NỖI BUỒN VÀ SỰ CÔ ĐƠN TRÊN CÁNH ĐỒNG BẤT TẬN

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn giới thiệu và thảo luận về các tác phẩm văn chương với mục đích thư giãn dưới góc nhìn của một người làm văn hoá

Re: NỖI BUỒN VÀ SỰ CÔ ĐƠN TRÊN CÁNH ĐỒNG BẤT TẬN

Gửi bàigửi bởi thuylinh-cah08 » Thứ 7 21/03/09 22:27

Hiện tại sân khấu 5B - Võ Văn Tần đã dựng vở kịch Cánh đồng bất tận dựa trên truyện ngắn Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư. Vở do đạo diễn Minh Nguyệt dàn dựng, với dàn diễn viên: Thanh Thủy (vai Sương), Hoàng Thành (vai Điền), Cát Phượng (Vai Nương), Khánh Hoàng (vai ông Út Vũ). Mình chưa có dịp xem kịch này do khó đặt vé. Hy vọng là sẽ được xem vở kịch này trong thời gian sớm nhất. :lol:
Đã bao giờ em bóc lịch
Thấy qua vô nghĩa một ngày
Hình đại diện của thành viên
thuylinh-cah08
 
Bài viết: 14
Ngày tham gia: Thứ 2 17/11/08 9:36
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: NỖI BUỒN VÀ SỰ CÔ ĐƠN TRÊN CÁNH ĐỒNG BẤT TẬN

Gửi bàigửi bởi phanthikimanh » Thứ 7 16/05/09 6:04

“Cánh đồng bất tận” - kịch bản và đạo diễn: Minh Nguyệt

“Cánh đồng bất tận” - vở chính kịch có sức hấp dẫn, khiến luôn cháy vé trong thời gian qua…

Cuộc sống Nam bộ thấm đẫm trong vở kịch. Nhân vật rất ít nhưng đa diện, nhiều góc cạnh…Đạo cụ cực kỳ đơn giản mang tính ước lệ. Đặc biệt, đạo diễn sử dụng hiệu ứng từ máy chiếu để tạo nền cho khung cảnh sông nước, mây trời Nam Bộ rất đẹp và hiệu quả. Sự lôi cuốn của nó có lẽ còn từ thành công của truyện ngắn cùng tên đã đưa tên tuổi Nguyễn Ngọc Tư đến với bạn đọc. Thông điệp mà vở kịch gửi đến mang giá trị nhân bản sâu sắc: sống để yêu thương, không phải để hận thù, sống “tận cùng sự sẻ chia để nhận được sự tận cùng yêu thương”. Nỗi đau bắt nguồn từ lòng thù hận của con người, vì thế con người nên mở lòng ra, sống nhân ái với nhau…

Tương tự như "Gió lẻ" và "Biển của mỗi người", "Cánh đồng bất tận" là một nỗi cô đơn trải dài như một môtip trong văn của Nguyễn Ngọc Tư. Dẫu cho giữa tác phẩm văn học và chuyển thể luôn có một độ chênh nhau những phải nói rằng vở kịch “Cánh đồng bất tận” do Minh Nguyệt viết kịch bản và đạo diễn đã chuyển tải được hầu hết tư tưởng chủ đạo của tác phẩm. Vở kịch thấm đẫm khát vọng sống và làm người chính đáng. Đạo điễn đã để nhân vật Sương kêu lên khắc khoải: "Dù cuộc đời có chà đạp tôi...nhưng tôi không đem lòng thù hận nó...tôi yêu cuộc sống này biết bao vì cuộc sống rất đẹp...".
Cái kết đã được thay đổi cho “nhân đạo” hơn theo dụng ý của đạo điễn nhưng mình vẫn thích phần kết trong tác phẩm: “Một đoạn kết mở ra một chân trời mới. Những cánh đồng có thể vẫn kéo dài bất tận, nhưng những hận thù, sự bất hạnh, nỗi khổ đau sẽ không bất tận nếu người ta biết yêu thương, biết hy vọng và biết tin tưởng ở những điều tốt đẹp của cuộc đời này”.

Kết thúc truyện, nhân vật Nương đã nghĩ đến việc đặt tên cho đứa con, kết quả của sự oan nghiệt là Thương, là Nhớ như để xóa nhòa đi hận thù đau đớn đang là bi kịch giày vò gia đình cô…Theo mình, cái kết như vậy là quá đẹp, không cần phải sửa lại kịch bản.

Một câu chuyện man dại, dữ dội. Mọi chi tiết ở đây đều bị đẩy đến tận cùng, đau đớn, yêu thương và cái giá mà con người phải trả cũng tàn khốc đến tận cùng

Dòng chảy yêu thương cứ len lỏi vào từng ngóc ngách tâm hồn khi theo dõi vở kịch.

Vẫn còn đó... những day dứt khôn nguôi về nỗi buồn và sự cô đơn trên cánh đồng bất tận…

Sống yêu thương và khoan dung…

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn chẳng đã từng viết trong một ca khúc: "Cuộc đời đó...có bao lâu...mà hững hờ..."
Phải, có bao lâu mà hững hờ nhỉ!
Tiếng chim hót trong bụi mận gai...
Hình đại diện của thành viên
phanthikimanh
 
Bài viết: 381
Ngày tham gia: Thứ 7 30/06/07 20:55
Đến từ: TP. Hồ Chí Minh
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Sẽ hết buồn và cô đơn

Gửi bàigửi bởi hochoihochoi » Thứ 2 18/05/09 15:40

Nỗi buồn và cô đơn liên quan đến ích kỷ và tất cả liên quan đến kém hiểu biết. Người phụ nữ nếu biết tình cảm của chồng con đối với mình quan trọng hơn mảnh vải thì bà ta đã không đổi tình lấy mảnh vải. Vẻ đẹp tâm hồn là đáng quý, cái nết đánh chết cái đẹp. Sống giữa đồng không có cộng đồng giám sát nên những người tri thức ít bản lĩnh yếu sẽ dễ buông thả mình.

