NHÀ THƠ NGA VÀ NHỮNG BÀI THƠ TÌNH đi cùng năm tháng…

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn giới thiệu và thảo luận về các tác phẩm văn chương với mục đích thư giãn dưới góc nhìn của một người làm văn hoá

Re: NHÀ THƠ NGA VÀ NHỮNG BÀI THƠ TÌNH đi cùng năm tháng…

Gửi bàigửi bởi Le Truc Anh » Chủ nhật 15/03/09 10:40

[justify]Tiếp theo nhé các bạn, hãy đọc:

Mối tình thi vị và sóng gió của Boris Pasternak

"Người phụ nữ này có những quyền nào đó đặc biệt riêng tư đối với người đã khuất...", đó là những dòng chữ viết về lần gặp gỡ cuối cùng giữa bác sĩ Zhivago và Lara, và nó cũng là những lời cuối cùng trong cuộc chia ly giữa Boris Pasternak - tác giả của "Bác sĩ Zhivago" - và nàng Olga của ông.

Olga bước vào phòng làm việc của mình trong toà soạn, co ro vì cái lạnh cuối thu, khi hệ thống sưởi ấm mùa đông chưa làm việc. Chợt thấy gói quà để trên bàn đề tên mình, cô giở ra và chút nữa thì hét lên sung sướng vì trong đó có năm cuốn sách thơ và sách dịch của Pasternak, nhà thơ Nga vĩ đại, đề tặng cô và do chính ông mang đến.

Lúc ấy là năm 1946. Olga Ivinskaia, người phụ nữ sau này trở thành hình mẫu của nhân vật Lara trong tiểu thuyết Bác sĩ Zhivago, dù bị mất con, bị giam cầm nhưng vẫn tràn đầy hạnh phúc vì đã yêu thi sĩ và được thi sĩ yêu. Cô 34 tuổi, ông 56, cô là biên tập viên của một tờ tạp chí, ông là nhà thơ tiếng tăm như cồn, cô đã hai lần goá bụa với hai đứa con nhỏ, ông lấy vợ lần thứ hai.

Bạn bè, người thân của Pasternak dần dần chấp nhận Olga. Dù có những nhận xét khác nhau, nhưng tất cả đều thấy cô thật nữ tính. Cao 1,6 m, làn tóc vàng óng, đôi mắt to, giọng nói nhẹ nhàng và đôi bàn chân nhỏ nhắn như nàng Lọ Lem, đàn ông không thể không chú ý đến Olga. Còn đối với Pasternak, điều quan trọng hơn nhiều là cô yêu ông không chỉ như một nhà thơ nổi tiếng, mà còn vì ông hiện diện trên đời này.

Những cuộc hẹn hò giữa hai người trôi đi sao mà nhanh, có hôm kéo dài hàng tiếng đồng hồ, nhưng có hôm lại chỉ vài phút vừa đủ cho những ánh mắt dịu dàng và vài lời vội vã. Ivinskaia còn nhớ một lần Pasternak gọi cho cô đang ở toà soạn và hẹn "đến ngay" tượng đài Pushkin.

Không nhìn vào mắt cô, ông nói: "Tôi muốn em gọi tôi bằng "anh", bởi vì đại từ "ông" nghe nó giả dối mất rồi". Cô không chịu, ông dỗ dành, nhưng cho đến cuối buổi vẫn không làm sao buộc cô phải gọi "anh" được. Đến chiều tối, Pasternak gọi điện và nói, ông yêu cô, bây giờ cô là tất cả của cuộc đời ông.

Pasternak cần một người phụ nữ không có điểm gì giống với vợ ông, chính ông cũng không giấu bà chuyện này, còn vợ ông thì im lặng chấp nhận. Đêm 4/7/1947, Pasternak ngủ lại ở nhà Olga, sáng hôm sau ông đề ngay vào tuyển tập của mình: "Cuộc đời của anh, thiên thần của anh, anh yêu em vô vàn. 4/7/1947".

Sau này, khi Ivinskaia bị bắt, ông buộc phải xé trang đó đi, nhưng Olga phật lòng đến mức Pasternak ghi lại vào một trang khác và thêm dòng chữ: "Những con chữ vĩnh hằng và chỉ có lớn lên mà thôi". Trong khoảng thời gian này ông từng viết những dòng thơ: "Kim đồng hồ ngái ngủ/Bò trên mặt thời gian/Ngày dài hơn thế kỷ/ Và vòng tay ôm tràn".

Mùa thu năm 1949, Olga Ivinskaia bị bắt vì quan hệ với Pasternak, "một tên gián điệp của Anh". Khi trả lời câu hỏi: "Có quan hệ gì?", Olga đều nói: "Tôi yêu anh ấy". Lúc đó Olga đang mang bầu, sau một lần bị tra tấn, tỉnh dậy trong nhà xác, cô đã sẩy thai. Người ta bảo do nhầm nên đã chở cô vào đấy.

Pasternak cũng bị gọi lên thẩm vấn nhiều lần. Ông đòi phải trao đứa con mà ông vẫn tưởng Olga đã sinh, sẵn sàng nuôi nấng đứa bé cùng với vợ. "Tôi cũng phải chịu chút khổ đau mà cô ấy đang gánh chịu thay cho tôi" -ông nói.

Tất nhiên là không có đứa bé nào cả, nhưng thay vào đó, người ta đưa cho ông tập thư gửi Olga và những cuốn sách ông đề tặng cô. Pasternak không muốn nhận: "Tôi viết cho cô ấy thì các ông hãy chuyển cho cô ấy", nhưng cuối cùng ông cũng cầm về và huỷ hầu hết những bức thư đó.

Olga nhớ lại: "Cái ngày ấy rồi cũng đến, khi một viên trung uý mặt đầy mụn tuyên bố cho tôi biết cái án 5 năm đi đày" do tội quan hệ với những nghi can gián điệp. Cô bị đày xuống vùng phía Nam, ở đó ba năm rưỡi, thi thoảng mới nhận được thư Pasternak.

Chỉ có sự chờ đợi những bức thư hiếm hoi ấy mới giúp cô đứng vững trước những trò sỉ nhục, tra tấn và điều kiện sống khắc nghiệt. Một lần đã khuya muộn, cô bị gọi lên phòng trưởng trại. Họ đưa cho cô đọc tại chỗ, không được về phòng, bức thư dài 12 trang của Pasternak cùng với tập thơ của ông.

Người phụ nữ ấy đã ngồi đọc thơ ông suốt đêm: "Tuyết đã phủ đầy đường/Sườn đồi, mái nhà sương…/Anh bước ra hừng dương/Em đứng đó, vầng thương". Sáng hôm sau cô lại làm việc khổ sai, không còn thấy nặng nề trong lòng nữa.

Năm 1953, Olga được về nhà. Lúc đầu Pasternak còn không dám đến gặp vì sợ cô thay đổi nhiều quá. Nhưng đến rồi mới thấy Lelusha (tên gọi thân mật giữa hai người do Pasternak đặt cho Olga) của ông vẫn như xưa, chỉ có gầy đi mà thôi.

Song song mối tình với Olga, Pasternak còn mối bận tâm khác, đó là Bác sĩ Zhivago. Dĩ nhiên trong hai nhân vật chính là bác sĩ Zhivago và Lara, ông đã lồng câu chuyện của chính ông và người yêu thương. Mặc dù tiểu thuyết được ấp ủ từ trước khi gặp Olga, dường như nhà văn thấy trước được rằng trong đời ông sẽ diễn ra điều gì đó làm đảo lộn tất cả.

Năm 1958, Pasternak được tặng giải Nobel văn học nhờ Bác sĩ Zhivago, ngay trong năm đó những cơn sóng gió bắt đầu đổ lên đầu ông. Trên báo chí đầy rẫy những bài viết chửi bới, lăng mạ, sỉ nhục, đe dọa "đuổi ông sang thiên đường của chủ nghĩa tư bản".

Sau này, trong hồi ký của mình, Ivinskaia đã khắc họa đợt "đánh hội đồng" này bằng cách trích một câu mà những "nhà phê bình" hồi đó hay dùng: "Mặc dù chưa đọc Pasternak, nhưng tôi thấy…".

Khi làn sóng "phê bình" lên đến đỉnh điểm, một hôm Pasternak đến nhà Olga với lọ thuốc ngủ trong tay. "Chúng mình tự tử đi. Chỉ cần 11 viên là đủ, mà ở đây có 22 viên cho hai ta. Em thử tưởng tượng xem, bọn họ sẽ náo loạn lên thế nào". Olga không đồng ý và gọi điện cho một Bí thư BCH TW Đảng thông báo Pasternak muốn tự tử. Chỉ khi đó áp lực trên báo chí mới giảm bớt.

Khả năng duy nhất có thể chấm dứt đợt đầu độc tinh thần này là viết thư hối cải, hứa từ chối giải thưởng và không ra nước ngoài. Olga đã tự tay viết bức thư đó, đến nơi ở của Pasternak đưa ông ký. Ông đã ký vì muốn "tất cả những chuyện này" kết thúc nhanh chóng, hơn nữa ông phải lựa chọn: hoặc giải thưởng, hoặc nước Nga, và Pasternak đã chọn nước Nga.

Tháng 5/1960, Pasternak bị bệnh nặng, ông hiểu rằng mình không còn được bao lâu nữa nên yêu cầu đừng để Olga đến nhà, vì không muốn xảy ra xích mích giữa hai người phụ nữ. Ông chỉ viết thư cho Olga, còn cô ngồi trên ghế đá cách đấy không xa, đọc thư và lặng lẽ khóc thầm. Nhưng cô không thể không đến tiễn biệt ông.

