Đừng để cao học bị nhìn ở tầm thấp.

Chuyên mục này dành cho những vấn đề có thể cùng lúc liên quan đến trên một hoặc tất cả các nhóm chủ đề khác như: lý luận văn hoá học, văn hoá Việt Nam, văn hoá thế giới, văn hoá học ứng dụng...

Đừng để cao học bị nhìn ở tầm thấp.

Gửi bàigửi bởi nguyenhuuduyen » Thứ 4 31/10/07 19:29

Một thầy giáo dạy triết rất tâm huyết với nghề trong một lần lên lớp đã kể cho chúng tôi nghe câu chuyện này. Số là một lần, sau khi kết thúc học phần do thầy đảm nhiệm ở lớp sau đại học, buổi tổng kết, một cô học viên đại diện lớp “hồn nhiên” đem phong bì lên biếu thầy gọi là quà chia tay. Thầy lắc đầu không nhận. Đến cuối buổi ra về, cô học viên này nửa đùa nửa thật nói với thầy: “Sớm muộn gì thầy cũng bị sa thải thôi, chồng em trước đây cũng như thầy vậy”.

Kể câu chuyện đó ra, tôi tin không phải ông thầy giáo muốn tô vẽ thêm hình ảnh liêm khiết của mình làm gì vì tất cả những nhiệt tình, đam mê công việc và khoa học đã bộc lộ qua những giờ giảng vắt kiệt trí tuệ của ông. Tôi chỉ nhận thấy khi mọi người trong lớp cười ồ thì ánh mắt ông thoáng buồn xa xăm, ông không cười bởi ông không thể cười được trước những kệch cỡm, mua bán ngày nay đã chẳng từ lãnh địa nào cả. Còn với tôi, tôi không ngạc nhiên trước câu chuyện thầy kể bởi lẽ không phải một lần tôi được nghe những câu chuyện như thế.



Trò làm hư thầy hay…?

Ngày nay đã có rất nhiều người theo học cao học, và cũng có nhiều dạng đi học cao học. Có sinh viên ra trường vì chưa tìm được việc nên đành tiếp tục theo học để chờ cơ hội bám trụ thành phố, có những người đã đi làm, công ăn việc làm ổn định lại muốn lấy thêm tấm bằng để củng cố địa vị và cũng để tạo nền tảng thăng quan tiến chức, tiếc thay cái bộ phận người học cao học vì mục đích khoa học không nhiều nếu không muốn nói là quá ít. Và phải chăng vì động cơ học không phải vì bản thân khoa học nên cách hành xử nhiều khi cũng nhuốm màu sắc kinh tế thị trường cũng nên?

An là học viên cao học của lớp VNH. Cô kể lớp cô toàn cán bộ của viện đi học, điều ấy cũng đồng nghĩa với việc phần lớn học viên đều đã ổn định công tác, có gia đình và cũng “kha khá tuổi” rồi. Buổi học tối quy định là hai tiếng rưỡi nhưng thường cắt đầu cắt đuôi đi bao giờ cũng chỉ được non hai tiếng kể cả ra chơi. Đến đợt thi giữa kỳ, cả lớp hô hào nhau đóng 150,000 tiền thi môn Triết, An cứ ngớ người vì chẳng hiểu đó là tiền gì nên cô chưa vội đóng để hỏi lại. Chưa kịp hỏi thì ngày thi đã tới, giám thị coi thi có tới ba nhưng coi như chỉ có một, vì hai người còn lại dường như chỉ coi “làm vì”. An để ý thấy có một số học viên quay bài nhưng hai giám thị kia tỏ vẻ làm lơ, chỉ thỉnh thoảng cô giám thị thứ ba bắt được vài người. Sau buổi thi gặp Lợi, lớp trưởng lớp VNH, Lợi hề hề bảo, có ba giám thị mới “đi” được hai, còn cô kia “khó tiếp cận” quá nên hôm nay vẫn bắt đấy. Rồi nhân thể Lợi nhắc An đóng tiền thi giữa kì môn Triết luôn, An than trời mà chưa biết phải làm sao, mình có học hành kiểu đó đâu mà phải dùng tiền lo lót, nhưng cả lớp đóng tiền chẳng nhẽ mình không? Vả lại đó mới chỉ là thi giữa kỳ, còn thi cuối kỳ nữa, sẽ lại phải đóng bao nhiêu đây?

