làm thao giặt đồ, lúc ấy tuy còn bé nhưng em có suy nghĩ là các bác nhà mình nói khoát tận mây xanh nên em là con nít mà còn chả tin nổi, vì trên đời này làm gì có chuyện vỏ ốc gì mà to đến thế.
Nhưng khi ra thăm đảo năm 2002 thì em đã rất ngạc nhiên vì đã thấy một cái vỏ ốc to như thế thật các bác ạ, nó là loại ốc mà ở Phú Quốc ngư dân ta gọi là ốc Bàn tay, vì nó có năm đường kẻ trên vỏ xòe ra như bàn tay, và vỏ ốc này có lẻ đã được tìm thấy từ lâu nên bên ngoài có vẻ rất cũ, nó được các chiến sỉ nhà mình dùng làm thao đựng nước. Rất tiếc là chuyến đi ấy do phần hơi bị “tồ” nên em đã không chụp lấy một tấm ảnh nào về cái vỏ ốc này, không biết bây giờ nó có còn hay không.
Mặc dù đoàn chúng em ngủ lại ở đảo có một đêm nhưng mà em cảm nhận biết bao nhiêu là điều thú vị, nhất là khi ta được trãi nghiệm về sự cảm nhận tình đồng bào của những người khách nơi đất liền và những chiến sỉ nơi đầu sóng ngọn gió ấy.
Nói thật nhé, nếu gặp các chiến sỉ ấy nơi khác chắc là em chẳng quan tâm lắm, nhưng khi gặp nhau ở chốn xa xôi ở cực đông của tổ quốc, nơi không có sự xuất hiện của cuộc sống kinh tế thị trường, bốn bên là nghìn trùng sóng vỗ thì chúng ta cảm thấy thương yêu và gần gũi nhau hơn. Tôi đã rất mềm lòng khi chứng kiến sức sóng mạnh mẽ cũng như sự hy sinh thầm lặng lớn lao của các chiến sỉ nơi đây, cuộc sống nơi đảo xa không có những tiện nghi của đất liền, thậm chí rau xanh cũng không đủ ăn. Để cải thiện chất lượng bửa ăn không bị thiếu chất xanh, khi có dịp về đất liền công tác, các anh phải tranh thủ mang theo những loại thực phẩm có thể để lâu như khoai từ, củ ngọt và những quả bầu, quả bí... Nhưng khi để lâu hàng mấy tháng trời như thế thì những quả bầu ấy dường như đã teo mất hết cả ruột.Thiếu thốn vật chất đã đành nhưng cái mà tôi cảm nhận sự thiệt thòi lớn nhất không phải là vật chất mà là tình cảm.
Ngoài những đoàn văn công lâu lâu mới ra đảo phục vụ một lần thì hầu như quanh năm trên đảo không hề có tiếng phụ nữ và trẻ con.
Khó khăn là thế, nhưng tin thần của các chiến sỉ của chúng ta thì phải nói rằng trên cả tuyệt vời, họ luôn ngày đêm giữ vững tin thần, sẳn sàng bảo vệ những hòn đảo mà ta đang chiếm giử được.
Lần thăm đảo ấy tôi biết được rằng hòn đảo lớn nhất trong quần đảo Trường Sa là đảo Ba Bình, nơi ngày xưa tương truyền là có những đàn bò hoang sống trên đảo có thịt rất ngon hiện đã bị Đài Loan chiếm đóng, và dường như là Đài Loan đã cho xây một sân bay và khách sạn 5 sao ở đấy.
Hiện tại quần đảo Trường Sa chúng ta cũng bị rất nhiều nước đang tranh giành và lên tiếng đòi chủ quyền, trong đó có cả Thái Lan, Malaysia, Philippin…
Theo suy nghĩ thiển cận của em, chúng ta cần phải đẩy mạnh công cuộc bảo vệ những gì chúng ta đang có nơi quần đảo này, chúng ta cần phải mạnh dạn tổ chức những tour du lịch ra thăm quần đảo thuộc chủ quyền đất nước ta, là người Việt Nam ta có quyền đi bất cứ nơi đâu thuộc chủ quyền của Việt Nam, ta phải làm sao để bản thân chúng ta và con cháu chúng ta ý thức được về vùng đất thiêng liêng xinh đẹp mà ông cha ta đã bao đời khổ công gìn giữ. Tôi nghỉ, chúng ta cần phải có những chuyến bay dân sự đưa những du khách của chúng ta ra thăm đảo, và do dây là vùng đất nhạy cảm nên đối tượng khách phải được chọn lọc, chỉ người Việt Nam thôi, bởi vì nó không đơn thuần là những chuyến du lịch hưởng thụ, mà hơn thế nữa nó là những chuyến đi thăm chủ quyền đất nước, chuyến đi thăm những người con của nước Việt đang thi hành sứ mệnh cao cả với tổ quốc. Thực tế Trung Quốc đã làm điền này đối với đảo Hoàng Sa, ở đấy đã có sân bay và họ đã thực hiện những chuyến bay đưa người Trung Quốc đi du lịch ở đấy rồi.
Nếu có thể được, em rất mong mình cũng có thể tổ chức những chuyến đi ra đảo cho Bác Bảy Đắng và anh Ngungudainguyensoai và cho tất cả những ai yêu đảo Trường Sa được đi thăm đảo ít nhất là một lần trong đời cho biết. Kỉ niệm về chuyến đi còn rất nhiều, nhưng em không thể diễn tả hết được. Để hôm nào rảnh em sẻ hồi tưởng lại chuyến đi rồi kể lại cho các bác cùng nghe, một chuyến đi mà theo cháu là hấp dẫn không kém những lần em đi các nước châu Âu .
Viking Soldier
RANDOM_AVATAR
viking soldier
 