(Theo Tiền Phong)

Nguồn: http://www.vnthuquan.net[/justify]
RANDOM_AVATAR
Le Truc Anh
 
Bài viết: 184
Ngày tham gia: Thứ 4 19/11/08 21:27
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: NHÀ THƠ NGA VÀ NHỮNG BÀI THƠ TÌNH đi cùng năm tháng…

Gửi bàigửi bởi Cothi » Thứ 4 18/03/09 9:23

[justify]Tại địa chỉ diendan.nuocnga.net/archive/index.php/t-137.html…, tôi đọc được trang viết khá thú vị này và hai bản dịch bài thơ Свидание – Hẹn hò của B.Pasternak, trong đó có nhiều chi tiết liên quan đến Mối tình thi vị và sóng gió của Boris Pasternak đã giới thiệu ở trên. Mời các bạn cùng tham khảo:

….Vào một ngày đông, nhìn qua cửa sổ thấy cảnh tuyết rơi đẹp quá, Zhivago muốn ra ngoài thư giãn. Vừa đẩy cửa bước ra, bỗng anh nhìn thấy 1 cô gái đứng ngoài, bên rào vườn nhà (đây là nhà nông thôn, vùng Sibir, mái nghiêng, nên không thể là "góc phố" được). Cô gái một mình, bối rối, trong trang phục mỏng manh không đủ ấm. Từ cô toát lên một vẻ đẹp thuần khiết, nhu mì, cam chịu. Zhivago cảm nhận từ toàn bộ con người cô toát lên một nỗi buồn sâu thẳm… Người con gái đó, do Trời xui khiến, đã đến với anh, và từ giờ khắc ấy gắn với anh như máu thịt, cuộc đời. Nhưng “khối buồn đau” – sản phẩm của thời đại ấy – tựa hồ một lưỡi thép, được mạ lớp antimoan (một thứ men) lộng lẫy. "Người ta" (những kẻ như Comaropxki trong tiểu thuyết “Bác sỹ Zhivago") đã dùng thứ “vũ khí” ấy cứa đau vào trái tim anh. Nhưng dẫu sao, anh cũng hài lòng chung sống với vết thương đó, như một thứ dấu ấn do Lara để lại trong tim…

Cuộc gặp gỡ định mệnh ấy đã để lại cho nhân loại một tác phẩm bất hủ: cuốn tiểu thuyết "Bác sỹ Zhivago". Trong đó Lara là linh hồn. Khi mất cô, mất cảm hứng sáng tạo, cuộc sống không còn ý nghĩa gì đối với Zhivago nữa. Nếu xem phim, ta sẽ thấy trường đoạn này thật bi thương, thật cảm động.

Chúng ta biết, Lara là hình mẫu có thật trong cuộc đời Pasternak - đó chính là Ônga Ivinskaia. Sau này vì tiểu thuyết "Bác sỹ Zhivago" và quan hệ với Pasternak mà cô bị vào tù 5 năm. Cô đã chịu đựng tất cả, vì tình yêu lớn đối với nhà thơ. Và mãi sau này, khi không còn Pasternak trên đời nữa, cô vẫn tự hào về mối tình thiên định đó. Không bao giờ cô ta thán, dù một lời, về những khổ đau, đầy đọa mà mình từng chịu đựng trong cái thời buổi khắc nghiệt đó.

Pasternak từng kể lại, ngày 7/5/58 như sau: “Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai tôi đã gặp một phụ nữ trẻ, tên là Ônga Ivinskaia. Nàng chính là Lara trong cuốn tiểu thuyết mà tôi bắt đầu viết chính vào thời kỳ đó… Nàng hiện thân của niềm yêu đời và đức tính hy sinh…Nàng biết rõ đời sống tinh thần của tôi và công việc văn chương của tôi”. Và một năm sau, khi trả lời phỏng vấn của nhà báo Anh, Pasternak nói: “Nàng là người bạn rất lớn của tôi. Nàng đã giúp đỡ tôi trong thời gian tôi viết sách, trong cuộc đời tôi…Nàng bị tù năm năm vì kết thân với tôi. Thời trẻ của tôi không có một nàng Lara độc nhất… Nàng Lara của tôi thời trẻ - ấy là vốn sống chung. Còn nàng Lara của tôi thời già thì đã được ghi khắc vào trái tim tôi bằng máu của nàng và cảnh tù đày của nàng”.

Đoạn cuối bài thơ, giống như những thi sỹ kiệt xuất khác (Nguyễn Du, Akhmatova, Brodsky), Pasternak cũng trăn trở với một câu hỏi, tựa như: "Ba trăm năm nữa ta đâu biết - Thiên hạ ai người khóc Tố Như?"

CUỘC HẸN HÒ

Tuyết rắc khắp nẻo đường,
Trên mái nghiêng phủ trắng,
Tôi đẩy cửa bước ra:
Thấy dáng em lặng đứng.

Một mình - áo khoác mỏng,
Mũ không, giày ấm không,
Em cố nén nỗi lòng -
Miệng nhai bông tuyết ướt.

Hàng cây và rào chắn
Trôi về xa, mịt mờ.
Mình em trong trời tuyết
Bên góc vườn, bơ vơ.

Nước từ khăn quàng nhỏ
Qua vai áo xuống tay,
Từng giọt sương lấp lay
Ánh lên trong mái tóc.

Và mái tóc óng vàng
Làm sáng bừng: gương mặt,
Khăn quàng, dáng hình em
Cùng áo choàng mỏng mảnh.

Trên mi em tuyết ẩm,
Trong mắt em nỗi sầu,
Cả dáng hình em tạc
Từ một khối buồn đau.

Tựa hồ như lưỡi thép,
Được tráng một lớp men,
Người ta lệnh cho em
Cứa tim tôi đau buốt.

Và muôn thuở tim tôi
Sống cùng vết cứa đó,
Có còn gì đáng nữa
Trong thế gian bạo tàn.

Và vì thế nhân đôi
Cả đêm nay trong tuyết,
Ranh giới giữa hai ta
Tôi chẳng còn nhận biết.

Mình là ai, từ đâu,
Khi từ năm tháng ấy
Còn rặt chuyện tào lao,
Lúc chúng ta khuất núi ?


Свидание

Засыплет снег дороги,
Завалит скаты крыш,
Пойду размять я ноги:
За дверью ты стоишь.

Одна, в пальто осеннем,
Без шляпы, без калош,
Ты борешься с волненьем
И мокрый снег жуешь.

Деревья и ограды
Уходят вдаль, во мглу.
Одна средь снегопада
Стоишь ты на углу.

Течет вода с косынки
За рукава в обшлаг,
И каплями росинки
Сверкают в волосах.

И прядью белокурой
Озарены: лицо,
Косынки и фигура
И это пальтецо.
Снег на ресницах влажен,
В твоих глазах тоска,
И весь твой облик слажен
Из одного куска.

Как будто бы железом,
Обмакнутым в сурьму,
Тебя вели нарезом
По сердцу моему.

И в нем навек засело
Смиренье этих черт,
И оттого нет дела,
Что свет жестокосерд.

И оттого двоится
Вся эта ночь в снегу,
И провести границы
Меж нас я не могу.

Но кто мы и откуда,
Когда от всех тех лет
Остались пересуды,
А нас на свете нет?

Hẹn hò

Tuyết sắp đầy những con đường nhỏ
Sắp làm oằn nặng các mái nhà.
Anh những muốn ra ngoài đi dạo,
Em chôn chân sau cửa tự bao giờ.

Cô đơn trong áo mùa thu mỏng,
Đầu để trần, giày ấm chẳng mang,
Tuyết ướt em cầm đưa lên miệng,
Gắng giữ cơn xúc động trào dâng.

Hàng cây với bờ rào bất tận
Chập chờn phía xa trong tối mờ.
Một mình em đứng trong mưa tuyết,
Góc phố quạnh hưu chẳng ai qua.

Nước chảy từ chiếc khăn quàng mỏng
Ướt đầm tay áo với bờ vai.
Và như những hạt sương buổi sớm,
Sáng long lanh trong mái tóc dài.

Một lọn tóc vàng hoe chiếu sáng
Cả gương mặt em với chiếc khăn
Thân hình em yêu kiều mỏng mảnh
Áo nhẹ mùa thu khoác trên mình.

Tuyết đọng trên đôi mi ẩm ướt
Nỗi sầu trong mắt biếc đầy tràn,
Cả dáng vẻ em như được tạc
Từ một khối yêu, một khối hờn.

Ai kẻ dùng em như thỏi thép
Bên ngoài được mạ antimoan
Cứa vào trái tim anh đau nhói
Mà vết thương còn mãi không tan.

Và muôn thuở tim anh còn đọng
Dáng vẻ em nhu thuận, phục tùng.
Và chẳng còn gì là đáng kể,
Dù thế gian này đầy nhẫn tâm.

Và cái đêm hẹn hò trong tuyết
Nhân đôi trong ký ức hai ta
Giữa anh với em đâu giới hạn
Anh không bao giờ có thể vạch ra.

Nhưng ta là ai, từ đâu tới,
Khi từ bao nhiêu năm tháng qua
Rặt chuyện tầm phào còn sót lại.
Bản thân ta từ lâu khuất xa?[/justify]
RANDOM_AVATAR
Cothi
 
Bài viết: 22
Ngày tham gia: Thứ 4 17/12/08 21:21
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: NHÀ THƠ NGA VÀ NHỮNG BÀI THƠ TÌNH đi cùng năm tháng…

Gửi bàigửi bởi xanhnguyen » Thứ 5 19/03/09 12:52

[justify]Và đây là Một số bài thơ của Boris Leonidovitsh Pasternak mà xanhnguyen tìm được, trong đó có Không đề -chính là bài thơ bác huynhvanthong đang nhớ “hay’, bỗng nhiên “quên béng rùi”… làm tui tiếc hùi hụi đó!

