Bạn đang xem trang 1 / 1 trang

Blog có còn văn hóa?

Gửi bàiĐã gửi: Thứ 2 10/03/08 15:27
gửi bởi trucphuong
Lang thang trên mạng, người ta có thể đọc thấy "hầm bà lằng" đủ thứ chuyện trên đời. Chỉ riêng với blog, cứ từ blog này dẫn vào blog khác, thôi thì cả một thế giới hỉ - nộ - ái - ố, riêng - chung, xấu - tốt, trắng - đen, xanh - đỏ...

Một đứa bé mới sinh hãy còn ẵm ngửa, vậy mà câu chuyện về em đã có thể được bao nhiêu người biết đến, qua blog cha mẹ viết cho em. Một đôi tình nhân cách nhau nửa vòng trái đất, vậy mà mỗi ngày họ đều có thể biết về nhau rõ ràng thân mật như đang cùng dưới một mái nhà.

[center]Hình ảnh[/center]
[center]Giao diện của một blog. Ảnh minh hoạ.
[/center]

Nhưng đôi khi trong thế giới blog rất dễ thương hồn hậu kia, người ta bỗng vấp phải những blog hoàn toàn khác thường. Trong blog của anh này tràn ngập những lời lẽ rỉa rói nói xấu đồng nghiệp. Blog của chị nọ đậm đặc những chuyện kể về đời tư người khác. Blog của anh kia lại toàn giọng chê bai dè bỉu xã hội, xổ toẹt tất tần tật mọi thứ quanh mình nhưng lại không có được dù chỉ một đóng góp nhỏ...

Cái gì đưa các blogger này đến chọn lựa ấy?

Blog đã cho người ta một không gian tự do gần như tối đa. Khi làm chủ một diễn đàn như thế, blogger cho phép mình thực hiện tất cả những gì mình ao ước.

Thường ngày tôi rất căm thằng cha đồng nghiệp hay qua mặt không bóp còi này. OK, ta sẽ cho ngươi lên blog. Ta sẽ dành những lời lẽ tệ hại nhất cho ngươi. Cái con mẹ vênh váo kia sẽ phản ứng thế nào khi chuyện bồ bịch quá khứ của mẹ được khui ra trên blog của tui? Anh tưởng anh bất khả xâm phạm vì là người danh giá ư? Blog của tôi sẽ cho anh thấy không phải vậy đâu...

Trong trường hợp bị "chộp"? OK, tôi sẽ biến ngay, sẽ lặn không để lại một sủi tăm nào. Thế giới ảo mà. Ai biết đâu mà lần!

Ấy là còn chưa kể, những blog ẩn danh, không trực diện. Với sự ẩn nấp trong bóng tối này, còn có gì mà blogger không dám làm!

Ôi, văn hóa blog!

Không nên viết blog vô tội vạ

Đa phần cộng đồng blogger (người lập blog) ở Việt Nam không hề định hướng nội dung trước khi tạo blog. Có người lập vì tò mò, vì bắt chước bạn bè hoặc vì có cơ hội "viết bất cứ điều gì mình thích". Một số còn lập blog chỉ vì muốn bình luận (comment) cho bài viết hấp dẫn mà họ đọc được trên trang nào đó. Sau khi mở một trang riêng, các blogger mới bắt đầu hình thành ý tưởng cho blog của họ. Không ít người duy trì như một cuốn nhật ký trực tuyến theo đúng nghĩa ban đầu, những người khác biến nó thành kênh tin tức tin riêng nhưng cũng có vô số blog đang trong tình trạng bị "bỏ hoang".

Blog cũng giống âm nhạc, album chất lượng cao chưa chắc đã là album bán chạy nhất. Web cá nhân của blogger xinh xắn (hoặc đẹp trai) với nội dung giải trí bao giờ cũng thu hút lượng truy cập đông đảo và nhận được đến hàng chục, có khi cả trăm lời khen ngợi, trong khi những bài viết mang tính triết lý lại chỉ nhận được vài đoạn nhận xét như "cậu dạo này suy nghĩ… vĩ mô nhỉ".

[center]Hình ảnh
Ảnh minh họa.[/center]

Blog là một dạng nhật ký công khai mà chủ nhân có quyền tự do viết lên suy nghĩ, điều đó đúng hay sai? Chỉ cần viết ám chỉ thì người viết không bao giờ bị pháp luật trừng trị, và nếu người đó không thừa nhận lỗi mà chỉ cho rằng đó chỉ là tự truyện thì sao?

Tại sao có luật báo chí mà lại không có luật viết blog? Tại sao có người kiểm duyệt sách báo, phim ảnh... mà không thấy ai nói người kiểm duyệt blog? Tại sao không có bài học nào cho những người đã gây ra những chuyện như vậy? Phải chăng dùng blog để bới móc đời tư của người khác là chuyện nhỏ? Phải chăng không có cách nào ngăn chặn việc viết blog vô tội vạ như vậy?

Thực tế đã có vụ xét xử thật cho những nhân vật của thế giới ảo này, đó là giữa "sao" ca nhạc Phương Thanh và "sao" blog - nhà báo Hương Trà trong thời gian qua. Dù phán xét của Tòa án cho vụ kiện này như thế nào đi nữa, thì nó vẫn là một điều cảnh báo cho những ai có sở thích quan tâm quá mức đến đời sống riêng tư của người khác.

Tôi nghĩ không thể nhân danh cá nhân trên blog mà viết tùy tiện theo cảm giác. Mỗi blogger phải ý thức được những gì mình viết có ảnh hưởng đến người khác hay không. Có một thực tế là người ta toàn viết trên blog chuyện của người khác mà ít khi nói đến chuyện của mình (nhất là những chuyện không tốt đẹp). Như vậy có công bằng không? Vì thế tôi cho rằng, ai đó khi viết về một vấn đề cần thận trọng, bởi tôn trọng người khác chính là tôn trọng bản thân.

[right](Tổng hợp)[/right]