Nghệ thuật bắt tay

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về văn hoá trong đời sống xã hội

Nghệ thuật bắt tay

Gửi bàigửi bởi phanthikimanh » Thứ 7 16/08/08 19:00

Chỉ nên bắt tay khi tất cả cùng đứng và thẳng người (phụ nữ có thể ngồi). Chỉ chìa tay phải, nét mặt tươi vui, bốn mắt nhìn thẳng vào nhau. Không nên bắt tay người này lại nhìn sang chỗ khác.

Bắt tay là một cách chào hỏi xã giao thông thường khi gặp mặt hoặc từ giã. Tuy nhiên, không phải ai cũng làm động tác này đúng cách.


Cần biểu thị tình cảm đúng mức khi bắt tay. Nam giới với nhau nên nắm cả bàn tay, siết chặt, không nên giật giật nhiều. Còn giữa nam và nữ thì chỉ nên nắm hờ, đàn ông không nên siết mạnh tay phái đẹp quá.

Điều tối kỵ trong màn giao tiếp, chào hỏi này là miệng ngậm thuốc lá, nhai kẹo cao su, tay gãi đầu, đeo găng hay đút túi quần.

Người có cương vị thấp không nên chủ động đưa tay ra bắt trước. Nếu có cùng cương vị thì người nhiều tuổi hơn và nữ giới được quyền chủ động đưa tay ra trước.

Trong ngoại giao quốc tế, khi phụ nữ đưa tay ra mời, cần chú ý họ là người nước nào, phong tục nước họ có bắt tay hay không bằng cách quan sát bàn tay úp hay ngửa. Trong trường hợp 5 ngón mềm mại của người phụ nữ đó hơi thòng xuống thì nam giới nên giơ tay ra đỡ lên và hôn môi vào các “búp măng”. Đó là điều thông dụng trong giới thượng lưu phương Tây. Đối với những phụ nữ có địa vị xã hội cao, phái mạnh có khi còn phải khuỵu một đầu gối ở tư thế nửa quỳ để hôn tay, biểu thị sự kính trọng.

Trường hợp gặp nhau ở cầu thang, người bậc trên, người bậc dưới thì không nên giơ tay ra bắt dù mình ở cương vị nào. Cần phải đứng ngang bằng nhau khi làm phép lịch sự này.

Bạn càng ở cương vị cao càng phải chú ý hơn đến nghệ thuật bắt tay vì nếu không sẽ làm cho những người có cương vị thấp hơn khó xử hoặc không hài lòng. Trong hoàn cảnh có nhiều người gặp gỡ, nếu bạn là cấp trên hay người nhiều tuổi, nên bắt tay tất cả mọi người lần lượt từ người cương vị cao xuống đến cương vị thấp hoặc theo độ tuổi từ già đến trẻ.

Khi tiếp khách tại nhà thì gia chủ nên giơ tay ra trước để bắt tay từng người. Trường hợp bạn là nam giới, khi gặp một đôi vợ chồng thì nên bắt tay người vợ trước, người chồng sau.

Ăn mặc trong việc bắt tay cũng khá quan trọng. Nam giới khi mặc veston thường không cài hoặc chỉ cài một nút khi ngồi, nhưng khi đứng lên bạn nên nhớ cài khuy trước khi bắt tay hoặc đưa tay ra để bắt. Cà vạt cũng không nên thả lỏng hoặc đút túi ngực khi bắt tay.

Ở nhiều nơi, người ta không chào nhau bằng những cái xiết chặt tay. Chẳng hạn, ở các nước đạo Hồi, nam giới không bắt tay phụ nữ. Có những nước khi gặp nhau, hai bên chỉ cúi đầu chào, hai tay chắp trước ngực (Thái Lan) hoặc cúi khom người (Nhật), hôn xã giao vào trán (Nam Mỹ). Đặc biệt hơn, ở một số quốc gia như New Zealand, Polynesia, Grecland, người dân chào bằng cách cọ mũi vào nhau

Nguồn :daongoc.com
Tiếng chim hót trong bụi mận gai...
Hình đại diện của thành viên
phanthikimanh
 
Bài viết: 381
Ngày tham gia: Thứ 7 30/06/07 20:55
Đến từ: TP. Hồ Chí Minh
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Nghệ thuật bắt tay

Gửi bàigửi bởi phanthikimanh » Thứ 7 16/08/08 19:17

Bắt mạch cái bắt tay
(acclaimimages)

Cái bắt tay không đơn giản là một cử chỉ. Nó có thể quyết định thành công cho một cuộc phỏng vấn, một hợp đồng kinh tế hay một mối quan hệ mới.

