Bài học từ câu chuyện bé gái Yue Yue ở Trung Quốc

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về văn hoá trong đời sống xã hội

Bài học từ câu chuyện bé gái Yue Yue ở Trung Quốc

Gửi bàigửi bởi vonamphuoc » Thứ 7 29/10/11 10:51

Gần đây báo chí có đưa lên câu chuyện về bé Yue Yue bị xe tải cán qua 2 lần . Tôi xin đưa lên lại nội dung chi tiết mà báo đã đăng để các bạn nào biết nhưng chưa đọc kỹ thì đọc lại :
"Theo China Daily, hình ảnh từ camera giám sát được giới thiệu trên đài truyền hình địa phương cho thấy, cô bé Yue Yue đang đi dạo trong một khu chợ kim khí cách nhà khoảng 100m ở Phật Sơn, tỉnh Quảng Đông hôm thứ Năm (13/10), thì bị một chiếc xe tải cán phải lúc 5h26 chiều. Sau đó, có 3 người qua đường phát hiện ra cô bé bị thương nằm trên đường, nhưng tất cả họ đều bỏ đi.
Người qua đường vô cảm bỏ mặc bé gái bị xe tải cán
Một người đi đường bỏ mặc bé gái nằm trên đường.
Cô bé sau đó còn bị một chiếc xe tải khác cán qua. Tiếp theo, những người đi xe đạp điện, đi xe ba bánh và ba người đi đường khác đều bỏ mặc đứa bé, trong khi không ai ở các cửa hàng gần đó đến giúp đỡ nạn nhân.
7 phút sau khi cô bé bị đâm ngã, một người nhặt rác 57 tuổi mới chú ý và bế nạn nhân vào lề đường. Người phụ nữ này cố nói chuyện với những người chủ cửa hàng nhưng không có ai giúp đỡ. Người nhặt rác sau đó đi vào một khu phố và vài giây sau, mẹ của cô bé xuất hiện và đưa cô bé đi cấp cứu.
Yue Yue đã được cấp cứu ở Phật Sơn, trước khi được chuyển tới Bệnh viện Đa khoa của Quân đội tại Quảng Châu cùng ngày hôm đó. Wen Qiang, phó giám đốc đơn vị chăm sóc đặc biệt của bệnh viện cho hay, cô bé bị chấn thương nghiêm trọng, không thể tự hô hấp và gần như bị chết não khi được đưa tới bệnh viện. Theo lời một bác sĩ họ Peng, cô bé được bệnh viện thông báo là bị chết não vào chiều qua và có thể tử vong bất kỳ lúc nào. Khả năng lạc quan nhất là cô bé sẽ sống với tình trạng thực vật trong phần đời còn lại."
Nhưng giờ đây bé đã qua đời .
Câu chuyện này đã được Thầy Thêm đưa ra trong tuần qua cho lớp K12 để bàn về vấn đề đạo đức của con người trong xã hội được coi văn minh, phát triển như xã hội Trung Quốc .
Bản thân tôi, do bận rộn nên chỉ nghe thông tin về câu chuyện đó qua người thân ,khi đó tôi vô cùng bức xúc trước sự vô cảm của những con người trong câu chuyện đó nhưng tuần qua khi nghe Thầy Thêm nói nhắc lại sự kiện đó và thông tin cháu bé đã qua đời . Hôm nay,dù bận rộn tôi cũng quyết lên mạng đọc lại câu chuyện và viết bài để lớp K12 cũng thảo luận .
Khi đọc lại chi tiết của bài báo, tôi thật sự muốn khóc,nhất là khi nhìn hình ảnh cháu bé với khuôn mặt dễ thương, hồn nhiên nhưng xung quanh đầy những sợi dây nước biển, truyền máu ...Thật quá đau lòng . Là một ngưòi cũng đã có gia đình và có 1 đứa con , tôi thật sự rất thông cảm với sự mất mát quá lớn với cha mẹ bé nhất là đối với xã hội TQ mà mỗi gia đình chỉ có 1 người con .
Càng thương xót bé và cảm thông với ba mẹ bé , tôi càng giận những người qua đường đã bỏ qua cơ hội cứu sống một sinh mạng bé bỏng , dù rằng không có tình cảm yêu thương như của người bố người mẹ dành cho con nhưng họ cũng là những người đã có gia đình và người thân, làm sao mà họ không hiểu được bốn chữ "mất mát người thân ". Giả dụ như họ không nghĩ đến lúc đó nhưng là sinh mạng của một con người chứ đâu phải là vật vô tri vô giác . Một con vật như con chó con mèo mình nuôi khi chết đi mình còn thương còn tiếc huống chi 1 con người trong mỗi quan hệ xã hội mà mình đang sống . ĐIều này lại càng bị lên án trong cái xã hội được cho là rất tiến bộ, giàu có , văn minh hơn trước rất nhiều như Trung Quốc .
Và điều đáng trách hơn cả đó là giới truyền thông TQ khi cứ đưa ra bình luận việc một người nhặc rác cứu sống đứa trẻ và cứ hỏi đi hỏi lại hành động của bà đại loại "bộ bà muốn nổi tiếng à " ; "bà nghĩ gì khi cứu đứa bé trong khi không ai cứu". Đây là một công cụ của chính phủ trong việc định hướng và điều chỉnh xã hội một cách tốt đẹp hơn . Thế nhưng một hành động tốt đẹp,bình thường, đúng nghĩa của một con người thì lại bị cho là bất thường đối với những người được coi là có học vấn(những người phỏng vấn) so với một bà già nghèo, lang thang. Và chính sự quá vô cảm của những người đi đường đã góp phần tước đi mạng sống của bé Yue Yue và chính ý nghĩ và hành động bất thường của giới truyền thông TQ đã làm cho một người tốt phải trốn đi nơi khác sinh sống như kẻ phạm tội.
Xin hay đọc lại bài nói về bà già mù chữ cứu bé Yue Yue:

