đôi dòng suy nghi về văn học và văn hóa

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn giới thiệu và thảo luận về các tác phẩm văn chương với mục đích thư giãn dưới góc nhìn của một người làm văn hoá

đôi dòng suy nghi về văn học và văn hóa

Gửi bàigửi bởi sinan » Thứ 4 13/06/07 11:01

nếu xem Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy, thì văn học cũng chính là văn hoạ
Văn học Việt Nam sau thời kỳ đổi mới có những bước chuyển tích cực, nói về con người cá nhân nhiều hơn, tuy vậy, nó vẫn nhuốm 1 màu sắc buồn man mác và ảm đam đến nao lòng như trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư, hay tập thơ Lô lô của Ly Hoàng Ly, và những truyện ngắn của các nhà văn trẻ bây giờ
Vậy làm sao để văn học phát triển hơn?
Đồng ý là văn học nói về cuộc sống, nhưng nó phải đưa con người đến ước mơ, đến hạnh phúc, để thấy là cuộc sống này dù đau khổ, nhưng vẫn có lối thóat, làm cho người ta vẫn còn có thể hy vọng tin tưởng vào niềm vui và hạnh phúc trong cuộc đời. ấy thế mà họ cứ hòai niệm về 1 thời đại huy hoàng trong cuộc chiến đã qua. Xây đắp xung quanh mình những ảo tưởng về quá khứ. Hay chỉ nói đến nỗi buồn miên man

Mà cũng khó có thể nói được. Vì thời đại ngày nay là thời đại của văn hóa nghe nhìn. văn hóa đọc mất dần đi chỗ đứng của nó, hơn nữa, chỉ những ai buồn mới co thể viết được văn chăng?và nhờ như vậy nó mới hay được? Chắc có lẽ chính vì thế mà văn học VN trong những năm gần đây không phát triển nỗi.

Cũng có lẽ, như lời của giáo sư Trần Văn Đoàn đã nói rằng, Văn hóa VN là văn hóa bảo vệ. (mà VH bảo vệ là không muốn mất đi cái gì hết: cả xấu lẫn tốt. )Khi bị ngọai xâm, dó là lúc dân tộc VN trở nên hào hùng nhất, sáng lạn nhất. Khi hòa bình thì cuộc sống của người VN vẫn cố gắng bảo vệ mà không thể phát triển được.

Lịch sử đã chứng minh điều đó. Từ thời xa xưa, Lịch sử dân tộc VN đã gắng với biết bao cuộc chiến, hết cuộc chiến này đến cuộc chiền tranh khác, và những lúc huy hòang nhất, là lúc lịch sử VN đước viết lên trong các cuộc chống quân xâm lược Tống, Nguyên, Minh, Thanh với bao cuộc chiến lẫy lừng do Lý Thường Kiệt,Trần Hưng Đạo đến Lê Lợi rồi Nguyễn Huệ đã làm rạng danh lịch sử dân tộc đó. Cho đến ngày hôm nay sau cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ, Lịch sử Việt Nam vẻ vang hơn bao giờ hết vì tự cho rằng mình đã chiến thắng 2 đế quốc hùng cường trên thế giới.

Khi cuộc chiến đã qua đi. Vn vẫn cố gắng bảo vệ mình trong lớp vỏ bọc của mình với các nước tư bản, Chỉ trong những năm gần đây, Vn đã phát huy vai trò của mình trên trường quốc tế. Vn có thể hy vọng vào tương tai.

Vậy để muốn phát triển, VN cần phải thay đổi, và nhât là chuyển đổi từ văn hóa bảo vệ sang văn hóa phát triển. Có nghĩa là thay đổi tư duy, từ cảm tính sang lý tính nhiều hơn.

Nhưng điều này không phải dễ dàng trong 1 sớm 1 chiều, nhưng dù sao đi nữa, vẫn có những tín hiệu đáng mừng ở những tp lớn, lối sống đó đã thay đổi rất nhiều.

Bên cạnh đó, cuộc sống ngày hôm nay đã vấp phải những vấn đề hết sức đáng lo ngại về những vấn đề xã hội. Kinh tế thay thay đổi kéo theo sự thay đổi các giá trị văn hóa đáng được giữ gìn. Nhất là lối sống của giới trẻ ngày hôm nay. Ngoài những bạn trẻ sống với ước mơ, lý tưởng của mình thì 1 số khác lại không tìm thấy chính mình tróng thế giới quá bao la và phức tạp này. Họ chỉ biết vui chơi, sống không có mục đích, hy vọng gì cho tương lai. Còn không thì sống cho cái tôi, cho chủ nghĩa cá nhân của mình

hơn thế nữa, chúng ta đang đối mặt với những lối sống sa đọa chưa từng thấy trong lịch sử đã qua khi tiếp xúc với văn hóa phương Tây.

