TIẾNG CHIM HÓT TRONG BỤI MẬN GAI

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn giới thiệu và thảo luận về các tác phẩm văn chương với mục đích thư giãn dưới góc nhìn của một người làm văn hoá

TIẾNG CHIM HÓT TRONG BỤI MẬN GAI

Gửi bàigửi bởi sinan » Thứ 5 13/03/08 0:10

Long Ago, there was a bird who sang just once in its life.From the moment it left its nest, it searched for a thorn tree.and it never rested until it found one.Then it began

to sing more sweetly than any other creature on the face of the earth.And singing, it impaled its breast on the longest, sharpest thorn.But as it was dying, it rose above its own agonyto out-sing the lark and the nightingale.The thorn bird pays its life for that one song and the whole world stills to listen and God, in His heaven ~smiles.As its best was bought only at the cost of great pain.Driven to the thorn, with no knowledge of the dying to come.But when we press the thorn to our breast,

We know........

We understand.....

And still......we do it.

Có truyền thuyết về một loài chim chỉ hót có một lần trong đời, nhưng tiếng hót của nó hay hơn bất cứ sinh vật nào trên thế giới. Giây phút nó rời tổ ấm bay đi tìm kiếm bụi mận gai và không hề ngơi nghỉ đến khi tìm bằng được mới thôi. Giữa đám cành gai góc, nó lao ngực vào chiếc gai dài nhất, nhọn nhất. Vượt lên trên nỗi đau đớn khôn tả, nó cất tiếng hót hân hoan mà cả sơn ca và họa mi cũng phải ganh tị. Bài ca duy nhất, bài ca đánh đổi bằng cả tính mạng. Nhưng thế gian lặng đi lắng nghe, và Thượng đế trên cao đã mỉm cười. Bởi vì những gì tốt đẹp nhất chỉ có thể đạt được bằng nỗi đau khôn tả...Ít ra là truyền thuyết nói như thế.

Tiếng chim hót trong bụi mận gai là câu chuyện tình giữa Meggie Cleary (Rachel Ward) và vị cha xứ Ralph de Bricassart (Richard Chamberlain). Meggie cố quên đi tình cảm của mình bằng cách kết hôn với Luke O'Neill - một người làm công cho gia đình cô, nhưng chẳng bao lâu sau cô và cha Ralph lại đoàn tụ, cuộc tình của họ đã gây ra nhiều bi kịch...

Có một truyền thuyết về con chim chỉ hót một lần trong đời, nhưng hót hay nhất thế gian. Có lần nó rời tổ bay đi tìm bụi mận gai và tìm cho bằng được mới thôi. Giữa đám cành gai góc, nó cất tiếng hát bài ca của mình và lao ngực vào chiếc gai dài nhất, nhọn nhất. Vượt lên trên nỗi đau khổ khôn tả, nó vừa hót vừa lịm dần đi, và tiếng ca hân hoan ấy đáng cho cả sơn ca và họa mi phải ghen tị. Bài ca duy nhất có một không hai, bài ca phải đổi bằng tính mạng mới có được. Nhưng cả thế gian lặng đi lắng nghe, và chính thượng đế trên Thiên đình cũng mỉm cười. Bởi vì tất cả những gì tốt đẹp nhất chỉ có thể có được khi ta chịu trả giá bằng nỗi đau khổ vĩ đại... Ít ra là truyền thuyết nói như vậy".

"Con chim mang chiếc gai của bụi mận cắm vào ngực tuân theo qui luật bất di bất dịch của thiên nhiên; bản thân nó không biết sức mạnh nào đã buộc nó lao vào mũi nhọn và chết mà vẫn hót. Lúc mũi gai xuyên qua tim nó, nó không nghĩ đến cái chết sắp đến, nó chỉ hót, hót cho đến lúc mất tiếng đứt hơi. Nhưng chúng ta, khi lao ngực vào bụi mận gai, chúng ta biết, chúng ta hiểu. Tuy thế ta vẫn lao ngực vào bụi mận gai. Sẽ mãi mãi như thế!".