Cuộc sống giàu có lên, học hành tích lũy tri thức nhiều lên, và sự quan tâm giám sát thường xuyên của người thân, cộng đồng sẽ xua tan nỗi buồn và sự cô đơn. Tôi chưa đọc truyện này, có vẻ nó khai thác sự việc ở một nơi trắng đảng viên, trắng chính quyền... tạo thành vùng trũng chậm tiến. Nỗi buồn cô đơn là hữu hạn, nhưng nỗ lực lao động học tập sẽ đem lại hạnh phúc lâu dài.
RANDOM_AVATAR
hochoihochoi
 
Bài viết: 5
Ngày tham gia: Thứ 2 18/05/09 0:53
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: NỖI BUỒN VÀ SỰ CÔ ĐƠN TRÊN CÁNH ĐỒNG BẤT TẬN

Gửi bàigửi bởi To Anh Thu » Thứ 4 17/11/10 16:19

Thích câu cuối tác phẩm nhất ^^ , đại khái là: Là trẻ con, đôi khi cũng nên tha thứ lỗi lầm của người lớn.
Học làm người
Hình đại diện của thành viên
To Anh Thu
 
Bài viết: 103
Ngày tham gia: Thứ 7 02/10/10 22:28
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: CÁNH ĐỒNG BẤT TẬN: cảm nhận về sex

Gửi bàigửi bởi Linh Giang » Thứ 6 19/11/10 0:53

không biết tính sex trong cánh "Cánh đồng bất tận" (truyện- vì mình chưa xem phim này) có ám ảnh người đọc nó nhiều như mình hay không nhưng mình hoàn toàn cảm nhận được đọng lại trong mình rất nhiều ấn tượng về sex và tự hỏi "người ta cô đơn nhiều khi cũng vì một sự mưu cầu nhất định về nó hay không?" Út Vũ từ một người đàn ông bao dung, độ lượng, yêu thương vợ con trở thành một người đầy hận thù vì sự phản bội về mặt thể xác của vợ, ông trả thù đời, trả thù những người phụ nữ bằng vũ khí duy nhất: sự tráng kiện và từng trải đầy tính dục của một người đàn ông. Sương thì không nói cũng rõ là người "buôn bán vốn tự có" và chính vốn tự có này đôi khi thành vũ khí cứu gia đình Út Vũ khỏi cán bộ kiểm dịch. đánh thức tính người trong Điền cũng liên quan đến tính dục, kết thúc câu chuyện với cảnh hãm hiếp Nương cũng vậy. Tôi chỉ không hiểu vì sao mọi thứ liên quan đến cuộc sống chị em Nương lại thiếu kiến thức đến đau lòng trong khi những chuyện liên quan đến tính dục thì hai chị em Nương lại quá hiểu (tôi dùng chữ hiểu ở đây là Nương rất sẵn lòng coi việc đó rất bình thường- các tình tiết hai chị em tạo điều kiện cho cha làm chuyện đó với với nhiều người phụ nữ mà trong lòng Nương vẫn thấy phẳng lặng? có phải chăng đó chính là điều duy nhất chị em nương được dạy và rất thấm nhuần?
nếu tính dục làm cho vợ Út vũ có thể trở thành phản trắc , nếu tính dục làm cho Út Vũ có thể xoa dịu lòng hận thù thì chính tai nạn tính dục làm cho Nương biết bao dung "Rồi ký ức ùa về kinh hãi, vẻ mặt má tôi cái hôm bị người đàn ông bán vải đo lên người hình như không phải là khoái lạc thăng hoa, nó giống như tôi bây giờ, đau ràn rụa, nhói tận chân tóc. Trời ơi, tại sao tôi không nhận ra điều đó, ngay lúc ấy (để giấu kín nỗi ám ảnh trong lòng, giả đò tươi cười với má, xem như không có chuyện gì, để chiều chiều cùng má ra sông, hỏi nhau, không biết chừng nào thì cha về)" (cánh đồng bất tận) và đi đến kết thúc câu chuyện trong sự gợi mở "Đứa bé không cha nhưng chắc chắn được đến trường, sẽ tươi tỉnh và vui vẻ sống đến hết đời, vì được mẹ dạy"
nỗi buồn và sự cô đơn gây ra trong truyện không phải là nỗi buồn do cánh đồng hay sự đói nghèo đưa lại mà đó chính là hậu quả mà người ta sống chưa thật sự mở rộng lòng.
Nothing gonna change my love for you
RANDOM_AVATAR
Linh Giang
 
Bài viết: 113
Ngày tham gia: Thứ 2 20/09/10 13:31
Đến từ: Bình Dương
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: NỖI BUỒN VÀ SỰ CÔ ĐƠN TRÊN CÁNH ĐỒNG BẤT TẬN

Gửi bàigửi bởi xuanbac_2011 » Thứ 6 23/12/11 17:18

phim này xem rồi! hay lắm, nhưng không phù hợp với trẻ em. Mọi người lưu ý điểm đó nhé. phim không dành cho em dưới 18 tuổi
RANDOM_AVATAR
xuanbac_2011
 
Bài viết: 2
Ngày tham gia: Thứ 2 19/12/11 23:02
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Trang trước

Quay về Thư giãn văn hoá học: văn chương

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến2 khách

cron