Văn hoá tranh luận

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về văn hoá trong đời sống xã hội

Văn hoá tranh luận

Gửi bàigửi bởi nttn218 » Thứ 6 04/01/08 12:07

Văn hoá tranh luận ra đời từ thời Platon và hôm nay tôi lại nghe thầy nhắc đến. Bản thân tôi cũng hay bị - được nhận xét là người thích tranh luận (thỉnh thoảng cũng bị cho là cãi bưà cãi bướng) Ngẫm nghĩ lại những lần mình tham gia tranh luận và quan sát những người khác tranh luận tôi thấy:
Tranh luận không phải là Tôi Đúng - Anh Sai mà là Chúng ta làm thế nào để giải quyết vấn đề?
Tranh luận phải thể hiện được sự vững chắc cuả lập trường và độ sâu cuả kiến thức (cùng với chiều dài cuả thơì gian và công sức nưã chứ nhỉ?)
Tranh luận là một trong những cách giao tiếp có tính đối kháng cao nhưng không phải đối đầu.
Tranh luận và kết quả cuả cuộc tranh luận phụ thuộc khá nhiều vào văn hoá tranh luận. Đây cũng là đề tài mà tôi hy vọng mọi người sẽ tham gia đóng góp ý kiến - là nơi để bạn có thể tự do tranh luận và qua đó cũng biết được cách tranh luận như thế nào?
;)
Hand + Heart + Head = Human
Hình đại diện của thành viên
nttn218
 
Bài viết: 31
Ngày tham gia: Thứ 6 30/11/07 17:17
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Văn hoá tranh luận

Gửi bàigửi bởi haiphuong69 » Thứ 6 04/01/08 13:04

Tôi tán thành những ý kiến bạn đưa ra cho vấn đề "tranh luận" như thế nào. Tuy nhiên từ lý thuyết đến thực tế là cả một quãng đường dài . Khoa học xã hội là một bộ môn không thể chứng minh bằng thực nghiệm cụ thể (như 1 với 1 là 2) nên "ai cũng có lý của mình". Thêm nữa, tôi thường thấy người Việt nam ta tranh luận với một định kiến có sẵn trong đầu , và khi bị người khác thuyết phục thì ta hay "bằng mặt mà không bằng lòng ".
Tuy nhiên, nếu trong diễn đàn này mà chúng ta luôn nhớ và tập cách tranh luận đúng đắn như bạn đã nêu thì đó là một việc rất tốt và rất cần thiết cho những người làm nghiên cứu.
Hỏi thì xấu hổ một lúc nhưng không hỏi thì xấu hổ cả đời.
Ngạn ngữ Nhật bản
RANDOM_AVATAR
haiphuong69
 
Bài viết: 99
Ngày tham gia: Thứ 5 01/11/07 22:37
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Văn hoá tranh luận

Gửi bàigửi bởi carot » Thứ 6 04/01/08 22:59

Đây có thể được xem là vấn đề muôn thuở trong các buổi học, các hội thảo Nhiều lúc tôi nghĩ, khi có một người khởi xướng một vấn đề thì lập tức có vô vàn ý kiến đáp lại, đó là điều rất tốt nhưng thật sự ý nghĩa từ "tranh luận" đã bị móp méo đi nhiều, "tranh" dường như đã trở thành tranh cãi, tranh nhau, đua nhau mà nói, không nghĩ đến mọi người xung quanh. Đồng ý là mọi người đều có ý tốt, đóng góp xây dựng để làm cho vấn đề trở nên sôi nổi ,song chúng ta phải bình tĩnh, hãy giảm bớt cái tôi để "tranh luận" trở về đúng nghĩa với nó. "tranh" để góp ý và tiến lên, "luận" là phải bàn bạc, suy nghĩ, đắn đo để có những ý kiến súc tích và thuyết phục. Thật sự "tranh luận" đã trở thành nét văn hoá, mỗi người chúng ta hãy tự điều chỉnh thì ứng xử một cách văn hoá là việc dễ vô cùng, việc này thật sự đơn giản mà.Đặc biệt là những người làm công tác nghiên cứu khoa học, một công việc hết sức nghiêm túc. Tôi xin đóng góp một vài ý kiến như vậy thôi
Hình đại diện của thành viên
carot
 