...Có một truyền thuyết về người con gái chỉ yêu một lần duy nhất trong đời , nhưng nàng yêu bằng một tình yêu mãnh liệt nhất thế gian.Có lần nàng quyết bỏ đi tìm tình yêu đích thực của đời mình , qua bao cạm bẫy và ngang trái của đời thường ,người con gái vẫn quyết lao vào ngọn lửa tình yêu mặc dù biết có thể mình sẽ bị thiêu trụi trong đó.Vượt lên trên mọi nỗi đau khổ khôn ta , nàng đã chiến thắng cả đức Chúa Trời để giành lại người mình yêu.Một tình yêu duy nhất nhưng cả thế gian phải lặng đi để chiêm ngưỡng , và chính thượng đế trên thiên đình cũng phải ghen tị BỞI VÌ TẤT CẢ NHỮNG GÌ TỐT ĐẸP NHẤT CHỈ CÓ THỂ CÓ ĐƯỢC KHI TA CHỊU TRẢ GIÁ BẰNG NỖI ĐAU KHỔ VĨ ĐẠI....Người con gái đó chính là Mecghi , nhân vật nữ chính trong tiểu thuyết "Tiếng chim hót trong bụi mận gai ", dám đoạt tình yêu vĩ đại từ tay Chúa .Và ngày nay có bao nhiêu người con gái dám yêu hết mình , dám đi đến cùng của thử thách để giành lại cho mình một tình yêu đích thực.....?!

Có một niềm tin rằng, trong đời của con người, người ta chỉ thực sự yêu hết mình một lần duy nhất, cháy hết mình một lần duy nhất đến tận giọt nến cuối cùng, cho một tình yêu duy nhất, mà cái na ná như thế thì gặp nhiều trong cuộc đời nhưng nó chỉ có một. Đó chính là bài hát duy nhất trong đời của con chim lao đầu vào bụi mận gai. Nó không biết tại sao, sức mạnh gì buộc nó lao ngực vào chiếc gai dài nhất, nhọn nhất, và cũng không hiểu được tại sao nó có thể chết mà vẫn hót cái bài ca mà cả thế gian lặng đi lắng nghe. Nhưng con người, chúng ta biết, chúng ta hiểu. Chúng ta biết tình yêu không phải chỉ là vị ngọt, nó có cả vị mặn của nước mắt, vị cay của ghen tuông, vị chua của hiểu nhầm, vị chát của "cái tôi", và vị đắng của chia ly mà rất nhiều khi, cái vị ngọt ngào của hạnh phúc trong cả cuộc yêu người ta chỉ nếm được một lần. Nhưng cái gì tốt đẹp nhất chỉ có thể có nếu chúng ta chịu trả giá bằng nỗi đau khổ vĩ đại. Bởi vậy nên ta vẫn cứ lao ngực vào bụi mận gai-sẽ vẫn vắt kiệt sức mình vì tình yêu, dù biết nó có thể vô cùng đau đớn-để được nếm giọt mật ngọt tình yêu-quà tặng vĩ đại của cuộc sống, hay đơn giản chỉ để biết rằng mình-đã-từng-yêu. Đó chính là bài ca đẹp nhất của cuộc đời con người mà "khiến cả thượng đế trên Thiên đình cũng mỉm cười."

Bởi thế nên Mecghi vẫn yêu Ralph, bắt đầu hoài thai bằng tình yêu thơ ngây trong sáng của cô bé con, rồi trăn trở lớn lên thành sự khao khát chiếm hữu của người đàn bà, và mãi mãi khôn nguôi với yêu và hận của người phụ nữ. Cả cuộc đời, chỉ một tình yêu duy nhất. Dù đau đớn đến đâu, chạy đến đâu, vùng vẫy đến đâu, rồi lại quay lại với tình yêu khắc khoải đấy. Dù biết rằng mình sẽ không bao giờ có được hoàn toàn người đàn ông ấy, cả trái tim lẫn con người, đấu tranh và giằng xé, để rồi lại thấy mình tiếp tục yêu. Chấp nhận cái tình yêu đến trọn đời với con người luôn ngoài tầm tay với đó.

