PHỤ NỮ VÀ ĐÀN ÔNG...

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về văn hoá trong đời sống xã hội

PHỤ NỮ VÀ ĐÀN ÔNG...

Gửi bàigửi bởi Quang Tuan » Thứ 2 25/04/11 12:13

PHỤ NỮ VÀ ĐÀN ÔNG
Đã từ lâu lắm, con người vẫn thắc mắc về “tính cách” của người phụ nữ… có người nói phụ nữ “lúc mưa, lúc nắng…thật khó hiểu” …tại sao như vậy? Qua đây, tôi xin trích một mẫu truyện nhỏ về “phụ nữ” để chúng ta cùng suy nghĩ về quan niệm dân gian của người Ấn về phụ nữ như thế nào nhé. Từ đó, chúng ta cũng tìm hiểu về văn hóa của họ.
Câu chuyện có nội dung như sau:
Thuở mới sinh ra trời đất, ông thợ tạo hóa (Brahma) đến lúc thấy cần phải chế tạo người đàn bà, mới nhớ ra rằng bao nhiêu nguyên liệu đã dốc cả vào việc chế tạo người đàn ông. Trong khi tiến thoái lưỡng nam, thợ tạo hóa đã lặng lẽ suy nghĩ hồi lâu rồi mới thu góp các chất liệu để chế tạo người đàn bà. Tạo hóa đã lấy vẻ đầy đặn của mặt trăng, đường uốn công của loài dây leo, dáng run rẩy của các loài cỏ hoa, nét mềm mại của loài lau cói, màu rực rỡ của nhị hoa, điệu nhẹ nhàng của chiếc lá, cảm giác tinh vi của vòi voi, cái nhìn đăm chiêu của mắt hươu, cảnh xúm xít của đàn ong, ánh rực rỡ của mặt trời, nỗi xót xa của tầng mây, luồng biến động của cơn gió, tính nhúc nhát của con hươu rừng, sắc lộng lẫy của con chim công, hình nhuần nhuyễn của cặp chim yểng, chất cứng rắn của ngọc kim cương, vị ngon ngọt của đường mật, lòng tàn nhẫn của hùm beo, sức nóng bỏng của lửa, khí lạnh lẻo của băng tuyết, tiếng hót của chim khách, tiếng kêu của chim quyên, nết dối trá của cò vạc, đức trung trinh của chim uyên ương, đem mọi thứ hỗn hợp lại, nặn thành đàn bà rồi đưa người đàn bà ấy cho đàn ông.
Sau bảy hôm, người đàn ông đến phàn nàn với thợ tạo hóa: “Cái người mà ngài giao cho tôi, làm cho cuộc sống hàng ngày của tôi rất đổi đau khổ; mồm bà ta nói luôn như phách, lúc thì đàu nghịch làm tôi không chịu nỗi, lúc lại xoắn tôi không chịu rời nửa bước”. Lúc nào tôi cũng để ý đến người ta, thành ra bao nhiêu thì giờ vàng ngọc của tôi phải dung cho bà ta hết. Có lúc bà ta lại khóc lóc vu vơ. Tôi xin trả bà ta cho ngài vì tôi không thể chung sống với bà ta được.
Thợ tạo hóa nói: “Ừ! được thôi” và nhận người đàn bà lại.Qua bảy hôm, người đàn ông kia lại đến nan nỉ với thợ tạo hóa: “Lạy chúa, từ khi đem trả người đàn bà cho chua đến nay, tôi thường có cảm giác mình thấy mình cô đơn hiu quạnh , tôi nhớ những lúc nàng nhảy múa cho tôi xem, nàng liếc mắt nhìn tôi âu yếm, khi đi chơi nàng sát lại gần tôi. Giọng nói của nàng nghe như âm nhạc; hình dáng rất xinh đẹp; than thể rất mềm mại. Xin chúa cho tôi xin lại người đàn bà ấy”.
Thợ tạo hóa trả lời: “Ừ, tốt lắm”. Rồi trao người đàn bà ấy cho anh ta.
Chỉ được ba hôm, anh ta lại chạy đến nói: “Không thể hiểu tại sao làm cho tôi vui vẻ thì ít mà phiền não thì nhiều. Thôi lần này trả bà ta cho chúa thật, xin chúa nhận cho, tôi không kham được nữa”.
Lần này tạo hóa tỏ vẻ cương quyết: “Thôi mời anh đi đi! Công việc nhà anh kệ xác anh. Anh hãy đem hết năng lực của mình để dàn xếp lo toan lấy, ta đây không biết!”.
Người đàn ông kia cố lài nhài: “Dù sao tôi cũng không thể chung sống với bà ta đươc”.
Thợ tạo hóa trả lời: “Không có người đàn bà ấy thì đời sống hàng ngày của anh cũng chẳng ra làm sao đâu”, rồi tạo hóa ngoảnh mặt đi làm công việc của ông ta.
Người đàn ông lẩm bẩm: “Việc này làm thế nào bây giờ? Ta có nàng cũng không được, mà chẳng có nàng cũng không xong”.
Trong văn học Ấn, kể cả văn chương bác học lẫn văn học dân gian, có một đề tài thường gặp, đó law cuộc đọ sức chọn lựa giữa tình yêu và tôn giáo, một băn khoăn lớn, thường trực trong đời sống người Ấn. Đấy law biểu hiện cao nhất của cả một chuỗi những giằng co giữa:
Đời – đạo
Sống – chết
Người – thần
Thể xác – tâm linh
Luân hồi – giải thoát
Tình yêu – tôn giáo
Quan niệm dân gian vừa kể ta có thể thấy phần nào ở “Tagore” trong bài thơ viết về “Urvashi”.
Hỡi Urvashi,
Nàng không phải là mẹ, không phải law con gái
Cũng không phải là cô dâu mới
Nàng là người phụ nữ
Đã chiếm đoạt tâm linh (thể xác)
Của cõi thiên đường…
Nàng nhẹ nhàng đặt mình lên trên
Đóa hoa sen dục vọng
Chập chờn như song lượn
Nàng vui chơi mãi mãi trong cái trí tuệ vô biên này
Nơi giấc mơ náo nhiệt của Chúa đời
Không ngừng xao động
(Trong tuyển tập thơ R.Tagore, trang 204).
RANDOM_AVATAR
Quang Tuan
 
Bài viết: 113
Ngày tham gia: Thứ 6 15/10/10 21:50
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 5 lần

Quay về Văn hoá xã hội

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến14 khách

cron