"PHONG CÁCH NGỦ SINH VIÊN"...VĂN HÓA ĐẤY!

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về văn hoá trong đời sống xã hội

Re: "PHONG CÁCH NGỦ SINH VIÊN"...VĂN HÓA ĐẤY!

Gửi bàigửi bởi babykiss » Thứ 3 13/05/08 11:34

Tôi vẫn cho rằng ngủ gục vẫn là hành vi văn hoá, kể cả trong lớp học và trong hội nghị.....Tôi đã chuẩn bị và tổng hợp khá nhiều bài trên Internet và quốc tế. Nào có ai muốn phản bác hay tranh luận với tôi không? . Xin mời
Hình ảnh
Hình đại diện của thành viên
babykiss
 
Bài viết: 102
Ngày tham gia: Chủ nhật 23/03/08 19:37
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: "PHONG CÁCH NGỦ SINH VIÊN"...VĂN HÓA ĐẤY!

Gửi bàigửi bởi NGUYENTHITRANGTHANH » Thứ 3 13/05/08 20:26

duckling đã viết:ngủ là chức năng sinh lý mà, thầy cô cũng thông cảm cho tụi mình chứ bộ. Có nhu cầu mà còn có điều kiện nữa nên...khò khò!
!

tui thấy ngủ kiểu này cũng bình thường hóa rồi post cai nào lạ hơn chút đi bạn
8O :o :)
Hình ảnh
Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Hình đại diện của thành viên
NGUYENTHITRANGTHANH
 
Bài viết: 86
Ngày tham gia: Thứ 3 25/03/08 17:26
Đến từ: VÄ©nh Long
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: "PHONG CÁCH NGỦ SINH VIÊN"...VĂN HÓA ĐẤY!

Gửi bàigửi bởi lucky89 » Thứ 3 13/05/08 20:39

í ngủ là vấn đề không thể thíu rùi. phải đáp ứng cho vấn đề wan trọng hàng đầu đó chứ nhỉ. thầy cô thông cảm cho tụi em chứ cũng ngại lắm thầy cô ạ. nhưng mà nhìu khi mệt quá thôi thì...nhưng mà nhiều khi thấy lại cảnh ngủ rất sinh viên ấy cũng vui đấy chứ nhỉ. nét đặc trưng mà chỉ thấy ở giới sinh viên( học sinh) tụi mình thôi nhỉ.
Hình đại diện của thành viên
lucky89
 
Bài viết: 6
Ngày tham gia: Thứ 6 21/03/08 20:15
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: "PHONG CÁCH NGỦ SINH VIÊN"...VĂN HÓA ĐẤY!

Gửi bàigửi bởi babykiss » Thứ 2 19/05/08 8:54

Nếu có ai đọc báo thì dạo này người ta hay nói về giáo dục và 1 trong những nước tiên tiến về giáo dục bậc nhất thế giới là Phần Lan cũng cho rằng ngủ gục có chừng mực là một nét không thể thiếu , tùy mọi học sinh, mọi hòan cảnh, ngủ gục chỉ trong trường hợp cho phép , khi mệt quá thì hs có quyền ngủ, ngủ chỉ trong 1 thời gian nhất định , ngủ cũng là 1 phương pháp để giải tỏa căng thẳng quá độ, đừng nên quá gò bó cưỡng ép mình khi mình học quá sức, đó cũng là những phương pháp học tập trong cuộc sống, sau đây là 1 vài lời của 1 hiệu trưởng của 1 trường TH ở Phần Lan :

Trường của Ông Erma là một trường kiểu mẫu. Mùa hè vừa rồi, tại một hội thảo tại Peru, ông đã trình bày về các phương pháp giảng dạy của Phần Lan. Và vào một buổi chiều gần đây trong một lớp học toán ở trường ông, có một học sinh ngủ gục trên bàn. Giáo viên đã để yên cho em ngủ. “Ngủ học trong lớp dù không thể tha thứ nhưng chúng tôi phải chấp nhận thực tế rằng chúng là những đứa trẻ và chúng đang học cách sống,” ông nói.

Theo tuoitre, vietbao.vn
Hình ảnh
Hình đại diện của thành viên
babykiss
 
Bài viết: 102
Ngày tham gia: Chủ nhật 23/03/08 19:37
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Ngủ gục là nét văn hóa của người Nhật

Gửi bàigửi bởi babykiss » Thứ 2 19/05/08 8:58

Người Nhật có phải là dân tộc làm việc cực kỳ siêng năng hay không ?

