VĂN HÓA HỌC TRONG SUY NGHĨ CỦA TÔI

Chuyên mục này dành cho những vấn đề có thể cùng lúc liên quan đến trên một hoặc tất cả các nhóm chủ đề khác như: lý luận văn hoá học, văn hoá Việt Nam, văn hoá thế giới, văn hoá học ứng dụng...

VĂN HÓA HỌC TRONG SUY NGHĨ CỦA TÔI

Gửi bàigửi bởi Spiritboy » Thứ 4 31/10/07 23:28

Trước hết tôi xin được giới thiệu với các bạn, tôi là người thuộc thế hệ 8X, tôi sinh ra ở một làng quê nghèo,nhưng may mắn là bố mẹ tôi đã cố gắn dành dụm nuôi tôi ăn học. Với sự cần cù thì cuối cùng tôi đã được một suất học bổng đi du học ở nước ngoài. Tại đây tôi đã học được nhiều điều hay. Và bây giờ tôi đã có một việc làm ổn định với mức lương khá cao. Trong những chuyến đi công tác, tôi đã chợt nhận ra rằng những quốc gia trẻ như Mỹ hay gần hơn là Singapore, nền văn hóa của họ khá non trẻ nhưng đất nước phát triển khá nhanh, và khi tiếp xúc với các trường đại học ở Singapore, tôi thấy rằng người ta không cần có ngành văn hóa học, nhưng chúng ta không thể nói rằng họ không có văn hóa, và người nước ngoài khi nói về họ ( Singapore) với một ánh mắt hết sức thán phục và ngưỡng mộ, còn Viêt Nam chúng ta thì sao?
Chúng ta luôn tự hào về một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc từ lâu đời, nhưng thưa các bạn, khi đi qua những nẻo đường quê của Việt Nam thì tôi đã chợt nhận ra một điều, cái mà người dân quê ta cần là một cái gì đó cụ thể và thiết thực hơn, đó là những cây cầu, những con đường tráng nhựa chứ không phải là sự lí giải là điệu hát lời ca trong lao động bắt nguồn từ cảm hứng ra sao, vì đâu....Cái họ cần là được chăm sóc y tế khi ốm đau bệnh hoạn, là những khoản lương hưu trợ cấp cho tuổi già...
Vì vậy tôi nghĩ rằng Văn hóa học là một ngành hay nhưng không thiết thực trong điều kiện đất nước chúng ta hiện nay. Còn bạn thì sao? bạn nghỉ rằng khi nghiên cứu văn hóa học có ích lợi gì?
Nên chăng,thay vì tập trung nghiên cứu văn hóa thì trước hết hãy tập trung vào các ngành khoa học cơ bản để tạo điều kiện canh tân phát triển đất nước.
Spiritboy.
RANDOM_AVATAR
Spiritboy
 
Bài viết: 10
Ngày tham gia: Thứ 4 31/10/07 22:49
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: VĂN HÓA HỌC TRONG SUY NGHĨ CỦA TÔI

Gửi bàigửi bởi sinan » Thứ 5 01/11/07 0:21

Hình như bạn có sự nhầm lẫn giữa văn hóa và văn minh. Và liệu có quá thiển cận hay không khi cho rằng :" Văn hóa học là một ngành hay nhưng không thiết thực trong điều kiện đất nước chúng ta hiện nay. Nên chăng,thay vì tập trung nghiên cứu văn hóa thì trước hết hãy tập trung vào các ngành khoa học cơ bản để tạo điều kiện canh tân phát triển đất nước"
Hình như bạn chỉ mới nhìn thấy cây chứ chưa thấy rừng, chưa có sự hiểu biết đúng mức, cũng như những giá trị của văn hóa trong cuộc sống hiện đại ngày nay.
Và tôi tự hỏi, không biết bạn là ai? Từ đâu đến? Học chuyên ngành gì mà có cái nhìn thiên kiến lệch lạc đến như vậy
vì vậy bạn hãy tìm hiều về văn hóa đi, trước khi đưa ra những quan điểm sai lầm như thế. Một sồ sách có thể giúp cho bạn đó là cuốn "Cơ sở văn hóa Việt Nam" của thầy Trần Ngọc Thêm hay của Thầ Chu Xuân Diên, và nhiều sách về văn hóa hiện nay vềva8n hóa đều bán rất nhiều trong nhà sách.
Hãy hiểu về một cái gì đó, trước khi đưa phản bác hay chấp nhận ý kiến nào đó
Sin Ân
Hình đại diện của thành viên
sinan
 
Bài viết: 193
Ngày tham gia: Thứ 2 21/05/07 20:40
Đến từ: TPHCM
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 3 lần

Re: VĂN HÓA HỌC TRONG SUY NGHĨ CỦA TÔI

Gửi bàigửi bởi binhan » Thứ 5 01/11/07 0:31

Đọc ý kiến của bạn Spiritboy tôi vừa thấy vui, vừa thấy buồn.