http://www.zing.vn/news/chuyen-la/nguoi ... 30583.html

Câu hỏi đặt ra : "Trong xã hội ngày nay có phải cái xấu và tốt lẫn lộn nhau, cái xấu lấn át cái tốt và một biểu hiện của cái tốt sẽ trở thành quái dị chăng ? " "Không lẽ trong xã hội ngày càng phát triển, văn minh thì không còn tình người nữa sao "
Theo suy nghĩ của mình là :
Thật ra thì từ xưa đến nay cái tốt bao giờ cũng thắng cái xấu. Chỉ có điều trong từng giai đoạn có thể có lúc cái xấu lấn át cái tốt hoặc cái xấu bị cái tốt kìm hãm mà thôi.
Từ câu chuyện của bé Yue Yue, nhìn lại Việt Nam ,ta thấy thật sự cũng có lúc có nơi vẫn xuất hiện sự vô cảm tuy chưa đến nỗi như TQ . Ví dụ như : Trong cánh tài xế vẫn có quy ước ngầm với nhau "luật bất thành văn " thà cán chết để bảo hiểm lo trọn gói chứ bị thương thì phải chịu nuôi suốt đời "; hoặc khi thấy người vô tội bị đánh bị hành hạ trên đường đôi lúc không ai can ngăn,giúp đỡ ...Ở đây không phải người Việt Nam vô cảm nhưng vì những lý do như sợ bị liên lụy hoặc sợ bị kẻ thương do tham gia giúp đỡ hoặc sợ bị lường gạt ...Tuy nhiên cũng còn rất nhiều những con người tốt trong xã hội của VN như việc những người tự nguyện thành lập đội bắt cướp bắt trộm ở Bình Dương , những người tự nguyện đứng ra giúp điều phối giao thông , những hành động như nhường chỗ cho người già, trẻ em, phụ nữ trên xe buýt, cho người ăn xin bị tàn tật, già cả một ít tiền lẻ (dù có thể bị lường gạt do thủ đoạn trá hình của một số người này nhưng thà bị gạt một tí còn hơn lỡ người ta khó khăn thật sự thì sao "thà bị người phụ chứ đừng phụ người " ).... thật đáng trân trọng biết bao và cần phát huy nhiều hơn nữa.
Chúng ta đang sống trong một xã hội vật chất và tinh thần . Chúng ta hãy lao động, làm việc, học tập hết mình để kiếm tiền nuôi bản thân và gia đình, đó là hoàn toàn đúng đắn và cần thiết thế nhưng bên cạnh đó chúng ta còn có khía cạnh tinh thần mà nó có giá trị vô cùng lớn và không thể thiếu được trong mỗi chúng ta. Người ta nói có tiền là có tất cả nhưng tôi cho rằng điều đó không đúng, tiền chỉ giúp cho ban có cái hào nhoáng bên ngoài mà thôi chứ không thể nói lên được cái giá trị thực chất bên trong con người bạn chính vì thế có biết bao nhiêu người có tiền bạc nhưng có hạnh phúc đâu , chính vì thế có bộ phim "Khi người giàu khóc" mà thầy Triết đã nói (cái khóc của họ còn thảm thiết hơn những người nghèo tuy nhiều khi khóc không nước mắt ).
Chúng ta hãy sống sao cho có ý nghĩa, hãy sống có tình người, đừng vô cảm trước nỗi đau của người khác như những người trong câu chuyện bé Yue Yue ....đặc biệt là đối với lớp VHHK12 các anh chị và các bạn nhé... để đến lúc trở về với đất (khi nào già đó nha) thì không cảm thấy mình sống hoài, sống phí .
Qua đây xin gửi những tình cảm tốt đẹp nhất đến với bà Chen Xianmei, một người bình thường nhưng phi thường dù rằng giữa tôi và bà không hề quen biết,không hiểu ngôn ngữ nhau và những lời này cũng không đến được với bà . Mong bà biết rằng, ở một nơi xa có một đứa cháu của bà luôn luôn ủng hộ việc làm cao cả của bà, chúc bà sức khỏe và cầu mong hạnh phúc đến với bà .
Hình đại diện của thành viên
vonamphuoc
 