Với Hà thì khác, cô là học viên lớp cao học LSĐ, ngay từ đầu ban cán sự lớp cô tỏ ra “rất có kinh nghiệm” trong chuyện giao tế với thầy cô giáo. Họ bảo nhau đóng tiền quỹ lớp mỗi người vài chục nghìn và cứ hết học phần của thầy cô nào lại có quà chia tay với thầy, cô giáo ấy. Không hỏi cụ thể nhưng tôi nghĩ ông thầy giáo dạy Triết mà tôi nói ở trên nhiều khả năng là “nạn nhân khốn khổ” của cái “tình thầy trò thắm thiết” đó.

Với những kiểu tiền “phi chính thống” như thế không phải ban quản lý trường không lưu tâm và chấn chỉnh. ở trường ĐHKHXH&NV chẳng hạn, đã có hẳn cán bộ của Phòng đào tạo sau đại học xuống tận các lớp công bố, ngoài khoản học phí ra thì học viên cao học không phải nộp bất cứ một khoản tiền nào. Nếu lớp muốn thu quỹ thì phải thống nhất, trường hợp quỹ lớp quá nhiều học viên có thể phản ánh lên Phòng đào tạo sau đại học. Đó là về lý thuyết mà nói, bởi tất nhiên những luật lệ bất thành văn vẫn thường tồn tại nhiều khi bất chấp cả số đông. Đó còn là cái bệnh thường thấy ở những người không muốn học nhưng lại muốn có thành tích cao, những người không hiếm trong xã hội ngày nay. Vô hình chung cao học bao giờ cũng kèm theo với những ám ảnh không đáng có là “cao tiền”, “cao quà” nhưng lại “thấp trình độ”, “thấp văn hoá”.



Ý thức học tập, nghiên cứu còn kém

Một điều không thể chối cãi hiện nay là trình độ cao học và nghiên cứu ở nước ta đang bị chỉ trích rất nhiều. Là một học viên cao học, tôi không khỏi chạnh lòng về điều đó, song thú thật tôi không thể không đồng ý với quan điểm thẳng thắn nhưng xác đáng đó. Liệu rằng có bao nhiêu người làm công tác nghiên cứu khoa học kia thực sự nhiệt tâm cùng khoa học? Liệu rằng với những người học viên nghiên cứu cao học về Văn học, Lịch sử, Triết học… kia, mục đích tối thượng của họ có hẳn đã chiếm lĩnh những tri thức văn hoá, lịch sử, triết học hay là những gì ngoài nó? Còn gì buồn hơn khi hàng tuần, cán bộ đào tạo liên tục phải điểm danh đột xuất các lớp học vì tình trạng bỏ giờ, bỏ học ngày một lan tràn trong các lớp sau đại học. Thực tế có những người đảo qua lớp học chờ điểm danh xong rồi về cho thấy một thái độ học cực kỳ đối phó ở những người được “tạm gọi” là trí thức cao thời nay. Một thái độ như thế khó có thể tạo ra được một con người làm khoa học theo đúng nghĩa.

