VỀ CHỮ THƯƠNG TRONG BÀI THƠ "QUẢ MÍT"

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn giới thiệu và thảo luận về các tác phẩm văn chương với mục đích thư giãn dưới góc nhìn của một người làm văn hoá

VỀ CHỮ THƯƠNG TRONG BÀI THƠ "QUẢ MÍT"

Gửi bàigửi bởi Nhatchimai » Thứ 4 19/03/08 21:06

[justify]Nữ sỹ họ Hồ hẵn làm biết bao người, từ tiểu thơ khuê các, yểu điệu thục nữ cho tới các quân tử, anh hùng trong thiên hạ bao phen bẽ mặt thẹn thùng bởi chính những bài thơ trác tuyệt mà cho dù ai đó có tẽn tò đến đâu, đoan chính đến đâu cũng không thể phủ nhận tài thi của nường. Biết bao nhà nghiên cứu đổ xô đi tìm cái ẩn ý đằng sau lời thơ bà, biết bao công trình nhắc tới bà, và biết bao bản dịch thơ bà qua tiếng Anh, tiếng Pháp càng làm cho cái tục trong thơ càng trở nên thanh, và cái thanh càng trở nên tục. Đằng sau cái nghĩa đen hiện lên trong đầu của những ai trót đọc qua thơ Hồ nữ sỹ ta không thể không nhận thấy những nghĩa khác đen hơn. Còn nhớ, dạo nọ, một nhà nghiên cứu nước ngoài sang Việt Nam, nghiên cúu vế văn hoá Việt, mới đến khoa Đông Phương học nhà mình đăng ký nghiên cứu một đề tài nghe thấy lạ “Mối liên hệ giữa bài thơ Đánh đu của Hồ Xuân Hương với nạn phá thai ở bệnh viện Từ Dũ Tp. Hồ Chí Minh”. Cái này để bạn đọc tự do bình luận.
Hôm nay nhân tiện ngâm nga bài Quả mít, xin được tào lao luận về một phát hiện mới trong bài này để bạn đọc tiện bề tham khảo.
Thân em như quả mít trên cây
Da nó xù xì múi nó dày
Quân tử có thương thì đóng cọc
Xin đừng măn mó nhựa ra tay

Ở đây tôi xin được đóng góp vào bằng cách phân tích chữ thương trong câu thứ ba.
Xưa nay các học giả trong và ngoài nước hình như hơi chủ quan khi phân tích thơ bà. Ai cũng cho rằng thương ở đây là động từ, là yêu thương, là luyến ái. Tôi cho rằng không. Thương ở đây là danh từ, là cây thương, một loại binh khí nổi tiếng trong võ thuật (cái này pà kon ta nhớ coi Dương gia tướng có bài Dương gia thương hơi bị nổi tiếng đó), tiếng Anh là spear. Vậy anh tự xưng là quân tử à? Anh có thương không thì đóng cọc nhé! Vỗ ngực xưng mình là quân tử mà không có spear thì miễn măn mó nhé! Tới đây không cần bình luận thêm nữa.
Không có kết luận nào được rút ra ở đây, chỉ xin nhắc lại một câu nổi tiếng trong giới ngôn ngữ học: Ngôn ngữ tự nó không thanh cao, ngôn ngữ tự nó không tục tĩu. Cái thanh cao hay tục tĩu là do người nghe ra cả mà thôi.
[/justify]
Hình đại diện của thành viên
Nhatchimai
 
Bài viết: 14
Ngày tham gia: Thứ 6 07/03/08 11:53
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: VỀ CHỮ THƯƠNG TRONG BÀI THƠ "QUẢ MÍT"

Gửi bàigửi bởi sonlam_123 » Chủ nhật 29/06/08 5:06

Quả thật rất có lý phi bạn cho rằng "thương" trong câu trên là danh từ. Ý kiến trên thể hiện được cách đọc thơ tinh tường và nhạy cảm, trên hết là thể hiện được luận điểm "tiếp nhận một cách sáng tạo" chúng ta vẫn hay nói mà ít gặp :D.
Vấn đề ở đây chữ "thương" hiểu theo nghĩa danh từ hay động từ cũng không ảnh hưởng nhiều đến nghĩa diễn đạt và biểu cảm của ý thơ. Tuy nhiên theo mình nếu nằm trong cấu trúc thơ thì câu ba và câu bốn là hai câu đối nhau, mà câu dưới dùng "măn mó" hiển nhiên là động từ thì câu trên chúng ta cũng nên hiểu là một động từ "thương".
Còn nhà "văn hoá ngoại" trên thì dù bạn cho phép mình cũng không dám lạm bàn.!!!
Rất vui được biết bạn.
Hình đại diện của thành viên
sonlam_123
 
Bài viết: 2
Ngày tham gia: Thứ 7 31/05/08 2:31
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: VỀ CHỮ THƯƠNG TRONG BÀI THƠ "QUẢ MÍT"

Gửi bàigửi bởi meohen » Thứ 4 23/07/08 19:48

Nhatchimai đã viết:Xưa nay các học giả trong và ngoài nước hình như hơi chủ quan khi phân tích thơ bà. Ai cũng cho rằng thương ở đây là động từ, là yêu thương, là luyến ái. Tôi cho rằng không. Thương ở đây là danh từ, là cây thương, một loại binh khí nổi tiếng trong võ thuật (cái này pà kon ta nhớ coi Dương gia tướng có bài Dương gia thương hơi bị nổi tiếng đó), tiếng Anh là spear.
Đây là trường hợp đồng âm khác nghĩa. Có thể tác giả chủ ý chơi chữ. Cũng có thể những người đọc phát hiện các cách giải thích mới làm giàu thêm cho bài thơ.

Trong chủ đề NHỮNG CA KHÚC SỐNG MÃI VỚI THỜI GIAN viewtopic.php?f=54&t=924, mọi người cũng thấy trường hợp tương tự trong ca khúc Đôi bờ tiếng Nga.

Đề nghị admin đổi chủ đề thành "Các cách hiểu khác nhau về tác phẩm văn học" để anh chị em trong diễn đàn có thể phát hiện và phân tích nhiều trường hợp thú vị tương tự.
Hình đại diện của thành viên
meohen
 
Bài viết: 229
Ngày tham gia: Thứ 3 23/10/07 20:51
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 2 lần


Quay về Thư giãn văn hoá học: văn chương

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến12 khách

cron