Giấc Mơ

Anh mơ thấy mùa thu trong ánh mắt lờ mờ
của các vuông cửa kính
Bạn bè em giữa đám vui ồn.
Như một con chim ưng, quen săn máu tươi, từ các trời mây lộng,
Tim anh sà ngay xuống giữa tay em
Nhưng thời gian trôi, già nua dần, rồi câm lặng
Và ánh bình minh từ phía ngoài vườn
Vừa nhuốm bạc các khung cửa sổ
Vừa dội lên các ô kính những giọt lệ máu buổi thu phân
Nhưng thời gian trôi qua và trở nên già lão,
Lụa bọc ghế rạn dần và tan rã như băng.
Bất thần, đang lớn tiếng, em bỗng nghẹn lời và im bặt,
và giấc mơ tắt lụi, như dư âm của tiếng chuông ngân.
Anh bừng tỉnh, ánh rạng đông vừa le lói
Như mùa thu, và gió lướt đi xa
Cuốn theo hàng bạch dương chạy giữa lưng trời
Như trận mưa rơm sau chiếc xe bò kéo.

(Hoàng Hưng và Nguyễn Ðức Dương dịch)

Không Ðề

Vừa lướt qua đây một dấu móng tay đầy bí ẩn.
"Khuya rồi. Thôi anh ngủ. Rạng ngày xem lại anh sẽ hiểu ra.
Còn từ giờ đến khi tỉnh giấc, em yêu,
Không ai được chạm vào em như anh chạm"
Anh chạm vào em mãnh liệt sao.
Ngay cả khi anh chạm cặp môi đồng
Em cũng xúc động như nhà hát lặng đi vì thiên bi kịch.
Như mùa hạ nụ hôn anh. Cứ kéo dài, đà đận
Mãi sau rồi mới nổ thành giông.
Anh uống, như chim trời. Nuốt đến ngất ngây,
Cứ thong thả những vì sao chảy qua cổ họng.
Còn những chú hoạ mi mắt mở tròn, run rẩy,
Từng giọt dần dần rút kiệt vòm đêm.

(Hoàng Hưng và Nguyễn Ðức Dương dịch)

Gió

Tôi chết, bên đời em vẫn sống
Và gió liên hồi sẽ khóc than.
Căn nhà run rẩy, rừng cây động
Gió cuộn cuồn lay cả cánh rừng.
Và cả không gian vô hạn vẫn
Như chiếc thuyền neo gió cứ rung.
Nhưng gió phải đâu vì ngạo mạn
Hay vì hung hãn trút căm hờn.
Chỉ muốn, em ơi, trong buồn thảm
Tìm điệu ru nào hát tặng em.

(Nhật Chiêu dịch)[/justify]
RANDOM_AVATAR
xanhnguyen
 
Bài viết: 16
Ngày tham gia: Thứ 4 04/03/09 20:41
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: NHÀ THƠ NGA VÀ NHỮNG BÀI THƠ TÌNH đi cùng năm tháng…

Gửi bàigửi bởi comay » Thứ 7 21/03/09 13:32

[justify]Cho em góp với, em cũng tìm được 3 bài thơ nữa của B. Pasternak (kèm bản tiếng Nga, mong các Đại sư huynh từng du học ở đất nước tuyệt vời ấy “thẩm định” giùm và nếu quan tâm, mong bạn bè gần xa hãy cung cấp thêm nguồn tư liệu để topic này phong phú, đa dạng hơn. Trân trọng lắm!)
1. Нобевлеская премия

Я пропал, как зверь в загоне.
Где-то люди, воля, свет,
А за мною шум погони,
Мне наружу ходу нет.

Темный лес и берег пруда,
Ели сваленной бревно.
Путь отрезан отовсюду.
Будь что будет, все равно.

Что же сделал я за пакость,
Я убийца и злодей?
Я весь мир заставил плакать
Над красой земли моей.

Но и так, почти у гроба,
Верю я, придет пора -
Силу подлости и злобы
Одолеет дух добра.

Giải thưởng Nobel

Tôi mất hút, sa vào như con thú
Đâu đó tự do, ánh sáng, con người
Tiếng thét gào, xua đuổi sau lưng tôi
Nhưng lối thoát bên ngoài không hiện rõ.

Khu rừng tối và bên hồ nước
Gỗ thông già chất đống khắp nơi
Cả bốn phía chặn bước con đường tôi
Tôi chịu đựng, dù thế nào cũng được.

Có phải tôi làm điều chi thô bỉ
Tôi là tên ác độc, kẻ giết người?
Tôi chỉ làm cho lệ thế gian rơi
Trước vẻ tuyệt vời của đất đai quê mẹ.

Cái chết đã cận kề, nhưng dù thế
Tôi vẫn tin rồi sẽ đến một thời
Khi tinh thần thánh thiện sẽ lên ngôi
Sẽ chiến thắng thói đê hèn, phẫn nộ.

2. Быть знаменитым некрасиво

Быть знаменитым некрасиво.
Не это подымает ввысь.
Не надо заводить архива,
Над рукописями трястись.

Цель творчества - самоотдача,
А не шумиха, не успех.
Позорно, ничего не знача,
Быть притчей на устах у всех.

Но надо жить без самозванства,
Так жить, чтобы в конце концов
Привлечь к себе любовь пространства,
Услышать будущего зов.

И надо оставлять пробелы
В судьбе, а не среди бумаг,
Места и главы жизни целой
Отчеркивая на полях.

И окунаться в неизвестность,
И прятать в ней свои шаги,
Как прячется в тумане местность,
Когда в ней не видать ни зги.

Другие по живому следу
Пройдут твой путь за пядью пядь,
Но пораженья от победы
Ты сам не должен отличать.

И должен ни единой долькой
Не отступаться от лица,
Но быть живым, живым и только,
Живым и только до конца.

Làm người nổi tiếng là không đẹp

Làm người nổi tiếng là không đẹp
Đâu phải vì nổi tiếng mới lên cao
Những giấy tờ, lưu trữ đừng tích cóp
Trước những trang bản thảo chớ nôn nao.

Mục đích của sáng tạo là dâng hiến
Đâu phải vì thành tích, tiếng ồn ào
Đem biến mình thành những lời truyền miệng
Cho người đời, thật xấu hổ làm sao.

Ta cần sống khiêm nhường, không tự bạch
Phải sống sao, bởi suy xét cho cùng
Để tiếng gọi tương lai nghe thấy hết
Nhận về tình luyến ái của không trung.

Cần phải biết để chừa ra khoảng trống
Trong số phận mình, không phải trong thơ
Trong cuộc đời có những chương, những đoạn
Cần tô đậm lên cho khỏi lu mờ.

Và phải biết đắm chìm vào quên lãng
Trong vô danh giấu những bước chân ta
Như làng mạc ẩn mình trong sương sớm
Sương khói mịt mù không thể nhìn ra.

Những kẻ khác theo bước chân sống động
Bám gót ta đi qua chặng đường mình
Nhưng đành ngậm ngùi nhìn lên chiến thắng
Mặc người đời, ta không phải bận tâm.

Và phải biết không một tấc ngắn ngủi
Đừng để đánh mất gương mặt con người
Cần phải sống làm một người sôi nổi
Và vui tươi cho đến cuối cuộc đời.

3. Ветер

Я кончился, а ты жива.
И ветер, жалуясь и плача,
Раскачивает лес и дачу.
Не каждую сосну отдельно,
А полностью все дерева
Со всею далью беспредельной,
Как парусников кузова
На глади бухты корабельной.
И это не из удальства
Или из ярости бесцельной,
А чтоб в тоске найти слова
Тебе для песни колыбельной.

Gió

Anh đã chết rồi, em vẫn sống
Còn gió than phiền, khóc nỉ non
Gió lay biệt thự, lay rừng rậm.
Không gì riêng lẻ mỗi cây thông
Mà gió lung lay cả cánh rừng
Với tất cả tận cùng xa thẳm
Như lay những chiếc thuyền buồm
Trong vũng tàu nước lặng.
Đấy không phải là tại vì ngạo mạn
Hay tại vì giận dữ cuồng điên
Mà để, trong nỗi buồn vô hạn
Tìm những lời gió hát ru em.

Bản dịch của Nguyễn Viết Thắng

Nguồn: www.vi.wikipedia.org/wiki[/justify]
RANDOM_AVATAR
comay
 
Bài viết: 13
Ngày tham gia: Thứ 5 05/03/09 17:38
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: NHÀ THƠ NGA VÀ NHỮNG BÀI THƠ TÌNH đi cùng năm tháng…

Gửi bàigửi bởi Le Truc Anh » Thứ 6 27/03/09 21:58

[justify]Vừa rồi, qua sự giúp đỡ của bạn bè, tôi đã xin được dịch giả Thúy Toàn- người đã chuyển ngữ rất khéo léo, tài tình những tác phẩm văn học nước ngoài (trong đó, đa phần là Văn học Nga sang tiếng Việt) một bài giới thiệu xuất xứ và phần dịch bài thơ Phút giây huyền diệu nổi tiếng của đại thi hào Nga - A. X. Pushkin (1799 - 1837). Xin chia sẻ cùng các thành viên đại gia đình Văn hóa học.