Bài viết: 17
Ngày tham gia: Thứ 2 12/09/11 17:18
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Bài học từ câu chuyện bé gái Yue Yue ở Trung Quốc

Gửi bàigửi bởi nguoidanbadep205 » Thứ 7 29/10/11 18:16

Em định tham gia 1 bài với a nhưg sao đọc xong, xem lại cái clip e thấy sao sao í anh P à...cuộc sống này lạ quá, đáng sợ quá...e thấy rùng mình!
RANDOM_AVATAR
nguoidanbadep205
 
Bài viết: 49
Ngày tham gia: Thứ 2 12/09/11 11:20
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 2 lần

Re: Bài học từ câu chuyện bé gái Yue Yue ở Trung Quốc

Gửi bàigửi bởi doantrang1808 » Chủ nhật 30/10/11 10:28

Càng ngày càng không hiểu nổi thế giới này
Con vật còn có tình thương lẫn nhau

http://www.youtube.com/watch?v=4swW41_aD4g

Nhưng con người thì ... “con người” = “con” + “người”, nhưng có lẽ phần “người” trong họ đã bị mất, nhưng liệu với một hành xử như vậy thì họ có xứng đáng với phần “con” còn lại của họ không?
Sống trên đời cần có một tấm lòng, dù chỉ là để gió cuốn đi!
RANDOM_AVATAR
doantrang1808
 
Bài viết: 60
Ngày tham gia: Thứ 4 06/04/11 9:07
Đến từ: Bến Tre
Cảm ơn: 1 lần
Được cám ơn: 3 lần