Bài viết: 4
Ngày tham gia: Thứ 3 23/10/07 10:35
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Sự kiện Trung Quốc lập thành phố Tam Sa...

Gửi bàigửi bởi BAY DANG » Thứ 2 17/12/07 1:25

Chào chị NhaQue,vừa đọc bài của thằng Ngungudainguyensoai làm cho tui giận quá trời, dự định là quạt cho nó một trận vì cái tính hèn nhát, đành rằng trong người ít nhiều ai cũng có tính cừu hết, và cả tôi cũng thế thôi. Bình thường thì tôi rất hiền, ai nói lớn một chút xíu là tôi cũng sợ, cả đời không muốn làm mếch lòng ai cho dù là một đứa trẻ, vì thế nên bà bảy Đắng vợ tôi cũng nhiều lần ăn hiếp tôi, nhưng vì sợ bà ấy buồn nên tôi hay nhẫn nhịn, nhẫn nhịn đến mức bị đau tim ( nhưng rất may là gần đây thì tôi đã biết cách chữa bệnh đau tim của mình vì trên diễn đàng chúng ta có một bạn phân tích cho tôi biết là chữ nhẫn có bộ đao đè lên con tim, nên khi nhẫn quá làm cho tôi bị đau tim, giờ thì tôi đã vứt bộ nhẫn đi mà chỉ chừa bộ đao mà thôi ).
Nhưng thật ra trong suốt hơn ¾ cuộc đời nhẫn nhục “cừu tính” ấy thì tôi cũng chưa đến nỗi nhát gan như thằng Ngungudainguyensoai, nó vừa mới gieo vào tôi một tí lửa thì sau đó lại đi xách một nghìn xô nước dội vào đóm lửa mới cháy ấy bằng một đoạn văn ngắn ngủn. Chưa hiểu mô tê gì thì nó đã đuổi tôi đi về nhà ngủ và không quên nhắc tôi mang theo mấy con khô ra vườn nhãn nhậu mà nghe Dạ Cổ Hoài Lang. Tôi không hiểu bọn trẻ bây giờ tư duy kiểu gì mà nó lại xem thường người già chúng tôi quá, cho dù có là kẻ nát rượu thế nào đi nữa thì không thể nào mà tôi có thể đi ăn nhậu như thế khi mà nghe Ngungudainguyen soái nói về buổi biểu tình với một giọng điệu như thế. Tôi hiền thì rất hiền, nhưng khi mà quá mức chịu đựng thì tôi chả hiền chút nào. Nhưng thôi suy cho cùng thì chắc là Ngungudainguyensoai còn trẻ người non dạ nên thôi nó muôn rút ra khỏi diễn đàn về chuyện này thì nó cứ rút, vì cũng may là có chị Nhaque vào đây chia sẻ với tôi, mặc dù không biết là chị nhà quê là nữ nhi thì có bị cừu tính như mấy đứa kia hay không, có thể là chị bàn với tôi vài câu rồi sau đó do sợ bị liên lụy rồi cũng rút lui chăng?
Nhưng nhân đây thì bác bảy cũng xin nhắc thằng Ngungudainguyensoai và các đưa khác một câu: nếu 80 triệu người Việt Nam mà ai cũng” cừu tính” như tụi bây hết thì thằng “sói Trung Quốc’ này nó nuốt hết tụi bây luôn, nó nuốt không còn một miếng xương luôn chứ nó không chừa cho con nguyên vẹn toàn thây để mà giủ cái “ cừu” tính của mình đâu, mà thằng Trung Quốc không nuốt thì thằng khác cũng nhào vô nuốt mà thôi.