Phút giây huyền diệu

Tại trang ấp của nhà Pokotov, ở làng Xtekhnev huyện Novorgiep, cách hai làng Mikhailovskoje và Trigoexkoje chừng 40 cây số, vào một buổi tối cuối tháng ba năm 1879, bà quả phụ Pokotova đã tổ chức buổi hoà nhạc mừng thọ. Từ những thập kỷ đầu thế kỷ XIX ông Pokotop Ivan Matheevits (1782 - 1840), một chúa đất ở Pskov, chủ làng Xtekhnev, đã từng giao du rộng rãi với giới trí thức Thủ đô. Vào giữa những năm 1820, khi nhà thơ A.Pushkin bị đưa về an trí tại làng Mikhailovskoje - trang ấp của gia đình nhà thơ - ông cũng đã nhiều lần lui tới, cũng như lui tới làng Trigorskoje bên cạnh, nơi Pushkin thường sang chơi. Lần này tổ chức buổi hoà nhạc, bà quả phụ Pokotova đã mời được nghệ sĩ Komisarjevski F.P (1838 - 1905) - nghệ sĩ có giọng teno nổi tiếng - từ Thủ đô về trình diễn.
Đến nay trong thư viện Quốc gia Nga còn lưu giữ một tờ báo xuất bản ở Thủ đô hồi đó, trong đó có bài về sự kiện này: "... Mọi người có mặt trong tối hoà nhạc đều hân hoan hồ hởi. Ca sĩ hào hứng, mang hết tài nghệ của mình ra chinh phục cử tọa. Nhưng không khí đang tưng bừng bỗng bị một bà già lạ lẫm nào đó vào giữa buổi làm hỏng. Bà lão ăn vận xuyềnh xoàng và khá là nhếch nhác, được mời vào cùng dự, đã không chịu ngồi yên mà thỉnh thoảng lại húng hắng nhận xét này nọ về trình diễn của nghệ sĩ. Thật quá thể. Mọi người có mặt đều tỏ vẻ ngạc nhiên, đưa mắt không hài lòng nhìn bà lão. Bà lão làm cho ca sĩ càng ngán, đến mức cuối cùng ông phải ghé tai thì thầm hỏi bà chủ:
- Cái bà già kia là ai thế? Không hiểu bà ta ra làm sao!
- Thì đấy, chính là Anna Petrovna Kern chứ ai!
- Sao?... chính bà ấy ư?".


Anna Petrovna Kern - một cuộc đời gian nan, đầy những ngang trái và thiếu thốn, có thể nói hầu như bi thảm. Tuy nhiên, đồng thời cũng là một số phận tuyệt vời, đầy ắp những sự kiện và cảm xúc. Những ấn tượng chói lọi, niềm thích thú tinh thần phong phú và đa dạng ấy là do nhiều năm tháng được giao du với những con người đáng lưu ý của thời đại.
Anna Petrovna Kern - tên tuổi của một phụ nữ Nga đã được Puskin làm cho trở thành bất tử với bài thơ "Gửi K" hay "Anh nhớ mãi phút giây huyền diệu" chẳng khác nàng Laura của thi hào Italia Petrarca F. (1304 - 1374), hay nàng Beatrice cũng của thi hào khác người Italia - Dante Alighieri (1265 - 1321).

Anna Petrôpna Kern "ra đời cùng thế kỷ", vào ngay đầu (11 tháng 2) năm 1800, tại thành phố Orion, nơi ông ngoại I.I.Volf làm thống đốc. Nhưng tuổi thơ của cô bé Anna chủ yếu lại trải qua ở thị trấn nhỏ Lubnyu (Ukraina), và trang ấp Tversk của ông ngoại ở Bernov. Từ 8 tuổi đến 12 tuổi, cùng với cô em con ông cậu cũng tên là Anna và là người bạn gần gũi suốt đời của mình, Anna Petrôpna được một nữ gia sư người Pháp khá giỏi dạy cho nhiều môn khoa học và tiếng nước ngoài. Ngoài ra, tủ sách của người mẹ cũng như thiên nhiên làng quê đã ảnh hưởng quyết định đến sự hình thành nhân cách và trí lực của cô bé.

Nhưng rồi, còn chưa đầy tuổi 17, Anna Petrovna đã phải kết hôn với vị tướng 52 tuổi Ermolaijev Fedorovitch Kern. Từ đây Anna Petrovna phải theo chồng thuyên chuyển hết nơi này đến nơi khác, phụ thuộc vào nơi đóng quân của ông. Hiếm có những sự kiện đáng nhớ xảy ra trong đoạn đời này của Anna Petrovna. Có chăng, đó chỉ là chuyến đi vào đầu năm 1819 đến St. Peterburg - nơi tại nhà bà cô của mình, bà Olenina E.M, Anna Petrovna đã được nghe nhà thơ ngụ ngôn nổi tiếng I.A. Krylov đọc thơ và lần đầu tiên thấy Pushkin.
Qua nhà thơ A.G. Rodeianko, một người hàng xóm có trang ấp bên cạnh ở Lubnyu, vào những năm 1824 - 1825 Anna Petrôpna đã biết thêm nhiều điều về Pushkin, mượn được các tác phẩm Người tù Capcazơ và Đài phun nước Bakhtsixarai của thi sĩ vừa mới xuất bản trước đó. Thế là Anna bắt đầu tham gia việc viết thư trao đổi với Puskin. Luôn luôn tìm đến với những tâm hồn phong phú, mùa hè 1825 Anna Petrôpna đã có chuyến đi thăm bà cô P.A.Volf - Oxipova ở Trigorskoje để mong được làm quen với nhà thơ Pushkin. Sau này Anna Petrovna đã thú nhận: "Khâm phục Puskin tôi khao khát được thấy ông".

Một tháng trời (từ tháng 6 đến tháng 7/1825), Anna Petrovna Kern đã ở nhà bà P.A. Vulf - Oxipôva, trên đôi bờ ngoạn mục của con sông Xoroti và suốt quãng thời gian ấy, hầu như ngày nào Pushkin cũng từ Mikhailovskoje sang chơi Trigorskoje. Nhà thơ đã đọc cho Anna Petrovna Kern nghe trường ca Đoàn người Digan ông vừa sáng tác, kể cho nghe "Truyện cổ tích về con Quỷ cưỡi ngựa đến đảo Vaxilievski", nghe Anna hát ca khúc phổ thơ của thi sĩ mù I.I.Kozlov "Đêm Venetsian". Vào đêm trước khi Anna Petrovna Kern rời Trigorskoje, nhà thơ đã mời bà dạo chơi trong vườn cây trang ấp Mikhailovskoje của mình. Hôm sau, khi đến chia tay với Anna, nhà thơ đã tặng nàng cuốn sách in chương đầu của tiểu thuyết thơ Evgheni Onheghin của mình, gài ở giữa những trang sách là tờ giấy viết thư gấp tư có chép bài thơ "Anh nhớ mãi phút giây huyền diệu.", viết riêng cho nàng.

Từ đây cuộc đời của Anna Petrovna có nhiều thay đổi. Không chịu nổi cuộc sống với bầu không khí trại lính và người chồng chỉ biết "hoặc là ngủ, hoặc ra thao trường, hoặc hút thuốc", đầu năm 1826, mặc những khó khăn về vật chất Anna Petrovna bỏ về St. Peterburg sống với cha đẻ và hai cô em gái đang học trường nữ sinh. Sau khi nhà thơ Pushkin lập gia đình, từ những năm 1830 trở đi, Anna Petrovna xa dần nhóm bạn bè của Pushkin và chính ông... Rồi nhà thơ qua đời sau trận đấu súng với Dantex vào đầu năm 1837.

Ngày 1 tháng 2 năm 1837, Anna Petrovna đã âm thầm khóc và cầu nguyện trong nhà thờ Konhyucsennaya - nơi trước đó người ta làm lễ cầu siêu cho nhà thơ. Cũng từ đây, Anna Petrovna đã chăm chút gìn giữ mọi kỷ vật gợi nhớ đến Pushkin: từ những câu thơ, thư từ trao đổi với Puskin trước đây đến cái ghế gỗ mà nhà thơ đã ngồi. Và thời gian càng lùi xa cái, những kỉ niệm về Pushkin càng trở nên sâu đậm thêm trong ký ức của bà.

Sau khi nhà thơ qua đời, Anna Petrovna Kern còn sống thêm hơn 40 năm nữa. Vào những ngày cuối đời, nhớ về kỷ niệm xưa, bà lão Anna Petrovna đã quyết định một lần nữa về thăm lại Mikhailôpxkoje ngày nào. Trên đường đi, buổi chiều hôm ấy, còn cách Mikhailovskoje và Trigorskoje 40 cây số, bà lão Anna Petrovna Kern đã rẽ vào trang trại của Pokotov ở Xtekhnev, đúng vào tối hoà nhạc.
"...Cái bà già kia là ai thế? Không hiểu bà ta ra làm sao nữa?!
- Thì đấy, chính là Anna Petrovna Kern chứ ai!
- Sao?... Chính bà ấy ư?...


Thế là Komirsarjevski bỗng thay đổi hẳn. Ông trở nên nghiêm trang và xin phép được hát bài hát "Anh nhớ mãi phút giây huyền diệu", lời thơ của Pushkin do nhạc sĩ nổi tiếng Glinka phổ nhạc năm 1840, lúc đó đã trở thành một khúc ca phổ biến ai cũng yêu thích như một bài dân ca.
Anna Petrovna chăm chú lắng nghe, nước mắt ràn rụa. Khi câu hát cuối cũng vừa dứt, Komirsarjevski đã đến quỳ xuống trước bà lão, nâng tay bà lên và cúi hôn. Bà lão ôm lấy mái đầu chàng ca sĩ lừng danh ở tuổi bốn mươi và ban tặng cho chàng một nụ hôn lên trán...

Gửi K...

Anh nhớ mãi phút giây huyền diệu:
Trước mắt anh em bỗng hiện lên,
Như hư ảnh mong manh vụt biến,
Như thiên thần sắc đẹp trắng trong,

Trong day dứt sầu đau tuyệt vọng,
Giữa ồn ào xáo động buồn lo
Tiếng em nói bên tai anh văng vẳng,
Bóng dáng em anh gặp lại trong mơ.

Tháng ngày qua. Những cơn gió bụi
Đã xua tan mộng đẹp tuổi thơ,
Lãng quên rồi giọng em hiền dịu,
Nhoà tan rồi bóng dáng nguy nga.