Tôi muốn đi sâu hơn nữa vào việc học trong giờ của các học viên sau đại học. Tôi không vơ đũa cả nắm mà chỉ muốn vạch rõ những thái độ còn chưa đúng đắn trong lớp học của học viên cao học. Khó tìm được một giờ học không có chuông điện thoại di động. Đó là điều bình thường? Không, nó rất không bình thường và rất đáng chê trách. Văn hoá dùng điện thoại từ lâu đã được nhắc nhở rất nhiều trên báo, đài và bản thân rất nhiều học viên cao học chính là những nhà báo nhưng hình như chưa hiểu được cách dùng điện thoại sao cho hợp lý. ở trên, thầy giảng cứ giảng, ở dưới trò nghe, nói chuyện và viết tin nhắn vô tư. Một giờ học chỉ khoảng hơn hai tiếng nhưng đủ kiểu chuông điện thoại “tranh minh” theo kiểu “bách gia tranh minh”. Thử hỏi với những âm thanh phân tán như thế, các “nhà nghiên cứu” có đủ sức tập trung mà ghi bài nữa không chứ chưa nói đến chuyện “tư duy”.



Đôi điều nhắn gửi

Tôi vẫn cứ tin rằng “những điều trông thấy” của tôi chỉ là một bộ phận không phổ biến trong nhóm các học viên sau đại học hiện nay, nhưng dẫu là con sâu bỏ rầu nồi canh thì cũng cần loại trừ để làm trong lành thêm môi trường học tập, nghiên cứu. Một xã hội muốn phát triển bao giờ cũng cần có những trí thức giàu lòng cầu thị, khát khao tìm tòi, sáng tạo với phẩm cách đạo đức của con người mới. Dư luận xã hội có thể sẽ còn nhiều chê khen, nhưng chính bản thân những người trong cuộc, các học viên cao học nên sẽ biết phải làm gì để xoá bỏ những điều không đáng có ấy.

Theo Đỗ Dương - Giáo dục Thời Đại
RANDOM_AVATAR
nguyenhuuduyen
 
Bài viết: 31
Ngày tham gia: Thứ 7 27/10/07 11:54
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: Đừng để cao học bị nhìn ở tầm thấp.

Gửi bàigửi bởi viking soldier » Thứ 4 31/10/07 20:22

Môi trường nào cũng vậy, có người tốt có người xấu bạn ạ, đấy là một thực tế.
Điều đó có nghĩa là cũng có những người thầy, người trò tốt và xấu. Nhưng hãy tin rằng cái gì cũng có cái giá của nó. Nếu người thầy, người trò không làm tốt vai trò của mình thì chắc chắn sẻ bị xã hội đào thải, nhưng vấn đề ở đây là cơ chế quản lí như thế nào để những hạt sạn ấy bị loại ra. Nhưng riêng mình, mình vẫn tin tưởng lạc quan vào ngày mai, cuộc sống vẫn còn đấy nhiều tấm gương sáng. Viking :P
RANDOM_AVATAR
viking soldier
 
Bài viết: 4
Ngày tham gia: Thứ 3 23/10/07 10:35
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Đừng để cao học bị nhìn ở tầm thấp.

Gửi bàigửi bởi yeudaikho » Thứ 4 31/10/07 20:37

viking soldier đã viết:Môi trường nào cũng vậy, có người tốt có người xấu bạn ạ, đấy là một thực tế.
Điều đó có nghĩa là cũng có những người thầy, người trò tốt và xấu.


Tôi cũng có suy nghĩ như Viking. Không cứ gì chỉ ở các lớp cao học mới xảy ra hiện tượng mà tác giả Đỗ Dương nêu lên. Mà phải nói là nó tồn tại trong tất cả mọi lĩnh vực. Ở đâu có con người là ở đó có tiêu cực.
Hình đại diện của thành viên
yeudaikho
 
Bài viết: 31
Ngày tham gia: Chủ nhật 03/06/07 21:24
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Đừng để cao học bị nhìn ở tầm thấp

Gửi bàigửi bởi meohen » Thứ 5 01/11/07 16:09

yeudaikho đã viết:Ở đâu có con người là ở đó có tiêu cực.
Điều này đúng quá rồi. Nhưng tiêu cực ở mỗi lĩnh vực sẽ mỗi khác nhau.

