"Hà Nội 1000 năm" và những mơ ước của tôi

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về văn hoá trong đời sống xã hội

"Hà Nội 1000 năm" và những mơ ước của tôi

Gửi bàigửi bởi paulle » Thứ 7 04/09/10 6:50

Lễ hội Hà Nội 1000 năm được nói đến gần như mỗi ngày, làm cho tôi cũng nôn nao. Tôi nghĩ góp ý xây dựng tâm huyết thì không bao giờ trễ và lúc nào cũng cần – ngay cả 1, 2 năm sau cũng có giá trị như thường. Dĩ nhiên chúng ta chỉ là người công dân thường, vì vậy ý kiến, suy nghĩ của chúng ta chỉ có giá trị trao đổi, học hỏi lẫn nhau và để cho bạn đọc chịu động não hơn một tí xíu. Sau đây tôi muốn chia xẻ bài này cùng các bạn những mong ước cùng suy nghĩ của tôi. Hy vọng trong tương lai có bạn đọc nào gánh vai trò tổ chức một lễ hội lớn thì nên làm một cách thực tế và sáng tạo.

Từ thời mở cửa đến nay nước Việt Nam tổ chức được cả trăm cái lễ hội lớn và quốc tế rồi nhưng tôi chờ hoài mà không thấy 1 tổ chức nào, 1 lễ hội nào kêu gọi người tham gia cư xử 1 cách văn minh. Tổ chức càng lớn thì cảnh người chen lấn xô đẩy nhau, vi phạm những điệu lệ của ban tổ chức càng nhiều; rác rưới càng vứt khắp nơi; càng thấy rỏ trình độ ý thức thấp kém của người dân. “Hà Nội 1000 năm,” đoàn thể thao HN được bí mật đưa đi thực tập ở TQ vì đoàn HN phải thắng lớn. Còn dám nghĩ tới việc bỏ ra 1 tỷ đô la để phá mây, bảo đảm không mưa trong 3 ngày nữa chứ. Người ta muốn tạo ra phong trào vì “1000 năm HN” nên HN năm nay phải là số 1. Đúng là suy nghĩ thiếu lành mạnh; việc làm không thực tế; pha lẫn sự cưỡng ép; và quan trọng hoá những chuyện cỏn con.

Theo ý tôi thì nên xây 1 công trình kiến trúc để đời chẳng hạn thư viện trung ương HN, toà thị chính, vv, có tầm vóc thuộc loại top, bằng cách tổ chức cuộc thi và mời gọi những kiến trúc sư lổi lạc quốc tế tham dự. Theo tôi thì VN cần có 1 vài kiến trúc có giá trị đối với du khách quốc tế để thế hệ sau không hổ thẹn với bạn bè khác chủng tộc, để du khách nước ngoài có thêm 1 diểm tham quan về kiến trúc VN; và để có 1 biểu tượng du lịch mạnh mẽ, ấn tượng trên các sản phẩm du lịch VN.

Một ý khác: mướn những điêu khắc gia hàng đầu thế giới làm 1 tượng đài lịch sử tưởng nhớ công ơn những vị lãnh đạo và anh hùng xuất chúng trong mọi thời đại lịch sử – tạc tượng từ 5 đến 10 người thật lớn, có giá trị về kiến trúc lẫn chất liệu – Hồ Chí Minh, Quang Trung, Lê Lợi, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Thánh Tôn, Nguyễn Trải, Nguyễn Du, Gia Long, vv. Nói chung tôi thất vọng vì “HN 1000 năm” hình như mọi tiền bạc bỏ ra, mọi sự hô hào, mọi chương trình, sản phẩm của nó chỉ có tính cách tạm thời.

Chính phủ bỏ ra hàng chục triệu đô la để làm phim lịch sử. Tôi thắc mắc, chẵng lẻ VN sẽ không bao giờ làm phim lịch sử nữa nên khoáng hết cho người TQ làm giùm để cắt giảm chi phí. Có cái phim trường để làm vốn cho tương lai thì hay biết mấy. Sau đó chỉ việc mời đạo diển TQ, Hàn quốc, Nhật Quốc gì đó đến VN làm việc là đúng cách nhất. Rõ ràng nhiều nhà lãnh đạo VN cũng coi thường điện ảnh VN và không tạo cơ hội cho điện ảnh VN vươn lên. Nghèo mà chơi sang, không chịu suy nghĩ tìm cách sáng tạo, làm ra những sản phẩm mà hầu hết các nước khác đều có khả năng làm được. không tạo công ăn việc làm. Không tạo sự gương mẫu cho người dân: cái gì người Việt có thể làm được thì hãy tạo cơ hội cho người Việt làm. Đó là chưa bàn đến việc nội dung phim có thể bị bóp méo, không đúng như kịch bản gốc vì phim được thực hiện bởi 1 nhóm người TQ, quay cảnh TQ. Chuyên viên điện ảnh VN gọi là hợp tác nhưng đúng ra là học nghề. Phim lịch sử đầu tiên, có nội dung quan trọng hàng đầu đối với người VN. Nhưng tất cả lại là 1 sự lừa lọc lớn có sự thông đồng của điện ảnh VN và các cấp chính quyền vì nó là hàng 90% made in China.

