Nhà văn, độc giả và thế giới phẳng

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về văn hoá trong đời sống xã hội

Nhà văn, độc giả và thế giới phẳng

Gửi bàigửi bởi Hứa Thị Quỳnh Trang » Thứ 2 04/03/13 0:07

Internet được xem là thế giới phẳng vô tận ngay từ khi nó mới bắt đầu. Từ những ảnh hưởng chi phối của nó đối với đời sống con người mà đời sống văn học đã khoác lên mình chiếc áo mới. Cũng từ đó mà có nhiều nhà văn, những người ham mê viết văn đã bước ra từ thế giới phẳng vànổi tiếng.
Tuổi thiếu niên, ắt hẳn ai trong chúng ta cũng là fan hâm mộ của báo Hoa học trò, Áo trắng hay Mực tím và càng là fan của Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, Đặng Thiều Quang v.v… với những câu chuyện dành cho tuổi mới lớn. Nhưng khi có Blog – mạng chia sẻ cộng đồng, thì hàng loạt những câu chuyện dành cho tuổi mới lớn được đăng tải trên Blog cá nhân và đặc biệt là xuất hiện thêm những tên tuổi mới bên cạnh những nhà văn gạo cội bằng những cảm xúc thật mà đôi khi những nhà văn tên tuổi đã và đang cạn dần ý tưởng trong thời buổi ngày càng nhanh và hiện đại như thế này. Các sáng tác lần lượt được đăng tải trên Blog trước. Sự nổi tiếng được xây dựng gắn với thế giới mạng, từ số lượt viếng thăm “đứa con tinh thần”, tăng vùn vụt sau mỗi phút, mỗi giây, nhận được nhiều bình luận chia sẻ làm cơ sở để xuất bản thành sách giấy.
Những ví dụ điển hình về một nhà văn nhờ Blog mà trở nên nổi tiếng hơn như Trang Hạ, Blog 5 xu, Keng … Có thể chính họ cũng không cố công để làm mình nổi tiếng theo cách này nhưng những gì họ làm được là chạm đến được những cảm xúc của một cộng đồng như món ăn tinh thần đang được chờ đón. Từ đó mà họ là địa chỉ của nhiều công dân mạng không thể bỏ qua. Thậm chí quyết định đến nhà sách và chọn mua ngay những sáng tác mới ra lò của họ mà không phải tác giả nào khác. Điều đó chẳng gì xa lạ đối với một nhà văn kỳ cựu hoặc người vô danh muốn tập tành viết lách khi gia nhập cộng đồng mạng. Chỉ một cái tên và ấn tượng trong giới sáng tác bằng những tác phẩm cuốn hút những người theo dõi đời sống văn học. Hàng loạt câu chuyện “hậu trường”, chân dung bè bạn văn chương được viết trong Blog sẽ từ từ xuất hiện hoàn chỉnh dưới những tựa sách kiểu như “bạn văn” hay “ký ức vụn” nào đó và nổi tiếng.
Đôi khi sự nổi tiếng trong một thế giới phẳng chỉ có tác dụng khi họ ngồi trước màn hình máy tính. Còn sau đó, có thể chỉ còn chút hư vô. Trên thực tế, nhiều cây bút tỉnh táo biết thực hóa mạng ảo và coi Internet là bà mối mát tay dẫn dắt họ đến với con đường viết lách. Đã có nhiều tác giả trẻ trưởng thành từ phong trào viết văn trên Blog như Keng, Gào … với những ấn bản được phát hành như Dị bản, Hồng gai v.v…
Rõ ràng, Internet là công cụ hỗ trợ là bà mối ươm mầm văn chương. Nhưng chúng ta cũng cần phân biệt một số nhà văn chọn Blog, diễn đàn văn học mạng là phương tiện đăng tải những sáng tác của mình. Nhìn từ góc độ “tác phẩm”, nếu như những gì nhóm thứ nhất chia sẻ trên mạng gần như đã là “thành phẩm” thì những thứ mà nhóm thứ hai trình diện đôi khi còn khá xa với tiêu chí bản thảo văn học đầu vào của các nhà xuất bản.
Internet đã thực sự là một cây cầu, mà ở hai đầu của nó, một bên là giới sáng tác còn bên kia là công chúng. Họ đã gặp nhau trên cây cầu mang tính thời đại này. Trong đó cũng có những người từ phía công chúng, nhờ sự tiền hô hậu ủng của cộng đồng mạng mà họ đã được đẩy sang đầu kia của cây cầu, nhập vào hàng ngũ sáng tác. Và blog, có lẽ đã không còn là nơi chỉ để cất giấu những riêng tư mà thực sự đã trở thành trang tin điện tử của mỗi người viết, là mảnh đất canh tác màu mỡ cho những nhà văn và cả những người ôm mộng trở thành nhà văn.

Hứa Thị Quỳnh Trang
Lớp: CHVHH K13b
Email: thienbinh.hua@gmail.com
RANDOM_AVATAR
Hứa Thị Quỳnh Trang
 
Bài viết: 25
Ngày tham gia: Thứ 3 22/01/13 8:29
Cảm ơn: 8 lần
Được cám ơn: 7 lần

Quay về Văn hoá xã hội

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến1 khách

cron