Tôi thấy bài của Đỗ Dương nêu ra thực trạng hiện nay trong các lớp cao học. Nói vậy có nghĩa là các hiện tượng đó đang xảy ra ở nơi này hoặc nơi khác. Nhưng nói vậy không có nghĩa là nơi nào có dạy cao học là có các hiện tượng đó.

I- Về chuyện tặng quà

Đỗ Dương đã viết:ngay từ đầu ban cán sự lớp cô tỏ ra “rất có kinh nghiệm” trong chuyện giao tế với thầy cô giáo. Họ bảo nhau đóng tiền quỹ lớp mỗi người vài chục nghìn và cứ hết học phần của thầy cô nào lại có quà chia tay với thầy, cô giáo ấy.
Điều này, trong truyền thống lễ nghĩa phương Đông, tôi cho là chuyện bình thường, có gì đâu mà Đỗ Dương phải cho nhóm từ “rất có kinh nghiệm” vào trong ngoặc kép?!

Đỗ Dương đã viết:rất nhiều người theo học cao học, và cũng có nhiều dạng đi học cao học... có những người đã đi làm, công ăn việc làm ổn định lại muốn lấy thêm tấm bằng để củng cố địa vị và cũng để tạo nền tảng thăng quan tiến chức, ...
. Dù đi học kiểu nào, dạng nào thì việc người lớn đi làm rồi có chút quà nhỏ (giá trị vật chất không lớn) với mục đích cảm ơn thầy cô giáo đã dạy mình là chấp nhận được và nên làm công khai.

Tuy nhiên, "quà" sẽ là không chấp nhận được trong hai trường hợp: Một là món quà có giá trị vật chất lớn, với mục đích "hối lộ". Hai là cách biếu (các cụ đã nói: "của biếu không bằng cách biếu"), nếu
Đỗ Dương đã viết: đại diện lớp “hồn nhiên” đem phong bì lên biếu thầy gọi là quà chia tay
thì
Đỗ Dương đã viết:Thầy lắc đầu không nhận
sẽ là lẽ đương nhiên. Học cao học mà ứng xử cách này thì làm sao gọi là cao được?!

Đỗ Dương đã viết:Vô hình chung cao học bao giờ cũng kèm theo với những ám ảnh không đáng có là “cao tiền”, “cao quà” nhưng lại “thấp trình độ”, “thấp văn hoá”.
Câu này có vẻ đúng với hiện tượng đóng tiền mua chuộc giám thị và mua điểm của thầy. Nếu để hiện tượng tiền/quà chi phối điểm thi, đánh giá không đúng với kiến thức thực tế thì nhà trường tồi, thầy tồi và trò hư đốn.

Nếu đi học mà đóng tiền để làm việc này thì thực sự là thấp trình độ, thấp văn hoá.

Ý thức học tập của học viên phụ thuộc vào mục đích đi học và hoàn cảnh cá nhân. Miễn bình luận.

II- Về việc dùng DTDĐ trong giờ học

Nhìn chung, đã vào lớp thì phải tắt DTDĐ. Việc dùng DTDĐ vô tội vạ, không cần thiết trong giờ học thì thật đáng trách.

Nhưng HVCH cũng có những người có cương vị quan trọng, công việc quan trọng có lúc bắt buộc phải theo dõi, mà người ta ham học lại không muốn bỏ học. Trong trường hợp thực sự cần như vậy, nếu học viên dùng chế độ rung, trao đổi thật khẽ hoặc đi ra ngoài sao cho không ảnh hưởng tới lớp học thì tôi cho là chấp nhận được.

[center]***[/center]
Các bạn đang học cao học văn hoá học, các bạn hãy xem xét các khía cạnh này trên thực tế lớp mình, nơi mình đang học xem sao.
Hình đại diện của thành viên
meohen
 
Bài viết: 229
Ngày tham gia: Thứ 3 23/10/07 20:51
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 2 lần

Re: Đừng để cao học bị nhìn ở tầm thấp.