Bài viết: 44
Ngày tham gia: Thứ 2 17/12/07 11:40
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Văn hoá tranh luận

Gửi bàigửi bởi TOTO » Chủ nhật 06/01/08 22:03

tôi thấy bãn dưa ra vần đề khá thú vị.Tôi đồng ý với việc bạn cho rằng trnh luận không phải để chứng minh tôi đúng anh sai mà là tranh luận để đưa ra hướng giả quyết vấn đề. Nhưng tôi thấy lằn ranh của việc này là khá mong manh.
Để một buổi tranh luận diễn ra đúng nghĩa thì tôi nghĩ người trong cuộc phải thực sự bình tĩnh và xác định rõ vấn đề mình đang tranh luân. Tranh luận một hồi đâm ra tranh cãi, đi chệch hướng không giả quyết 9ược vấn đề mà càng làm cho vấn đề trở nên phức tạp. Để tranh luận tốt thì không dễ. Phải tranh luận nhiều thì mới rút ra kinh nghiệm đươc. :mrgreen:
NGUYỄN THỊ LÊ[justify][/justify]
RANDOM_AVATAR
TOTO
 
Bài viết: 49
Ngày tham gia: Thứ 2 03/12/07 20:44
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Văn hoá tranh luận

Gửi bàigửi bởi meohen » Chủ nhật 06/01/08 23:58

TOTO đã viết:Tôi đồng ý với việc bạn cho rằng trnh luận không phải để chứng minh tôi đúng anh sai mà là tranh luận để đưa ra hướng giải quyết vấn đề.

Tôi thì nghĩ rằng không phải vấn đề nào cũng cần giải quyết, do vậy không phải cuộc tranh luận nào cũng nhằm mục đích giải quyết vấn đề. Hơn nữa, hầu hết những người tham gia tranh luận không phải là người có quyền giải quyết vấn đề. Ý kiến tranh luận thường mang tính chất tư vấn. Những ý kiến tranh luận được dùng để tham khảo khi người đưa đề tài muốn thăm dò ý kiến của những người khác nhằm tránh chủ quan trong suy nghĩ cũng như trong các quyết định của mình.

Trong tranh luận, theo tôi việc chứng minh tôi đúng anh sai cũng là chuyện bình thường, không có gì đáng trách cả. Vấn đề là cách chứng minh như thế nào mà thôi. Giả sử, trong cuộc tranh luận có người phát biểu nhầm lẫn hoặc hiểu sai vấn đề, thì việc chứng minh người ấy sai là cần thiết phải không bạn?

Theo tôi, để tranh luận có văn hoá, chúng ta phải cố gắng bám sát đề tài tranh luận, suy nghĩ thấu đáo các khía cạnh của vấn đề; xem xét các ý kiến đã phát biểu trước để làm rõ thêm ý của mình và tránh trùng lặp mất thời gian; đưa ra nhiều phương án khác nhau về vấn đề (nếu có thể); thái độ nên ôn hoà, khoa học, phân tích có lý luận rõ ràng; và mục đích quan trọng nhất của tranh luận là hướng thiện, hướng tới chân lý, cái đúng.
Hình đại diện của thành viên
meohen
 
Bài viết: 229
Ngày tham gia: Thứ 3 23/10/07 20:51
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 2 lần

Re: Văn hoá tranh luận

Gửi bàigửi bởi TIEUTY » Thứ 2 07/01/08 14:09

tôi rất đồng ý với ý kiến của meohen rằng:"không phải vấn đề nào cũng cần giải quyết, do vậy không phải cuộc tranh luận nào cũng nhằm mục đích giải quyết vấn đề. Hơn nữa, hầu hết những người tham gia tranh luận không phải là người có quyền giải quyết vấn đề". như những cuộc tranh luận của chúng ta ở trên lớp, tôi thấy không ai đi theo hướng giải quyết vấn đề cả mà là "bảo vệ chính kiến, và chất vấn những người cùng tranh luận. chẳng hạn : những cuộc tranh luận của chúng ta chưa khi nào "ngã ngũ" và vì thế vấn đề vẫn không được giải quyết thoả đáng. có nhiều lúc tôi thấy có người còn mất bình tĩnh và hơi gay gắt trong tranh luận nữa. tranh luận thì có nhiều vấn đề và nhiều khía cạnh lắm, nó mang nhiều nghĩa nữa. như 2 bà hàng cá cãi nhau cũng có thể gọi là tranh luận. và đã gọi là văn hoá tranh luận thì phải khoa học và điều cần thiết là phải bình tĩnh, góp ý để bổ sung cho vấn đề thêm hoàn thiện.
RANDOM_AVATAR
TIEUTY
 
