Văn hóa "Vặt trụi"

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về văn hoá trong đời sống xã hội

Văn hóa "Vặt trụi"

Gửi bàigửi bởi babykiss » Thứ 7 12/04/08 18:03

Dạo này đọc báo có nói nhiều về Văn hóa "Vặt trụi" trong lễ hội hoa anh đào , nhiều người đã có hành động bẻ cành, bứt hoa cốt để được có hoa : hoa đẹp, hoa quí để mang về chưng, tặng bạn gái, hoặc bứt để chơi...., tất nhiên hành động này có giá trị, và chỉ có giá trị cho họ mà thôi, còn văn hóa họ đã bỏ đi đâu??Có nhiều câu hỏi cần đặt ra vì sao thời nay vẫn còn những hành động vô văn hóa đến thế. Qua đây, em xin post 1 bài trên báo Thanh Niên để các thầy cô, anh chị và các bạn ai chưa xem thì cùng xem và đưa ý kiến nha

Hình ảnh
Đua nhau bứt hoa anh đào có phải là Văn hóa???


Xemhình và video clip cảnh những người đi Lễ hội Hoa anh đào vừa diễn ra tại Hà Nội xúm vào vặt trụi ba cây anh đào xinh đẹp kỳ công mang từ đất nước Nhật Bản sang (khi lễ hội còn chưa bế mạc), những người tự trọng ở mức tối thiểu cũng phải đỏ mặt vì xấu hổ. Sao người ta lại có thể hành xử theo kiểu như vậy trong một lễ hội mang tính văn hóa, và nhất là, lại được phối hợp tổ chức cùng một nước bạn?



Xem những hoa anh đào giật được đó là "lộc" để mang về nhà lấy hên sao? Có thứ hên nào đến được từ một hành động kỳ quặc như thế?

Thói quen xâm phạm, giành lấy những gì vừa ý cho riêng mình là một nết xấu hay xuất hiện ở một số người Việt ta. Vào công viên, thấy hoa đẹp chỉ nhăm nhăm hái trộm. Du ngoạn ở rừng núi, thấy hoa dại thì vơ cả bó. Chàng muốn lấy lòng nàng, ngắt hoa đem tặng. Sao không chịu khó nghĩ, nếu nàng là người có văn hóa đối với cây xanh và môi trường, nàng sẽ mắc cỡ không chịu nhận một thứ hoa lấy cắp, và tất nhiên, chàng sẽ bị out. Những nàng muốn chứng tỏ tâm hồn yêu thiên nhiên cây cảnh cũng thường hay ngắt hoa cầm tay, sao không chịu nghĩ là nếu ai thấy hoa đẹp cũng hái cho thỏa ý thì công viên nào, rừng núi nào nở kịp hoa cho con người tàn phá.

Ngay cả thói quen hái lộc vào đêm giao thừa, ngày nay cũng đã không làm theo kiểu cũ. Một số chùa đã nghĩ đến việc dùng một thứ "lộc" mới - lộc nhân tạo để thay thế cho những cành lộc thiên nhiên, những cành cây xanh có thể bị ngắt sạch bởi tập tục hái lộc đêm giao thừa. Cho dù là một tập tục đẹp, thì ngay cả việc hái lộc đầu năm cũng phải thích nghi cùng cuộc sống hiện tại. Thử tưởng tượng với số dân đông đúc ngày nay, nếu ai xuất hành cũng chọn một cành xanh đẹp đẽ nào đó để hái lộc, thì sáng ngày mồng một Tết, tất cả cây cối sẽ xụåi lơ trơ trụi bởi bao nhiêu lộc non đã bị vặt sạch cả, và ngày Tết sẽ tội nghiệp biết bao với một không gian xác xơ thảm hại. Lộc non đã về cả nhà riêng còn lộc của nhà chung thì ô hô, tất cả đã qua đời!

Chẳng rõ những người nhào lên vặt trụi hoa trong Lễ hội Hoa anh đào ở Hà Nội suy nghĩ gì? Lễ hội Hoa anh đào ở Nhật, ở Mỹ kéo dài hàng tuần với cả một trời hoa mà người dân vẫn dành cho hoa những tình cảm rất trân trọng và đúng nghĩa tri âm: bởi hoa đã dâng tặng cái đẹp cho người thì người phải biết thưởng thức và gìn giữ cái đẹp cho hoa. Vậy mà ở xứ ta, chỉ mới xuất hiện có ba cây anh đào hiếm hoi, đã lập tức bị "xử" theo cung cách xã hội đen như thế, làm sao dám hy vọng ở những lễ hội hoa có thể được tổ chức về sau?