Bác rất đồng ý với Nhaque, là người có văn hóa có kiến thức thì ta không thể làm bậy làm càn, mà cái gì cũng phải suy xét. Nếu trong biểu tình có người của phe đối lập trà trộn vào thì đó là do ta thiếu tổ chức, chúng ta phải biết là mình cần phải làm gì và làm như thế nào,việc biểu tình ở đây phải hiểu nó là một hình thức để nhắc nhở cho lãnh đạo ta biết là người dân sẳn sàng chia sẻ những khó khăn cùng đất nước, và Trung Quốc và quốc thế giới phải biết rằng dân tộc Việt Nam, nước Việt Nam ta đã đang và sẻ tồn tại chứ không phải là một nước vô chủ ngu dốt hèn nhát nên Trung Quốc muốn làm gì thì làm. Bài học nhãn tiền của Tây Tạng vẫn còn đó, một quốc gia hiền lành đặt đạo Phật làm nền tảng, không xâm hại đến sinh mạng của ai hết nhưng giờ đây đã bị Trung Quốc biến thành một cái sân sau.
Chúng ta phải phối hợp cùng nhau làm thế nào để tốn hao sinh lực ít nhất, đổ máu ít nhất nhưng đạt hiệu quả cao nhất. Ta không hiếu chiến, không lôi kéo mọi người làm bậy. Nhưng ta phải hợp lực cùng nhau giúp đở đất nước, nếu ta chưa giúp được gì thì việc theo dõi sát sao tình hình và hiểu rỏ vấn đề cũng là một cách thể hiện lòng yêu nước.
Ngungudainguyensoai viết: ”Cháu ê chề vì thân phận "cừu" của mình, ê chề vì kiến thức còn yếu kém của mình- biết một mà không biết mười. Thui bác ạ, bác kiếm một xị đế và vài con kèo khô, một đĩa mắm me rồi ra khu vườn nhãn quê bác mà uống, uống để nghe : Dạ cổ hoài lang.
Còn cháu, tuy vẫn cay cay sống mũi khi nghĩ đến sự kiện này - vận mệnh của dân tộc mà người Việt Nam chúng ta ít hiểu về nó quá, nhưng cháu sẽ trở lại "cừu tính" như vốn có. Cháu sẽ không bao giờ nhắc đến những vấn đề tương tự trên diễn dàn VHH này - cũng như bác có lẽ cũng vì sự kiện này mà quay lại diễn đàn sau một thời gian bỏ bẵng đi”.
Trời ạ, nó biết ê chề vì biết một mà không biết mười, nó hiểu nổi nhục của người Việt Nam mà biết về vận mệnh dân tộc ít quá,….
Nhưng hôm nay tôi mới vừa đưa lên diễn đàng để kêu gọi mọi người đóng góp thông tin và ý kiến thì nó lại bảo tôi đi nhậu đi. Hy vọng đây chỉ là chút ít bồng bột của tuổi trẻ mà thôi, mong sau vẫn có thể thấy lại sự nhiệt tình và lòng yêu nước của Ngungudainguyensoai.
Rất biết ơn chị nhà quê đã cung cấp những thông tin quý giá. Mong sau nhận được nhiều thông tin khác nữa, và cần bàn xem chúng ta nên làm gì. Nhưng nhân đây tôi cũng xin nhắc nhở là chúng ta phải tìm nhiều thông tin tham khảo nhưnng chúng ta cần tiếp nhận nó một cách có chọn lọc, người khôn ngoan thì phải biết suy nghĩ về những gì mà mình nghe được để phân biệt đúng sai, và phải xử lí như thế nào để có lợi nhất cho đất nước cho dân tộc thế mới là người biết sống.
Bảy Đắng
RANDOM_AVATAR
BAY DANG
 