Chính vì lẽ đó, hơn bao giờ hết, chúng ta cần phải chú trọng các vấn đề giáo dục, văn hóa lối sống cho thanh thiếu niên ngay từ còn bé. cần có 1 định hướng, văn hóa rõ ràng để VN không bị mất đi cội rễ của nó. Bởi vì phát triển về Kinh tế, mà không trú trọng đến văn hóa là 1 điều hết sức đáng lo ngại.

Hình như mình đã đi xa vấn đề ban đầu, từ văn học, đã nói lấn sang cả văn hóa kinh tế luôn rùi. hihi. Nếu có ai đó tình cờ ghé ngang và đọc những dòng này thì cũng hãy vui lòng cho vài ý kiến .
Chân thành cảm ơn
Sin Ân
Hình đại diện của thành viên
sinan
 
Bài viết: 193
Ngày tham gia: Thứ 2 21/05/07 20:40
Đến từ: TPHCM
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 3 lần

Re: đôi dòng suy nghi về văn học và văn hóa

Gửi bàigửi bởi caohai » Thứ 5 14/06/07 22:37

123
RANDOM_AVATAR
caohai
 
Bài viết: 25
Ngày tham gia: Thứ 4 06/06/07 14:23
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: đôi dòng suy nghi về văn học và văn hóa

Gửi bàigửi bởi doanhdoanh » Thứ 3 19/06/07 15:46

Chào Sin Ân !
Đọc bài viết “đôi dòng suy nghĩ về văn hóa- văn học” , tôi chia sẻ về những băn khoăn bạn đã nêu ra. Tôi cũng không có ý kiến gì thêm, chỉ muốn trao đổi một chút về vấn đề: văn hóa Việt Nam là “văn hóa bảo vệ” (như bạn đã dẫn từ lời của GS. Trần Văn Đòan).
Văn hóa Việt Nam là văn hóa nông nghiệp lúa nước, thiên về âm tính. Đã âm tính, tất nhiên, nó sẽ hạn chế mọi sự biến đổi, dịch chuyển xảy ra. Vì vậy, nếu đặt trong quan hệ so sánh hai vế, ta thấy phần bảo vệ chiếm ưu thế hơn phần phát triển. Đó cũng là một kết quả tất yếu.

Hy vọng sẽ có dịp trao đổi với bạn ở những bài viết, chủ đề tiếp theo.
RANDOM_AVATAR
doanhdoanh
 
Bài viết: 54
Ngày tham gia: Thứ 3 12/06/07 20:41
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: đôi dòng suy nghi về văn học và văn hóa

Gửi bàigửi bởi caohai » Thứ 3 19/06/07 17:44

Chào Bạn !
Điều Bạn nêu ra là đúng , vấn đề là chúng ta làm gì đây có thể?
Văn hoá - văn học hay văn học - văn hoá cái nào biến đổi trước ?Khi mà ngoài kia cuộc sống xã hội cứ trôi?
Nếu chúng ta chỉ dừng ở đây thì là nữa vời?
Chỉ còn là thời gian thôi!Khi mà những người chiến thắng quá đủ đầy sự tự mãn , thì chúng ta ( nếu Bạn dưới 40 ) sẽ lau dọn và xây tiếp nền văn hoá - văn học nước nhà theo kịp trào lưu của thế giới!
Vài dòng cùng Bạn!

Chân thành cảm ơn!
19/6/07
Caohai
RANDOM_AVATAR
caohai
 
Bài viết: 25
Ngày tham gia: Thứ 4 06/06/07 14:23
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: đôi dòng suy nghi về văn học và văn hóa