Giữa cô quạnh âm u tù hãm
Dòng đời trôi quằn quại hắt hiu,
Chẳng tiên thần, chẳng nguồn cảm xúc,
Chẳng đời, chẳng lệ, chẳng tình yêu.

Cả hồn anh bỗng bừng bừng tỉnh giấc:
Trước mắt anh em lại hiện lên
Như hư ảnh mong manh vụt biến,
Như thiên thần sắc đẹp trắng trong.

Quả tim lại rộn ràng náo nức,
Vì trái tim sống dậy đủ điều:
Cả tiên thần, cả nguồn cảm xúc,
Cả đời, cả lệ, cả tình yêu.

(A. X. Pushkin – 1825)

Thúy Toàn dịch[/justify]
RANDOM_AVATAR
Le Truc Anh
 
Bài viết: 184
Ngày tham gia: Thứ 4 19/11/08 21:27
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: NHÀ THƠ NGA VÀ NHỮNG BÀI THƠ TÌNH đi cùng năm tháng…

Gửi bàigửi bởi phanthikimanh » Chủ nhật 29/03/09 0:34

[justify]Nhân nói về bài thơ “Gửi K” của Pushkin, xin giới thiệu thêm đôi nét về nhà thơ:

Pushkin sinh ngày 6 tháng 6 năm 1799 (26 tháng 5 theo lịch cũ) tại Moskva trong một gia đình quý tộc Nga có nguồn gốc từ thế kỷ 12. Mẹ ông thuộc dòng dõi của Abram Petrovich Gannibal, một người nô lệ da đen của Pyotr Đại đế[1]. Nhờ thông minh xuất chúng và có những đóng góp lớn về quân sự, hàng hải cho nước Nga, Gannibal đã được Pyotr Đại đế nhận làm con nuôi. Thời thơ ấu, trong những tháng hè, Pushkin thường tới sống với bà ngoại tại ngôi làng nhỏ Zakharov, gần thành phố Zvenigorod, ngoại ô Moskva. Những tháng ngày êm đềm ở đây về sau này được phản ảnh trong những bài thơ đầu tiên của Pushkin ("Thầy tu", 1813; "Bova", 1814; "Lời nhắn cho Yudin", 1815; "Giấc mơ", 1816).

Sáu tuổi, Pushkin được tuyển vào trường Lyceum Hoàng gia[2], tại Tsarskoe Selo (Hoàng Thôn, nay là thị trấn Pushkin) gần thủ đô Sankt-Peterburg. Thời gian theo học tại đây ông đã chứng kiến cuộc Chiến tranh vệ quốc 1812 của nước Nga chống lại quân Pháp của Napoléon I. Ông có bài thơ nổi tiếng về chủ đề này - "Hồi ức về Hoàng Thân" (Воспоминание о Царском Селе, 1815). Bài thơ này đã được nhà phê bình văn học Nga nổi tiếng thời bấy giờ là Gavril Romanovich Derzhavin (Гаври́л Рома́нович Держа́вин) coi là một tác phẩm kiệt xuất và đã tôn vinh Pushkin, khi đó mới 16 tuổi, như một nhà thơ lớn của nước Nga.

Sau khi tốt nghiệp Lyceum, Pushkin tích cực tham gia vào các hoạt động văn học nghệ thuật của giới quý tộc trí thức trẻ tại Sankt-Peterburg, lúc bấy giờ đang nỗ lực đấu tranh cho một cuộc cách mạng xoá bỏ chế độ nông nô tại Nga. Thời gian này ông cho ra đời những bài thơ mang tính chính trị như "Gửi Chaadaev" (К Чаадаеву, 1818), "Gửi N. Ya. Plyuskova" (Н. Я. Плюсковой, 1818), "Làng quê" (Деревня, 1819)... Năm 1820 Pushkin cho in bản trường ca đầu tiên của mình - "Ruslan và Lyudmila" (Руслан и Людмила) và ngay lập tức tạo được tiếng vang lớn về phong cách cũng như chủ đề, mặc dù cũng phải chịu sự công kích dữ dội từ phía chính quyền.

Mùa xuân 1820, do những bài thơ cách mạng, thống đốc Sankt-Peterburg, bá tước M. Miloradovich, đã quyết định đày Pushkin tới Sibir. Tuy nhiên nhờ sự giúp đỡ và ảnh hưởng của những người bạn (Nikolai Mikhailovich Karamzin, Pyotr Yakovlevich Chaadaev, Fyodor Nikolaevich Glinka), cuối cùng ông chỉ phải chịu mức án nhẹ hơn là bị trục xuất khỏi thủ đô Sankt-Peterburg vô thời hạn. Sau khi rời Sankt-Peterburg, Pushkin đã đi xuống miền nam nước Nga, tới Kavkaz và Krưm, Moldavia, Kiev. Trong thời gian này ông vẫn tiếp tục cho ra đời những tác phẩm mới có ảnh hưởng rất lớn tới văn học Nga thế kỷ 19, như "Người tù Kavkaz" (Кавказский пленник, 1822), "Gavriiliada" (Гавриилиада, 1821), "Anh em lũ cướp" (Братья разбойники, 1822), "Đài phun nước Bakhchisarayskiy" (Бахчисарайский фонтан, 1824). Năm 1823, ở Kishinov, Pushkin bắt tay vào viết tiểu thuyết bằng thơ, kiệt tác "Evgeny Onegin"[3] (Евгений Онегин).

Tháng 7 năm 1824, với đơn xin ân xá, Pushkin được chính quyền cho phép về ở khu trang trại Poskov tại vùng Mikhailovskoe dưới sự kiểm soát của gia đình. Tại Mikhailovskoe ông đã sang tác những tác phẩm lịch sử như vở kịch "Boris Godunov" (Борис Годунов, 1825), "Với biển cả" (К морю, 1826), trường ca "Những người Digan" (Цыганы, 1827).

Năm 1825, trong lần sang thăm trang trại láng giềng, Pushkin đã gặp nàng Anna Kern, người tạo cho ông cảm hứng để sáng tác bài thơ nổi tiếng "Gửi K". Cuối năm 1825 đầu năm 1826 kết thúc chương năm và sáu của "Evgeny Onegin", mà lúc đó Puskin coi là đoạn kết cho phần một của tác phẩm.

Cuối năm 1825, thông qua một số viên chức có thiện chí, Pushkin đã được tiếp cận Sa hoàng Nikolai I để đệ đơn xin ân xá và được Sa hoàng chấp thuận. Tuy nhiên sau thất bại của cuộc Cách mạng tháng Chạp 1825 tại Sankt-Peterburg, chính quyền đã xem xét lại tất cả các ấn phẩm chống đối chính quyền của Pushkin trước đó và quyết định buộc ông bị quản thúc tại gia và có chính sách kiểm duyệt nghiêm khắc các tác phẩm của nhà thơ. Pushkin đã chuyển về Moskva sống trong thời gian này.

Năm 1831 được đánh dấu bởi một sự kiện rất quan trọng trong sự nghiệp của Pushkin, ông đã có buổi gặp gỡ với Nikolai Vasilevich Gogol, một nhà văn Nga nổi tiếng khác. Cả hai nhanh chóng trở thành bạn thân và luôn hỗ trợ nhau trong hoạt động nghệ thuật. Puskin đã có ảnh hưởng lớn tới những nhân vật trong các tác phẩm châm biếm phê phán hiện thực của Gogol.

Cùng năm 1831, Pushkin kết hôn với người đẹp Natalia Goncharova, người đã đem lại cho ông cảm hứng sáng tác lớn lao. Ông hoàn tất chương "Bức thư của Onegin" trong tác phẩm "Evegeny Onegin" và cũng là chương kết của công trình vĩ đại mà nhà thơ đã mất 8 năm để thực hiện.

Tháng 11 năm 1833, Puskin trở lại Sankt-Peterburg, và cảm thấy cần phải có những thay đổi lớn trong cuộc sống, ông không muốn bị kìm kẹp trong bốn bức tường do chế độ quản thúc.

Nhờ sự sủng ái của Sa hoàng Nikolai I, đầu năm 1834 chế độ quản thúc đối với Pushkin được nới lỏng, tuy nhiên các tác phẩm thơ ca của ông vẫn phải có sự đồng ý của Sa hoàng mới được phát hành. Do vậy hoàn cảnh kinh tế của nhà thơ không được thuận lợi, Pushkin phải đăng ký vào một chức vụ thư lại trong viện biên sử của Sa hoàng. Thời kỳ này, Puskin chuyển hướng sang viết văn xuôi. Ông sáng tác truyện vừa như "Con đầm bích" (Пиковая дама), tiểu thuyết như "Dubrovski" (Дубровский, 1832-33), "Con gà trống vàng", "Người da đen của Pyotr Đại đế" (không hoàn thành)...

Cùng với những người bạn, Pushkin đã thành lập tờ tạp chí Người đương thời (Современник). Nhiều tác giả nổi tiếng của Nga thời bấy giờ như Aleksandr Ivanovich Turgenev, N.V. Gogol, V.A. Zhukovski, P.A. Vyazemski đã ủng hộ bằng cách gửi những tác phẩm mới nhất của mình tới cho tạp chí này. Tuy nhiên, độc giả Nga khi đó chưa quen với những bài viết mang tính phê phán hiện thực sâu sắc đã không hưởng ứng tạp chí Người đương thời. Số lượng độc giả quá ít khiến ban biên tập lâm vào tình thế rất khó khăn, họ không có đủ tiền để trang trải cho việc in ấn và thù lao cho cộng tác viên. Hai số cuối của tạp chí có đến quá nửa là sáng tác của Pushkin, phần lớn là để vô danh. Tiểu thuyết "Người con gái viên đại úy" (Капитанская дочка) chính là được in trên tạp chí này.