Re: Bài học từ câu chuyện bé gái Yue Yue ở Trung Quốc

Gửi bàigửi bởi phuongthanhtsk » Thứ 2 31/10/11 16:16

Sau vụ việc bé Yue Yue, ở Trung Quốc lại xảy ra một vụ tương tự về việc tài xế xe tải đụng người rồi cố ý quay lại cán cho chết lun.
Nạn nhân của vụ việc này là bé Xiong Maoke, 5 tuổi.
Mọi người vào đây xem thêm:
http://nld.com.vn/20111025060252249p0c1 ... -2-lan.htm
Tên tài xế sau khi cán chết bé Xiong đã trực tiếp gọi cho cảnh sát, và câu mà hắn ta nói sau khi bước ra khỏi xe là: "Tôi sẽ phải trả bao nhiêu?".
Trong cái xã hội mà người ta cho là đang ngày càng văn minh, phát triển này, thì lương tâm con người, chuẩn mực đạo đức càng ngày càng tuột dốc không phanh. Thật đáng kinh sợ. Mỗi khi đọc một bài báo nào đó liên quan đến vụ giết người (dù là bằng cách nào), em lại thấy ớn lạnh. Nếu không đọc báo, và không biết là có một sự việc kinh khủng như thế đã xảy ra, thì có tưởng tượng em cũng không tưởng tượng nổi là sao trên đời này lại có những người nhẫn tâm tàn ác mất nhân tính như vậy.
Suy cho cùng dù trình độ con người phát triển đến đâu, xã hội hiện đại văn minh đến đâu thì những giá trị đạo đức, tình người với người vẫn là những chuẩn mực quan trọng và cần được xã hội quan tâm chú ý đến nhất. Và nó được quan tâm chú ý tới như thế nào? Em nghĩ vai trò của giáo dục ở đây là hết sức quan trọng. Giáo dục ở đây phải là sự kết hợp hoàn hảo từ 3 môi trường: gia đình, xã hội và nhà trường. Điều cốt lõi trước khi giáo dục một người trẻ thành người có "tài", thì trước hết phải giáo dục họ thành người có "nhân" trước cái đã.
Ví dụ trong vụ việc của bé Yue Yue, tên tài xế và những người đi đường vô cảm đó chắc chắn là không có "nhân" rồi. Hệ quả dẫn đến chẳng hạn như đối với đứa bé đi chung với bà mẹ vô cảm thấy bé Yue Yue nguy mà không cứu đó, nó sẽ thấy được cái gì từ mẹ nó? sự vô cảm dẫn đến thái độ lạnh lùng thờ ơ chính xác là điều nó thấy ngay lúc đó về mẹ nó. vậy thì điều đó tôt hay xấu? chắc mọi người ai cũng tự có câu trả lời cho mình. Rồi nói đến báo chí, những người làm báo được xem là một thành phần trí thức của xã hội vậy thì cái "nhân" của họ ở đâu khi cách hành xử của họ đối với bà nhặt rác như vậy?
Hình đại diện của thành viên
phuongthanhtsk
 
Bài viết: 44
Ngày tham gia: Thứ 2 12/09/11 19:22
Đến từ: TPHCM
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Bài học từ câu chuyện bé gái Yue Yue ở Trung Quốc

Gửi bàigửi bởi nguoidanbadep205 » Thứ 6 11/11/11 14:24

Cũng phải còn những người như thế này chứ...
http://www.zing.vn/news/nhip-song-tre/c ... 33056.html
RANDOM_AVATAR
nguoidanbadep205
 
Bài viết: 49
Ngày tham gia: Thứ 2 12/09/11 11:20
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 2 lần

Re: Bài học từ câu chuyện bé gái Yue Yue ở Trung Quốc

Gửi bàigửi bởi leminhtuan » Thứ 3 15/11/11 20:13

Cuộc sống vốn muôn hình vạn trạng.
Tất nhiên, "tiếng lành đồn xa, tiếng dữ đồn xa/ Tiếng lành tiếng dữ đồn ba ngày đường".
Mong rằng từ những chuyện thương tâm như vậy, mỗi chúng ta sẽ học được một bài học để áp dụng cho chính mình, hoàn thiện tự thân, và trải rộng tình thương đến với mọi người xung quanh.
Đức Phật dạy: "Chớ làm các việc ác, Hãy làm những điều lành, Giữ tâm ý thanh tịnh, Là lời chư Phật dạy".
Hy vọng thông điệp này sẽ giúp ích nhiều hơn nữa cho nhân loại, nhất là trong thời đại ngày nay, khi đạo đức đang dần bị xuống cấp.
RANDOM_AVATAR
leminhtuan
 
Bài viết: 33
Ngày tham gia: Thứ 2 12/09/11 11:35
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: Bài học từ câu chuyện bé gái Yue Yue ở Trung Quốc