Bắt tay “ướt”

Lòng bàn tay đổ mồ hôi sẽ khiến cho đối tác khó lòng tin tưởng vào sự mạnh mẽ, cá tính bạn.

Hãy giữ cho bàn tay luôn khô bằng cách: Rửa tay trước khi bước vào một cuộc bàn bạc và hạn chế nắm chặt tay trong quá trình thương thảo.

Lúc nào cũng nên có một khăn giấy hay khăn mùi xoa trong túi và xoa nhẹ tay vào đó trước khi bắt tay (tất nhiên đừng cho đối tác biết bạn đang làm điều này).

Bắt tay yếu ớt

Một cái bắt tay mềm oặt và lỏng lẻo có thể làm cho đối tác hiểu rằng bạn là một người yếu đuối, thiếu tự tin, thiếu quyết đoán hoặc không muốn hợp tác. Hãy làm cho nó rắn rỏi hơn bằng cách tập trung xem đối tác dành cho bạn cái bắt tay mạnh mẽ tới cỡ nào để tự điều chỉnh mình.

Bắt ngón tay

Kiểu bắt tay này dễ khiến đối tác tưởng bạn cầm tay nhưng bị hụt. Lý do đơn giản là vì chưa có sự ăn ý giữa hai người mà thôi. Sẽ rất khó xử nhưng tốt nhất là làm cách nào đó để họ không hiểu lầm rằng bạn xem thường họ.

Bắt tay siết chặt

Những người đàn ông rất khoái kiểu bắt tay truyền thống này vì nó chứng tỏ sự mạnh mẽ và nam tính. Cái siết tay sẽ càng mạnh khi sự hứng thú càng cao. Tuy nhiên, đừng làm cho đối tác sợ và có cảm giác như bạn đang... bóp nát một quả cam.

Bắt tay và ôm


Nói chung chỉ khi hai người khá thân thiện với nhau hoặc thực sự hứng khởi sau một cuộc bàn bạc thành công thì mới có cử chỉ này. Cảm giác gần gũi và thân thiết sẽ tăng lên nhưng đừng để sự phấn khích thái quá khiến bạn vừa bắt tay vừa ôm và nhảy chồm lên.

(Theo Sành Điệu)

Nguồn: http://www.vnexpress.net/GL/Khoa-hoc/2006/02/3B9E6DED/
Tiếng chim hót trong bụi mận gai...
Hình đại diện của thành viên
phanthikimanh
 
Bài viết: 381
Ngày tham gia: Thứ 7 30/06/07 20:55
Đến từ: TP. Hồ Chí Minh
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Nghệ thuật bắt tay

Gửi bàigửi bởi phanthikimanh » Thứ 7 16/08/08 19:20

Cái bắt tay
Bắt tay là một nghi thức xã giao đơn giản, nhưng lại vô cùng cần thiết và có ý nghĩa trong việc khởi đầu cho mọi cuộc giao tiếp.

Bắt tay thay nụ cười

Không rõ là thói quen bắt tay có từ bao giờ và nguồn gốc từ đâu, nhưng có lẽ bây giờ ai cũng thừa nhận một điều hiển nhiên là, bắt tay nhau là một cử chỉ quen thuộc và cần thiết trong mọi cuộc giao tiếp. Bắt tay bây giờ là một hành vi phổ quát toàn nhân loại. Khi một ai đó từ chối bắt tay đối tác (điều này chúng ta rất hay gặp trong các nghi thức ngoại giao quốc tế) tức là quan hệ giữa họ đang có "vấn đề".

Mà là vấn đề khá nghiêm trọng. Không muốn trao tay cho nhau tức là người ta đã ngầm chuyển đi một thông điệp: Bất hợp tác. Tôi từng chứng kiến hai "đại gia" nọ không thèm bắt tay nhau trong lễ đường một cuộc họp lớn. Họ quay mặt đi và rụt tay lại. Rất có thể sau cử chỉ này, một xung đột mới, một cuộc "chiến tranh lạnh" sẽ nảy sinh.