Bài viết: 45
Ngày tham gia: Thứ 6 30/11/07 13:55
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Văn hoá tranh luận

Gửi bàigửi bởi haiphuong69 » Thứ 3 08/01/08 10:30

Các bạn ơi,
tôi thấy rằng hình như các bạn cứ nghĩ là "giải quyết vấn đề" là phải giải quyết bằng các biện pháp hành chính hay một biện pháp nào đó...nên mới nói rằng :"không phải vấn đề nào cũng cần giải quyết, không phải lúc nào tranh luận cũng để giải quyết vấn đề...và rằng hầu hết những người tranh luận đều không có quyền giải quyết vấn đề". Không biết tôi có hiểu sai ý không?
Vậy thì tranh luận để làm gì? Có phải chỉ những người "có quyền giải quyết vấn đề" mới có quyền tranh luận ?
Theo tôi thì "giải quyết vấn đề" có nhiều hướng. Có thể đối với chúng ta-những người đang tập nghiên cứu- thì tranh luận để giải quyết vấn đề "trong tư tưởng của mình" là việc trước tiên. Đó không phải là "cãi nhau" xem ai đúng, ai sai mà chính là từ tranh luận , nhờ tranh luận mà chúng ta có thể "vỡ" ra được thêm nhiều điều mới mẻ.
Do vậy, tất cả những điều bạn ntn218 viết đều không sai. Điều cần thiết của chúng ta -theo tôi- chính là văn hoá tranh luận. Như thế nào và cách chúng ta chấp nhận ý kiến của người khác như thế nào...sẽ chứng tỏ rằng "văn hoá" của chúng ta đến mức nào.
Hỏi thì xấu hổ một lúc nhưng không hỏi thì xấu hổ cả đời.
Ngạn ngữ Nhật bản
RANDOM_AVATAR
haiphuong69
 
Bài viết: 99
Ngày tham gia: Thứ 5 01/11/07 22:37
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Văn hoá tranh luận

Gửi bàigửi bởi meohen » Thứ 3 08/01/08 14:23

Tôi thấy rằng hình như các bạn cứ nghĩ là "giải quyết vấn đề" là phải giải quyết bằng các biện pháp hành chính hay một biện pháp nào đó...nên mới nói rằng :"không phải vấn đề nào cũng cần giải quyết, không phải lúc nào tranh luận cũng để giải quyết vấn đề...và rằng hầu hết những người tranh luận đều không có quyền giải quyết vấn đề". Không biết tôi có hiểu sai ý không?
Bạn hiểu không sai đâu, chỉ có nghĩa tớ dùng hơi hẹp hơn nghĩa bạn dùng thôi. Có nghĩa là vấn đề chủ yếu khi đặt ra có khi tranh luận không phải để giải quyết mà chỉ mang tính chất tham mưu, đưa ra các loại ý nghĩ, suy tư, các cách hiểu khác nhau về vấn đề đó, và người đưa vấn đề ra sẽ giải quyết vấn đề theo cách của người ta có hoặc không tiếp thu các ý kiến tham mưu.

Tất nhiên trong quá trình tranh luận sẽ nảy sinh nhiều vấn đề khác, có thể lớn, có thể nhỏ, có thể chỉ là cá nhân, có thể của cả tập thể tranh luận, thì tuỳ cơ giải quyết thôi. Mỗi người tham gia tranh luận cũng sẽ học hỏi được thêm kiến thức cũng như cách ứng xử, và có lẽ cũng nhiều người học được văn hoá tranh luận một cách thực tế trực quan nhất, ví dụ như tớ đây. Cám ơn các bạn rất nhiều.
Hình đại diện của thành viên
meohen
 