Theo ThanhNien
Hình ảnh
Hình đại diện của thành viên
babykiss
 
Bài viết: 102
Ngày tham gia: Chủ nhật 23/03/08 19:37
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Văn hóa "Vặt trụi"

Gửi bàigửi bởi meohen » Chủ nhật 13/04/08 14:42

Hình đại diện của thành viên
meohen
 
Bài viết: 229
Ngày tham gia: Thứ 3 23/10/07 20:51
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 2 lần

Re: Văn hóa "Vặt trụi"

Gửi bàigửi bởi giomat » Thứ 2 19/05/08 8:44

babykiss đã viết:Xemhình và video clip cảnh những người đi Lễ hội Hoa anh đào vừa diễn ra tại Hà Nội xúm vào vặt trụi ba cây anh đào xinh đẹp kỳ công mang từ đất nước Nhật Bản sang (khi lễ hội còn chưa bế mạc), những người tự trọng ở mức tối thiểu cũng phải đỏ mặt vì xấu hổ. Sao người ta lại có thể hành xử theo kiểu như vậy trong một lễ hội mang tính văn hóa, và nhất là, lại được phối hợp tổ chức cùng một nước bạn?

thầy Thêm đã giải thích do văn hóa gốc nông nghiệp , dân nước ta chẳng phải có tục hái lộc đầu năm đó sao ?vì họ thấy hoa đẹp nên hái liền tay "sợ người khác hái hết" . đâu thể so bì với người Nhật , vì vấn đề ở đây là người xem hoa ko coi đây là quốc hoa ......... 8O (hoa đào được ưa chuộng nhưng ko phải là hoa để tôn thờ, đây là hoa anh đào =>lâu lâu mới thấy :roll: )
Cho tớ xin 2 vé đi tuổi thơ! ^_^
Hình đại diện của thành viên
giomat
 
Bài viết: 60
Ngày tham gia: Thứ 4 26/09/07 16:41
Đến từ: VÄ©nh Long
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

HÁI LỘC ĐẦU XUÂN - MỘT HỦ TỤC ĐÁNG LÊN ÁN!

Gửi bàigửi bởi hello2010 » Thứ 4 10/02/10 18:50

HÁI LỘC ĐẦU XUÂN - MỘT HỦ TỤC ĐÁNG LÊN ÁN!

Theo tôi, tục "hái lộc đầu xuân" là một trong những hủ tục Việt đáng lên án nhất! Trước khi đi vào phân tích, tôi mong mọi người trả lời 2 câu hỏi:

1 - Thay vì mở màn xuân mới bằng sự tàn hại và què cụt (chặt cây,hái cành), tại sao người ta không trồng cây, mang sức sống và sự phát triển cho nguồn oxy-sự sống của con người?

2 - Khi tha một cành cây xanh tốt về nhà để mấy ngày sau trở nên héo úa và tàn tạ, tiêu diệt sự sống để đón lấy cái chết (của cây) - Thẩm mỹ và ý nghĩa của tục hái lộc ở đâu?


[center]Hình ảnh[/center]
* Có thể một vài người chưa đọc hết các lý lẽ dưới đây đã nhanh nhảu bảo: Đấy là tập tục cổ truyền, cha ông bao đời vẫn thế, bạn là ai mà dám lên án?

Thường thì người Việt giỏi ứng dụng, sáng tạo trên những cái có sẵn nhưng lại ít phát minh, tư duy trừu tượng không cao. Chính vì vậy, người Việt mình ít khi phản biện những cái cũ, thậm chí có thái độ tiêu cực với cái mới mà việc các nho sĩ uyên thâm gay gắt chống lại chữ quốc ngữ là một ví dụ điển hình. Việc phản đối là dễ hiểu, nhưng tôi xin hỏi: Tập tục là do ai làm ra? - Hiển nhiên là do con người chứ không phải là chân lý của một đấng nào cả, vì vậy tập tục cũng có thể bị xóa bỏ bởi con người khi nó không còn phù hợp với thời đại. Xã hội mới đã từng bỏ những hủ tục cũ đó thôi, hơn nữa không phải tập tục nào cũng tiến bộ, có khi nó chỉ phản ánh nhận thức của một thời, khi xã hội chưa phát triển, bởi thế người ta mới gọi những tập tục lạc hậu, không tích cực là "hủ tục".