Ralph chẳng có tội vì là một thầy tu. Ralph tội nghiệp vì sự ngu ngốc của mình, (mà cũng là sự ngu ngốc của loài người?!)-vì đã đặt lên trên tình yêu những điều khác nữa, vì đã không dám lao ngực vào đến tận cùng của chiếc gai, để dù chết cũng đã từng hạnh phúc, trọn vẹn. Mà loài người, không phải trong tiểu thuyết, hình như cũng vậy mà thôi, rõ rệt hơn trong hình ảnh đàn ông thì phải. Con người, hay đàn ông, thường có cái ước mơ trở thành một-cái-gì-đó-vĩ-đại, còn tình yêu (và phụ nữ) dù quan trọng đến đâu cũng chỉ đứng thứ nhì. Nhưng dù sao vẫn thấy yêu quý Ralph, cũng như những người phụ nữ cuối cùng vẫn luôn yêu những người đàn ông dù họ chỉ đặt mình ở vị trí thứ hai- ta yêu họ vì chính sai lầm (theo ý nghĩ của ta) của họ. Ralph đã yêu với tình yêu của một con người bình thường bị chi phối bởi nhiều thứ vô hình khác trên thế giới bình thường hơn là tình yêu. Ông cũng đã từng dám vượt qua ranh giới để nếm vị ngọt của tình yêu, để biết được cái cảm giác thức dậy vào buổi sáng bên cạnh một người phụ nữ, ấm áp và đầy phước lành, để biết được cái cuộc đời trần tục mà thiêng liêng, và cũng để suốt đời đau khổ trong cái lồng tự tạo của mình vì đã không đủ dũng cảm bước xa hơn nữa.
Sin Ân
Hình đại diện của thành viên
sinan
 
Bài viết: 193
Ngày tham gia: Thứ 2 21/05/07 20:40
Đến từ: TPHCM
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 3 lần

Re: TIẾNG CHIM HÓT TRONG BỤI MẬN GAI

Gửi bàigửi bởi sinan » Thứ 5 13/03/08 0:13

Truyện còn nhiều điều khác không chỉ là tình yêu, cũng giống như khi nói đến Cuốn theo chiều gió người ta không chỉ nói đến Scarlet và Rhet vậy. Những đoạn văn miêu tả thiên nhiên khắc nghiệt mà quyến rũ của Australia, với mùi hoa hồng nồng nàn trong nắng, với những hàng (?) dương kỳ ảo. Những con người sống cuộc đời bình thường và chất phác, như mặt hồ lặng, nhưng dưới đáy ngầm là cuồn cuộn sóng. Truyện này càng đọc đi đọc lại càng thấy thấm, như thể chính người đọc cũng trưởng thành lên vậy.(Libra)

EM SE LA MECGHI
Nếu anh là cha Ralph
Em sẽ là Mecghi bé bỏng
Bằng con tim với niềm ước vọng
Giành lại anh từ tay đức chúa trời
Có một loài chim như thế anh ơi !
Không chịu sống một cuộc đời tẻ nhạt
Mà phải sống với niềm khao khát
Dù phải lao mình vào bụi mận gai..


Mecghi đã có một cuộc đời kiêu hãnh trong giông bão của tình yêu , và cuối cùng người phụ nữ đó cũng đã phải trả giá bằng những trái đắng trong cuộc đời.Nhưng Mecghi không bao giờ hối hận "Chính ta đã xếp đặt số phận của ta như thế, ta không đổ lỗi cho ai và ta cũng ko hề tiếc nuối về một phút giây nào trong quá khứ... "
Có lẽ vậy , con chim mang chiếc gai của bụi mận cắm vào ngực tuân theo qui luật bất di bất dịch của thiên nhiên , bản thân nó không biết sức mạnh nào buộc nó lao vào mũi nhọn và chết mà vẫn hót.Lúc mũi gai xuyên qua nó. nó không nghĩ đến cái chết sắp đến , nó chỉ hót , hót cho đến lúc mất tiếng đứt hơi.
Nhưng còn chúng ta , khi chúng ta lao vào tình yêu , chúng ta biết , chúng ta hiểu.Tuy thế , ta vẫn lao vào cái ngọn lửa thần kì ấy...sẽ mãi mãi là như thế ,,phải không?Cho dù có thể ta phải trả giá đắt !