Tôi vui vì các bạn bên đề tài "biểu tượng của tuổi trẻ..." nói rằng thế hệ 8x, 9x hiện nay tệ lắm, ăn chơi lắm... mà bạn thì học hành giỏi giang, lương cao, đi nhiều hiểu biết nhiều. Nếu thế hệ 8x, 9x ai cũng như bạn thì nước ta sẽ ra sao nhỉ?

Xin lỗi, tôi hơi tò mò một chút: Bạn học ngành gì mà hay vậy? Học ở nước nào vậy?

Bạn ơi, bạn có biết tại sao bây giờ bạn kêu gọi
Spiritboy đã viết:trước hết hãy tập trung vào các ngành khoa học cơ bản để tạo điều kiện canh tân phát triển đất nước
không? Nếu như các ngành này được quan tâm từ lâu và nghiên cứu nhiều thì đất nước đã phát triển rồi. Hiện trạng bây giờ chính là kết quả của những năm lơ là nghiên cứu, giảng dạy và học tập các ngành khoa học cơ bản đấy. Tôi buồn vì bạn học cao mà chưa nhìn xa. Những điều bạn nêu đều đúng cả, chuyện người dân cần cái cụ thể và thiết thực bao giờ cũng đúng và nhà nước cần đáp ứng những nhu cầu này. Nhưng mặt khác đồng thời cần phải nhìn xa hơn, lo cho cả tương lai nữa. Nếu lúc nào cũng chỉ lo những chuyện trước mắt thì chỉ suốt đời chạy theo mà ứng phó, chẳng chủ động được chuyện gì.

Tôi thấy ngành văn hoá học ra đời bây giờ là đã hơi muộn rồi. UNESCO phát động thập kỷ văn hoá từ cuối những năm 80 thế kỷ trước cơ. Người ta quan tâm đến văn hoá từ cả 20 năm nay rồi, bây giờ bạn vẫn cho là chưa cần, vậy thì bao giờ mới cần hả bạn?

Ngồi buồn viết vài suy nghĩ vẩn vơ nhân ý kiến của Spiritboy.
RANDOM_AVATAR
binhan
 
Bài viết: 45
Ngày tham gia: Thứ 7 26/05/07 19:58
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: VĂN HÓA HỌC TRONG SUY NGHĨ CỦA TÔI