Mùa xuân là mùa mà vạn vật sinh sôi, mùa của sức sống, mở màn một năm mới mà mọi người luôn mong muốn thêm thật nhiều tài lộc, phát triển, sức khỏe và hạnh phúc. Vậy thì tại sao người ta lại đón xuân mới bằng sự vặt hái, chặt phá cây cành? Sự chặt phá và chiếc dao là biểu tượng của sự chết chóc, của sát khí, của sự tàn hại... khiến cho cây cối của mùa xuân vốn là biểu tượng của sự sống bị sứt sẹo, què cụt. Người ta thấy ý nghĩa gì từ việc làm ấy?

Một số nước có tục đập bát đĩa cũ vào cuối năm để thay bát đĩa mới, tuy cá nhân tôi không thích tục đó nhưng còn có thể giải thích là người ta muốn vứt bỏ cái cũ, trong đó có cả những điều muộn phiền, xui xẻo để đón nhận cái mới với hy vọng về những điều tốt đẹp mới. Nhưng tục hái lộc thì tuyệt nhiên tôi không tìm thấy ý nghĩa nhân văn nào trong đó! Hẳn có người sẽ bảo rằng, người ta chỉ hái một cành nhỏ thì cũng chẳng ảnh hưởng gì đến sự sống của cây, nhưng hàng vạn triệu người cùng hái cành, trong đó nhiều người còn chặt cả những cành rất to thì còn đâu là cây nữa?

Biết vậy mà để thay đổi nhận thức về tục hái lộc lại không hề đơn giản, tôi đã từng vấp phải phản ứng mạnh mẽ của người bạn thân khi phê phán tục lệ này, dẫu người đó không thể đưa ra được những lý lẽ thuyết phục hơn để phản biện ý kiến của tôi. Lại nhớ, ở nơi tôi sống đã có những câu chuyện đau lòng khi người chặt cành hái lộc bị ngã và chết đúng đêm giao thừa - tôi tự hỏi, trong trường hợp ấy, "lộc" ở đâu?

Nhiều năm qua, một số nơi đã có sáng kiến là cử người canh những gốc cây to để phòng hiện tượng chặt cành lấy lộc - thật bi hài! Và điều này có thể liên tưởng đến tục đốt pháo đã bị Nhà nước bãi bỏ nhiều năm nay: đốt ít, nghe tiếng pháo râm ran thấy vui, nhìn xác pháp đỏ thấy không khí tết. Nhưng đốt quá nhiều gây cháy nổ, chết người, điếc tai, sặc khói, chó chạy, mèo kinh... thì đã mất hẳn ý nghĩa của tục lệ. Tôi còn nhớ hồi học phổ thông, có học sinh đốt pháo cối phá tan cả bàn học của trường. Tôi cũng tận mắt thấy một cậu bạn gần đứt lìa cả bàn tay vì đốt pháo, ngón tay lủng lẳng và máu phụt ra xối xả - ấn tượng đó khiến tôi ghê sợ đến giờ! Chặt phá cây hái lộc cũng cần được nhìn nhận dưới góc độ Vĩ Mô như với đốt pháo, khi đã bị lạm dụng, khi cái gì có tính 2 mặt và mặt tiêu cực trở nên lấn át thì nó cần phải bị lên án, bị ngăn chặn!

Quay lại với tục hái lộc, quả tình tôi rất khó hiểu khi người ta mang về nhà một cành cây xanh tốt, mơn mởn để rồi sau mấy ngày, trở nên héo úa, tàn tạ thảm thương. Cành cây đã chết, và nhựa từ những cành bị ngắt lìa khỏi thân mẹ chính là máu của cây cứ chảy đau đớn... và tôi thầm nghĩ, nếu những cái cây cũng có linh tính thì nó sẽ đau khổ đến thế nào, còn con người, họ vui thú gì trước đau khổ của những mầm sống bị tàn phá?