Con chim lao mình vào chiếc gai to nhất, rồi cất lên tiếng hót say mê.........
Hình ảnh ấy đã cuốn hút biết bao nhiêu người, đã huyễn hoặc biết bao nhiêu người. Người này tiếp người kia, lần lượt lao mình vào gai nhọn, mơ ước về bài ca của đời mình, chấp nhận đau đớn, chấp nhận hy sinh, sẵn sàng đánh đổi...
Hình như tất cả đều quên mất một điều : không phải đau đớn nào cũng được trả lại bằng hạnh phúc, không phải cái gai nào cũng là CÁI GAI SỐ PHẬN, không phải bài ca nào cũng là BÀI CA CUỘC ĐỜI.


Con chim vô tư đó, sau khi phiêu lưu, sau khi đau đớn, sau khi hát ca, được chết đi, nhẹ nhàng và thanh thản, được trở thành biểu tượng của say đắm, lãng mạn. Nếu không chết đi, nó sẽ sống tiếp thế nào với một cái sẹo to trước ngực, một bộ lông xơ xác tả tơi, với thân hình run rẩy vì mất máu. Nó sẽ sống tiếp như thế nào với đồng loại, với chính bản thân nó.

Thật tệ, đấy chính là điều vẫn xảy ra với chúng ta. Sau khi dấn thân vào một cuộc phiêu lưu chúng ta không được chết đi. Nếu ngày mai là tận thế, hẳn mọi chuyện sẽ đơn giản. Nhưng không có ngày tận thế. và chúng ta vẫn sống. Vẫn phải sống, sống với những gì chúng ta đã gây ra, sống với hậu quả của những việc mình làm. Phải tiếp tục đau nhưng không còn sức lực và cũng không còn đủ cảm xúc mà ca hát, tiếp tục chảy máu dù máu chảy ra lúc này không mang lại điều gì. Và bàng hoàng tự hỏi : Sao lại thế này ???

Mẹ ơi, con sẽ yêu, sẽ đau đớn nhưng cũng thật hạnh phúc, con sẽ dấn thân và không hối tiếc, con sẽ làm được tất cả bằng tình yêu của con. Con tin ở tình yêu, tin ở bản thân con, tin ở anh ấy. Cô gái say sưa nói, sôi nổi, tự tin.

Đã có bao nhiêu tiếng nói say mê và tự tin như thế cất lên? đã có bao nhiêu tiếng gọi thúc giục người ta vào những đam mê, huyền ảo, đầy nguy hiểm và cạm bẫy.

Đã có bao nhiêu người đàn bà ngồi lặng với trái tim tan nát, sụp đổ, thất vọng, bơ vơ tự hỏi : Sao không có con đường dành cho ta? Ta đã có lỗi gì? chẳng lẽ yêu cũng là có tội?
Không có lỗi, cũng không có tội. Nhưng có sai lầm, rất nhiều sai lầm. Không phải chỉ có tội lỗi mới bị trả giá. Sai lầm cũng phải trả giá.


Người đàn bà đau khổ và mệt mỏi, cô biết nói gì với con gái mình khi nó sắp bước vào đời, cũng tự tin như cô ngày trước, cũng ngây thơ và bị mê hoặc như thế, cũng những lời nói sôi nổi ấy?
Và điều tệ hại nhất, nó chẳng chịu nghe cô.
Mẹ, cuộc sống bây giờ khác rồi, và con cũng sẽ khác.