Gửi bàigửi bởi Spiritboy » Thứ 6 02/11/07 22:06

Xin cảm ơn bạn Sinan và bạn Binhan. Nhưng dường như bạn Sinan cũng hiểu lầm, tôi không hề định nghĩa khái niệm Văn hóa và văn minh.
Mà tôi chỉ muốn nói rằng mọi vấn đề nghiên cứu đều nhằm mục đích mang lại sự tốt đẹp trong cuộc sống, tuy nhiên có những vấn đề mà ta phải lựa chọn, bởi vì ta không thể cùng một lúc ôm đồm nhiều thứ. Vậy thì bắt buộc ta phải có sự lựa chọn.
Là một người Việt yêu quê hương đất nước, tôi cảm thấy rất buồn khi phải nghe những câu chuyện về những cô gái miền Tây vì miếng cơm manh áo mà phải đi làm dâu xứ người, có thể các bản sẻ dễ dàng nói rằng đây là những cô gái nhẹ dạ ham tiền, và cũng có người bào chữa rằng đâu phải ai nghèo cũng có thể làm thế.Tuy nhiên bạn sẻ hiểu và thông cảm cho họ hơn khi mà chính bạn từng bị cái đói, cái khổ của người nghèo bị dồn đến đường cùng thì mọi việc làm của họ là có thể lí giải và hiểu được, như vậy bạn có thừa nhận với tôi rằng trong những tình huống đó thì những nhà nghiên cứu văn hóa của chúng ta đành khoanh tay bất lực, cho dù chúng ta có cố gắn tuyên truyền về truyền thống 4000 năm văn hiến thì cũng không thể nào ngăn cản được, có chăng chỉ là sự vực dậy của nền kinh tế, chỉ khi người ta có cơm ăn áo mặc, khi người ta có thể sống bằng sức lao động của mình thì sẻ không còn những cô gái quê chân chất đi chơi ván bài số phận khi chọn thân phận làm dâu không tình yêu nơi xứ người.
Có thể suy nghỉ của tôi hơi thiển cận hay do anh hưởng tư tưởng thực dụng do những ngảy đi học ngành môi trường ở Đức.
Nếu có thể, bạn hãy chỉ cho tôi xem sự cần thiết của việc nghiên cứu văn hóa trong tình hình đất nước chúng ta hiện nay, hay ít nhất bạn hãy chỉ cho tôi mối liên hệ giửa văn hóa và phát triển, nếu được thế có lẻ mình sẻ "tâm phục khẩu phục" hơn, chứ còn bạn bảo mình tìm đọc "Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam" của thầy Trần Ngọc Thêm thì chẳng khác nào bạn đánh đố , bởi vì người ngoại đạo như mình thì rất khó mà lĩnh hội hết những kiên thức mênh mong như thế.
Xin đa tạ trước.
Spiritboy
RANDOM_AVATAR
Spiritboy
 
Bài viết: 10
Ngày tham gia: Thứ 4 31/10/07 22:49
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: VĂN HÓA HỌC TRONG SUY NGHĨ CỦA TÔI

Gửi bàigửi bởi Wildcat » Thứ 7 03/11/07 17:45

Chào Spiritboy!
Bài viết của bạn nhắc tôi nhớ lại cuộc sống và những suy nghĩ của mình gần 10 năm về trước, khi tôi cũng bằng tuổi của bạn bây giờ. cũng như bạn, tôi sinh ra từ một vùng tỉnh lẻ, nhưng tôi không được may mắn như bạn vì bố mẹ tôi không thể "dành dụm nuôi tôi ăn học" như bố mẹ bạn. 17 tuổi, tôi đã phải tự quyết định lấy cuộc đời mình. Tôi đã chọn con đường bươn chải tự kiếm sống thay vì vào giảng đường đại học. Trong những ngày tháng đó, quả thực tôi đã từng nghĩ: văn chương, nghệ thuật, văn hoá... chỉ là những món hàng "xa xí phẩm", cái tôi cần là "bánh mì" kia.. sau vài năm, khi không còn phải quay quắt với nỗi lo "làm thế nào để tồn tại" nữa thì tôi lại rơi vào vào một thái cực khác: chênh vênh, trống trải, vô định...Với sự nỗ lực của bản thân + với một chút may mắn, tôi đã được quay về với giảng đường đại học và tôi đã may mắn bén duyên với văn hoá. sở dĩ tôi nói may mắn là bởi văn hoá đã khiến cho tôi mất đi cái cảm giác chênh vênh, trống trải, vô định... văn hoá đã thoả mãn được cái "đói" trong đời sống tinh thần của tôi bấy lâu nay..
Kinh Thánh có câu: "Người ta sống không nguyên bởi bánh"... quả vậy, nếu như con người ta chỉ cần thoả mãn nhu cầu vật chất là đủ thì con người cũng chẳng khác mấy so với những loài vật khác. Có bao giờ bạn tự hỏi vì sao hiện tượng lấy chồng nước ngoài để đổi lại 1 vài ngàn dola đa phần chỉ rơi vào những cô gái miền Tây mà bạn đã nêu mà rất hiếm khi xảy ra cho những cô gái miền Trung? Tại sao cũng là phụ nữ trẻ nhưng những cô gái miền Trung đã chấp nhận bỏ làng quê đi làm công nhân, đi mua gánh bán bưng, thậm chí làm thuê làm mướn thay vì chọn một cách dễ dàng để thoát cái nghèo là lấy chồng ngoại? Đấy chính là văn hoá đó bạn ạ... Văn hoá làm cho con người ta đói mà không ăn, khát mà không uống, nghèo nhưng không làm bất kỳ điều gì tổn hại đến danh dự của mình... Bạn hoàn toàn đúng khi nói rằng cần phải phát triển kinh tế, cần phải tập trung cho những ngành khoa học cơ bản để phát triển đất nước. Thế nhưng, nếu không đầu tư cho phát triển văn hoá thì đất nước ta cũng không thể phát triển một cách vững chắc được. khi đó chắc chắn chúng ta sẽ phải giải quyết rất nhiều hệ lụy do chính lối suy nghĩ thiển cận hôm nay. Do bạn nói rằng bạn là "người ngoại đạo" nên thay vì dùng những thuật ngữ khoa học rối rắm, tôi chỉ muốn nói một cách đơn giản rằng: mọi sự vật hiện tượng tồn tại trên đời này đều có lý do của nó, nếu không có ích chắc chắn nó sẽ bị đào thải mà không cần bất cứ người nào phải tốn công sức hô hào hay kêu gọi phải xoá bỏ nó.
Bạn thử suy nghĩ thêm về ý kiến của tôi nhé...
Thân ái!
Wildcat
RANDOM_AVATAR
Wildcat
 