Dễ mà không dễ
Ấy thế nhưng bắt tay cho phải lẽ cũng không phải dễ. Đó là việc bắt tay ai và bắt tay như thế nào? Nếu gặp người lạ, mà lại là người cao tuổi (hàng cha chú, ông bà...), người có cương vị trên (các vị lãnh đạo, thủ trưởng, thầy giáo,...) và đặc biệt là phụ nữ mà ta chủ động bắt tay là thiếu tế nhị. Hãy để cho họ chìa bàn tay thân thiện ra trước, ta lịch sự đón nhận, có thể bằng hai tay.

Cũng đừng vì phấn khích quá mà bóp tay quá mạnh và nắm mãi không rời (dù tình cảm có nồng nàn đến mấy), nhất là bên cạnh đang còn có bao người cần đáp lễ, nhất là người mà ta bắt tay lại là một phụ nữ. Ngược lại, cũng có người bắt tay chiếu lệ, quá hờ hững cho qua.

Ta chưa kịp nắm lấy họ đã vội buông ra ngay, bắt tay người này nhưng mắt lại nhìn sang người khác, làm cho người tiếp xúc cảm thấy hẫng hụt như mình bị coi thường, không được tôn trọng. Và cũng có vị (nhất là các vị chức sắc), lại có thái độ phân biệt, chỉ chú ý tới các VIP và dành sự vồn vã cho các VIP. Đến hội nghị hoặc đến thăm cơ quan nào đấy, trong đám đông chào đón, họ vội vã giơ tay về phía các thủ trưởng hoặc các nhân vật quan trọng ngồi hàng đầu.

Đã thế, có khi, họ bỏ qua cử toạ ngồi hàng trên, nhoài người để với tay xuống hàng dưới bắt lấy bắt để. Họ làm như thiên hạ chỉ có vài ba người quan trọng đáng quan tâm (!). Đấy là cách đối đãi mang tính phân biệt "đẳng cấp". Quả là thiếu từng trải và thiếu lịch sự.

Trong cuộc sống, chúng ta có rất nhiều tình huống gặp gỡ, đón tiếp nhiều bạn bè, khách khứa, đồng nghiệp, quan chức... Trong những nghi thức đón chào, dĩ nhiên không thể thiếu cái bắt tay cần phải có. Cái bắt tay nhẹ nhàng chẳng tốn gì nhiều công sức. Vậy mà có khi chính từ đây chúng ta lại kéo về phía mình được rất nhiều bạn bè bằng hữu. Và sau đó, những quan hệ tốt đẹp sẽ thực sự mở ra.

Đầu tiên chỉ là một hành vi xã giao đơn giản. Nhưng từ cái bắt tay, có thể chúng ta đã nhẹ nhàng giới thiệu với bạn bè một cách khéo léo tầm hiểu biết, sự lịch lãm, văn minh và văn hoá của riêng ta; và xa hơn, là của cả dân tộc chúng ta. Chúng ta muốn làm bạn với tất cả. Vậy chúng ta phải biết tỏ ra thân thiện ngay từ cử chỉ đầu tiên: Bắt tay cho phải phép!

Nguồn : http://www.thanhdoan.hochiminhcity.gov. ... ostID=2297
Tiếng chim hót trong bụi mận gai...
Hình đại diện của thành viên
phanthikimanh
 
Bài viết: 381
Ngày tham gia: Thứ 7 30/06/07 20:55
Đến từ: TP. Hồ Chí Minh
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Nghệ thuật bắt tay

Gửi bàigửi bởi chuonchuonkim » Thứ 7 16/08/08 19:25

Tính cách qua cái bắt tay

Kiểu bắt tay tiêu chuẩn là dùng nắm bàn tay đối phương với lực vừa phải và ngược lại, thời gian từ 1 đến 5 giây là vừa. Tư thế dùng lực và thời gian dài hay ngắn đều biểu lộ một cách chính xác rõ ràng và trạng thái tình cảm khác nhau của người bắt tay.

Bắt tay đúng tiêu chuẩn: Bắt tay đúng tiêu chuẩn là lực nắm tay vừa phải, động tác chuẩn, mắt nhìn vào người đối diện. Những người bắt tay thế này là người có tính thẳng thắn kiên nghị, thận trọng, có tinh thần trách nhiệm, đáng tin cậy.