Sẽ không có gì khác đâu, con chim vẫn hót vang trong sách vở, gai vẫn nhiều lắm, rải rác khắp đường đi, ma quỷ vẫn ở trong đầu chúng ta, xui ta dẫm vào gai, lao vào gai.
Lao vào đó đi, hạnh phúc bao giờ chẳng phải đánh đổi bằng đau đớn!
Lao vào đó đi, nếu không thử, thì làm sao biết được, làm sao tìm ra?
Hạnh phúc KHÔNG NHẤT THIẾT cứ phải được đánh đổi bằng đau đớn. Hạnh phúc có thể giản đơn hơn rất nhiều.


Nhưng hạnh phúc giản đơn không đến với tôi, tôi đã tìm rồi mà chẳng thấy?
Bởi vì chúng ra thích những động từ mạnh, những mỹ từ bay bổng, những thán từ đầy cảm xúc, những danh từ bí hiểm, chúng ta bị hấp đãn bởi quầng sáng của ngọn đèn.
Sao ta không ngồi lại, lặng yên và tự hỏi : Ta đang làm gì, Ta sẽ đi đến đâu? Ta có thể tìm thấy gì quanh ta?
Con chim xanh lãng mạn không có lỗi khi sống và chết ở trong trang sách. Nhưng nó làm cho nhiều người lầm lẫn cả tin, làm cho nhiều người đau khổ và thất vọng. Và bài ca ấy, đã bị ma quỷ phổ lời vào.
Con chim đi tìm cây mận gai để lao ngực vào chính là nhân vật Mecghi trong truyện. Và Mecghi thì đại diện cho những người phụ nữ có những khát khao đam mê và yêu thương mãnh liệt nhưng đã bị những định kiến cổ lỗ của xã hội chà đạp lên số phận, trở thành người phụ nữ bất hạnh. Tuy nhiên nó cũng là tiếng nói thức tỉnh người ta phải nhìn nhận lại về người phụ nữ và quan niệm của xã hội về người phụ nữ. Số phận cô gái Mecghi, số phận con chim ấy thật bi thương nhưng... đẹp và cao cả.
Sin Ân
Hình đại diện của thành viên
sinan
 
Bài viết: 193
Ngày tham gia: Thứ 2 21/05/07 20:40
Đến từ: TPHCM
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 3 lần

Re: TIẾNG CHIM HÓT TRONG BỤI MẬN GAI

Gửi bàigửi bởi Le Phuong Thao » Thứ 5 13/03/08 12:39

nhiều chuyện tí, bạn Sinan chắc là dân bên ngành văn học nhi? mình thấy bạn rất quan tâm đến mảng đề tài này
mình cũng yêu văn, nhưng chỉ đọc thôi, ít viết, (vì lười í :cry: ), mình đọc quyển này hồi học đại học năm 1, hồi đó ghiền lắm, lập kỉ lục đọc sách nhanh nhất luôn, đọc có 2 ngày (hix, thật ra cũng 1 phần là vì sách đi mượn nên phải trả sớm --- mất ăn mất ngủ, :mrgreen:
Mèo Ú
Hình đại diện của thành viên
Le Phuong Thao
 
Bài viết: 150
Ngày tham gia: Thứ 7 17/11/07 23:29
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: TIẾNG CHIM HÓT TRONG BỤI MẬN GAI

Gửi bàigửi bởi camnhung » Thứ 5 13/03/08 20:00

Bài viết của bạn hay thật đấy ! Mình cũng yêu thích văn học (hồi học phổ thông vốn là dân chuyên văn), cũng đã từng xem phim và đọc được 1 ít tác phẩm này (do xem một số trích đoạn được đăng trên báo), quả thật là mình không bao giờ quên được hình ảnh con chim ấy , nó biểu tượng cho một cái gì mãnh liệt, dữ dội chẳng khác gì tình yêu của Mecghi. "Tiếng chim hót trong bụi mận gai" là một trong những tiểu thuyết hay nhất mà mình đã từng đọc. Có lúc gặp chuyện không may trong tình cảm hoặc trong cuộc sống, mình lại nghĩ đến Mecghi, đến hình ảnh con chim ấy để mà không chán nản, để còn biết đấu tranh vì tình yêu của chính mình, vì cuộc sống của chính mình nữa !
Em tưởng giếng sâu em nối sợi dây dài.
Ai ngờ giếng cạn em tiếc hoài sợi dây.
RANDOM_AVATAR
camnhung
 