Bài viết: 12
Ngày tham gia: Thứ 3 20/11/07 23:02
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Sự kiện Trung Quốc lập thành phố Tam Sa...

Gửi bàigửi bởi ngocthem » Thứ 2 17/12/07 21:52

Thưa bác Bảy Đắng và các bạn thành viên Diễn đàn văn hoá học,

Tôi rất hoan nghênh lòng yêu nước và ngọn lửa nhiệt tình của bác Bảy và các bạn. Lòng yêu nước và ngọn lửa nhiệt tình ấy cần được gìn giữ và nhân rộng.

Song trước những sự việc trong đại như thế này, chỉ có lòng yêu nước và ngọn lửa nhiệt tình thôi quả là chưa đủ.

Tôi đồng ý với bạn Nhaque là ở đây chúng ta chỉ nên giới hạn trong khuôn khổ chức năng nhiệm vụ của Diễn đàn là nơi thảo luận về những vấn đề văn hoá học. Xem nó như một bài tập lớn để ta học suy nghĩ mà trưởng thành.

Tôi cũng đồng ý là để xem xét vấn đề Tam Sa từ góc nhìn văn hoá học thì phải bắt đầu từ việc tìm hiểu thông tin.

Tôi đồng ý với bác Bảy là các thông tin phải được xử lý và tiếp thu một cách có chọn lọc.

Tôi cũng xin lưu ý bác Bảy và các bạn rằng trong sự kiện Tam Sa này - cũng như trong sự kiện biên giới phía Bắc năm 1979 – chúng ta nên nhìn nhận một cách bình tĩnh, tránh những lời lẽ cực đoan. Có thể có một bộ phận người Trung Quốc có tinh thần sô-vanh, có tham vọng lãnh thổ; có thể có một số không nhỏ người TQ do thông tin không đầy đủ mà không hiểu đúng vấn đề. Nhưng quyết không phải mọi người TQ đều là người xấu. Do vậy tôi đề nghị chúng ta dù xúc động cũng không nên dùng những cụm từ quá mạnh, và do vậy không chính xác như “thằng Trung Quốc”, v.v.

Tôi đồng ý rằng cần để cho thế giới biết rằng đất nước Việt Nam không phải là vô chủ. Rằng chủ nhân của Việt Nam không chỉ là các nhà lãnh đạo đất nước, mà bên cạnh họ có nhân dân luôn đồng hành và chia xẻ. Chính nhân dân mới là chủ nhân đầy đủ nhất của đất nước này.

Đồng thời, cũng quan trọng không kém là cần để cho thế giới biết rằng dân tộc Việt Nam là một dân tộc yêu chuộng hoà bình, một dân tộc có truyền thống văn hoá lâu đời, một dân tộc biết coi trọng ĐỘC LẬP, TỰ DO, và HẠNH PHÚC.
Hình đại diện của thành viên
ngocthem
Quản trị viên
 
Bài viết: 243
Ngày tham gia: Thứ 7 20/10/07 6:55
Cảm ơn: 1 lần
Được cám ơn: 9 lần

Trang kế tiếp

Quay về Văn hoá xã hội

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến26 khách