Vợ của Puskin, Natalya GoncharovaVợ của Pushkin - Natalya Goncharova là một phụ nữ đẹp và quý phái vì vậy luôn có rất nhiều người ái mộ, trong số đó có cả Sa hoàng Nikolai I. Trong khi đó Puskin, do nguồn gốc châu Phi của mình, lại có một bề ngoài không mấy bắt mắt. Điều này làm cho Puskin rất khó chịu và không ít lần cảm thấy bực bội.

Năm 1837, do những tin đồn thất thiệt về quan hệ ngoại tình của vợ mình với Georges d'Anthès, một sỹ quan kỵ binh trong quân đội Sa hoàng, Puskin đã thách đấu súng với viên sĩ quan trẻ tuổi này. Cuộc đọ súng đã kết thúc hết sức bi kịch khi cả hai đối thủ đều bị thương, nhưng Puskin đã bị trọng thương và qua đời hai ngày sau đó – ngày 10 tháng 2 năm 1837 (29 tháng 1 trong lịch Julian).

Nguồn : Wikipedia.org[/justify]
Tiếng chim hót trong bụi mận gai...
Hình đại diện của thành viên
phanthikimanh
 
Bài viết: 381
Ngày tham gia: Thứ 7 30/06/07 20:55
Đến từ: TP. Hồ Chí Minh
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: NHÀ THƠ NGA VÀ NHỮNG BÀI THƠ TÌNH đi cùng năm tháng…

Gửi bàigửi bởi phanthikimanh » Chủ nhật 29/03/09 0:48

[justify]Nhân bản vô tính Pushkin

Ngày 10/2, toàn nước Nga kỷ niệm 172 năm ngày mất của đại thi hòa Alexander Pushkin (10/2/1837-10/2/2009). Nhân dịp này, các nhà khoa học Nga nảy ra sáng kiến gây bất ngờ: nhân bản vô tính Pushkin!

Đại thi hào Alexander Pushkin, một trong những nhà thơ lỗi lạc của nước Nga, đã vĩnh viễn ra đi ngày 10/2/1837 trong căn hộ ở St.Petersburg sau cuộc thách đấu súng với tình địch người Pháp Georges d'Anthes - người có quan hệ tình ái vụng trộm với vợ ông. Bị thương vào bụng, tác giả Eugene Onegin được đưa về nhà và trút hơi thở cuối cùng hai ngày sau đó.

Từ vết máu khô trên trường kỷ...

Lâu nay, giới khoa học vẫn đặt câu hỏi: "Liệu chiếc trường kỷ hiện đang được trưng bày trong Phòng Tưởng niệm thuộc Bảo tàng Pushkin có đúng là nơi mà nhà thơ đã nằm trước khi chết?". Mà họ nghi ngờ cũng đúng, bởi nó được đưa từ Bảo tàng Hermitage đến Bảo tàng Pushkin vào năm 1937 và trong khoảng thời gian dài trước đó, ai biết được điều gì đã xảy ra! Vì vậy các nhà khoa học Saint Peterburg đã quyết định xét nghiệm những vết máu khô còn sót lại trên chiếc trường kỷ cũ bằng da mà xưa nay tài liệu bảo tàng vẫn nói rằng được rỏ ra từ vết thương của Pushkin.

Bà Galina Sedova, người phụ trách Phòng tưởng niệm, cho biết chiếc trường kỷ này chưa bao giờ được cọ rửa. Bà tin rằng nếu đó là chiếc trường kỷ của gia đình Pushkin, thì chính là chiếc trường kỷ mà nhà thơ đã nằm khi tắt thở. GS.Yury Malin, Trưởng ban Pháp y St.Peterburg, cũng không ngờ tới điều này. Ban đầu ông nghĩ : "Khi nhìn vào chiếc trường kỷ, tôi đã thấy nhiều vết nứt và lớp trên cũng đã bị hư hại nghiêm trọng, nên thậm chí còn không hy vọng tìm thấy gì".

Không tin vào cảm nhận ban đầu, GS.Yury và các đồng nghiệp đã bắt tay vào tìm kiếm dấu vết còn sót lại trên chiếc trường kỷ từ tháng 9/2008 và dã phát hiện ra rất nhiều dấu vết. Theo các nhà khoa học, mặc dù thu được tới 26 mẫu, nhưng chỉ tìm thấy một trong số chúng là mẫu máu. Họ xác định máu đó là của một người đàn ông, nhưng khó xác định tuổi vì dấu vết quá cũ.

GS.Yury nói thêm:"Chúng tôi cũng phân tích xem máu trên trường kỷ có giống với máu còn sót lại tại nơi mà Pushkin bị bắn tử thương hay không. Hiện đã xác định đó là máu của người có cùng chiều cao, những đặc điểm giống Pushkin và đúng là người ta đã đặt người này lên chiéc trường kỷ đó".

Chưa vội kết luận chắc chắn, hiện giờ các chuyên gia còn so sánh vết máu trên trường kỷ với những mẫu máu trên áo vét mà Pushkin đã mặc trong ngày đấu súng. Chiếc áo này đang được lưu giữ trong Bảo tàng. Và kể cả trong trường hợp không biết rõ chiếc áo trong bảo tàng có đúng là của Pushkin đã mặc khi chết hay không, thì các nhà khoa học vẫn còn manh mối. Một người chắt nội của Pushkin là Rintelen sẵn sàng hiến máu để phân tích. Và nếu cần thì các nhà khoa học sẽ phân tích ADN, bởi họ có trong tay mớ tóc xoăn của Pushkin. Ngoài ra, họ cũng sẽ nghiên cứu, phân tích nhiều vật dụng khác trong bảo tàng.

"Biết đâu lại có thiên tài mới?"

Sau cuộc xét nghiệm nay, khoa học hiện đại cũng bác một trong những giả thiết nổi tiếng về cái chết của Pushkin. Giả thiết này cho thấy nhà thơ có thể đã sống sót nếu ông được đưa vào bệnh viện ngay sau khi đấu súng. Tuy nhiên, với trình độ y học thấp của thế kỷ 19, GS.Yury khẳng định:"Sự cứu chữa của bệnh viện thời gian đó, về cơ bản cũng chỉ làm được những điều tương tự như khi các bác sĩ đến cứu chữa Pushkin tại nhà hôm đó mà thôi".

Điều đặc biệt nhất là vết máu được tìm thấy trên trường kỷ của Pushkin đã làm giới khoa học nảy ra sáng kiến nhân bản vô tính nhà thơ. Điều này không dễ. Ông Yury nói:"Nhân bản vô tính dù sao cũng sẽ khác với Pushkin nguyên mẫu". Song các nhà khoa học cũng cho rằng nhân bản vô tính đại thi hòa Nga là chính đáng. Có nhà khoa học còn giải thích rằng:"Thực tế là cuộc đời của ông ấy chấm dứt quá sớm. Hoặc biết đâu nhân bản vô tính có thể mang lại cho chúng ta một thiên tài mới?"

Nếu được nhân bản vô tính, các nhà khoa học hy vọng người đó không chỉ giống Pushkin về ngoại hình, mà thơ của ông còn phải gần gũi hơn với người Nga hiện đại.

Trích đăng từ báo "Thế Giới & Việt Nam"[/justify]
Tiếng chim hót trong bụi mận gai...
Hình đại diện của thành viên
phanthikimanh
 
Bài viết: 381
Ngày tham gia: Thứ 7 30/06/07 20:55
Đến từ: TP. Hồ Chí Minh
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: NHÀ THƠ NGA VÀ NHỮNG BÀI THƠ TÌNH đi cùng năm tháng…

Gửi bàigửi bởi phanthikimanh » Chủ nhật 29/03/09 1:14

[justify]Aleksandr Pushkin sinh ngày 6-6-1799 tại Moscow trong một gia đình danh giá, tuy không khá giả, mà ông hằng tự hào: “Tên tuổi tổ tiên tôi thấp thoáng trong lịch sử…”
Thời ấu thơ, trong gia đình, cậu bé Pushkin không được cha mẹ để tâm cho lắm bởi cậu tỏ ra khá... lập dị, hơi khó hiểu với những thiên hướng thi sĩ của mình. Chỉ có hai người phụ nữ gần gũi cậu, để lại ảnh hưởng sâu sắc đối với cuộc sống nội tâm của nhà thơ tương lai, đó là bà ngoại và bà vú nuôi.

Những ngày ấu thơ thân ái, khi cậu bé được cuộn mình trong chiếc giỏ khâu lớn của bà ngoại, được nghe những bài hát cổ xưa nức nở trong chiều đông tuyết giá mà bà vú thường hát bằng giọng khe khẽ buồn rầu… đã để lại trong tâm hồn thơ trẻ một thế giới đầy nhạc và thơ. Nhiều thi phẩm của Pushkin sau này về thiên nhiên Nga cũng thấm đẫm một nỗi buồn trong sáng, xuất phát từ nỗi sầu dịu dàng trong những bài dân ca cậu nghe thời nhỏ ấy:

Trên con đường mùa đông vắng vẻ
Cỗ xe tam mã băng đi
Nhạc ngựa đều đều buồn tẻ
Dịu dàng khắc khoải lòng quê

Bài ca của người xà ích
Có gì phảng phất thân yêu:
Như niềm vui mừng khôn xiết
Như nỗi buồn nặng đìu hiu

Sầu lắm. Nhina, đường xa vắng
Ngủ quên, bác xà ích lặng im
Nhạc ngựa đều đều buông xa thẳm
Sương mờ che lấp ánh trăng nghiêng


Đó là những người nuôi dưỡng hồn Nga trong Pushkin, đối lập lại với kiểu giáo dục quý tộc của gia đình thời ấy, là... quẳng cậu bé cho hết gia sư này đến gia sư khác (thường là người Pháp) mà cậu không mấy thích thú. Những tác phẩm đậm chất Nga của Pushkin về sau hẳn đã bắt nguồn từ thuở thiếu thời êm ấm ấy, như nhận xét của văn hào Nga Nikolai Gogol: “Pushkin là một hiện tượng đặc biệt, và có thể là một hiện tượng duy nhất của hồn Nga. Trong con người này, thiên nhiên Nga, tâm hồn Nga, tiếng Nga, tính cách Nga được phản ánh một cách trong sáng, bằng một vẻ đẹp trong sáng, tưởng như một bức tranh phong thủy hiện lên trên nền một tấm kính trong veo”…

Đương nhiên, cần phải nói rằng Pushkin đã may mắn được sinh ra trong một gia đình yêu văn thơ. Cha mẹ cậu thường xuyên tiếp đón những nhân vật có tiếng trong làng văn nghệ Nga thời bấy giờ, như Karamzin, Derzhavin, Bogdanovich, Krylov… Năm lên tám, Pushkin đã viết những vần thơ đầu tiên, thậm chí cậu bé còn viết cả những bài thơ trào phúng bằng tiếng Pháp để chọc giận các gia sư người Pháp của mình!