Có lẽ câu trả lời của bạn sẽ là “có” khi nhìn vào sự phát triển của nền kinh tế Nhật. Vậy chúng ta hãy thử xem xét điều đó dưới một góc nhìn khá thú vị. Thói quen ngủ gật của người Nhật.

Trong các hội nghị quốc tế, người Nhật vẫn thường bị chỉ trích về 3 chữ S. Đó là Smile, Silent và Sleep. (cười mỉm, im lặng, và ngủ)
Trong hội nghị của tổ chức lương thực và nông nghiệp thế giới FAO tổ chức tại Rome, hình ảnh một số thành viên trong phái đoàn Nhật đang gật gù trong giờ hội nghị làm người ta có cảm giác anh ta đang phiêu bồng trên một du thuyền nào đó trên đại dương. Đại biểu người Pháp thầm thì, “chắc là anh ta đang bị đau bụng”. “Không, chắc do sai lệch về múi giờ đấy mà”, đại biểu người Mỹ nhận xét.

Nhưng hoàn toàn không phải vậy, ngay trong nước Nhật người Nhật vẫn “gật gù” ở mọi nơi, mọi lúc. Trên xe điện, xe bus, trong thư viện, và thậm chí ngay trong các hội nghị, hội thảo và trong các cuộc tranh luận tại quốc hội. Một vài lần đầu nhìn thấy những cảnh này trên phương tiện công cộng, tôi nhủ thầm có lẽ do họ quá mệt mỏi sau những giờ làm việc căng thẳng nên họ tranh thủ chợp mắt một chút. Nhưng đến khi tôi thấy họ ngủ ở mọi nơi, mọi lúc thì tôi dần dần nghi ngờ không biết mình suy nghĩ như vậy có đúng không.

Đặc biệt trong các giảng đường đại học, hình ảnh các sinh viên gục xuống bàn ngủ trong giờ học là chuyện... hiển nhiên. Nhiều khi cả giảng đường 70, 80 sinh viên thì chỉ còn 7,8 người là còn tỉnh táo nghe giáo sư giảng.
Với những biểu hiện như thế này ngay trong giờ học và giờ làm việc, bạn có thể nghĩ rằng người Nhật, dân tộc Nhật là dân tộc rất siêng năng và cần cù không ?

Chúng ta hãy thử xem xét thực tế như thế nào.

Theo các nghiên cứu khoa học thì ngủ gật là một hình thức phát sinh nhằm giúp con người bù đắp lại sự thiếu ngủ, mệt mỏi và những áp lực trong công việc, cuộc sống. Theo điều tra của đài truyền hình trung ương Nhật NHK thì từ năm 1970 đến nay thời gian ngủ của người Nhật ngày càng giảm đi. Vào thời kỳ cực thịnh của nền kinh tế Nhật, trước những năm 90, trong một chương trình quảng cáo trên truyền hình thường có một câu khẩu hiệu như sau “ Hãy chiến đấu 24 tiếng đồng hồ mỗi ngày, hỡi các businessman, những businessman người Nhật”. Câu nói này là câu nói tượng trưng cho lối sống của người Nhật. Mặc dù hiện nay các viên chức Nhật đã có thể nghỉ 2 ngày cuối tuần, thứ bảy và chủ nhật, nhưng thời gian làm việc của ngày thứ bảy lại được chia ra cho các ngày khác trong tuần. Vì vậy, thời gian buổi tối lại phải dành cho công việc. Đặc biệt là các nghị sĩ Nhật thường xuyên phải làm việc khuya, trên truyền hình thỉnh thoảng chúng ta vẫn thấy những cuộc họp được diễn ra vào lúc mọi người chuẩn bị đi ngủ và kết thúc vào sáng hôm sau. Hằng tháng vẫn có những cuộc tranh luận trực tuyến, qua đêm giữa các vị bộ trưởng, các nghị sĩ của các đảng đối lập được phát trên sóng truyền hình. Với thời gian làm việc như thế thì chúng ta cũng không thể trách được khi các ông nghị vẫn thường “nhắm mắt” trong các kỳ họp thượng viện.