Kiểu bắt tay nắm lấy: Là kiểu bắt tay lấy tay mình nắm chặt bàn tay đối phương với lực nắm khá mạnh, có thể gây cảm giác hơi đau. Người hay bắt tay kiểu này là người có đầu óc tổ chức, có năng lực lãnh đạo, lòng tự tin cao, người có sức mạnh, kiểu bắt tay này thoạt cho ta có cảm giác thân thiện, nhưng cũng có lúc là để che giấu biểu hiện giả tạo.

Bắt tay lỏng: Là khi bắt tay chỉ dụng nhẹ vào tay khiến cho có cảm giác chậm chạp, nhẹ nhàng. Đây là người có tính cách ôn hòa, thoải mái, khiêm tốn, không chấp vặt.

Bắt tay kiểu "găng tay": Còn gọi là kiểu bắt tay khách sáo, là khi bắt tay dùng hai tay ôm lấy bàn tay. Biểu hiện sự thành khẩn, nhiệt tình, thành thật, là người đôn hậu, hiền lành, hết lòng với bạn bè, nhưng nếu mới biết lần đầu thì lại cần nên cẩn thận để ý coi ý tứ của ho.

Bắt tay giữ tay lâu: Là người có tình cảm phong phú, thích kết bạn, sống trung thực.

Kiểu bắt tay "cá chết": Là khi bắt tay không dùng nguyên bàn tay mà chỉ giữ mấy đầu ngón tay, là một kiểu bắt tay không chuẩn. Người thích bắt tay kiểu này là người nhạy cảm, ôn hòa, người thiếu tự tin, nhưng là người trung thực có thể tin cậy được .

Bắt và lắc tay:
Là nắm chặt lấy tay và lắc không ngừng. Đây là người lạc quan hào phóng, cởi mở, luôn luôn vui vẻ, không lo lắng họ với mọi khó khăn luôn lạc quan yêu đời.

Kiểu cứng đơ như gỗ: Tức là đưa tay cứng ngắc ra xa để bắt tay. Đây là người có tính cảnh giác cao, tạo sự cách biệt với mọi người, họ luôn muốn duy trì một khoảng cách ...

Kiểu bắt tay chi phối: Là đưa bàn tay chúc xuống để bắt tay, đây là kiểu bắt tay thô lỗ nhất, ngạo mạn khiến mọi người không hài lòng. Người hay bắt tay kiểu này là người tự đại luôn luôn muốn tỏ cho mọi người là họ đang đứng ở vị trí ưu thế, không có sự hòa đồng với mọi người. Tiếp xúc với họ nên cẩn thận để khỏi bị chi phối, khống chế.

Kiểu tùy ý: Là bắt tay tự nhiên và nhẹ nhàng. Đây là người thích phô trương để biểu hiện bản thân họ rõ ràng.

Kiểu bình đẳng: Là giơ thẳng tay ra, trong qua trình bắt tay, tay của hai người đều thẳng và hơi bóp nhẹ. Đây là người hiếu động có lòng tin, có thể kết bạn với họ.
Bàn tay có mồ hôi: Khi bắt tay có người hay ra mồ hôi là biểu lộ hiện tượng tâm lý căng thẳng không ổn định.
(Theo Diễn Đàn Doanh Nghiệp)

Nguồn: http://my.opera.com/dieu_gian_di/blog/t ... ai-bat-tay
Chuồn chuồn kim bé nhỏ, lặng lẽ bay trong chiều vàng...
Hình đại diện của thành viên
chuonchuonkim
 
Bài viết: 110
Ngày tham gia: Thứ 6 20/06/08 14:05
Đến từ: Bờ ao nhà mình
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Nghệ thuật bắt tay

Gửi bàigửi bởi thienphuong » Thứ 3 02/12/08 14:38

Ôi, bài hay nhưng khó nhớ quá, bữa nào có bạn nào dạy mình thực hành bắt tay với nhé! :mrgreen:
Non ministrari , sed ministrare
Hình đại diện của thành viên
thienphuong
 
Bài viết: 200
Ngày tham gia: Thứ 3 04/11/08 17:12
Đến từ: LocHung
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 2 lần


Quay về Văn hoá xã hội

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến35 khách