Tôi đã đọc những câu chuyện về tinh cây - cái cây thành tinh, cũng đã nghe những bài nói chuyện của nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng về những linh hồn ngụ trên cây... dẫu không phải là người mê tín nhưng tôi chợt liên tưởng đến những cái chết của người chặt phá cây lấy lộc mà tôi biết, và tôi rùng mình: phải chăng những vong hồn trên cây thường bám theo những cành lộc về nhà?

Mùa xuân, tôi nhớ đến Bác Hồ, người đã phát động Tết trồng cây 50 năm về trước: tôi cũng nhớ đến hình ảnh nhân vật Ô-sin nổi tiếng trong bộ phim truyền hình Nhật Bản (bộ phim đã tạo nên một hiện tượng xã hội ở VN cách đây chừng 15 năm) khi đi trồng cây theo quy định của Chính quyền đối với người dân – cách đây 70, 80 năm mà người Nhật đã thế... Tôi khâm phục tư tưởng vĩ đại của Hồ Chủ Tịch về Tết trồng cây, một tư tưởng mà bất kỳ ai, dù thuộc phe phái nào, cũng phải kính trọng. Và không phải vô tình mà Bác nói: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”.

Thay vì tiêu diệt sự sống (chặt phá cây), Tết trồng cây ươm mầm cho sự sống sinh sôi, "lộc" chính là những mầm cây nảy lên từ đất, và lộc - cũng có thể hiểu là tài lộc, phúc đức, được sinh trưởng, phát triển, chứ không lụi tàn như với tục "Bẻ lộc ngày xuân". Chưa nói đến giá trị của việc trồng cây mới môi trường, ý nghĩa nhân văn của "Tết trồng cây" là vô cùng lớn lao, cao cả!

Vậy thì tại sao chúng ta, xã hội Việt Nam, nhà nước Việt Nam, giới báo chí và truyền thông lại không hợp sức lên án hủ tục "Hái lộc đầu xuân" và khuyến khích, quảng bá cho "Tết trồng cây"???

NGUYỄN MINH
RANDOM_AVATAR
hello2010
 
Bài viết: 1
Ngày tham gia: Thứ 4 10/02/10 18:37
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Văn hóa "Vặt trụi"

Gửi bàigửi bởi duahug » Thứ 5 08/04/10 5:22

Xemhình và video clip cảnh những người đi Lễ hội Hoa anh đào vừa diễn ra tại Hà Nội xúm vào vặt trụi ba cây anh đào xinh đẹp kỳ công mang từ đất nước Nhật Bản sang (khi lễ hội còn chưa bế mạc), những người tự trọng ở mức tối thiểu cũng phải đỏ mặt vì xấu hổ. Sao người ta lại có thể hành xử theo kiểu như vậy trong một lễ hội mang tính văn hóa, và nhất là, lại được phối hợp tổ chức cùng một nước bạn?

Đoạn này làm mình nhớ đến phóng sự mà thầy Thêm (xin cho mình gọi thầy của bạn bằng thầy) nói về văn hóa xếp hàng. Trong phóng sự đó thầy phân tích rằng những gì với người nước ngoài là thụ động thì người Vn là luôn cố giành giật bằng được, càng nhiều càng tốt, càng nhanh càng tốt; những gì mà người nước ngoài xem là chủ động thì hầu như chẳng người Vn nào coi nó là chủ động và muốn giành giật nó về phía mình. Nếu xem và thưởng thức hoa anh đào là một việc làm thụ động với người nước ngoài, đặc biệt với người Nhật Bản thì nó không nằm ngoài việc giành giật: bẻ cành, ngắt hoa....về cho mình, cho người yêu, lấy lộc.
Cách duy nhất là làm cho người Việt nhận thức rõ ràng đâu là chủ động và đâu là thụ động.
Cách duy nhất là mọi người phải tự ý thức được hành động của bản thân mình sau đó nâng cao ý thức bản thân thôi
RANDOM_AVATAR
duahug
 
Bài viết: 8
Ngày tham gia: Thứ 2 05/04/10 16:29
Đến từ: Khoa Văn hóa học- ĐH Văn hóa Hà Nội
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần


Quay về Văn hoá xã hội

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến36 khách