Bài viết: 1
Ngày tham gia: Chủ nhật 28/10/07 15:46
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: VĂN HÓA HỌC TRONG SUY NGHĨ CỦA TÔI

Gửi bàigửi bởi Spiritboy » Thứ 7 03/11/07 20:26

Cảm ơn bạn Wildcate đã chia sẽ những ý kiến rất quý giá. Nhưng không phải ai cũng có những nghị lực, những bản lỉnh để vượt qua như bạn. Nhưng dù sau bạn cũng thừa nhận với tôi rằng bạn chỉ cảm thấy chênh vênh trống trải sau vài năm khi mà bạn đã không phải lo lắng cho cuộc sống hàng ngày. Tại sao bạn không cảm thấy đói "văn hóa " trong những ngày tháng cơ cực hả bạn?
Có lẻ bạn là người miền trung phải không? bạn hơi thiên vị quá đấy bạn ạ, ở đâu cũng có kẻ tốt người xấu không phải tất cả những người phụ nữ miền trung điều tốt hết và càng không phải là cứ bao nhiêu người phụ nữ miền Tây là bấy nhiêu người muốn lấy chồng Đài Loan, bạn đừng quên rằng trong kháng chiến vẫn có những người con gái của Bến Tre, của hòn Đất Kiên Giang đã làm nên những điều kì diệu, và ngày nay cũng không ít những người phụ nữ, những người mẹ tuyệt vời hết lòng vì chồng con ,xin bạn hãy nhớ cho điều đó. Nếu bạn dám quả quyết rằng những người con gái Miền Trung đều tốt hết thì nếu có dịp tôi sẻ dắt bạn đi một vài nơi trong Thành Phố HCM thôi để bạn có thể suy nghỉ lại lời nói của mình bạn nhé.
Tôi không xem thường văn hóa, nhưng tôi vẫn chưa được thuyết phục lắm bởi ý kiến của bạn đưa ra.
Spiritboy
RANDOM_AVATAR
Spiritboy
 
Bài viết: 10
Ngày tham gia: Thứ 4 31/10/07 22:49
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: VĂN HÓA HỌC TRONG SUY NGHĨ CỦA TÔI

Gửi bàigửi bởi duongcam » Thứ 2 05/11/07 20:59

Chào bạn Spirit boy!
Vấn đề bạn đặt ra rất hay và cũng không dễ dàng để tìm ngay câu trả lời khiến bạn đồng tình hoàn toàn ;) .

Dường như bạn đã hiểu nhầm ý của Wildcat. Bạn ấy đề cập đến việc lấy chồng ĐL thường xảy ra ở các cô gái miền Tây mà hiếm khi thấy ở các cô gái miền Trung là một hiện tượng. Đã là Hiện tượng thì không phải nói chung cho tất cả mọi đối tương. Liệu bạn có nóng vội quá không khi quy cho Wildcat là "thiên vị quá đấy"?
Cũng theo cách bạn đã nói: "Nếu bạn dám quả quyết rằng những người con gái Miền Trung đều tốt hết thì nếu có dịp tôi sẻ dắt bạn đi một vài nơi trong Thành Phố HCM thôi để bạn có thể suy nghỉ lại lời nói của mình bạn nhé",
hình như không ổn lắm thì phải? vì bất kỳ một ai, nếu muốn tranh luận với bạn hay lên tiếng "bênh vực" cho các cô gái miền Trung thì họ chỉ cần diễn đạt lại như ý của bạn,và đổi ngược lại đối tượng (miền Trung thành miền Tây) là xong.Và nếu :roll: :roll: cứ tiếp tục theo cách này, chúng ta sẽ đi xa (nếu không muốn nói là rất xa) khỏi những trao đổi, lý giải về khoa học, rất dễ rơi vào tình trạng địa phương chủ nghĩa .
Trên đây chỉ là một chút suy nghĩ nho nhỏ của tôi.
RANDOM_AVATAR
duongcam
 