Gửi bàigửi bởi Daquy » Thứ 3 19/06/07 18:05

Chào bạn Sin Ân
Đọc bài viết của bạn, theo võ đoán của tôi, có lẽ bạn là một người "gốc" Văn chăng? Tuy không am hiểu hiều về văn học song tôi cũng xin mạo muội trao đổi cùng bạn mấy điều.
Thứ nhất, bạn có nói rằng "Văn học Việt Nam sau thời kỳ đổi mới có những bước chuyển tích cực, nói về con người cá nhân nhiều hơn, tuy vậy, nó vẫn nhuốm 1 màu sắc buồn man mác và ảm đam đến nao lòng như trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư, hay tập thơ Lô lô của Ly Hoàng Ly, và những truyện ngắn của các nhà văn trẻ bây giờ. Vậy làm sao để văn học phát triển hơn?". Theo những gì bạn viết, thì những cảm xúc "buồn man mác" '"ảm đạm đến nao lòng" kia trong các sáng tác của những cây viết trẻ thể hiện sự không phát triển của văn học sao? Trong khi chính bạn cũng nhìn nhận là "văn học bây giờ có chuyển biến tích cực, nói về con người cá nhân nhiều hơn". Đã là sự mạnh dạn thể hiện của cá nhân (dưới góc độ tác giả) về con người cá nhân (dưới góc độ nhân vật) thì việc thể hiện những cảm xúc hết sức nhân văn (thuộc về con người) như "buồn man mác", "ảm đạm đến nao lòng", theo tôi, đó là sự thể hiện thành công về những cảm xúc của cá nhân đấy chứ ! Và nếu những sáng tác ấy đã “xuôi” được đúng hướng của văn học Việt Nam sau thời kỳ đổi mới với những chuyển biến tích cực, nói về con người cá nhân nhiều hơn (như bạn viết) thì tôi nghĩ bạn có …mâu thuẫn chăng khi đưa ra câu hỏi “Vậy làm sao để văn học phát triển hơn?”. Thế thì theo bạn, “Văn học phát triển hơn” được hiểu như thế nào?
Thứ hai, luận điểm của bạn về chức năng của văn học cũng làm tôi quan tâm. Bạn viết “ Đồng ý là văn học nói về cuộc sống, nhưng nó phải đưa con người đến ước mơ, đến hạnh phúc, để thấy là cuộc sống này dù đau khổ, nhưng vẫn có lối thóat, làm cho người ta vẫn còn có thể hy vọng tin tưởng vào niềm vui và hạnh phúc trong cuộc đời. ấy thế mà họ cứ hòai niệm về 1 thời đại huy hoàng trong cuộc chiến đã qua. Xây đắp xung quanh mình những ảo tưởng về quá khứ. Hay chỉ nói đến nỗi buồn miên man.”. Tôi tán đồng ý kiến với bạn rằng văn học chính là cuộc sống, mà cuộc sống thì đủ mọi “hỉ, nộ, ái, ố, ai, bi…” nên một tác phẩm văn học tích cực dù đang viết về nỗi đau cùng cực phải hé lộ chút ánh sáng lạc quan “phía cuối đường hầm” cho người đọc. Tôi không biết với quan điểm này, bạn đút kết từ những sáng tác văn học nào, từ Nguyễn Ngọc Tư, Ly Hoàng Ly… như bạn đã đề cập ở trên hay từ những sáng tác nào khác (vì bạn không dẫn chứng cụ thể). Nếu như từ Nguyễn Ngọc Tư chẳng hạn, trong tác phẩm viết về nỗi đau “nặng ký” nhất của chị là “Cánh đồng bất tận”, ta cũng thấy được chút “ánh sáng” dù “le lói” ở phần kết của tác phẩm mà. Mầm sống của đứa con trong bụng nữ nhân vật chính của truyện hứa hẹn sẽ ít nhiều khác với cuộc đời mẹ nó.
Tình cờ lang thang trên diễn đàn, xin góp với bạn vài ý kiến “mua vui”. Hẹn dịp sau …chat tiếp nhé!
RANDOM_AVATAR
Daquy
 
Bài viết: 36
Ngày tham gia: Thứ 3 19/06/07 16:43
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: đôi dòng suy nghi về văn học và văn hóa

Gửi bàigửi bởi caohai » Thứ 3 19/06/07 18:27

Tán thành ý kiến của Ban Daquy!

Nhưng Bạn chưa hiểu nỗi băn khoăn của Bạn Sinan là "...những cảm xúc "buồn man mác" '"ảm đạm đến nao lòng" kia trong các sáng tác của những truyện ngắn của các nhà văn trẻ bây giờ....Vậy làm sao để văn học phát triển hơn?".

Bạn Sian ,có phải vây không?

Xin cảm ơn!

Caohai
RANDOM_AVATAR
caohai
 
Bài viết: 25
Ngày tham gia: Thứ 4 06/06/07 14:23
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần


Quay về Thư giãn văn hoá học: văn chương

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến12 khách

cron