Bài viết: 41
Ngày tham gia: Thứ 4 02/01/08 7:46
Đến từ: Long Xuyên
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: TIẾNG CHIM HÓT TRONG BỤI MẬN GAI

Gửi bàigửi bởi Nhatchimai » Thứ 4 19/03/08 21:15

[i]There is a legend about a bird which sings just once in its life, more sweetly than any other creature on the face of the earth. From the moment it leaves the nest it searches for a thorn tree, and does not rest until it has found one. Then, singing among the savage branches, it impales itself upon the longest, sharpest spine. And, dying, it rises above its own agony to out- carol the lark and the nightingale. One superlative song, existence the price. But the whole world stills to listen, and God in His heaven smiles. For the best is only bought at the cost of great pain .... Or so says the legend.[/i]
Đây là nguyên bản trong cuốn The thorn birds của văn sỹ Colleen McCullough, nhà xuất bản with Harper and Row, Publishers, Inc. năm 1977. Chúc các bạn vui
Hình đại diện của thành viên
Nhatchimai
 
Bài viết: 14
Ngày tham gia: Thứ 6 07/03/08 11:53
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: TIẾNG CHIM HÓT TRONG BỤI MẬN GAI

Gửi bàigửi bởi sonlam_123 » Chủ nhật 29/06/08 4:46

Trong bài hát "Hà Nội và tôi" của nhạc sĩ Lê Vinh, có một câu mình rất thích : "Cháy hết mình cánh phượng nhẹ nhàng rơi". Nó rất giống với hình ảnh của con chim lao vào cây gai để cất tiếng hát, nó hiện thân như một biểu tượng của lòng hy sinh hết mình vì nghệ thuât. Đối với nghệ thuật đó là điều rất cần thiết, theo mình nó là điều quan trọng nhất để có thể sản sinh ra nền nghệ thuật chân chính...
Hình đại diện của thành viên
sonlam_123
 
Bài viết: 2
Ngày tham gia: Thứ 7 31/05/08 2:31
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: TIẾNG CHIM HÓT TRONG BỤI MẬN GAI

Gửi bàigửi bởi phanthikimanh » Thứ 3 26/08/08 1:25

Những con chim ẩn mình chờ chết

...Cái tựa Những Con Chim Ẩn Mình Chờ Chết thực ra là một cái tựa dịch chưa sát từ tiếng Tây, vì se cachent pour mourir đúng nghĩa ở đây phải là “vùi mình để chết”. Nó nói về hành động của loài chim huyền thoại chỉ cất tiếng hót một lần khi đồng thời từ từ vùi chính trái tim của mình đâm vào gai nhọn của hoa hồng . Gai đâm càng sâu thì tiếng hót càng hay, cho đến khi tim ngừng đập và chim gục chết. Chim chủ động đi vào cõi chết để hiến dâng tiếng hát, chứ không “ẩn mình” mà cũng không “chờ chết” vì chờ là một trạng thái thụ động. Loài chim huyền thoại này tiếng Anh gọi là thorn bird, và dĩ nhiên Colleen Mc Cullough dùng nó như một biểu tượng của tình yêu.

Tuy nhiên cụm từ “những con chim ẩn mình chờ chết” có lẽ gợi lên một ấn tượng mơ hồ, mông lung hơn về ý nghĩa và chính vì vậy, dường như có phần du dương êm tai, ít “bạo động” đối với người nghe hơn là cụm “Những con chim vùi mình để chết”? Tôi nghĩ người dịch rất khôn khi dịch như vậy, chứ không phải là ông ta kém tiếng Tây nên dịch sai. Và người đọc sách hay xem phim đều thích cái tựa dịch này, chứ nếu bây giờ mà dịch sát ra là Con Chim Gai thì chắc mọi người nghe cũng sẽ thấy…”gai gai” thế nào ấy! Có một anh bạn rất rành về ngôn ngữ học có lần bảo tôi là người Việt mình dễ bị lừa bởi cái “vỏ ngữ âm” cho nên rất nhiều lời nhạc và thơ nghe ê a nhưng ý tứ rất tầm phào...