Bài viết: 4
Ngày tham gia: Thứ 7 09/06/07 10:19
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Du học sớm ... lợi hay hại?

Gửi bàigửi bởi Barbie Hsu » Thứ 2 05/11/07 22:38

Em không muốn bàn về suy nghĩ của spiritboy về văn hoá học ... vì những bạn khác đã bàn rồi ...

Em muốn nói về chuyện du học sớm ... có lợi hay có hại ? Có gì các anh chị hướng dẫn thêm cho em nhé.

Em cũng có vài năm đi du học ... em cũng đã từng đến những quốc gia nhất nhì thế giới ... cũng học được rất nhiều thứ ... cũng có những lúc có suy nghĩ như bạn spiritboy đây ... và cũng gặp nhiều bạn như bạn spiritboy đây ... cuối cùng em mới ngẫm ra một điều.

Nếu đi du học quá sớm, mà thiếu chuẩn bị hành trang tri thức cho mình ... chắc chắn sẽ bị choáng ngợp ... chắc chắn sẽ chỉ nhìn thấy được phần nổi của tảng băng vấn đề ... đương nhiên là sẽ có cách nhìn, cách hiểu méo mó ... nhìn không thấu đáo vấn đề. Và kết quả là ... kết quả đi du học cũng bằng không. Dù là có thể có một việc làm tốt, mức lương cao ... nhưng những cái đó chỉ là phù du hiện tại ... vì cuộc đời còn dài lắm ... mà thành công chỉ đến với những ai có cách nhìn, cách hiểu sâu sắc hơn.

Rất nhiều bạn sinh viên mà em biết được ... hầu như đều có cách nghĩ đơn giản như spiritboy đây ... tuy nhiên cũng chẳng trách các bạn ấy được ... vì không thể thay đổi cách nghĩ của một bộ phận lớn người dân có cuộc sống cơ cực trong một sớm một chiều.
Hình đại diện của thành viên
Barbie Hsu
 
Bài viết: 3
Ngày tham gia: Thứ 7 27/10/07 10:32
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: VĂN HÓA HỌC TRONG SUY NGHĨ CỦA TÔI