Một nơi mà chúng ta có thể mục kích được nhiều người Nhật ngủ nhất có lẽ là trên các phương tiện công cộng. Khi di chuyển trên các phương tiện này, người ta luôn có cảm giác an toàn nên rất dễ dàng rơi vào giấc ngủ. Tại Tokyo và Osaka luôn có một hệ thống xe điện chạy vòng quanh thành phố, nếu bạn có lỡ ngủ quên thì cũng không sao, bạn có thể ngồi ngủ tiếp để chờ xe điện vòng lại một lần nữa.

Và mỗi khi nói đến chuyện ngủ gật, người Nhật thường trả lời rằng, xã hội Nhật là một xã hội rất an toàn. Chính vì an toàn nên người ta có thể an tâm nhắm mắt để nghỉ ngơi một cách thoải mái và dễ dàng. Trên các phương tiện công cộng, không bao giờ bạn phải lo lắng về chuyện mất đồ hay bị rạch túi. Tuy nhiên có một điều có thể làm cho bạn khá ngạc nhiên. Đó là người Nhật tuy ngủ nhưng lại giống như không ngủ. Bạn có thể thấy một người đang có vẻ như say sưa, phiêu bồng ở một chốn nào đó bỗng bật dậy, xuống đúng ga cần xuống khi tàu dừng lại. Hay một vị quan khách đang nhắm mắt trong một hội thảo vẫn có thể vỗ tay tán thưởng khi một bài phát biểu của ai đó vừa chấm dứt, và thậm chí còn phản biện lại. Như vậy trừ những trường hợp ngủ thực sự do quá mệt mỏi, thì tuy nhắm mắt nhưng các giác quan khác vẫn hoạt động. Tai vẫn có thể nghe những thông báo được phát đi trên tàu khi đến một ga nào đó, và vẫn có thể xuống đúng ga.

Vậy bây giờ bạn có nghĩ rằng người Nhật là dân tộc rất cần cù nữa không ?

Theo vietbao.vn
Hình ảnh
Hình đại diện của thành viên
babykiss
 
Bài viết: 102
Ngày tham gia: Chủ nhật 23/03/08 19:37
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Gửi bàigửi bởi babykiss » Thứ 2 19/05/08 9:04

Sau đây là lời của 1 số sv và giảng trên mạng nói về vấn đề ngủ gục trên lớp

Tôi từng có những giờ ngủ gật trên giảng đường, những ngày cặm cụi ngồi trước màn hình máy vi tính. Đôi khi tôi cảm thấy bức bối và chán nản nhưng không biết nguyên do. Tôi suy nghĩ rất tiêu cực, tâm lý xáo trộn… Chính những hoạt động đã giúp tôi lấy lại thăng bằng. Những cuộc tình nguyện “xuống đường” cho tôi cảm nhận về cuộc sống thực sự của một người trẻ, là dịp tôi gặp gỡ những con người nhiệt huyết, có hoài bão và tài năng, thu được nhiều lợi ích cho cuộc sống và công việc của mình

Mắc chứng bệnh này chán quá. Hoàn toàn không thiếu ngủ, mà cứ ngồi trong lớp là ngủ gật. Hay là mình không hợp với việc ngồi một chỗ mà k làm gì. Ngồi bàn đầu, uống cafe cũng bó tay, giựt tóc, bấm huyệt tay chả ăn thua. Dù trình độ ngủ gật đến mức thượng thừa, vừa ngủ vừa quay sang nói chuyện với các bạn, vừa chép bài, chữ như con giun con dế, nhưng đảm bảo là thầy biết. Mà hầu như buổi học nào cũng thế. Suốt ngày đi ra đi vào rửa mặt nước lạnh cũng ngại.