... Ngay bây giờ không có một bản truyện trong tay và lần cuối xem bộ phim đó đến nay cũng đã mấy năm rồi nên hiện tại cũng đã quên gần hết tên của các nhân vật trong đó. Tuy nhiên tôi vẫn nhớ đó là một truyện trường thiên (saga) trải dài hơn 40 năm, từ những năm năm 1910 đến cuối những năm 50 gì đó với rất nhiều nhân vật và tình tiết. Nó bắt đầu tại một trang trại lớn ở Úc của một bà quý tộc già và đơn độc. Làm công cho bà có một gia đình, ngoài mấy cậu con trai còn có Meggie là cô con gái út. Gia đình này là một "disfunctional family" nói theo từ ngữ tâm lý xã hội học bây giờ. Bà mẹ hình như cũng xuất thân khuê các, nhưng thời con gái bị một lần lầm lỡ. Để cứu vãn thể diện gia đình, bà lên xe hoa với ông bố của Meggie là một người tốt nhưng thuộc giới lao động bình dân và cục mịch. Giống như một cặp “đũa vênh”, cuộc sống gia đình có nhiều nhẫn nhục hơn là hạnh phúc . Đặc biệt quan hệ giữa ông và đứa con riêng của bà không tránh được những căng thẳng. Đến một ngày sự cố xảy ra, và đứa con riêng phải bỏ nhà ra đi.

Ralph de Bricassart là một vị linh mục trong vùng mà nhiều người nhận xét là có “quá nhiều ưu điểm”-trẻ tuổi, đẹp trai, tài cao, và một chốn khỉ ho cò gáy như vậy không phải là nơi dụng võ thích hợp. Qua những chuyến “viếng thăm mục vụ”, giữa ngài và cô bé Meggie phát triển một mối quan hệ thân tình đặc biệt. Lạc lõng trong bầu không khí lắm vấn đề của gia đình, Meggie nhìn nơi ông như vừa là một khuôn mặt người cha vừa là một người anh mà cô bé hoàn toàn tin cậy. Bà quý tộc già say mê Ralph nhưng biết mình “sắc bất tòng tâm” không có sức hấp dẫn để đánh gục được “chàng”. Khi cô bé Meggie lớn dần lên thành một thiếu nữ thì con mắt cú vọ sành đời của bà lão tuy gần đất xa trời vẫn cảm nhận được chuyện gì sẽ xảy ra. Bà làm di chúc để lại tài sản đồ sộ của mình cho Giáo hội Công Giáo với điều kiện Giáo hội phải để Ralph làm người quản lý tài sản đó. Bà biết rằng Giáo hội không từ chối một khoản tiền lớn lao như vậy, và với điều kiện bà đưa ra, cha Ralph sẽ đương nhiên thăng tiến lên một vị trí khác. Như thế Ralph phải rời bỏ vùng quê này và không còn ở gần Meggie.

Đúng như bà dự đoán, ít lâu sau khi bà qua đời, sự nghiệp của Ralph lên như diều gặp gió, và đến cuối bộ truyện ông đã là một Hồng Y tại giáo triều Rôma. Bà cũng không sai khi thấy trước cái tình thân giữa Ralph và Meggie sẽ triển nở thành một mối tình nam nữ trọn vẹn với tất cả những cuốn hút của nó. Nhưng có lẽ chính bà cũng không ngờ là tình yêu nơi phía Meggie lại mạnh mẽ đến mức vượt qua mọi khoảng không gian và thời gian mà bà tưởng đã tạo ra được giữa hai người...