Gửi bàigửi bởi viking soldier » Thứ 4 07/11/07 22:45

Chào các bạn, tình cở mình đọc các bài viết của bạn Spiritboy và các ý kiến đóng góp của các bạn khác, mình cảm thấy rất thú vị.
Theo tôi thì tất cả ý kiến của các bạn đều đúng, nhưng các bạn không tìm được tiếng nói chung bởi vì khi xem xét vấn đề các bạn đã đứng ở những hệ tọa độ khác nhau. Mà văn hóa là một vấ đề khá trừu tượng cho nên khi xét tính giá trị của nó mà các bạn không quy về một hệ tọa độ đồng nhất thì vấn đề càng trở nên rắc rối.
Tuy nhiên mình tìm thấy điểm chung của tất cả các bạn ở đây đó là một tấm lòng yêu quê hương đất nước, đó là sự nhiệt huyết muốn đóng góp cho nền văn hóa nước nhà, thật đáng trân trọng thay.
Ngày xưa tôi cũng đã từng nghĩ như bạn Spiritboy, và tôi cũng chỉ quan tâm là làm thế nào để khi ra trường sẻ có việc làm ngay, có thu nhập thật cao để giúp gia đình. Nhưng may mắn là công việc tôi làm có liên quan rất nhiều đến văn hóa, tôi đã tìm hiểu và đọc sách viết về văn hóa. Tôi hiểu rằng ngày nay mọi việc đã thay đổi nhiều lắm các bạn ạ, văn hóa không chỉ là văn hóa, mà "văn hóa cũng là tiền" đấy các bạn ạ.
Tại sao tôi nói như thế? có phải là tôi đã bị vật chất hóa chăng?
Hoàn toàn không phải như vậy, tôi không phủ nhận vai trò của vật chất, nhưng tôi cũng đã tìm thấy một giá trị lớn lao của văn hóa, mặc khác nếu chúng ta biết bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa tốt thì chẳng những chúng ta có thể đóng góp cho sự phong phú của nền văn hóa nhân loại mà chúng ta còn có thể tạo ra một khối lượng vật chất không nhỏ từ văn hóa. Thật vậy, thế giới đã trở nên ngày một bé nhỏ, sản phẩm làm ra không còn tiêu thụ trong phạm vi làng xã nữa mà nó đã vươn ra tầm quốc tế.Trong quá trình giao lưu thương mại đó, để nắm phần thắng về mình thì các bạn phải hiểu rỏ về nền văn hóa về tập tục của dân tộc đó, bạn không thể mang thịt heo hay những sản phẩm không phải là Hajla food để bán cho các quốc gia hồi giáo, hay bạn không thể mang thịt bò để bán sang các nước mà phần lớn người dân theo đạo Hindu chẳng hạn.Và khi bạn đặt vấn đề nhưng một người Ấn Độ cứ lắc đầu thì không có nghĩa cuộc đàm phán của bạn đã bị thất bại, mà bạn phải vui mừng vì khi người Ấn Độ lắc đầu có nghĩa là ...đồng ý!
Ngoài ra bạn có biết không, du lịch cũng là một ngành mũi nhọn của nền kinh tế, khi ngành du lịch phát triển thì nền kinh tế củng sẻ phát triển theo, tuy nhiên nền du lịch của một nước có trở nên hấp dẫn du khách hay không, thì ngoài phong cảnh thiên nhiên đẹp thì nó còn lôi cuốn du khách bởi sự độc đáo của nền văn hóa.
Nếu quốc gia nào làm được điều này thì cơ hội phát triển sẻ không phải là nhỏ, bời vì du lịch là một trong những nghảnh dịch vụ mang lại ngoại tệ rất lớn, nó được ví như "một con gà đẻ trứng vàng" hay được ví von là "ngành công nghiệp không khói". Theo thống kê, ngành du lịch cũng là một trong những ngành tạo ra khối lượng công việc làm cao nhất, cứ một khách du lịch thì cần phải có 2,5 người phục vụ. Những quốc gia phát triển như Pháp, dân số chỉ khoảng 50 triệu nhưng hàng năm lượng du khách đến nước Pháp hơn 90 triệu người, ta hãy làm một bài toán đơn giản, cứ mỗi một du khách tham quan tiêu xài chỉ 50 USD/ người, con số này đem nhân cho 90 triệu thì ta sẻ có một con số không nhỏ.
Tóm lại, chỉ một vài suy nghỉ nhỏ mong được chia sẻ với các bạn, nếu có gì không đúng xin các bạn vui lòng chỉ bảo.
Viking soldier
RANDOM_AVATAR
viking soldier
 
Bài viết: 4
Ngày tham gia: Thứ 3 23/10/07 10:35
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: VĂN HÓA HỌC TRONG SUY NGHĨ CỦA TÔI

Gửi bàigửi bởi Spiritboy » Thứ 5 08/11/07 20:45

Xin cảm ơn bạn Viking rất nhiều, ý kiến bạn đưa ra rất thuyết phục, mình đã thấy được vai trò hết sức to lớn của văn hóa, nếu biết phát huy và gìn giử thì nó chẳng những mang đến cho ta những lợi ích trước mắt mà còn là về lâu dài.Đúng là mình chỉ "thấy cây mà không thấy rừng".Nếu được xin bạn hãy cho biết vài thông tin về bạn, hy vọng một ngày nào đó mình sẻ có cơ hội diện kiến bạn.Một lần nử xin được cám ơn tất cả mọi người, đặc biệt là các bạn Sinhan, Wildcat....
Xin đa tạ
RANDOM_AVATAR
Spiritboy
 
Bài viết: 10
Ngày tham gia: Thứ 4 31/10/07 22:49
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Trang kế tiếp

Quay về NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến4 khách

cron