THI CỬ NHO GIÁO Ở VIỆT NAM

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về văn hoá trong đời sống xã hội

THI CỬ NHO GIÁO Ở VIỆT NAM

Gửi bàigửi bởi Quang Tuan » Thứ 2 08/11/10 10:06

Đã có phụ nữ nào đỗ các kỳ thi của triều đình?
Trong suốt chiều dài lịch sử gần nghìn năm của nền giáo dục nho giáo tại Việt Nam, phụ nữ chịu những thành kiến nặng nề. Không một phụ nào được dự thi các kỳ thi của triều đình, thậm chí ở các tỉnh.
Trong quá trình lịch sử học vấn phát triển như vậy, thì người phụ nữ đã làm gì để có thể mình được đi học và được đi thi cử? và từng có phụ nữ nào đỗ các kỳ thi của triều đình?
Theo tôi được biết là chỉ có một người phụ nữ duy nhất đạt được hộc vị tiến sĩ dưới triều đại Mạc (1527 - 1592) tên là: Nguyễn Thị Duệ, quê ở huyện Chí Linh - Hải Dương đã giả trai đi học và đi thi.
Khoa thi Hội năm Giáp Ngọ (1594) bà mang tên giả là Nguyễn Du đi thi và đỗ đầu khi tuổi vừa 20. Đến khi mở yến tiệc chiêu đãi các tân khoa, vua Mạc Kính Cung thấy vị tiến sĩ trẻ dáng vẻ mảnh mai, mặt mày thanh tú... nên dọ hỏi. Khi đã rõ chuyện, Nguyễn Thị Duệ không bị khép tội mà còn được vua khen ngợi... Sau đó, vua mời bà vào cung để dạy các phi tần, rồi được tuyển làm phi: Tinh Phi (Sao Sa) và người ta quen gọi là “Bà Chúa Sao”.
Năm 1625, quân Lê - Trịnh tiến lên Cao Bằng diệt nhà Mạc. Nguyễn Thị Duệ vào rừng ẩn náu, bị quân lính bắt được. Mến tài, vua Lê và chúa Trịnh vẫn cho bà trông coi việc dạy học trong vương phủ... Năm 70 tuổi, Nguyễn Thị Duệ xin về nghỉ nơi quê nhà.
Nguyễn Thị Duệ sống hơn 80 tuổi mới qua đời. Khi mất, người dân địa phương lập đền thờ, tôn bà làm phúc thần.
Chúng ta nghĩ gì về hành động của bà? Tuy thời xa xưa, phụ nữ thật khó để được bước chân vào trường lớp và tham dự các kỳ thi? có lẽ nào đây chín là hành động mong muốn được "quyền được bình đẳng của phụ nữ" thời xưa và cũng có lẽ đây là hành động "đòi quyền bình đẳng" căn bản cho phụ nữ sau này (thời hiện đại). mà xã hội hiện đại thường thốt ra với nhau khi bị ai đó coi mình là không nên làm cái này hoặc cái kia...chỉ có bọn con trai làm thôi.....thì lập tức có câu "phụ nữ và đàn ông===bình đẳng rồi"....???.
RANDOM_AVATAR
Quang Tuan
 
Bài viết: 113
Ngày tham gia: Thứ 6 15/10/10 21:50
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 5 lần

Re: THI CỬ NHO GIÁO Ở VIỆT NAM

Gửi bàigửi bởi Linh Giang » Thứ 4 01/12/10 8:20

văn hoá giới! heee
Nothing gonna change my love for you
RANDOM_AVATAR
Linh Giang
 
Bài viết: 113
Ngày tham gia: Thứ 2 20/09/10 13:31
Đến từ: Bình Dương
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: THI CỬ NHO GIÁO Ở VIỆT NAM

Gửi bàigửi bởi nuthanbien » Thứ 4 05/01/11 21:04

Cảm ơn bạn về một vấn đề mà tôi khá quan tâm. Thực ra chúng ta cũng thấy trong xã hội ngày xưa, phụ nữ bị quy định bới những luật lệ khá khắt khe thậm chí cho đến ngày nay dư âm của nó vẫn còn rất đậm nét. Vậy nhân vật phụ nữ Nguyễn Thị Duệ cải trang đi thi và cũng làm quan đó chứ, thế thì chúng ta phải hỏi ngược lại rằng: trong xã hội xưa, người phụ nữ không có vai trò quyền hành gì trong xã hội nhưng bà Duệ lại có được mà hơn còn giữa một vị trí cũng khá cao trong triều đình mà không bị lên án, khép tội theo luật pháp hơn nữa còn được trọng dụng? Phải chăng về một khía cạnh nào đó xã hội xưa cũng đã thừa nhận vai trò của phụ nữ, có thể là không nhiều nhưng ít ra đã cho thấy được phụ nữ dám khẳng định vị thế của mình. Tôi lại có một suy nghĩ mới, có thể do người phụ nữ xưa ít được tiếp xúc với sách vở, chữ nghĩa sống chỉ biết đến cái làng của mình cho nên ngay từ nhỏ họ đã được giáo dục phải tuân theo những nguyên tắc nhất đinh dần dần nó thấm sâu vào trong tâm trí họ đến mức muốn bứt ra cũng khó. Cho nên đôi khi cũng có những người phụ nữ không chịu tuân theo các nguyên tắc đó, họ tự bứt ra khỏi cộng đồng và sống thể hiện cá tính, bản lĩnh của mình giống như bà Duệ chẳng hạn. Tôi thừa nhận rằng số phụ nữ dám đi thi là rất hiếm hoi nhưng cũng có những phụ nữ đã thể hiện được vai trò của mình trong xã hội, được coi trong như Bà Huyện Thanh quan học sĩ được mời làm giáo cung chuyên lo dạy chữ và dạy làm người cho các hoàng tử và công chúa, hay bà Nguyễn Thị Lộ ( vợ của Nguyễn Trãi) cũng vậy. Đặc biệt một nhân vật nữ mà tôi rất thích đó là bà Ỷ Lan thay chồng điều hành quốc gia rất được trọng vọng. rõ ràng thi cử nho giáo thật sự không dành cho phụ nữ nhưng nếu phụ nữ đã ra làm chính trị thì chắc chắn vị thế của họ không nhỏ. Chẳng qua là do ý thức hệ coi trọng nam nhi mà người phụn nữ bị thiệtn thòi là không được học hành nên không thể đi thi trừ một số người phụ nữ sinh ra trong gia đình quyền quý được biết đôi ba chữ và nếu họ không châp nhận sự ràng buộc của lề lối xã hội họ sẽ thể hiện cá tính của riêng mình như bà Duệ. Phải chăng người phụ nữ được học chỉ một chút thôi thì tư tưởng họ sẽ hoàn toàn thay đổi và chưa chắc các đấng nam nhi đã vượt qua được tài năng của người phụ nữ.
Hình đại diện của thành viên
nuthanbien
 
Bài viết: 55
Ngày tham gia: Thứ 5 23/09/10 20:17
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần


Quay về Văn hoá xã hội

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến22 khách