Nhưng Pushkin chỉ thực sự nghiên cứu thơ ca có hệ thống và sâu sắc từ khi nhập học vào trường Litsee được mở ở Hoàng Thôn (Tsarskoe Selo) – một ngôi trường nhỏ dành cho các con em gia đình quý tộc sa sút - từ năm 1811. Do giỏi tiếng Pháp và am tường thi ca Pháp, cậu có biệt danh là “Người Pháp” và luôn luôn dẫn đầu trong các cuộc thi trong trường. Năm 15 tuổi, Pushkin chính thức được coi là nhà thơ khi bài thơ “Gửi nhà thơ - bạn tôi” của cậu được đăng trên tạp chí “Tin tức châu Âu”, số tháng 7-1814.

Tốt nghiệp Litsee vào năm 1817, Pushkin đã tỏ ra rất xuất sắc trong cuộc thi tốt nghiệp với thi phẩm “Vô tín ngưỡng”. Một thành viên Ban giám khảo đã nhận xét: “Một cậu bé 18 tuổi đời, lần đầu tiên được sổ lồng đến với tự do, với trí lực thi ca bay bổng, lại mang dòng máu châu Phi sôi sục trong người, ở thời đại này, khi mà ý niệm về tự do đang dào dạt nhất, thì hỏi làm sao cậu ấy không thể trở thành một người theo chủ nghĩa tự do được chứ?”

Và, quả đúng như vậy. Trong chàng trai trẻ Pushkin đã định hình dần một thế giới quan mới mẻ: sáng tác những vần thơ ca ngợi tự do, nhà thơ kết bạn với nhóm những người “Tháng Chạp”, tức thành viên hội kín đầu thế kỷ XIX, chủ trương chống đối chính thể quý tộc Nga với tinh thần tự do và dân chủ. Dù không đồng hành với họ trong hoạt động chống đối, nhà thơ yêu quý họ bằng cả tâm hồn chân thực, trẻ trung. Sau khi cuộc cách mạng tháng Chạp năm 1825 của họ thất bại, một cách rất cảm tính nhưng đầy cuồng nhiệt và đau xót. Pushkin cảm nhận được trách nhiệm của một nhà thơ, như một nhà tiên tri trong xã hội, phải biết dùng thơ để thúc giục lòng người đến với niềm phóng khoáng đang gọi mời ngây ngất.

Những vần thơ tự do của nhà thơ trẻ đang lên, hẳn nhiên đã đến tai Nga hoàng bấy giờ. Trong một lần gặp Pushkin, Nikolai Đệ nhất đã tuyên bố nửa đùa nửa thật với thi sĩ: “Ta sẽ là người kiểm duyệt thơ anh. Hãy gửi cho ta những gì anh viết”. Rốt cục, tất cả những thi phẩm của Pushkin về sau đều được trình lên Nga hoàng “xem xét” và thơ của ông ngày càng khó được in ấn hơn! Thế nhưng, chuyện in hay không in đối với nhà thơ vĩ đại nhất nước Nga đương thời đâu còn là vấn đề, khi thơ của ông thấm đẫm tình yêu và hồn Nga. Trong thi phẩm “Trên đồi Gruzi đêm xuống” sáng tác năm 1829, nhà thơ từng nói rằng trái tim ông cháy và yêu chỉ bởi một điều “không thể sống mà không yêu”!

Nhưng với Pushkin, yêu không chỉ là yêu tự do, dân chủ và công bằng xã hội. Đối với độc giả Việt Nam, qua những bản dịch tài ba của dịch giả Thúy Toàn, Pushkin được biết đến đầu tiên, và trên hết, như một thi sĩ của tình yêu đôi lứa, với chất thơ lãng mạn say đắm khiến ông được liệt vào hàng những thi hào bậc nhất của thế giới. Trong chúng ta, hẳn nhiều người còn nhớ những vần thơ yêu “âm thầm, không hy vọng”, trong thi phẩm “Tôi yêu em”:

Tôi yêu em: đến nay chừng có thể.
Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai;
Nhưng không để em bận lòng thêm nữa,
Hay hồn em phải gợn bóng u hoài.

Tôi yêu em âm thầm không hy vọng,
Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen,
Tôi yêu em, yêu chân thành đằm thắm,
Cầu cho em được người tình như tôi đã yêu em.


Hay tình cảm day dứt ngày đêm, có chút dỗi hờn, tủi phận trong bài “Một chút tên tôi đối với nàng”:

Một chút tên tôi đối với nàng
Sẽ chìm như tiếng sóng buồn tan
Âm thầm mòn mỏi bên bờ vắng,
Như tiếng đêm thâu lạc giữa ngàn.


Tình yêu trong thơ Pushkin còn có lúc mang cung bậc xôn xao, mong nhớ trong bài: “Gửi K”:

Cả hồn anh bỗng dưng tỉnh giấc
Trước mắt anh em lại hiện lên,
Như hư ảo mong manh vụt biến,
Như thiên thần sắc đẹp trắng trong.

Trái tim lại rộn ràng náo nức
Và trái tim sống dậy đủ điều
Cả thiên thần, cả nguồn cảm xúc
Cả đời, cả lệ, cả tình yêu.


hoặc nhẹ nhàng, dí dỏm, đáng yêu trong “Cô gái hay ghen”:

Cô gái hay ghen khóc sụt sùi,
Trách chàng trai trẻ mãi không nguôi;
Ngả xuống vai cô…, chàng thiếp ngủ
Quên hờn, ru giấc ngủ, cô cười...


Và chính sự ra đi bi thảm của nhà thơ cũng gắn liền với một tình yêu: tình yêu sâu sắc đối với người vợ trẻ xinh đẹp, lòng kìêu hãnh và danh dự đã khiến Pushkin phải đối mặt với cái chết trong trận đấu súng. Nước Nga, vào ngày 10-2-1837, đã mất đi một nhà thơ vĩ đại, người đã đặt nền móng cho một nền văn học Nga mới và thứ tiếng Nga hiện đại, trong sáng.

“Pushkin là tất cả của chúng ta, là đại diện cho tinh thần, nét đặc sắc của chúng ta – những gì còn lại sau khi chúng ta đối mặt với những điều xa lạ, với một thế giới khác!” - nhà thơ Nga Apollon Grigoriev đã viết về Aleksandr Pushkin như vậy. Nhưng có lẽ, chính thi sĩ, trong bài thơ lớn cuối cùng trong đời, đã cảm nhận được về bản thân, một cách định mệnh và kiêu hãnh, như một tượng đài sừng sững của nước Nga:

Ta đã dựng cho ta đài kỷ niệm
Không bởi sức tay người ! Đường tới viếng
Cỏ không trùm mất dấu bước thế nhân,
Đỉnh tháp ngang tàng sẽ ngẩng cao hơn
Cả trụ thờ Alecxanđrơ Đệ nhất


Nơi đàn thơ thiêng liêng ta không chết!
Hồn ta còn sống mãi chẳng tiêu tan
Và trên đời dù chỉ còn một thi nhân
Danh tiếng ta vẫn còn vang mãi mãi.…


Nguồn: Nhipcauthegioi online[/justify]
Tiếng chim hót trong bụi mận gai...
Hình đại diện của thành viên
phanthikimanh
 
Bài viết: 381
Ngày tham gia: Thứ 7 30/06/07 20:55
Đến từ: TP. Hồ Chí Minh
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: NHÀ THƠ NGA VÀ NHỮNG BÀI THƠ TÌNH đi cùng năm tháng…

Gửi bàigửi bởi Le Truc Anh » Thứ 5 09/04/09 22:39

[justify]… Có một Người Thơ và một bài thơ tôi quá yêu. Đó là Rasul Gamzatov (Raxun Gamzatop: 1923 - 2003) và “Gửi người con gái”…

Tiểu sử
Rasul Gamzatov sinh ngày 8 tháng 9 năm 1923, cha của ông cũng là một nhà thơ nổi tiếng của Daghestan. Ông làm thơ từ khi 11 tuổi và được nhận giải thưởng Stalin vào năm 29 tuổi. Tác phẩm "Daghestan của tôi" cũng là một trong những tác phẩm nổi tiếng của ông được bạn bè khắp thế giới biết đến, trong đó có Việt Nam. Ông đã được trao tặng các danh hiệu "Nhà thơ nhân dân Daghestan", "Anh hùng lao động Liên Xô", "Nhà thơ lớn của thế kỷ XX" và giải thưởng "Hoa sen" của Hội nhà văn Á - Phi. Ông còn là là Đại biểu Xô-viết tối cao Liên Xô nhiều năm liền và đảm nhận cương vị lãnh đạo Hội nhà văn Daghestan hơn nửa thế kỷ.
Những vần thơ về tình bạn, tình yêu, tình nhân ái của Gamzatov làm xúc động lòng người trên toàn thế giới. Song đó mới chỉ là bản dịch. Những đồng bào của ông khẳng định rằng trong tiếng Avar Kavka, những vần thơ đó còn hay hơn rất nhiều.