Bài viết: 229
Ngày tham gia: Thứ 3 23/10/07 20:51
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 2 lần

Re: Văn hoá tranh luận

Gửi bàigửi bởi lehang » Thứ 3 08/01/08 19:20

Chào các ban. Tôi cũng là một trong những người hay nói lên những điều mình nghĩ (dù rằng chưa hẳn điều tôi nghĩ và nói lên đã đúng); cho nên, với tôi, cần thiết phải có sự tranh luân. Tôi cho rằng chính sự tranh luận với nhau trên lớp, trong các buổi thảo luận hoặc ngay trong lúc họp nhóm đều tốt. Vì có tranh luận, chúng ta mới thấy có nhiều khía cạnh của một vấn đề mà ta không hoặc chưa nghĩ tới, và qua tranh luận chúng ta nhận thức được vấn đề một cách trọn vẹn hơn. Tuy nhiên, trong bất kỳ cuộc tranh luận nào, cũng có người đúng và cũng có người sai. Đúng - sai ở đây rõ ràng, cụ thể và tôi nghĩ không có gì phải bàn cãi. Vấn đề là cách nói của chúng ta, cách lập luận, bảo vệ ý kiến của cá nhân, tôi thấy đôi lúc có vẻ như mất bình tĩnh, thậm chí gay gắt với nhau. Có cần thiết phải như thế không? Xin lỗi, tôi nói điều này có thể sẽ làm mích lòng một số bạn, nhưng thực sự có đôi lúc có bạn đỏ mặt tía tai vung tay lớn tiếng trong lúc đang tranh luận với nhau, làm cho tôi có cảm giác như bạn sẵn sàng làm bất cứ điều gì để bảo vệ quan điểm của mịnh Tôi không phê phán bạn về việc bảo vệ quan điểm cá nhân, nhưng tôi lấy làm ngạc nhiên về thái độ của bạn trong lúc bảo vệ, vì tôi thấy thái độ ấy nó làm sao ấy! Thật khó nói, trông hàng tôm hàng cá lắm! Bản thân tôi cũng thế, tôi biết mình lúc hăng lên là mất cả ý tứ, nhưng nói nhỏ nghe nhé, lúc ấy tôi tự nhắc thầm mình: Xuống! Xuống! Từ từ, từ từ thôi... Thế đấy bạn a. Tôi nghĩ chúng ta cần bình tĩnh, tự tin trong tranh luận, và có sai thì tiếp thu, không việc gì phải giận, phải tức. Không phải ai lúc nào cũng nói đúng, làm đúng. Đó là phong cách của người làm công tác nghiên cứu khoa hoc.
RANDOM_AVATAR
lehang
 
Bài viết: 111
Ngày tham gia: Chủ nhật 23/12/07 17:50
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Văn hoá tranh luận

Gửi bàigửi bởi nttn218 » Thứ 3 08/01/08 23:02

Hihi, mọi người chúng ta lại đang bắt đầu tranh luận về vấn đề Văn hoá tranh luận trên diễn đàn rồi! Mình xin giải thích rõ hơn chữ "giải quyết vấn đề" theo cách hiểu cuả mình: tranh luận phát sinh khi có ít nhất 2 nhận định khác nhau về cùng một chủ thể, do đó, giải quyết chính là tìm một "vị trí quan sát" phù hợp cho việc nhìn nhận vấn đề!
Đúng như bạn TOTO nói: "để tranh luận tốt không phải dễ, cho nên bạn Lehang mới phải áp dụng bí kíp mách nhỏ:"tôi biết mình lúc hăng lên là mất cả ý tứ, nhưng nói nhỏ nghe nhé, lúc ấy tôi tự nhắc thầm mình: Xuống! Xuống! Từ từ, từ từ thôi... " và mình cũng lượm lặt được một số kinh nghiệm khi tranh luận:
1. Tôn trọng ý kiến của người khác:
Mỗi người có những niềm tin khác nhau, và bạn đừng bao giờ coi thường niềm tin của những người bất đồng ý kiến với bạn. Đừng bao giờ vội quy kết họ là sai, cho dù nếu trên thực tế có đúng là như vậy đi chăng nữa. Bạn cần nhớ rằng bạn không phải là người bảo vệ cho khẩu hiệu "Tất cả những gì tôi biết là đúng". Bạn cũng có thể là người có những nhận xét chưa đúng lắm chứ.