Gửi bàigửi bởi quocvan » Thứ 5 24/11/11 12:02

Trời! Sao toàn những tiếng rên xiết não nề vậy?
Ở cấp độ học vị của chúng ta thì phải tìm ra nguyên nhân và giải quyết nó chứ đâu phải để than thở. Nếu chưa có điều kiện xã hội cần và đủ để thực hiện thì việc nhận diện đúng nguyên nhân của nó cũng còn có ích hơn là than thở.
Cho đến khi hoàn thành cao học, mỗi chúng ta đã không ít hơn ba lần được học triết học Mac – Lênnin. Lần thứ nhất ở trường đại học, lần thứ hai là ôn thi đầu vào (ai không ôn ở trường thì tự ôn ở nhà cũng coi như một lần), lần thứ ba là học lấy chứng chỉ sau đại học. Chủ nghĩa Mac – Lênnin cung cấp cho chúng ta lý luận cải tạo xã hội. Vì vậy Mac mới có câu nói “hạnh phúc là đấu tranh”.
Các hiện tượng trong xã hội không thể là những hiện tượng cô lập, riêng lẻ mà có mối liên hệ với nhau, sự việc hiện tượng này là nguyên nhân, đầu mối của sự vật hiện tượng khác. Bản chất con người là tư hữu, cái gì có lợi cho mình thì làm, không có thứ đạo đức nào cao hơn bản năng này cả nên trên cuộc đời này không có thánh nhân mà chỉ có người vĩ đại.
Cho nên hành vi của con người trong công cuộc tìm kiếm tư lợi (mưu sinh) được quy định bởi hai yếu tố luật pháp và đạo đức. Trong một xã hội được tổ chức tốt thì luật pháp được thực hiện tốt nên nó thực hiện tốt nhiệm vụ điều chỉnh hành vi con người, cá nhân được pháp luật bảo hộ nên yên tâm. Ở những xã hội mà pháp luật không được thực hiện tốt, cá nhân không được pháp luật bảo hộ hoặc không tin được pháp luật bảo hộ thì sẽ diễn ra cảnh cá lớn nuốt cá bé, mạnh được yếu thua, gian dối có lợi hơn thật thà, nhẫn tâm có lợi hơn từ tâm...nên con người phải tìm kiếm sự bảo hộ từ những lực lượng mạnh như quan hệ tốt với chính quyền, dựa vào băng nhóm côn đồ, xã hội đen... để tìm kiếm tư lợi. Trong điều kiện này không có đạo đức nào điều chỉnh được hành vi con người.
Vấn đề đặt ra ở đây là vì sao có xã hội pháp luật được thực hiện tốt, xã hội khác thì không, cách thức tổ chức xã hội như thế nào để luật pháp được thực hiện tốt. Trở lại với sự việc bé Yue Yue cũng giống với sự việc gần đây ở TP. HCM, tài xế lùi xe để cán tiếp một em bé khi đã gây ra tai nạn nhưng người dân đã kịp thời can thiệp. Ở đây rõ ràng có sự bất cập là khi gây tai nạn làm chết một người thì có lợi hơn chỉ làm người ấy bị thương hay tàn tật (đền một lần, không phải nuôi cả đời). Vậy thì họ làm điều có lợi hơn. Còn những người đi đường dửng dưng là vì sao, họ sẽ bị nhà chức trách làm phiền bằng những thủ tục hợp tác điều tra mà chỉ những người trong cuộc mới biết gồm những công đoạn gì (có lẽ đây là lý do cơ bản nhất). Người giúp đỡ mất thời gian, công sức, tiền bạc, nhiều khi gặp rắc rối nữa. Như vậy cái giá phải trả cho một việc làm tốt là quá lớn nên người ta dửng dưng đâu có gì lạ.
Một thực tế nữa chứng minh là những người tốt đều bị thiệt thòi. Những người tự nguyện làm việc tốt thì tự bỏ công sức, tiền bạc của mình ra để làm. Giúp người bị hại thì bị trả thù, một người phân làn đường bằng điếu cày, sau sự việc sợ quá bỏ cả việc về quê...
Mác nói kiến trúc thượng tầng (KTTT) được quy định bởi cơ sở hạ tầng, nhưng ông cũng nói kiến trúc thượng tầng có thể vượt trước cơ sở hạ tầng. Kiến trúc thượng tầng của một dân tộc do chính dân tộc đó tạo ra. Nếu
KTTT này không phù hợp thì nên thay bằng KTTT khác.
RANDOM_AVATAR
quocvan
 