Tổng thống Vladimir Putin đã từng có lần mời Gamzatov đến chơi thành phố biển Sochi, nơi ông đang có chuyến công du và đích thân chúc mừng nhà thơ. Putin nói: "Bạn đọc yêu mến Gamzatov vì ông đã dạy chúng ta một cách rất chân thành và tinh tế những giá trị chung của con người như tình yêu, tình bạn, lòng thủy chung, sự trung thực... đã hàng chục năm nay, chưa nói đến văn đàn, ngay cả trong đời sống chính trị của đất nước, Rasul Gamzatov cũng là một tên tuổi không thể thiếu được...".
Ông có uy tín gần như tuyệt đối với tất cả mọi người ở Kavkaz, một vùng đất có nhiều xung đột sắc tộc, văn hóa, tôn giáo.

Phụ nữ và tình yêu luôn là đề tài chính trong các tác phẩm của ông. Gamzatov được nhiều bạn trẻ biết đến với câu thơ nổi tiếng: "Tôi đã yêu hàng trăm người phụ nữ. Nhưng trong mỗi người đều mang bóng dáng em", và câu "không có ai hát hay bằng những người mẹ...".

Gamzatov còn có câu nói đại ý: "Nếu bạn bắn vào quá khứ bằng súng lục, thì tương lai sẽ bắn vào bạn bằng đại bác".

Nhà thơ Bùi Chí Vinh đã từng bày tỏ: "...Ngoài đời tôi thích Che Guevara, còn trong văn học tôi thích một nhà thơ chỉ đại diện cho 500.000 dân nhưng tác phẩm lại gây dấu ấn mạnh toàn thế giới. Đó là Rasun Gamzatov, người con vĩ đại của dân tộc Dagestan...".

Ông đã qua đời ngày 3/11/2003 tại bệnh viện trung ương Moscow, hưởng thọ 81 tuổi.

Gửi Người Phụ Nữ

Nếu có nghìn đàn ông yêu em
Anh nhất định trong số nghìn người đó
Có Raxun Gamzatop nữa mà

Nếu có trăm đàn ông yêu em
Chắn chắn trong số trăm người đó
Raxun Gamzatop có tên

Nếu như yêu em
Đàn ông chỉ có một chục
Thì Raxun Gamzatop
Đứng thứ bảy hay tám trong hàng

Nếu chỉ có một người đàn ông yêu em
Anh xin thề người đó không ai khác
Ngoài Raxun Gamzatop em ơi

Còn nếu em đi cô đơn buồn tủi trên đời
Không ai yêu em nữa
Thì có nghĩa ở một nơi nào đó
Trên núi cao, Gamzatop chết rồi!

Nguồn: www.maiyeuem.net/vtopiclast1077035.html - 30k -[/justify]
RANDOM_AVATAR
Le Truc Anh
 
Bài viết: 184
Ngày tham gia: Thứ 4 19/11/08 21:27
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: NHÀ THƠ NGA VÀ NHỮNG BÀI THƠ TÌNH đi cùng năm tháng…

Gửi bàigửi bởi phanthikimanh » Thứ 5 09/04/09 23:46

Ôi, mình cũng yêu thích nhà thơ Nga Raxun Gamzatov vô cùng. Lúc nhỏ mình đã đọc đi đọc lại hàng mấy chục lần quyển "Đaghextan của tôi" ấy.
Đây là những bài thơ của ông được sinh viên sao chép nhiều nhất trong những năm 70-80

Chùm thơ Raxun Gamzatôv (Nga)
Thơ tám câu

* * *
Trên đời này tôi chẳng tốt hơn ai,
Nhưng ngày xưa, em yêu tôi, vì thế
Em tưởng tôi siêu thường, như thể
Trên đời là tốt nhất là tôi.

Trên đời này tôi chẳng xấu hơn ai,
Nhưng bây giờ em không tin điều ấy.
Em chỉ thấy tôi sai, vì vậy
Trên đời này xấu nhất là tôi.

* * *
Trái tim chàng trai như ngọn lửa.
Cô gái ơi, nên nhớ điều này:
Có thể làm lửa tàn, lửa tắt,
Nhưng có thể bất ngờ cô bị cháy không hay.

Trái tim chàng trai như dao sắc.
Cô gái ơi, nên nhớ điều này:
Có thể làm dao cùn, làm dao rơi xuống đất,
Nhưng cũng xem chừng, cô có thể đứt tay.

* * *
Anh không dám viết thơ về em
Vì anh sợ có chàng trai nào đấy
Tốt và trẻ hơn anh, cũng sẽ yêu em
Khi thấy anh khen em như vậy.

Anh không dám viết thơ về em
Vì anh sợ những gì anh viết đó,
Riêng về em và chỉ để cho em,
Người khác đọc cho người yêu của họ.

* * *
Tôi hoàn toàn không ngạc nhiên -
Từ xưa tới nay vẫn thế:
Thuốc độc, lòng tham, tiền
Có thể giết người ta rất dễ.

Nhưng tôi không hiểu một điều,
Vì sao, tôi không biết:
Rằng nhiều khi sự thật và tình yêu
Cũng có thể làm người ta chết.

* * *
Một nhà thơ viết bài thơ tặng vợ:
"Ôi em yêu, là ánh sáng, là sao đêm,
Khi em xa, anh đau buồn, anh tưởng nhớ,
Ôi sung sướng chừng nào khi anh ở bên em..."

Và ánh sáng, sao đêm, vợ nhà thơ lúc ấy
Hé cửa đi vào, đứng cạnh nhà thơ.
Nhà thơ quát: "ồ, lại cô, gì vậy?
Mời cô đi, tôi bận việc, tôi nhờ..."

Thơ xô nê(1)

* * *
Thơ - kết quả của quá trình sáng tạo.
Không có nghề thơ. Nếu vậy có gì?
Có dãy núi xa xa mờ ảo,
Có đêm - ngày, mưa - tuyết nhiều khi;

Trên thế giới có đứng yên - chuyển động,
Có buồn - vui, tiếng khóc - nụ cười,
Có cái chết, có nảy sinh sự sống,
Có giả dối khô cằn và chân lí xanh tươi;

Có năm tháng trôi qua buồn bã,
Có phút giây không quên được bao giờ...
Và với ai thơ là đời, là tất cả
Người ấy thực tình đáng được gọi nhà thơ!

Thế thì thơ được viết sao? Điều đó
Tôi muốn biết, và tạm thời chưa rõ.

(1) Thể thơ niêm luật châu Âu, 14 câu, xuất hiện từ thế kỉ 14 ở ý rồi lan ra khắp châu Âu và thế giới với nhiều biến dạng khác nhau về cách gieo vần, chia khổ; Chủ yếu về đề tài tình yêu.

* * *
Nếu em muốn, anh thắp sao em ngắn,
Anh sẽ xua cơn gió lạnh ngoài đồng,
Sẽ đốt lửa chờ em về sưởi ấm,
Che bốn bề em đỡ rét mùa đông.

Và hai ta ngồi trong đêm thanh vắng,
Xích lại gần nhau, không lí sự hiền lành,
Cái buồn khổ trên vai em mang nặng
Anh sẵn sàng cho hết cả sang anh.

Anh sẽ cúi bên giường em lặng lẽ
Và để em không thức giấc, - che đèn,
Anh sẽ hát những lời ru của mẹ,
Ngăn mọi điều bất hạnh đến bên em...

Và lúc ấy, em tin trên trái đất
Toàn người tốt, không có buồn , nước mắt.

* * *
Có thể nó tình yêu là trường học,
Nơi không phải ai muốn học, cứ vào,
Nơi thầy giáo là nụ cười, tiếng khóc,
Bắt học trò làm việc khắt khe sao!

Tôi đã đọc nhiều sách hay và hiếm,
Học càng lâu, càng thấy rõ một điều:
Khó có thể thành công nhờ kinh nghiệm
Của những người thất bại với tình yêu.

Tôi cố học, nhưng không vào, trầy trật,
Thường vấp đau, thi trượt, nợ bài,
Thường phạm những sai lầm nghiêm trọng nhất,
Lí luận, thực hành không sắc sảo, thường sai...

Thành ra tôi hầu như không tiến bộ
Dù đã học suốt đời trong trường đó.

* * *
Trong cuộc sống thường cứ hay ngược lại.
Bản thân anh được chứng kiến khá nhiều :
Đồng chờ nắng, mà cứ mưa, mưa mãi,
Hay hạn lâu rồi mà vẫn nắng như thiêu.

Sẽ cứ đến cái tai không chờ đợi,
Buồn và vui lẫn lộn, bất thành.
Anh cũng thế, không ngờ em sẽ tới,
Sẽ có ngày làm xáo trộn đời anh.

Vâng, em tới, làm đổi thay hết thẩy -
Anh sống, làm thơ khác trước... Điều này
Anh không nghĩ suốt quãng đời trước đấy,
Không biết mọi điều có thể giống hôm nay.

Thật số phận trêu ta không ít lúc,
Nhưng dù sao, anh là người hạnh phúc.

Nguồn: Trích tập Thơ Gamzatôv.
Tiếng chim hót trong bụi mận gai...
Hình đại diện của thành viên
phanthikimanh
 
Bài viết: 381
Ngày tham gia: Thứ 7 30/06/07 20:55
Đến từ: TP. Hồ Chí Minh
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Trang trướcTrang kế tiếp

Quay về Thư giãn văn hoá học: văn chương

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến1 khách

cron