2. Đặt mình vào hoàn cảnh người khác:
Bạn sẽ cảm thấy thế nào nếu người khác ném những luận điệu anh ta khăng khăng cho là đúng vào mặt mình? Bạn nên bình tĩnh diễn đạt sự không thống nhất của bạn một cách nhẹ nhàng, và nhấn mạnh rằng ý kiến của bạn xuất phát từ những góc độ khác với họ.

3. Thừa nhận sai lầm
Ngay từ khi bạn nhận ra sai lầm, đừng chần chừ một phút nào mà hãy thừa nhận sai lầm của mình ngay lập tức. Bạn sẽ thấy ngay hiệu quả của sự thẳng thắn dám nhận sai lầm của mình ngay tức thì: Người kia không chỉ tôn trọng bạn hơn hẳn mà còn rất coi trọng ý kiến của bạn hơn trong tất cả các lần tranh luận sau. Hơn nữa, đối phương cũng sẽ nghĩ rằng về sau này, nếu anh ta sai lầm thì bạn cũng sẽ rất dễ dàng chấp nhận điều đó và bỏ qua cho anh ta. Mọi người thường có những so sánh liên tưởng kiểu như vậy, và ai cũng thích những người hùng rộng lượng.

4. Khởi động một cách nhẹ nhàng
Mọi người đều có bản năng tự vệ, vì thế nếu bạn bắt đầu cuộc tranh luận một cách gay gắt thì chỉ càng làm cho bản năng tự vệ của họ được tăng cường mạnh hơn mà thôi. Sự duyên dáng và nhẹ nhàng sẽ làm cho đối phương cảm thấy không thể sử dụng thái độ căng thẳng và công kích với bạn. Bạn cũng có thể xen kẽ vài câu bình luận hài hước hay những ví dụ dí dỏm để "hạ nhiệt" vấn đề đang tranh luận.

5. Hãy là người cởi mở và chân thành

Bạn không những phải hiểu rằng mọi người có những quan điểm khác nhau mà bạn cần phải đi xa hơn bằng cách cố gắng hiểu nguyên nhân dẫn đến những thái độ này. Vì thế hãy chân thành hỏi mọi người để hiểu rõ vì sao họ có những quan điểm như vậy? Vì tất cả mọi người chúng ta đều có thể mắc sai lầm nên bạn cũng cần rộng lượng cho rằng đối phương sai lầm là điều đương nhiên. Hãy hiểu rõ họ và từ đó đề xuất quan điểm của mình.

6. Thiết lập các luận cứ vững chắc

Hãy củng cố các lập luận của bạn, đưa vào các con số và sự kiện để tăng tính thuyết phục. Đưa ra các ví dụ cụ thể và thực tiễn để minh hoạ cho quan điển của bạn. Nếu bản thân lập luận bạn về một khoa học là hợp lý và đúng đắn thì chắc là mọi người chẳng ai muốn phản đối. Hãy cố gắng sử dụng các minh hoạ nhìn thấy được vì chúng thường là thứ mà không ai có thể phản bác.

7. Hãy biết dừng lại đúng lúc

Đây là điểm cuối cùng mà bạn cần chú ý, khi đã cảm thấy đạt được mục đích hoặc khi nhận cuộc tranh luận bắt đầu vô bổ và đi quá xa làm sứt mẻ các quan hệ khác, hãy khôn ngoan là người chủ động chấm dứt cuộc tranh luận này. Song biết cách dừng lại đúng lúc là điều những người khôn ngoan cần phải học và nắm vững.

Riêng mình thấy, tranh luận cũng là một phương pháp giảng dạy và học tập tốt đấy chứ! Những đề tài thầy đưa ra là chủ đề, học viên là các nhà tranh luận, thầy giáo là trọng tài, hy vọng chúng ta đều biết rõ "luật" để không phải phạm "lỗi".
Hand + Heart + Head = Human
Hình đại diện của thành viên
nttn218
 
Bài viết: 31
Ngày tham gia: Thứ 6 30/11/07 17:17
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Trang kế tiếp

Quay về Văn hoá xã hội

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến21 khách