Sau khi Ralph đã ra đi, thoạt đầu Meggie cũng cố gắng và tưởng mình sẽ quên được ông khi chấp nhận cuộc sống hôn nhân với Luke-nhưng Luke đã chỉ làm nàng thất vọng và nàng hiểu ra mình chỉ có một mối tình dành cho Ralph mà thôi. Họ có cơ hội gặp lại nhau… Meggie mang thai và cho chào đời một đứa con trai tên là Dan nhưng dấu không cho cha Ralph biết nó là con của ông. Nàng nhìn đứa bé như một thắng lợi của mình vì đã “giành được từ trong tay Chúa một chút gì đó của Ralph”. Nhưng rồi khi Dan lớn lên, chả biết có phải là do “gien” của ông bố thực không, mà lại nhất quyết đòi đi tu làm linh mục. Meggie đau đớn nhận ra rằng “không thể nào thắng Chúa được, Chúa là một người đàn ông”! Dan đi Rôma học dưới sự bảo trợ của Đức cha Ralph-ông dành cho chàng sự nâng đỡ ưu ái như cho “đứa con của người tình cũ”. Không ai ngờ chỉ một thời gian ngắn sau khi chịu chức Linh mục, trong một chuyến đi nghỉ mát ở biển, Dan chết đuối vì cố cứu một cô gái tắm biển bị sóng cuốn. Sau đám tang của Dan, Meggie mới thổ lộ cho Ralph biết đó chính là con ruột của ngài! “Trái tim đã già” bị tràn ngập bởi đau buồn và hối hận đã làm cho Đức Hồng Y suy sụp hẳn. Chẳng bao lâu sau ngài cũng từ giã cõi đời, bên vòng tay yêu thương và tha thứ của Meggie.

Song song bên những diễn biến của mối tình giữa hai nhân vật chính, còn có nhiều câu chuyện khác về những gì xảy ra với bố mẹ và các anh của Meggie, về Luke, về đứa con gái Meggie có với Luke tức chị của Dan-cũng như về sự nghiệp của Ralph như một nhà ngoại giao của Vatican trong bối cảnh chính trị phức tạp xung quanh thời Thế Chiến thứ Hai. Tất cả đều được “xử lý” một cách rất hấp dẫn bởi tác giả Colleen Mc Cullough, người mà tôi nghĩ ngoài bút pháp sắc sảo còn tỏ ra tầm hiểu biết tinh tế trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt về những tâm lý uẩn khúc của con người. Nhưng dù sao đi nữa thì tình yêu Ralph và Meggie cũng là mạch truyện chính, và cả độc giả của cuốn sách lẫn người xem bộ phim phần lớn chắc chỉ nhớ nhiều về hai người này.

...Tuy nhiên giữa hai người thì Meggie mới đúng là hiện thân của loài chim thorn bird chứ không phải là Ralph-trong khi nhiều người hình như cứ có ấn tượng ngược lại cho nên có người đã ân cần căn dặn tôi là: “Sau này đừng có ẩn mình chờ chết như ông cha Ralph đấy nhé”!
Có lẽ trong tâm tưởng của người ta màu áo chùng thâm đen của ông linh mục tự nó gợi lên một cái gì “ẩn khuất” và…”dễ chết” chăng?


...Cuộc tình của Ralph và Meggie là một chuyện tình rất đẹp, tuy là một cái đẹp bi kịch (tragic beauty), bởi vì tình yêu về phía Meggie quá tuyệt vời. Tình yêu không chỉ làm cho Meggie “chết trong lòng một tí” kiểu Xuân Diệu mà là chết rất nhiều, hay nói cho có về thần học một chút thì nàng đã “sống mầu nhiệm sự chết” một cách sâu xa trong cuộc đời. Giống như loài chim thorn bird cất tiếng hót mà đi vào cõi chết khi gai nhọn thấu qua tim ...

ST : Đỗ Lam
Tiếng chim hót trong bụi mận gai...
Hình đại diện của thành viên
phanthikimanh
 
Bài viết: 381
Ngày tham gia: Thứ 7 30/06/07 20:55
Đến từ: TP. Hồ Chí Minh
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần


Quay về Thư giãn văn hoá học: văn chương

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến40 khách