Bài viết: 20
Ngày tham gia: Thứ 7 23/10/10 8:05
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Bài học từ câu chuyện bé gái Yue Yue ở Trung Quốc

Gửi bàigửi bởi trinhhiep » Thứ 2 28/11/11 10:06

quocvan đã viết: Bản chất con người là tư hữu, cái gì có lợi cho mình thì làm, không có thứ đạo đức nào cao hơn bản năng này cả nên trên cuộc đời này không có thánh nhân mà chỉ có người vĩ đại.


Tôi e là bạn quocvan chỉ mới toàn gặp những người xấu, những người "không có thứ đạo đức nào cao hơn bản năng tư hữu này"...

Xã hội có người tốt, người xấu! Việc đưa những việc xấu để gióng lên hồi chuông cảnh báo cho mọi người không có nghĩa là cả xã hội xấu hết trơn!
Khi đọc những bản tin thương tâm như thế, ai đó còn thấy lòng mình đau với nỗi đau của người khác, xót thương trước nỗi bất hạnh của người khác thì xã hội đó vẫn còn những người tốt!
Đừng vội bi quan là cả xã hội xấu hết trơn!

Điều đáng sợ nhất không phải là những thông tin về vấn nạn vô cảm đã được đưa lên mặt báo! Nhờ có những thông tin đó mà người đọc sẽ có những soi rọi lại bản thân, nuôi dưỡng lại những xúc cảm yêu thương của con người mà trong cuộc sống bon chen đôi khi người ta quên mất!
quocvan đã viết:Mác nói kiến trúc thượng tầng (KTTT) được quy định bởi cơ sở hạ tầng, nhưng ông cũng nói kiến trúc thượng tầng có thể vượt trước cơ sở hạ tầng. Kiến trúc thượng tầng của một dân tộc do chính dân tộc đó tạo ra. Nếu KTTT này không phù hợp thì nên thay bằng KTTT khác

Đáng sợ hơn, theo tôi, đó là những người đọc thông tin không có chút mối thương tâm, rung cảm nào! Họ chỉ chăm chăm bới lông tìm vết, và những bất hạnh, những mối thương tâm đó lại trở thành công cụ để họ sử dụng cho những mục đích riêng của mình!

leminhtuan đã viết:Mong rằng từ những chuyện thương tâm như vậy, mỗi chúng ta sẽ học được một bài học để áp dụng cho chính mình, hoàn thiện tự thân, và trải rộng tình thương đến với mọi người xung quanh.
Đức Phật dạy: "Chớ làm các việc ác, Hãy làm những điều lành, Giữ tâm ý thanh tịnh, Là lời chư Phật dạy".


Thật vậy, tâm ý thanh tịnh thì sẽ thấy thanh tịnh! Tâm lành thấy việc lành. Người lành thấy việc ác sẽ biết làm gì để biến nó thành duyên lành cho cái thiện cái lành phát triển...
Ta hãy sống với những ngày đáng sống
Không giận mừng, không oán ghét, sầu thương...
Hình đại diện của thành viên
trinhhiep
 
Bài viết: 48
Ngày tham gia: Thứ 3 21/09/10 14:09
Cảm ơn: 1 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Bài học từ câu chuyện bé gái Yue Yue ở Trung Quốc

Gửi bàigửi bởi 00hth » Thứ 4 28/12/11 14:56

Những ý nghĩ tiêu cực sẽ ánh hưởng xấu đến chính bản thân và tâm lý mọi người xung quanh,nên hãy tĩnh tâm bạn à
RANDOM_AVATAR
00hth
 
Bài viết: 2
Ngày tham gia: Thứ 4 28/12/11 14:50
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần


Quay về Văn hoá xã hội

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến2 khách

cron