Sáng ra đi dậy...ko chỉ riêng mình mệt mỏi và buồn ngủ mà lũ học trò của mình cũng vậy...giảng bài ôn tập HK1 mà chúng ngáp ngắn ngáp dài...uể oải...mệt mỏi...nằm dài trên bài...ui thấy tụi nó như vậy mình làm sao dám than mệt được...lại phải kể chuyện vui cho chúng cười, rồi cho 1 vài em đi rửa mặt cho tỉnh giấc...1 buổi sáng
Hình ảnh
Hình đại diện của thành viên
babykiss
 
Bài viết: 102
Ngày tham gia: Chủ nhật 23/03/08 19:37
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Nguyên nhân

Gửi bàigửi bởi babykiss » Thứ 2 19/05/08 9:08

Và một trong những nguyên nhân quan trọng tạo nên nét đặc trưng của văn hóa ngủ gục ngòai việc áp lực, mệt mỏi đó là :

Trong mắt SV các môn học bắt đầu tẻ nhạt, cảm giác mệt mỏi đeo đuổi dai dẳng suốt các giờ trên giảng đường. Hậu quả của sự “chán” đó là vô tình bóp chết tính sáng tạo trong SV, người ta không thể tìm ra những điều thú vị mới mẻ từ những thứ bị áp đặt.
Đây thiết nghĩ cũng là một nguyên nhân giải thích vì sao có hiện tượng nhiều SV ngủ trong lớp, hình ảnh quen thuộc trong các trường đại học hiện nay. Một nghiên cứu mà tôi đã đọc cho thấy có trên 60% SV cảm thấy không vừa ý với nghề nghiệp đã chọn, không ít người thuộc số đó muốn chuyển ngành khác.
Một nguyên nhân nữa là bầu không khí các buổi học phụ thuộc người giảng viên đứng lớp. Thực tế cho thấy nhiều vị đã có bằng tiến sĩ nhưng khả năng sư phạm còn thiếu, chưa có các phương pháp mang lại kiến thức tinh thần cũng như cuốn hút SV vào các chủ đề được trình bày. Nhiều giảng viên vào lớp chỉ đọc cho SV chép, ít khi cho các bài tập thảo luận giúp SV tăng khả năng tự học.
Để chứng minh cho nhận định của mình, anh bạn rủ tôi cùng vào dự một buổi học của một lớp báo chí. Trước khi thầy giáo vào lớp, trên bàn mỗi sinh viên đều có một cuốn vở đã mở sẵn, một cây bút. Giảng viên ngồi vào bàn và bắt đầu cầm micro đọc. Thầy cứ việc đọc và sinh viên hoàn thành bổn phận chép. Có vài cái máy ghi âm được đặt trên bàn.
Hình ảnh
Hình đại diện của thành viên
babykiss
 
Bài viết: 102
Ngày tham gia: Chủ nhật 23/03/08 19:37
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: "PHONG CÁCH NGỦ SINH VIÊN"...VĂN HÓA ĐẤY!

Gửi bàigửi bởi tikute » Chủ nhật 25/05/08 12:47

Nhìn thấy thương quá.Ngủ dưới nhiều tư thế,và dưới nhiều cái dường thật là tội nhưng phải chịu thôi,sinh viên là thế đấy.
RANDOM_AVATAR
tikute
 
Bài viết: 18
Ngày tham gia: Chủ nhật 06/04/08 21:55
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: "PHONG CÁCH NGỦ SINH VIÊN"...VĂN HÓA ĐẤY!

Gửi bàigửi bởi giomat » Thứ 3 27/05/08 8:44

tikute đã viết:.Ngủ dưới nhiều tư thế,và dưới nhiều cái dường thật là tội nhưng phải chịu thôi,sinh viên là thế đấy.

chứ bây giờ có papa mama quan tâm như lúc bé đâu => tự lực cánh sinh :o
ngủ cho có sức học tiếp 8O
Hình đại diện của thành viên
giomat
 
Bài viết: 60
Ngày tham gia: Thứ 4 26/09/07 16:41
Đến từ: VÄ©nh Long
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: "PHONG CÁCH NGỦ SINH VIÊN"...VĂN HÓA ĐẤY!

Gửi bàigửi bởi babykiss » Thứ 6 27/06/08 21:26

Tất nhiên, ngủ chỉ là giải pháp tạm thời trước những cơn "buồn ngủ" thôi, nếu biết cách sử dụng "chiêu ngủ gục" đúng lúc, đúng cách thì sẽ có hiệu quả, còn nếu ngủ gục mọi nơi mọi lúc thì sẽ gây tác hại cho chủ thể
Hình ảnh
Hình đại diện của thành viên
babykiss
 
Bài viết: 102
Ngày tham gia: Chủ nhật 23/03/08 19:37
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Trang trước

Quay về Văn hoá xã hội

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến16 khách

cron