Gửi bàigửi bởi nguyenhuuduyen » Thứ 5 01/11/07 16:33

Đọc bài viết của Đỗ Dương, tớ cũng thấy có vấn đề... Vì thế post lên diễn đàn để tham khảo ý kiến đóng góp của các thành viên. Cám ơn meohen đã có những nhận xét rất chi tiết và rõ ràng.

Tớ không tán thành quan điểm của Đỗ Dương, khi nhầm lẫn giữa quà và phong bì.
Món quà mà lớp học dành tặng cho thầy cô mỗi khi kết thúc các khóa học, và đây là món quà nhỏ (giá trị vật chất không lớn) mang giá trị tinh thần, nhằm bày tỏ lòng cám ơn của học viên đối với sự tận tụy của các thầy cô . -> cách này rất nhiều lớp cao học thực hiện. Tớ cho rằng đây là việc làm có ý nghĩa, nên phát huy.
RANDOM_AVATAR
nguyenhuuduyen
 
Bài viết: 31
Ngày tham gia: Thứ 7 27/10/07 11:54
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: Đừng để cao học bị nhìn ở tầm thấp.

Gửi bàigửi bởi Vuongthidao » Thứ 6 09/11/07 22:50

Mình cũng là một giảng viên của một trường Cao đẳng. Đọc bài viết của bạn sao mình thấy đau lòng quá. Bạn ạ! Mình cũng là học viên cao hoc. Mình cũng đã từng ôn thi đầu vào cao hoc. Mình cũng đã trải qua bao nhiêu môn thi, và đã học bao nhiều chuyên đề rồi. Bạn a! lớp mình cũng đóng tiền quỹ lớp đó chứ, cứ mỗi đợt học là 100.000 đến 200.000 nhưng đâu phải vì thế mà không chịu học bài để thầy cô cho qua hay giám thị coi thi dễ.Tiền quỹ là để photo tài liệu, lo nước uống cho thầy. Mình nghĩ đó cũng là văn hóa chứ bạn. Tặng quà cho thầy khi kết thúc môn học cũng là văn hóa đấy chứ bạn. Lớp mình vẫn làm những việc như vậy mà, nhưng có ai không chịu học đâu. Có những người nộp bài trễ thầy vẫn không nhận. Mình nghĩ một số trong chúng ta muốn lấy bằng cấp lại không chịu học hành tử tế và đỗ lỗi cho người khác.
RANDOM_AVATAR
Vuongthidao
 
Bài viết: 8
Ngày tham gia: Thứ 4 07/11/07 20:43
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Đừng để cao học bị nhìn ở tầm thấp.

Gửi bàigửi bởi nguyentuyethanh » Thứ 2 12/11/07 20:27

Không ai cấm bạn sử dụng DTDĐ trong giờ học, nhưng tôi nghĩ nên bước ra khỏi lớp mà nói chuyện điện thoại bởi vì khi nói chuyện thì ta thường có xu hướng là càng ngày càng nói lớn tiếng như thế sẽ ảnh hưởng đến mọi người.
Khi vào lớp thì nên chỉnh điện thoại ở chế độ rung bởi vì lớp tôi thỉnh thoảng có nhiều người cứ quên tắt chuông nên điện thoại reng inh ỏi khi có người gọi đện Vậy mà họ vẫn không tắt chuông đi cứ một lát thì "chú dế" của họ lại lên tiếng khi thì nhạc Trịnh, cứ thì hip hop, lúc lại là đoạn tấu hài...
Chuyện sử dụng DTDĐ còn nhiều chuyện để nói, cuộc sống ngày càng văn minh thì DTDĐ có thể nói là "vật bất ly thân" của nhiều người, nhưng mọi người cũng cần phải học cách sử dụng chúng sao cho có văn hóa.
Hình đại diện của thành viên
nguyentuyethanh
 
Bài viết: 8
Ngày tham gia: Thứ 4 10/10/07 22:39
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần


Quay về NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến16 khách

cron