Mọi người Việt đều biết nước VN nghèo lắm và rằng có bao giờ nghe những nước giàu số 1 thế giới bỏ ra 1 món tiền lớn nhằm bảo đảm không mưa vào dịp đại lễ. Giả sử nước ta phát minh ra cách phá mây tích tụ thì cũng không nên bỏ ra 1 tỷ để khoe khoang thành tích khoa học kỷ thuật này. Tôi nghĩ tốn 10 triệu cũng không nên. Đây là 1 suy nghĩ không thực tế, vì chuyện đó sẽ không bao giờ xãy ra, nhưng vẫn cứ bàn đến. Điều này khích lệ sự tồn tại của bản tính thích kheo khoang, thích bốc phét, nghèo mà ham, và thùng rổng kêu to của nhiều người Việt.

“Hà Nội 1000 năm” người ta “chu đáo” nghĩ đến việc xây chừng 4 cái cổng khổng lồ tại 4 trục giao thông chính dẩn vào thành phố. Đây là ý kiến có 1 không 2. Không có thành phố nào trên thế giới có cổng chào vì cổng chỉ nên xây trước khi bước vô 1 khu phố đặc biệt, 1 công viên, 1 khu giải trí, hoặc 1 khu vực lễ hội với cờ hoa, trang trí tưng bừng. Cũng mừng là cuối cùng Hà Nội bỏ cuộc sau nhiều cuộc tranh luận và sau khi nhiều nhiều mẫu cổng được duyệt xét.

“Hà Nội 1000 năm” nhiều khu phố cũng được chính quyền cho tiền để quét vôi chỉnh trang lại nhà cửa. Rõ ràng người ta muốn làm đẹp HN. Tuy nhiên cũng có vài con đường cây xanh bị nhổ nhân danh vì HN 100 năm. Vậy đó, làm xấu HN mà cũng vì “HN 1000 năm”.

Những năm gần đây nhiều nhà thầu chạy theo vụ lợi, cắt giảm chất lượng mọi công trình từ lớn đến nhỏ. Kết quả đã xãy ra biết bao nhiêu sự cố đau lòng liên quan đến nghành xây cất VN. Toà nhà 70 tầng Keangnam sẽ là toà nhà cao nhất Hà Nội và VN. Nhưng cũng vì “HN 1000 năm” quá quan trọng nên có 1 tổ chức tầm cở của VN đánh cuộc với nhà thầu gần 1/2 triệu đô nếu công trình hoàn thành trong năm 2010. Điều này chẵng khác gì bật đèn xanh cho “làm dối việc.” Hơn nữa, nó tạo cơ hội cho nhà thầu có lý do tại sao đã có 5 tới 6 người chết trong quá trình thi công – 1 kỷ lục của VN và cả thế giới. May thay thách đố nông cạn này chỉ là 1 trò đùa vì không thực tế. Tôi cứ nghĩ bỏ ra 1/2 triệu đô để thuyết phục chủ nhà chọn cho nó 1 cái tên Việt cũng là 1 ý kiến nên ngẩm nghĩ.

Tóm lại, tôi thất vọng với những nhà tổ chức “HN 1000 năm,” vì hình như mọi tiền bạc bỏ ra, mọi sự hô hào, mọi chương trình, sản phẩm của nó chỉ có tính cách tạm thời. Sẽ còn lại dấu tích gì sau 1 năm, sau 100 năm và 1000 năm sau để những thế hệ sau có thể tự hào rằng VN ít ra cũng có 1 công trình kiến trúc tầm vóc, độc đáo và có giá trị thẩm mỹ do tổ tiên để lại. Trong quá khứ người dân vô ý thức đã làm thất bại thê thảm những lễ hội lớn của HN. 3 ngày hội kỷ niệm 1000 năm sẽ thành công mấy mươi phần trăm, nhờ vào phép lạ nào. Hãy chờ xem. Phần tôi, tôi mong ước 1 ngày nào đó, vào những dịp lễ lớn và những lễ hội giao lưu quốc tế, Việt Nam chúng ta sẽ có những phong trào liên tục kêu gọi thực hiện nếp sống văn minh vơi những hướng dẫn cụ thể, dễ hiểu, để mọi lễ hội vui hơn, tổ chức thành công hơn. Đồng thời tạo cơ hội cho người dân tập dần cách cư xử văn minh thông qua những dịp hiếm có này.
RANDOM_AVATAR
paulle
 
Bài viết: 9
Ngày tham gia: Thứ 3 31/08/10 10:40
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Quay về Văn hoá xã hội

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến31 khách